Đơn công nhận Sáng kiến Biện pháp giúp học sinh hứng thú học môn Tự nhiên Xã hội lớp 2 theo bộ sách Chân trời sáng tạo

Bậc tiểu học được coi là nền tảng trong việc hình thành và phát triển của các em học sinh. Tại thời điểm này, các em học sinh cần được học tập và tiếp thu kiến thức một cách toàn diện nhất. Bên cạnh môn học Toán, Tiếng việt là những môn chính thì môn học Tự nhiên và Xã hội cũng là môn cực kì quan trọng xây dựng những kiến thức nền tảng thực tế góp phần bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách cho các em học sinh.

Trong quá trình giảng dạy môn Tự nhiên xã hội cho các em học sinh lớp 2, bản thân tôi thấy mặc dù môn học này đem đến cho các em rất nhiều kiến thức bổ ích và gần gũi với cuộc sống nhưng chất lượng dạy và học của môn học này còn chưa cao, phương pháp truyền đạt kiến thức truyền thống còn nhiều thiếu sót cần phải đổi mới. Ở lứa tuổi tiểu học hầu hết các em học sinh thích chơi hơn là thích học nên việc truyền đạt kiến thức bằng cách đọc chép sẽ không tạo hứng thú cho các em trong quá trình học tập.

Thời điểm hiện tại tôi thấy các đồng nghiệp của mình luôn tìm tòi những sáng kiến để đổi mới phương pháp dạy và học nhưng hầu hết các thầy cô chỉ tập trung vào các môn học Toán, Văn, mà rất ít thầy cô quan tâm đến môn học Tự nhiên và xã hội này.

 

doc10 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 28/08/2024 | Lượt xem: 136 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Đơn công nhận Sáng kiến Biện pháp giúp học sinh hứng thú học môn Tự nhiên Xã hội lớp 2 theo bộ sách Chân trời sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Trường TH&THCS Nghĩa Bình, Huyện Bù Đăng, tỉnh Bình 
 Phước
 Tôi ghi tên dưới đây:
 Tỷ lệ 
 Ngày, Trình độ 
Số Chức (%) 
 Họ và tên tháng, Nơi công tác chuyên 
TT danh đóng 
 năm sinh môn
 góp
 Trường TH&THCS 
 Nguyễn Thị Nghĩa Bình, Huyện Giáo Đại học 
1 05/07/1981 100%
 Thuận Bù Đăng, tỉnh Bình viên sư phạm
 Phước
 Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến “Biện pháp giúp học sinh hứng 
 thú học môn tự nhiên xã hội lớp 2 theo bộ sách Chân trời sáng tạo”.
 Với những thông tin về sáng kiến cụ thể như sau:
 1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Thuận
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo
 3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 7/9/2022
 4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 4.1. Đối tượng đề nghị công nhận sáng kiến (loại hình sáng kiến):
 Sáng kiến môn Tự nhiên và Xã hội “Biện pháp giúp học sinh hứng thú học môn 
 tự nhiên xã hội lớp 2 theo bộ sách Chân trời sáng tạo”.
 4.2. Mô tả tính mới của sáng kiến
 Bậc tiểu học được coi là nền tảng trong việc hình thành và phát triển của các em 
 học sinh. Tại thời điểm này, các em học sinh cần được học tập và tiếp thu kiến 
 thức một cách toàn diện nhất. Bên cạnh môn học Toán, Tiếng việt là những môn 
 chính thì môn học Tự nhiên và Xã hội cũng là môn cực kì quan trọng xây dựng 
 những kiến thức nền tảng thực tế góp phần bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách cho 
 các em học sinh. 
 Trong quá trình giảng dạy môn Tự nhiên xã hội cho các em học sinh lớp 2, bản 
 thân tôi thấy mặc dù môn học này đem đến cho các em rất nhiều kiến thức bổ ích 
 và gần gũi với cuộc sống nhưng chất lượng dạy và học của môn học này còn 
 chưa cao, phương pháp truyền đạt kiến thức truyền thống còn nhiều thiếu sót cần 
 phải đổi mới. Ở lứa tuổi tiểu học hầu hết các em học sinh thích chơi hơn là thích 
 3
sẽ trở nên sôi nổi hơn và thu hút các em hơn. Từ đó các em học sinh sẽ tiếp thu 
kiến thức một cách tự nhiên nhất mà không bị nhàm chán hay ép buộc.
Ví dụ minh hoạ : Tôi xin đưa ra ví dụ về bài 2 “Nghề nghiệp của người thân trong 
gia đình” trang 12 sách giáo khoa môn Tự nhiên và xã hội bộ sách Chân trời sáng 
tạo để các thầy cô hình dung rõ hơn về phương pháp mà tôi đề xuất bên trên. 
Cách thức triển khai : Với chủ đề này các thầy cô có thể chuẩn bị những thẻ hình 
ảnh như trên và lần lượt từng em sẽ chọn những thẻ bài tương ứng với nghề 
nghiệp của bố mẹ mình. Các em sẽ có thời gian suy nghĩ và đứng trước lớp kể 
cho các bạn nghe về nghề nghiệp đó của bố mẹ và ý nghĩa của nó như thế nào. Cả 
lớp sẽ lắng nghe và bầu chọn cho phần trình bày mà các em cho là hay và sâu sắc 
nhất. Cuối cùng các thầy cô trao phần thưởng cho bạn chiến thắng và giảng dạy 1 
lần nữa để các em hiểu được đầy đủ và sâu sắc ý nghĩa của từng công việc.
Minh chứng : Bản thân tôi đã và đang sử dụng phương pháp này trong việc giảng 
dạy các em học sinh của mình. Khi tôi chuẩn bị những hình ảnh thực tế sinh động 
có cả những video để thu hút các em thì các em rất tập trung vào bài học và đặc 
biệt còn sôi nổi thảo luận, giơ tay để phát biểu ý kiến xây dựng bài. 
 5
4.3.3. Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động quan sát thực tế trong quá trình dạy 
học để nâng cao hứng thú cho học sinh.
Nội dung : Từ trước đến nay các thầy cô vẫn thường nghe “ Học đi đôi với hành ” 
nghĩa là các em học sinh không chỉ học lý thuyết mà còn cần phải thực hành để 
hiểu rõ hiểu sâu vấn đề. Mặt khác với môn Tự nhiên và xã hội bản chất là những 
kiến thức gần gũi với đời sống hàng ngày của các em. Nếu như các thầy cô chỉ 
giảng dạy và đọc cho các em chép thì các em không thể hình dung ý nghĩa trọn 
vẹn của bài giảng. Thay vì thế bên cạnh việc giảng dạy, các thầy cô tổ chức cho 
các em những hoạt động quan sát thực tế để các em thích thú hơn với bài giảng 
của thầy cô. với phương pháp này sẽ giúp cho các em học sinh ngoài việc nghe 
giảng còn được quan sát thực tế để nâng cao sự hứng thú cho các em. Qua đó 
giúp các em mở rộng tầm hiểu biết, ghi nhớ kiến thức môn học lâu hơn và áp 
dụng các kiến thức đó vào cuộc sống hàng ngày của mình. 
Ví dụ minh hoạ 1 : Bài 4 “Giữ gìn vệ sinh nhà ở” trang 20 sách giáo khoa Tự 
nhiên và xã hội theo bộ sách Chân trời sáng tạo. 
Cách thức triển khai : Với bài học này các thầy cô có thể cho lớp vứt những mảnh 
giấy không dùng nữa xuống dưới sàn và cho các em quan sát thực tế. Sau đó các 
thầy cô cho các em thu dọn lại những mảnh giấy đã vứt xuống sàn và dọn dẹp lại 
bàn học của mình thật sạch sẽ. Từ việc được hoạt động và quan sát thực tế các em 
sẽ ý thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh nhà cửa. Tôi tin rằng biện 
pháp này sẽ giúp các em ghi nhớ bài học lâu hơn và còn có thể áp dụng trong đời 
sống một các hiệu quả hơn so với việc các thầy cô chỉ giảng cho các em nghe và 
đọc cho các em chép. 
Ví dụ minh hoạ 2 : 
 7
Cách thức triển khai : Với phần bài tập này các thầy cô có thể chuẩn bị 2 hình ảnh 
về cơ thể người dán lên bảng và chuẩn bị thêm 1 đoạn bài hát thật sôi động. Các 
thầy cô tổ chức mời lên 8 bạn và chia thành 2 nhóm. Các bạn xếp hàng theo chiều 
dọc, khi bắt đầu có tiếng nhạc lần lượt từng bạn sẽ lên mỗi bạn ghi 1 bộ phận của 
cơ thể người sau đó đưa phấn cho bạn tiếp theo. Khi nhạc dừng là hết thời gian, 
nhóm nào ghi được nhiều nhất và đúng nhất các bộ phận trên cơ thể người sẽ 
dành chiến thắng và nhận được phần thưởng từ các thầy cô.
Minh chứng : Trong quá trình giảng dạy của mình tôi thường xuyên tổ chức trò 
chơi học tập để các em học một cách thoải mái và vui vẻ nhất. Với những giờ 
giảng dạy thông thường, tỉ lệ các em học sinh xung phong phát biểu xây dựng bài 
chỉ chiếm từ 30-40% nhưng mỗi khi tổ chức trò chơi lớp học rất sôi nổi, 80% các 
em học sinh xung phong tham gia trò chơi. Việc tổ chức trò chơi giúp các em học 
sinh năng động hơn, tiếp thu kiến thức tốt hơn và ghi nhớ lâu hơn. 
4.3.5. Biện pháp 5 : Kịp thời đưa ra các hình thức tuyên dương, khen thưởng 
để tạo động lực và hứng thú cho học sinh.
Nội dung : Việc tuyên dương khen thưởng đóng vai trò cực kì quan trọng. Song 
song với việc giảng dạy các thầy cô lưu tâm đến việc khen thưởng và khích lệ 
động viên sẽ giúp các em học sinh thấy rằng, mọi nỗ lực dù ở bất cứ lĩnh vực nào 
đều xứng đáng được ghi nhận. Từ đó bản thân các em sẽ phát sinh niềm yêu thích 
với môn học và sẽ luôn cố gắng trong học tập để khẳng định bản thân mình.
Ví dụ minh hoạ : Bài 14 “Tham gia an toàn giao thông” trang 44 sách giáo khoa 
môn Tự nhiên và xã hội theo bộ sách Chân trời sáng tạo 
 9
- Các thầy cô tích cực tặng phần thưởng và tặng điểm tốt cho các em học sinh có 
biểu hiệu tốt trong học tập để khích lệ tinh thần học tập của các em 
7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tác giả:
So với cách giảng dạy truyền thống, những biện pháp tôi nghiên cứu đã có sự kế 
thừa và đổi mới để tạo cho các em học sinh không khí lớp học vui vẻ thu hút các 
em tập trung vào bài giảng. Thay vì việc giáo viên giảng bài - trò chép bài , tôi áp 
dụng các biện pháp trên để thiết kế những tiết học sôi nổi ghi ấn tượng cho học 
sinh. Giờ giảng của tôi không còn áp lực mệt mỏi, học sinh không còn căng thẳng 
chán nản khi học môn Tự nhiên và xã hội. Với phương pháp này vừa giúp học 
sinh chủ động trong việc tiếp thu kiến thức mà còn giúp các thầy cô không còn 
vất vả khi dạy học. Sau một thời gian áp dụng những biện pháp mình nghiên cứu 
vào giảng dạy trực tiếp tôi đã cho các em học sinh làm bài khảo sát môn Tự nhiên 
và xã hội để kiểm tra chất lượng học tập của các em. 
Kết quả khảo sát môn Tự nhiên và xã hội của các em tới thời điểm giữa kì 1 như 
sau: 
 Cảm thấy bình 
 Thích học môn học Không thích
 Tổng số thường
 học sinh Số 
 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ %
 lượng
 40 4 10% 14 12
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, 
kể cả áp dụng thử:
8.1. Đánh giá của cô Phạm Thị B giáo viên chủ nhiệm lớp 2.3
Áp dụng sáng kiến của cô Nguyễn Thị Thuận “Biện pháp giúp học sinh hứng 
thú học môn tự nhiên xã hội lớp 2 theo bộ sách Chân trời sáng tạo”. các em 
học sinh lớp tôi đã tiếp thu kiến thức và ghi nhớ kiến thức một cách rất hiệu quả 
khi tôi triển khai những biện pháp trên 
 XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI ĐÁNH GIÁ
 (Ký, ghi rõ họ tên)
 Phạm Thị B
8.2. Đánh giá của cô Nguyễn Thị C giáo viên chủ nhiệm lớp 2.4
Sáng kiến “Biện pháp giúp học sinh hứng thú học môn tự nhiên xã hội lớp 2 
theo bộ sách Chân trời sáng tạo” của cô Nguyễn Thị Thuận tôi nhận thấy tiết 
học trên lớp không khí rất sôi nổi, các em tập trung vào học tập và lĩnh hội kiến 

File đính kèm:

  • docdon_cong_nhan_sang_kien_bien_phap_giup_hoc_sinh_hung_thu_hoc.doc
Sáng Kiến Liên Quan