Đơn công nhận Sáng kiến Áp dụng linh hoạt các biện pháp để nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4a4
+ Thưc trạng: Từ xưa đến nay, vị trí và vai trò của tất cả các môn học trong trường Tiểu học vô cùng quan trọng, các môn học đều có sự liên kết với nhau. Mỗi môn học đều có đặc thù riêng. Nếu các em muốn làm được bài, hiểu được vấn đề các em phải đọc thông viết thạo, có nghĩa các em phải biết được vấn đề các em mới hoạt động dễ dàng được. Môn Tiếng Việt Tiểu học là môn học chiếm số tiết nhiều nhất. Đây là môn học công cụ để phục vụ các môn khác trong đó phân môn Tập làm văn là quan trọng dạy cho học sinh cách tư duy sáng tạo. Kết quả học tập phân môn này là thể hiện sự kết tinh của các phân môn khác như: tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, đây là phân môn thể hiện tất cả những gì con người nghĩ ra, nhìn thấy và cảm nhận được nhờ các giác quan. Đối với học sinh tiểu học thì phân môn Tập làm văn là một phân môn cực khó. Đặc biệt đối với các học sinh lớp 4. Nếu ở lớp 2,3 các em chỉ được học văn nói, văn kể là chủ yếu, các em được hỏi đáp hoặc được kể theo một nội dung về một chủ điểm nhất định, chỉ cần diễn đạt ý trọn vẹn sắp xếp các ý thành một đoạn văn kể về một chủ điểm. Thì khi lên lớp 4, một bước ngoặt lớn yêu cầu các em từ những gì đã quan sát được về đồ vật, cây cối, con vật gần gũi quen thuộc buộc các em phải hình dung lại và sắp xếp ý thành dàn bài để viết thành những bài văn hoàn chỉnh. Bởi thế nên hầu hết các em chưa biết diễn đạt, liên kết câu văn thành một đoạn văn, liên kết đoạn văn thành một bài văn. Chưa biết chọn các bộ phận tiêu biểu, nổi bật của đồ vật, cây cối, con vật mình tả để tả. Chưa biết dùng từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Hầu hết các em chỉ liệt kê những gì mình quan sát được một cách khô khan.
Từ đầu năm học đến nay do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc các em học trực tuyến rất khó cho việc lĩnh hội kiến thức. Để hoàn thành bài văn miêu tả đối với học sinh thời điểm này thường gặp khó khăn như sau:
- Kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý còn hạn chế.
- Kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt chưa lưu loát, chưa mạch lạc.
- Kĩ năng viết văn chưa giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Khả năng tập trung chú ý quan sát chưa tinh tế, năng lực sử dụng ngôn ngữ chưa phát triển tốt, dẫn đến khi viết văn miêu tả, học sinh còn thiếu vốn hiểu biết về đối tượng miêu tả hoặc không biết cách diễn đạt điều muốn tả.
Vì vậy, không phải giờ dạy văn miêu tả nào cũng đạt hiệu quả như mong muốn và không phải giáo viên giáo viên nào cũng dạy tốt văn miêu tả. Việc tìm tòi phương pháp để hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý, lập dàn ý, tưởng tượng,.còn nhiều hạn chế. Do đó, tôi đã nghiên cứu sáng kiến “Áp dụng linh hoạt các biện pháp để nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4a4 ” với hy vọng góp phần nâng cao chất lượng học văn miêu tả ở lớp 4 cho học sinh. Đó là điều tôi suy nghĩ và đưa ra các biện pháp linh hoạt để nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4.
+ Mục đích của sáng kiến: Giúp học sinh xác định đúng các dạng đề miêu tả. Các em biết quan sát, tìm ý và lập dàn ý đúng với dạng bài miêu tả. Viết được bài văn đảm bảo bố cục, kĩ năng dung từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết giữa các đoạn mạch lạc, giàu cảm xúc từ đó nâng cao chất lượng bộ môn và thông qua đó nâng cao chất lượng học tập của lớp.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến huyện Bù Đăng Tôi ghi tên dưới đây: STT Họ và tên Ngày, Nơi công tác Chức Trình Tỷ lệ tháng, danh độ (%) năm sinh chuyên đóng môn góp 1 Trần Thị Hằng 13/06/1979 Trường Tiểu Giáo Đại 100% học Đức Phong viên học - Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Áp dụng linh hoạt các biện pháp để nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4a4” - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trần Thị Hằng -Trường Tiểu học Đức Phong. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục – Phân môn Tập làm văn. - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử : 14/9/2021 - Mô tả bản chất sáng kiến: + Thưc trạng: Từ xưa đến nay, vị trí và vai trò của tất cả các môn học trong trường Tiểu học vô cùng quan trọng, các môn học đều có sự liên kết với nhau. Mỗi môn học đều có đặc thù riêng. Nếu các em muốn làm được bài, hiểu được vấn đề các em phải đọc thông viết thạo, có nghĩa các em phải biết được vấn đề các em mới hoạt động dễ dàng được. Môn Tiếng Việt Tiểu học là môn học chiếm số tiết nhiều nhất. Đây là môn học công cụ để phục vụ các môn khác trong đó phân môn Tập làm văn là quan trọng dạy cho học sinh cách tư duy sáng tạo. Kết quả học tập phân môn này là thể hiện sự kết tinh của các phân môn khác như: tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, đây là phân môn thể hiện tất cả những gì con người nghĩ ra, nhìn thấy và cảm nhận được nhờ các giác quan. Đối với học sinh tiểu học thì phân môn Tập làm văn là một phân môn cực khó. Đặc biệt đối với các học sinh lớp 4. Nếu ở lớp 2,3 các em chỉ được học văn nói, văn kể là chủ yếu, các em được hỏi đáp hoặc được kể theo một nội dung về một chủ điểm nhất định, chỉ cần diễn đạt ý trọn vẹn sắp xếp các ý thành một đoạn văn kể về một chủ điểm. Thì khi lên lớp 4, một bước ngoặt lớn yêu cầu các em từ những gì đã quan sát được về đồ vật, cây cối, con vật gần gũi quen thuộc buộc các em phải hình dung lại và sắp xếp ý thành dàn bài để viết thành những bài văn hoàn chỉnh. Bởi thế nên hầu hết các em chưa biết diễn đạt, liên kết câu văn thành một đoạn văn, liên kết đoạn văn thành một bài văn. Chưa biết chọn các bộ phận tiêu biểu, nổi bật của đồ vật, cây cối, con vật mình tả để tả. Chưa biết dùng từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Hầu hết các em chỉ liệt kê những gì mình quan sát được một cách khô khan. 3 phận nổi bật, đặc trưng của đối tượng cần miêu tả sao cho làm toát lên được đặc điểm riêng của nó, để phân biệt được với các sự vật khác cùng loại. Quan sát bằng nhiều giác quan: mắt nhìn, tai nghe, tay sờvà phải biết ước lượng đối tượng miêu tả. Đặc biệt tôi có hệ thống câu hỏi gợi mở để học sinh tìm chi tiết và dễ tái hiện các chi tiết khi làm bài. Hướng dẫn học sinh sắp xếp các chi tiết đã quan sát được theo trình tự đã chọn một cách tự nhiên, dễ hiểu để người đọc, người nghe cảm nhận được sự vật định tả một cách rõ ràng cụ thể nhất. Việc lập dàn ý là việc tóm tắt nội dung, ý tưởng cho bài viết theo cấu trúc 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Trong phần dàn ý, các em có thể ghi lại những ý chính mà mình muốn triển khai trong bài viết. Việc lập dàn ý hỗ trợ đắc lực cho quá trình viết bài, qua dàn ý đã xây dựng, các em tránh được việc sót ý, lạc đề, đảm bảo tính mạch lạc và trình tự diễn đạt các ý. Yêu cầu tối thiểu của một bài văn là phải có đầy đủ bố cục tức 3 phần: Mở bài- Thân bài- Kết bài. Với mỗi dạng bài văn miêu tả cần tuân theo những điểm chính trong dàn bài chung như sau: Mở bài: Có hai cách mở bài: trực tiếp hoặc gián tiếp Các em có thể vào bài trực tiếp hay gián tiếp, có thể mở bài bằng một câu hoặc một đoạn văn nhưng bám sát vào nội dung yêu cầu đã xây dựng. Dựa vào cách mở bài của mỗi em mà giáo viên góp ý, không gò bó, áp đặt. Thân bài: Dựa vào cấu trúc của dàn bài để viết phần thân bài cho thật đầy đủ các chi tiết. - Về cách dùng từ, phải dùng cho đúng, cho sát và lựa chọn từ ngữ nào hay nhất để làm cho câu văn có hồn. - Về viết câu cần linh hoạt, không nên viết theo kiểu công thức đơn điệu, khi viết nên thay đổi chủ thể của câu. - Muốn viết được câu hay, cần phải sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh. Như vậy sau khi dùng từ chính xác để đặt câu đúng ngữ pháp, linh hoạt. Học sinh liên kết các câu với nhau thành đoạn, sau đó liên kết các đoạn thành phần thân bài. Lưu ý, mỗi đoạn tả một phần cụ thể của đồ vật, con vật và cây cối. Ngoài ra cần chú ý lồng cảm xúc của người viết khi miêu tả các sự vật trên. Kết bài: Có hai cách kết bài: Kết bài mở rộng và không mở rộng Có nhiều cách kết bài khác nhau nhưng đều xuất phát từ nội dung chính. Nó khép lại trước mắt người đọc những cảm xúc tràn trề, những hình ảnh đẹp đẽ mà các em miêu tả trong bài văn của mình. Phần kết bài như một cuộc tiễn đưa người khách vừa đến thăm “vườn văn” của mình một cách tình cảm, chân tình, đầy quyến luyến. Vì thế khi viết phần kết bài phải thật cô đọng, tránh cách kết bài cộc lốc, công thức. Sau khi đã qua nhưng bước trên, trong tưởng tượng của các em đã phác họa được chân dung của sự vật hiện tượng miêu tả. Một trong những chứng tỏ điều này là các em đã nhớ được nhiều chi tiết, hình ảnh, biết sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, thổi hồn vào sự vật, hiện tượng một cách sống động gần gũi để các em thể hiện bản thân mình một cách thoải mái, không gò bó và đầy tính sáng tạo. Sau mỗi tiết lập dàn ý, tôi cho học sinh nói về dàn ý của mình cho cả lớp nghe. Ý kiến nào hay thi cho cả lớp phát huy, ý kiến nào chưa đạt cho học sinh góp ý, giáo viên nhận xét bổ sung. Từ đó giúp các em rút kinh nghiệm dế dàng cách lập dàn ý cho từng dạng bài văn miêu tả. Từ đó tôi hướng các em lập dàn ý chi tiết như sau: 5 Ví dụ: Với đề bài “Tả cây ăn trái” có thể dùng hệ thống câu hỏi và sắp xếp các chi tiết theo trình tự sau: - Em hãy nêu các bộ phân của cây? - Thân cây thế nào? Gốc cây ra sao? Nêu đặc điểm của cành cây? Của tán lá? hình dáng của lá? Cây có hoa ,quả hay không? Hãy nêu hình dáng màu sắc của hoa và quả từ khi xanh đến khi chín? - Hãy nêu ích lợi của cây? Đối với quan sát cây học sinh cũng cần sử dụng các giác quan như: thị giác (quan sát dáng cây, thân cây, cành cây, tán lá,), thính giác (nghe tiếng gió thổi, lá rơi, chim hót,), xúc giác (sờ vào thân cây thấy nhám,), nếu cây có hoa, quả cần sử dụng khứu giác(ngửi mùi hương của hoa, quả,), vị giác (nếm vị ngọt hay chua của quả,) * Dạng 3: Miêu tả con vật Mở bài: Giới thiệu con vật định tả (Đó là con vật gì? Có từ bao giờ? Do đâu mà có?) Thân bài: - Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật. (Đầu, mình, chân, đuôi, màu lông,) - Tả hoạt động và thói quen của con vật ( Nó thường làm gì? Kể cả khi ăn hay lúc ngủ,) Kết bài: Nêu lợi ích của con vật và tình cảm của người tả đối với con vật Ngoài việc miêu tả hình dáng của con vật học sinh cần phải quan sát hoạt động, thói quen của con vật định tả. Ví dụ: Với đề bài “Tả con vật” có thể dùng hệ thống câu hỏi và sắp xếp các chi tiết theo trình tự sau: Tả hình dáng: - Chú chó nặng khoảng mấy ki- lô- gam? To hay nhỏ? Thuộc giống chó gì? (chó cỏ hay chó cảnh?) - Chó có những bộ phận nào? (đầu, mình, chân, đuôi, ) - Đầu chó có những bộ phận nhỏ nào? (mắt, mũi, miện, tai ,..) các bộ phận ấy có màu sắc và hình dáng ra sao? - Mình chó to chừng nào? Chân chó có gì đặc biệt? Đuôi chó thế nào? Chân có đặc điểm gì? (có móng đeo) - Tả hoạt động, thói quen của chó: - Chú chó thường có những hoạt động nào? (chạy nhảy, vui mừng khi thấy em đi học về, ) - Nuôi chó có tác dụng gì? Như vậy để quan sát miêu tả con chó, học sinh cần sử dụng các giác quan như: thị giác (Quan sát các bộ phận của chó, thói quen), thính giác (nghe tiếng chó sủa,) Biện pháp 3: Rèn kĩ năng lập dàn ý bài văn miêu tả theo sơ đồ tư duy. Ngoài cách lập dàn ý trên, tôi còn hướng dẫn các em lập dàn ý bằng sơ đồ tư duy. Đây cũng là biện pháp mới tôi đúc kết được trong quá trình dạy học. Sơ đồ tư duy giúp các em nhìn vấn đề gọn ghẽ, dễ hiểu và không để sót ý định tả. Là phương 7 Sơ đồ tư duy bài văn miêu tả con vật: 9 Tôi thường yêu cầu học sinh đưa ra những suy nghĩ cảm xúc, nhận xét về một sự vật hiện tượng nào đó. Do vậy bài văn của học sinh đã tránh được khô khan, liệt kê sự việc mà thấm đượm cảm xúc của người viết. Biện pháp 5: Rèn học sinh viết văn đảm bảo bố cục Khi lập xong dàn bài, lưu ý học sinh chưa vội vàng viết ngay vì như thế ý tưởng sẽ lộn xộn khó sắp xếp. Đây là bước quan trọng trước khi viết thành bài văn. Để có bài văn hay, lôi cuốn người đọc thì trước hêt các chi tiết phải lô gíc, trình tự và chặt chẽ. Muốn vậy cần rà soát lại các ý, xác định chi tiết nào chính, chi tiết nào phụ, phần nào viết trước, phần nào viết sau. Tuy nhiên, tùy vào ý tưởng của người viết, có thể sắp xếp các ý theo trình tự riêng của mình. Chẳng hạn: Khi sắp xếp các ý trong bài văn miêu tả con vật có thể miêu tả hình dáng trước rồi tả các hoạt động và thói quen của con vật sau. Hoặc có thể xen kẽ vừa miêu tả hình dáng vừa tả các hoạt động và thói quen của nó. Vì vậy viết văn là khâu quan trọng nhất và cũng là khâu khó nhất. Trên cơ sở dàn bài đã có, các em viết thành câu, đoạn và thành bài văn hoàn chỉnh. Lời văn phải gọn gàng, ý tứ phải rõ ràng, rành mạch, trong sáng. Lại phải diễn đạt cho có hình ảnh, linh hoạt, sinh động và gợi cảm nữa. Muốn đạt như thế các em phải dựa trên cơ sở quan sát tỉ mỉ, suy nghĩ, lựa chọn cách diễn đạt tốt nhất. Một bài văn hay là phải có cách sắp xếp chặt chẽ: Mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài như một lời thân ái mời chào của chúng ta đối với người khách đến thăm “vườn văn” của mình. Lời mời chào ấy phải hấp dẫn, gợi mở, gây cảm xúc ban đầu nhẹ nhàng, nêu được ý muốn diễn đạt ở toàn bài. Chính vì vậy tôi luôn nhắc nhở các em lưu ý viết đủ ý theo dàn bài đã làm. Từ đó học sinh ghi nhớ được quy trình làm một bài văn gồm: Tìm hiểu đề - Quan sát tìm ý - Sắp xếp ý (lập dàn ý) - Viết bài hoàn chỉnh - Kiểm tra lại bài. Biện pháp 6: Sử dụng hoạt động vận dụng đạt hiệu quả cao khi học tiết tập làm văn Hoạt động vận dụng là phần chiếm không nhiều thời gian trong cả tiết học nhưng lại là lúc giáo viên tóm tắt toàn bộ nội dung kiến thức của bài và mở ra hướng kiến thức mới cho tiết học sau. Vì vậy cần chú ý ở phần củng cố bài hấp dẫn, thu hút được sự chú ý của các em. Cần giúp học sinh nhìn nhận mọi sự vật ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau, kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo của các em. Vì thế ở phần củng cố bài, có thể đưa ra nhiều đoạn văn miêu tả toàn diện, phong phú hơn và từ đó các em sẽ biết chắt lọc, tìm tòi những chi tiết đặc sắc, học tập được các câu, các từ hay, cách diễn đạt hợp lý cho bài làm của mình. Đặc biệt đoạn văn phải được diễn đạt mạch lạc đúng cấu trúc ngữ pháp, lời văn giản dị, câu văn giàu hình ảnh và phải mang tính mẫu mực cả về nội dung và hình thức. Khi đưa ra các đoạn văn mẫu cần phải phân tích, đánh giá để học sinh thấy được cái hay, cái đẹp trong từng đoạn văn, giúp học sinh nhận rõ nội dung miêu tả, sự khác biệt trong miêu tả và nét đặc sắc trong hành văn. Việc đưa ra đoạn văn mẫu cùng với lời phân tích rõ ràng như vậy sẽ giúp học sinh hình dung ra đối tượng miêu tả một cách cụ thể, sinh động hơn, giúp học sinh vận dụng cách dùng từ đặt câu vào bài viết của mình. Biện pháp 7: Thường xuyên chấm, nhận xét và tuyên dương học sinh kịp thời
File đính kèm:
- don_cong_nhan_sang_kien_ap_dung_linh_hoat_cac_bien_phap_de_n.docx