Đề tài Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở trong đọc – hiểu tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Văn bản văn chương là văn bản nghệ thuật, nghệ thuật nào cũng lấy cái
đẹp làm tôn chỉ mục đích. Dạy văn là khám phá cái hay cái đẹp trong văn bản
nghệ thuật, nên trước hết nó phải là một nghệ thuật, nghệ thuật cảm thụ và phô
diễn cái đẹp. Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn là vấn đề mang tính thời
sự, là nỗi băn khoăn, trăn trở cho người dạy và người học dù nó đã được phổ
biến trong nhà trường suốt những năm gần đây. Cốt lõi của việc đổi mới dạy học
Văn là phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh (HS); bồi
dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;
tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui và hứng thú khám phá kho tàng tri thức
cho người học.
Môn Ngữ Văn có tầm quan trọng đặc biệt trong nhà trường nhưng dạy
Văn không giống bất kỳ một môn học nào khác. Nếu như dạy Lịch sử cần quan
tâm đến sự kiện và con số, dạy Địa lý quan tâm đến các yếu tố tự nhiên và xã
hội, dạy toán chú ý đến các con số thì dạy Văn không chỉ cần đến kiến thức là
đủ mà còn đòi hỏi nhu cầu cảm xúc, tình cảm, sự rung động của con tim, cái
xuất thần của tâm hồn, cần đến cái không khí văn, chất văn trong lớp học, trong
mỗi cá nhân thầy và trò. Chính vì vậy, đòi hỏi ở mỗi người giáo viên Văn luôn
phải có sự sáng tạo, đổi mới trong phương pháp giảng dạy đặc biệt là chú trọng
đến mục đích truyền thụ cảm hứng văn chương. Với đặc trưng là một bộ môn
khoa học nghệ thuật- nhạy cảm, đổi mới phương pháp dạy học Văn đòi hỏi giáo
viên (GV) phải kích thích sự tìm tòi phát hiện, hướng dẫn cách cảm thụ và lối tư
duy cho HS để từ những hình tượng nghệ thuật trong Văn học; HS khám phá ra
giá trị của Chân, Thiện, Mĩ; góp phần hoàn thiện phẩm chất và nhân cách ở các
em. Chính vì thế, nhiều phương pháp dạy học mới đã được đưa ra và áp dụng
trong việc đọc – hiểu tác phẩm văn học. Để khắc phục lối học tập thụ động, lệ
thuộc quá mức vào các tài liệu tràn lan trên thị trường, ỷ lại vào hoạt động của
giáo viên, chờ đợi những kết quả mà người khác cảm nghĩ hộ ở HS; phương
pháp dạy học gợi mở thông qua việc xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở trong
dạy đọc – hiểu tác phẩm văn học có vai trò rất quan trọng. Nó chính là quá trình
tác động vào tư duy, phương pháp chìa khóa mở cửa tâm hồn các em, giúp các
em có khả năng tự mình thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn
chương để nói lên những cảm nhận, rung động của chính bộ óc, con tim mình
bằng chính lời lẽ của mình.
Sau khi học xong tác phẩm, em có ấn tượng sâu sắc nhất với nhân vật nào, với chi tiết nghệ thuật nào?Vì sao? Đầu phần II. Đọc– hiểu và đầu phần III. Tổng kết 4 3. Câu hỏi gợi mở, tìm tòi, phát hiện 5. Tình huống nhận thức của nhân vật Phùng được sắp xếp theo trình tự như thế nào? Hãy chia bố cục truyện theo trình tự đó và cho biết nội dung mỗi Phần II. Đọc hiểu 15 XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI GỢI MỞ TRONG ĐỌC – HIỂU TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGUYỄN THỊ HUYỀN 21 đoạn là gì? 7. Quan phần đọc, hãy cho biết ý nghĩa nhan đề của tác phẩm? 8. Ở truyện ngắn này, tình huống truyện xoay quanh hai phát hiện trên bãi biển của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Vậy phát hiện thứ nhất là gì? 9. Cảm nhận của người nghệ sĩ trước bức tranh đẹp toàn bích ấy như thế nào? 10. Phát hiện thứ hai của Phùng được nảy sinh trong hoàn cảnh như thế nào? Đó là phát hiện gì về cuộc sống? 15. Theo lời kể của người đàn bà hàng chài thì nguyên nhân nào dẫn đến việc người chồng thường xuyên đánh vợ? 16. Câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện diễn ra như thế nào? Em có nhận xét chung gì về không khí trong buổi trao đổi đó? 19. Vậy người đàn bà có chấp thuận bỏ chồng để giải thoát khổ đau cho bản thân hay không? 22. Tâm lí của người đàn bà lúc mới đến tòa và phản ứng khi nghe lời khuyên của Đẩu khác nhau như thế nào? Chuyển biến ra sao? 23. Cho biết những biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng để làm nổi bật tính cách của người đàn bà hàng chài? 26. Hãy tìm những chi tiết miêu tả về ngoại hình của người đàn bà hàng XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI GỢI MỞ TRONG ĐỌC – HIỂU TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGUYỄN THỊ HUYỀN 22 chài? Từ ngoại hình đó gợi ra được hoàn cảnh mưu sinh như thế nào? 28. Hãy xâu chuỗi những tình tiết về tính cách và bản chất thực của người đàn ông hàng chài từ quá khứ đến hiện tại? 30. Hình ảnh chị em thằng Phác được tác giả miêu tả và nhấn mạnh ở những điểm gì? Có phải chúng vừa là nạn nhân cũng vừa là thủ phạm của nạn bạo hành gia đình hay không? Vì sao? 32. Qua diễn biến của cốt truyện, nghệ sĩ Phùng đã có những phản ứng dữ dội về những sự kiện gì? Tại sao anh lại phản ứng như vậy? 35. Tình huống truyện trong tác phẩm này có ý nghĩa như thế nào? 4. Câu hỏi phân tích, nêu vấn đề 3. Cảm hứng của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa xuất phát từ đâu? 11. Người nghệ sĩ đã có những chuyển biến cảm xúc như thế nào ? Và phản ứng ra sao trước tình huống đó? 12. Sự đối lập giữa “cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh” mà phóng viên Phùng vừa thu vào ống kính với hiện thực cuộc sống nhọc nhằn, cơ cực của người dân chài nói lên điều gì về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời? 13. Em có nhận xét gì về hai bức tranh: bức tranh chiếc thuyền ngoài khơi xa và bức tranh cuộc sống của gia đình làng chài khi chiếc thuyền vào bờ ? Phần I. Tiểu dẫn Phần II. Đọc hiểu 12 XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI GỢI MỞ TRONG ĐỌC – HIỂU TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGUYỄN THỊ HUYỀN 23 14. Như vậy, đặt hai cảnh tượng trái ngược liền kề nhau, tác giả muốn người đọc nhận thức gì về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống? 17. CHT luận: Em có nhận xét gì về cách giải quyết của vị Chánh án? Nếu là em, em sẽ chọn cách giải quyết như thế nào? 20. Hãy tìm những lí do khiến đàn bà không muốn từ bỏ ông chồng- dù ông ta là kẻ vũ phu? 21. Quyết định đó nói lên được phẩm chất gì nơi người đàn bà hàng chài? 24. Phùng và Đẩu nhận thức được ý nghĩa gì trong công việc pháp lý và trong cuộc sống qua câu chuyện của người đàn bà hàng chài? 27. Hình ảnh và phẩm chất của người đàn bà hàng chài đã khái quát được gì về người phụ nữ Việt Nam nói chung? 29. Khi khái quát và xâu chuỗi các sự kiện từ đầu đến cuối tác phẩm, em có cảm nhận sâu sắc gì về chân dung người đàn ông hàng chài? Có điều gì đáng báo động ở đây không? 31. Hình ảnh hai chị em gợi cảm xúc và dư âm gì cho tác phẩm? 5. Câu hỏi so sánh, liên hệ 41. G.XANG nói “Nghệ thuật không phải là sự mô tả thực tại có thực mà là sự tìm tòi chân lý, lý tưởng”. Quan điểm nghệ thuật của G.XANG có điểm gì khác biệt so với Nguyễn Minh Châu và Nam Cao? 43. Trong chương trình Ngữ Văn lớp Phần II phần IV 2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI GỢI MỞ TRONG ĐỌC – HIỂU TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGUYỄN THỊ HUYỀN 24 11, chúng ta đã được học tác phẩm kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng mà nội dung hướng tới quan niệm về nghệ thuật thuần túy rời xa cuộc sống, dẫn đến cái chết đau thương và bi kịch của người nghệ sĩ kiến trúc tài ba. Hãy trình bày suy nghĩ của nhóm bạn về ý nghĩa và giá trị của vở kịch ấy? 6. Câu hỏi khái quát, tổng hợp 34. Qua tất cả những sự kiện trên, em có nhận xét chung gì về người nghệ sĩ nhiếp ảnh ấy? 36. Em có nhận xét như thế nào về ngôn ngữ kể chuyện trong tác phẩm? Ngôn ngữ kể như thế có tác dụng thế nào đến người đọc? 37. Những thủ pháp nghệ thuật nêu trên đã tạo được hiệu quả như thế nào cho truyện ngắn? Phần II Phần III 2 7. Câu hỏi liên hệ, ứng dụng vào đời sống 18. CHT luận: Em suy nghĩ gì về nạn bạo lực gia đình trong xã hội hiện nay? Theo em, ngăn chặn được nạn BLGĐ sẽ mang lại những ý nghĩa gì cho cuộc sống? 25. Từ đó, chúng ta rút ra được bài học như thế nào về việc nhìn nhận đánh giá con người và cuộc đời? 33. Từ những phản ứng của Phùng, hãy rút ra quan niệ m của người nghệ sĩ về cách nhìn nghệ thuật và cuộc sống? 44. Từ sự lựa chọn của người đàn bà hàng chài về sự quyết tâm gắn bó với cuộc sống gia đình dù cho mọi người chỉ muốn chị li hôn, bạn có liên tưởng đến một tình huống khác mà đã gặp ngoài cuộc đời? Phần II, IV 4 XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI GỢI MỞ TRONG ĐỌC – HIỂU TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGUYỄN THỊ HUYỀN 25 2.2.2.3. Thống kê và phân tích về kết quả thống kê Số lượng loại câu hỏi được sử dụng trong bài đọc hiểu Chiếc thuyền ngoài xa xếp theo thứ tự sử dụng giảm dần như sau: THỨ TỰ LOẠI CÂU HỎI SỐ LƯỢNG 1 Câu hỏi so sánh, liên hệ 2 2 Câu hỏi khái quát, tổng hợp 2 3 Câu hỏi tái hiện 3 4 Câu hỏi về ấn tượng thẩm mĩ 4 5 Câu hỏi liên hệ, ứng dụng vào đời sống 4 6 Câu hỏi phân tích, nêu vấn đề 12 7 Câu hỏi gợi mở, tìm tòi, phát hiện 15 * Phân tích: Như vậy trong bài đọc - hiểu tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, số lượng câu hỏi phân tích nêu vấn đề và câu hỏi gợi mở, tìm tòi, phát hiện chiếm đa số (12 và 15 câu hỏi); đặc biệt là loại câu hỏi gợi mở, tìm tòi, phát hiện chiếm đến gần một nửa số lượng câu hỏi (15). Như vậy có thể khẳng định đây là loại câu hỏi trọng tâm trong đọc - hiểu văn bản. Hai loại câu hỏi này bổ sung, hỗ trợ cho nhau để giúp HS khám phá và chiếm lĩnh hầu hết nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Chúng thường đan xen, hòa trộn trong cả bài học nên sự phân biệt rạch ròi, chính xác chỉ mang tính tương đối. Hai loại câu hỏi này dành cho tất cả các đối tượng, từ yếu, trung bình cho đến khá giỏi. Tất nhiên, mỗi dạng đối tượng khá hay yếu sẽ có những câu hỏi cụ thể để gợi, để mở ra cánh cửa tri thức cho các em. Tuy nhiên, phần nhiều những câu hỏi nêu vấn đề khó hơn cần chú ý vào HS khá giỏi. Loại câu hỏi về ấn tượng thẩm mĩ và câu hỏi và liên hệ, ứng dụng vào đời sống mỗi loại chiếm khoảng bốn câu. Trong mỗi bài dạy đọc hiểu thường loại câu hỏi này không nhiều, bởi vai trò của dạng câu hỏi này nhằm đào sâu kiến thức nhằm gợi những cảm xúc thẩm mĩ về tác phẩm. Với truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, cảm xúc thẩm mĩ cần truyền thụ đến người đọc chính là vẻ đẹp nghệ thuật của bức tranh toàn bích sơn thủy hữu tình. Vẻ đẹp nghệ thuật ấy sẽ lan tỏa và trở thành mục tiêu vươn tới của chúng ta. Ngoài ra, vẻ đẹp của tác phẩm còn thể hiện ở chân dung và phẩm chất của người đàn bà hàng chài- vẻ đẹp giản dị, tần tảo, hy sinh, giàu tình yêu thương con cái. Cuối tác phẩm khép lại là sự cảm thụ hài hòa giữa nghệ thuật và cuộc đời. Cuộc đời dù hiện thực đớn đau hay lung linh huyền ảo cũng đều chính là nghệ thuật, nghệ thuật ấy gắn chặt với đời sống. Vẻ đẹp hài hòa ấy tạo nên giá trị sâu bền cho truyện ngắn này. Với bốn câu hỏi liên hệ, ứng dụng vào đời sống cũng đã được lồng ghép vào câu hỏi XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI GỢI MỞ TRONG ĐỌC – HIỂU TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGUYỄN THỊ HUYỀN 26 ấn tượng thẩm mĩ. Từ những cảm thụ về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống đã giúp cho nghệ sĩ Phùng, cho chúng ta biết trân trọng vẻ đẹp nghệ thuật và biết đặt nó trong một mối quan hệ với cuộc đời. Loại câu hỏi tái hiện. Loại này chỉ có ba câu hỏi, thường dành cho HS yếu, kém để tập hướng dẫn các em tiếp xúc, trả lời với những câu hỏi mức độ cao hơn. Các câu hỏi này thường có vai trò tái hiện lại chi tiết, sinh động những kiến thức đã được cung cấp trong sách giáo khoa, thường ở phần tiểu dẫn là chủ yêu. Nó giúp người học lĩnh hội được, nhận biết được một cách khái quát chân dung, vị trí của tác giả, đồng thời nắm sơ lược về hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ hoặc giá trị cơ bản của tác phẩm mà mình đang thâm nhập khám phá. Loại câu hỏi so sánh, liên hệ và câu hỏi khái quát, tổng hợp. Câu hỏi so sánh liên hệ chiếm phần nhỏ, bởi tác dụng mở rộng vấn đề giúp HS tích hợp kiến thức cùng môn hoặc với các môn khác. Câu hỏi này dành cho các em khá, giỏi hoặc siêng năng và có trí nhớ tốt. Câu hỏi còn lại tuy không chiếm số lượng nhiều nhưng có vị trí không kém phần quan trọng bởi đó chính là kết quả cuối cùng của khâu đọc văn: đọc sáng tạo. “Đọc văn là để cảm, để sống, để thưởng thức, để dùng, để tự phát triển bản thân, cho nên đọc sáng tạo, đọc sử dụng là khâu cao nhất”.(Trần Đình Sử).Với loại câu hỏi này đặc biệt, người GV phải tinh lọc những nội dung cần so sánh giúp HS có được sự liên tưởng sao cho thật khoa học, logic và hết sức hợp lí. Cần lưu ý, tránh đưa ra những câu hỏi so sánh liên tưởng mà lại dắt HS rời xa tác phẩm hoặc rơi vào trạng thái mông lung bởi những kiến thức so sánh quá xa, quá cũ ngoài tầm kiểm soát của các em. Trong Chiếc thuyền ngoài xa thì so sánh quan điểm sáng tác hiện thực của Nguyễn Minh Châu giống với Nam Cao và khác với quan điểm sáng tác lãng mạn của nhiều tác giả khác là điều nên nhắc đến. Ngoài ra, cũng nên đặt một số câu hỏi so sánh đề tài sáng tác của Nguyễn Minh Châu trước và sau CMT8: Chiến tranh và cảm hứng thế sự. Với dạng câu hỏi khái quát tổng hợp thường được đặt ở những vị trí nhận xét, đánh giá, tổng kết...Vai trò của câu hỏi dạng này rất quan trọng. Nó giúp HS sau quá trình dài lĩnh hội nhiều nội dung kiến thức sẽ biết cách thâu tóm lại để nắm bắt một cách hiệu quả và gọn gàng nhất. Từ đó, các em sẽ tự củng cố kiến thức cho chính bản thân mình theo những cách riêng. III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Sau khi dạy xong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, tôi cho HS các lớp 12A, 12N - hai lớp dạy theo hệ thống câu hỏi gợi mở và các lớp 12B1, 12B2 - các lớp dạy theo phương pháp thông thường, làm bài kiểm tra 1 tiết. Hình thức tự luận. Kết quả thu được như sau: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI GỢI MỞ TRONG ĐỌC – HIỂU TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGUYỄN THỊ HUYỀN 27 Lớp Số HS dự kiểm tra Số điểm đạt được <3 3-4,5 5-6,5 <7 Thực nghiệm 12A 38/41 4 10.5% 9 23.7% 18 47.4% 7 18.4% 12N 23/25 3 13.0% 7 30.4% 8 34.8% 5 21.8% Đối chứng 12B1 44/45 9 20.5% 18 40.9% 16 36.4% 2 2.2% 12B2 40/41 8 20.0% 18 45.0% 12 30,0% 2 5,0% Nhận xét: Như vậy ta thấy rõ kết quả chênh lệch giữa các lớp mà GV sử dụng các hệ thống phương pháp khác nhau. Hai lớp 12B1, 12B2 hiệu quả thông qua điểm số chưa đạt yêu cầu và có sự khác biệt khá lớn so với hai lớp được dạy bằng phương pháp xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở. Đó là cơ sở, cũng là động lực và niềm tin để tôi tiếp tục vận dụng phương pháp này vào các bài dạy khác cho thật phù hợp. IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 1. Đối với người dạy - Phải xác định trọng tâm bài dạy để đặt câu hỏi gợi mở cho thật phù hợp, hướng vào nội dung cần khai thác: Việc đặt câu hỏi phải phù hợp với từng đối tượng HS, từng lớp học, từng môi trường giảng dạy cụ thể mới đạt được kết quả như mong muốn. Cần tránh trường hợp đặt những câu hỏi máy móc rập khuôn, tránh lạm dụng trong việc đặt câu hỏi để rơi vào tình trạng dạy học hỏi- đáp đơn điệu nhàm chán. - Việc đặt câu hỏi phải phù hợp với phương pháp giảng dạy mà mình đã lựa chọn: Nêu vấn đề, đàm thoại, phân tích, giảng bìnhLượng câu hỏi phải hết sức hợp lí, tùy thuộc vào trọng tâm kiến thức bài học nhiều hay ít. Nội dung câu hỏi phải đảm bảo các yêu cầu về cung cấp kiến thức; phải rèn luyện được kĩ năng để giáo dục tư tưởng, đạo đức giúp các em hoàn thiện nhân cách của mình. - Điều quan trọng nhất đối với giáo viên là khâu soạn giáo án. Để giờ dạy đảm bảo chất lượng GV phải có hệ thống câu hỏi gợi mở chuẩn xác, hợp lí ngay XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI GỢI MỞ TRONG ĐỌC – HIỂU TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGUYỄN THỊ HUYỀN 28 trong ý tưởng và trong quá trình soạn giáo án. Các câu hỏi trọng tâm của bài giảng phải gợi cho HS nắm trước trong câu hỏi chuẩn bị bài ở tiết trước. 2. Đối với người học - Khâu chuẩn bị bài ở nhà: để giờ học được hiệu quả, mỗi HS cần đọc tác phẩm trước để có điều kiện thâm nhập, cần chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi mà giáo viên đã cho, đã hướng dẫn. Tuỳ vào nội dung mà GV phân công HS chuẩn bị theo tổ, theo nhóm, hoặc theo cá nhân. Bên cạnh đó, các em cần đọc thêm các tài liệu liên quan, những bài văn mẫu đạt các giải thưởng có giá trị để nâng cao khả năng cảm thụ văn học cũng như học tập kinh nghiệm về lối hành văn cho bản thân mình. - Tham gia xây dựng bài: Đây là một trong những khâu quan trọng sẽ xúc tiến việc thực hiện các câu hỏi gợi mở một cách hiệu quả nhất. Khi HS tham gia tích cực vào công đoạn này sẽ tạo được không khí học tập cho cả lớp, là cơ sở kế tiếp cho việc đặt các câu hỏi gợi mở sau. Khi GV đã tạo ra không khí đối thoại thoải mái trong tiết học giữa thầy và trò thì sẽ nhanh chóng phát huy tư duy sáng tạo của HS. Như vậy, hứng thú học tập là ngọn nguồn giúp cho HS cảm thụ sâu sắc giá trị của đời sống văn hoá nhân loại. Phát huy trí lực, chú trọng tới hứng thú học tập của HS là hướng đi tích cực của phương pháp dạy học văn hiện nay. Tuy nhiên, để biến những lý luận trên thành hiện thực đòi hỏi người thầy ngoài tri thức khoa học cần phải có lòng yêu nghề, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục và đào tạo và phải có thêm niềm tin vào HS. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI GỢI MỞ TRONG ĐỌC – HIỂU TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGUYỄN THỊ HUYỀN 29 KẾT LUẬN Câu hỏi gợi mở trong dạy học Văn là những vấn đề mà người giáo viên đặt ra trên cơ sở logic bài học, yêu cầu HS thực hiện dựa trên những kiến thức đã có nhằm đạt đến mục tiêu cao nhất của tiết dạt. Đó là những dạng câu hỏi hướng tới sự phát triển khả năng tư duy sâu và sáng tạo của người học, có sự liên kết với hệ thống câu hỏi trong bài học và liên hệ sinh động với thực tiễn cuộc sống. Vì thế nó đóng vai trò quan trọng tạo môi trường tiếp nhận, giao tiếp; là công cụ đặc biệt để khêu gợi, khai thác tiềm năng, phát triển tư duy cho HS. Đặt câu hỏi, nhất là đối với các câu hỏi gợi mở là một trong những kỹ năng cơ bản của người GV đứng lớp vững vàng và tự tin làm chủ kiến thức. Một bộ các câu hỏi được chuẩn bị công phu, nghệ thuật là công cụ hữu hiệu nhất để giáo viên tích cực hóa suy nghĩ của người học, tạo hưng phấn tiếp nhận, tương tác cởi mở, giảm thời gian truyền thụ kiến thức một chiều thường dễ gây nên nhàm chán. Đối với lớp học, hỏi và trả lời là một hoạt động sôi nổi và thú vị nhất. Mỗi lần trả lời đúng, người học sẽ tự tin hơn và có được cảm giác thành công. Nếu hệ thống các câu hỏi triển khai một cách khoa học, hợp lý logic thì ngay cả khi không được trả lời người học vẫn cảm thấy được nhập cuộc, được đóng góp và thâm nhập vào tác phẩm. Ở truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, vẻ đẹp của Nguyễn Minh Châu là vẻ đẹp toát ra từ tình yêu tha thiết đối với cuộc sống và con người. Tình yêu ấy bao hàm cả khát vọng tìm kiếm, phát hiện, tôn vinh những vẻ đẹp con người còn tiềm ẩn, bao hàm cả những khắc khoải, lo âu trước cái xấu, cái ác. Đó cũng là vẻ đẹp của một cốt cách nghệ sĩ mẫn cảm, đôn hậu, điềm đạm chiên nghiệm lẽ đời để rút ra những triết lí nhân sinh sâu sắc. "Chiếc thuyền ngoài xa" là một trong số rất nhiều tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đã đặt ra những vấn đề có ý nghĩa với mọi người mọi thời đại, có thể nói đó là một truyện ngắn đặc sắc nhất, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của cây bút độc đáo tài hoa Nguyễn Minh Châu. Tác phẩm đã vượt qua sự thử thách của thời gian và không gian, lắng đọng chiều sâu ấn tượng bền chắc trong lòng bạn đọc muôn thế hệ. Để có một giờ dạy đọc – hiểu thành công đòi hỏi người truyền thụ tri thức phải đạt được ở nhiều yếu tố khía cạnh, kết hợp nhuần nhuyễn linh hoạt giữa khoa học- logic và nghệ thuật - tâm lí - phối hợp nhiều phương pháp dạy học. Việc xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở trong thiết kế giáo án của người thầy chính là sự chuẩn bị tối ưu, phát huy cao nhất sự tích cực, chủ động, sáng tạo của HS theo đúng tinh thần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Đó là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công của mỗi tiết dạy. Với hệ thống câu hỏi gợi ở những tiết dạy trên, tôi đã soạn giảng một Chuyên đề mẫu cho lớp 12D1 (Phụ lục đính kèm). Kết quả đạt được là các em rất hứng thú, đầu tư vào quá trình thảo luận và phát biểu xây dựng bài. Tôi cho rằng, nghiên cứu sâu về mỗi bài dạy và tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau chính là cách giúp người GV đứng lớp tự khám phá tri thức và khám phá năng lực của bản thân mình. Đề tài trên đây là những suy nghĩ, trăn trở của tôi trong quá trình XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI GỢI MỞ TRONG ĐỌC – HIỂU TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGUYỄN THỊ HUYỀN 30 vận dụng hệ thống câu hỏi gợi mở trong đọc – hiểu tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa nói riêng và quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn nói chung. Chắc rằng không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót trong quá trình trình bày theo quan điểm chủ quan của bản thân mình. Tôi mong nhận được những đóng góp quý giá từ Hội đồng khoa học và đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thiện hơn nữa ý tưởng về xây dựng hệ thống câu hỏi đọc hiểu trong dạy Văn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Một số vấn đề về dạy học giảng văn, Nguyễn Đức Ân,ĐHQGTPHCM,Trường ĐHSP, 1996. 2. Dạy học giảng văn ở trường THPT , Nguyễn Đức Ân, NXB T.H Đồng Tháp, 1997 3. 150 thuật ngữ văn học , Lại Nguyên Ân, NXBĐHQG , 2004. 4. Dạy văn dạy cái hay cái đẹp, Nguyễn Duy Bình, NXBGD, 1983. 5. Đổi mới giờ dạy học tác phẩm văn chương ở trường THPT, Bộ GD và Đào tạo, 1999 6. Sách giáo viên Ngữ văn 12 (tập 1, 2), Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXBGD, 2007 7. Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12 môn Ngữ văn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXBGD, 2008. 8. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 12, Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXBGD, 2010. 9. Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu - tác phẩm và lời bình, Tuấn Thành -Vũ Nguyễn NXBVH, 2007. 10. Đọc hiểu văn bản là thế nào, Trần Đình Sử (2007), Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số tháng 11, Hà Nội 11. Phương pháp dạy học tác phẩm văn học, TS. Phạm Hưng Bình (2004), ĐHSP Đà Nẵng 12. Tổ chức hợp tác trong dạy học Ngữ văn, Nguyễn Thị Hồng Nam, Cần Thơ, 2006. *********************
File đính kèm:
- skkn_xay_dung_he_thong_cau_hoi_goi_mo_trong_doc_hieu_tac_pham_chiec_thuyen_ngoai_xa_cua_nguyen_minh.pdf