Đề tài Vận dụng phương pháp học theo dự án trong môn địa lý về vấn đề biến đổi khí hậu

I. Lí do chọn đề tài

Cách mạng khoa học – công nghệ và cách mạng xã hội đang phát triển như vũ bão với tốc độ nhanh chưa từng có trong lịch sử loài người, thúc đẩy nhiều lĩnh vực có những bước tiến mạnh mẽ và đang mở ra những triển vọng hết sức lớn lao khi bước vào thế kỉ XXI. Bên cạnh những thành tựu đạt được, nhân loại cũng đang phải đối mặt với vô vàn thách thức, trong đó có những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hàng tỉ người trên toàn cầu, đáng chú ý nhất là vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu (BĐKH). Trong bối cảnh đó, nhân tố con người giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của bất cứ một quốc gia nào, đào tạo nguồn nhân lực lại càng là vấn đề quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác xác định "Đầu tư cho giáo dục là quốc sách hàng đầu", trong quá trình thực hiện Việt Nam đã chú ý đầu tư toàn diện cho nền giáo dục, để có thể cung cấp cho xã hội những hạt nhân đủ đức, đủ tài tiếp tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Từ những nguyên nhân xuất phát từ thực tiễn trên, trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm tâm lý học sinh, các phương pháp dạy học (PPDH) hiện đại cũng như nội dung chương trình sách giáo khoa Địa lý THPT. Từ đó, tôi thấy rằng lứa tuổi THPT đã trưởng thành hơn về nhận thức và thái độ đối với cuộc sống, với tương lai và sự nghiệp. Nhưng quan trọng hơn cả là sự hình thành thế giới quan và các hoạt động giao tiếp trong học tập cũng như trong cuộc sống của các em. Đặc biệt ở lớp 11 trong các tiết tự chọn GV có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học mới với nội dung dạy học phong phú giúp các em làm quen với môi trường xung quanh, làm chủ được bản thân và ý thức được vai trò của mình trong cuộc sống hiện đại.

 

doc26 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 4619 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Vận dụng phương pháp học theo dự án trong môn địa lý về vấn đề biến đổi khí hậu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tập nhằm tạo cơ hội học
tập cho HS tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực và áp dụng sáng tạo vào thực tế 
cuộc sống.
Trong học theo dự án, các hoạt động học tập dược thiết kế mang tính thiết thực, liên quan đến nhiều lĩnh vực kiến thức, lấy người học làm trung tâm và gắn kiến thức nhà trường với những vấn đề thực tiễn của thế giới thực tại. xuất phát từ nội dung học, GV đưa ra một chủ đề với gợi ý hấp dẫn, kích thích người học tham gia thực hiện. Dự án là một bài tập tình huống mà người học phải giải quyết bằng các kiến thức theo nội dung bài học. Học theo dự án đặt người học vào tình huống có vấn đề nhưng việc giải quyết vấn đề đòi hỏi sự tự lực cao của người học. Khi người học được tự lựa chọn nội dung/ tiểu chủ đề và tự đặt ra vấn đề cần tìm hiểu nghiên cứu, người học sẽ hoàn toàn chủ động tích cực trong việc lập kế hoạch nghiên cứu, tìm kiếm, tổng hợp, xử lí thông tin để giải quyết vấn đề được đặt ra.
Học theo dự án mang các vấn đề thực tế vào trong môi trường lớp học, không đơn thuần chỉ là sự tập hợp của các nhân tố riêng lẻ mà là hệ thống các hoạt động được kết nối tới các lĩnh vực khác nhau của việc học. Kết quả của học theo dự án sẽ vượt qua các ranh giới của môn học đơn lẻ, động lực được tạo ra từ bên trong. Học sinh sẽ lựa chọn dự án của mình và sẽ tự phân tích, khám phá các chủ đề dự án đó vì các vấn đề thường vô cùng thú vị đối với sự tò mò của các em.
Trong học theo dự án, HS được tự chọn các chủ đề dự án. Mỗi chủ đề hay chủ điểm đều bắt đầu từ thực tế môi trường nơi các em sống và hình thành nên cảm hứng để các em tiến hành dự án. Thế giới của các em rất giàu trí tưởng tượng và được định hình thông qua xã hội mà các em đang sống. Đó là lí do tại sao học theo dự án là một cách học độc đáo đa dạng mang lại kết quả cao.
2. Các bước học theo dự án
- Lựa chọn chủ đề
- Lập kế hoạch
- Thu thập thông tin
- Xử lí thông tin
- Trình bày kết quả
- Đánh giá kết quả
 3. Hiệu quả khi xây dựng các dự án dạy học về BĐKH
Dạy học theo dự án là một phương pháp dạy học mới, các hoạt động học tập được thiết kế mang tính thiết thực, liên quan đến nhiều lĩnh vực kiến thức, lấy HS làm trung tâm và gắn kiến thức nhà trường với những vấn đề thực tiễn. 
Vì vậy đối với HS THPT dạy học theo dự án là một phương pháp tích cực tạo cho các em nhiều kĩ năng sống đồng thời giúp các em hiểu hơn về những vấn đề xung quanh. Đặc biệt về vấn đề BĐKH, lâu nay các em mới chỉ được nghe đến, nhắc đến mà chưa thực sự có cơ hội tìm hiểu. Vì vậy dạy học theo phương pháp dự án về BĐKH là thực sự cần thiết và có hiệu quả.
4. Thiết kế một số giáo án theo phương pháp dạy học dự án về BĐKH ở chương trình Địa lý lớp 11 THPT
4.1. Đề xuất một số dự án
- Dự án 1: Biến đổi khí hậu toàn cầu
- Dự án 2: Đông Nam Á- Thách thức trước biến đổi khí hậu toàn cầu.
4.2. Xây dựng dự án
Dự án 1: Biến đổi khí hậu toàn cầu
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm BĐKH.
- Biết được nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả của BĐKH.
- Nhận thúc được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng:
- Thu thập và xử lí thông tin.
- Bước đầu hình thành một số kĩ năng lập kế hoạch, giao tiếp, điều tra, phân tích, tổng hợp và báo cáo
3. Thái độ: 
- Có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp
- Học theo dự án.
- Quan sát, đàm thoại
2. Phương tiện
- Máy chiếu.
- Tư liệu: Tranh ảnh, vi deo ONMT, các thiên tai trên thế giới
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Vào bài
BĐKH toàn cầu là một vấn đề đang được cả thế giới quan tâm. Trong chương trình địa lý lớp 11, chúng ta đã được học một số vấn đề mang tính toàn cầu trong đó có vấn đề BĐKH. Trong tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả và một số giải pháp.
2. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bước 1: Lập kế hoạch- Thực hiện trong 1 tiết chính khóa.
Lựa chọn chủ đề
( 5 phút)
Giới thiệu chủ đề tìm hiểu “ Vấn đề BĐKH”. Bài này sẽ được học theo phương pháp dự án.
Nhắc lại tên chủ đề cần tìm hiểu.
Xây dựng các tiểu chủ đề.
( 10 phút)
Lập kế hoạch thực hiện.
(30 phút)
- Tổ chức cho HS phát triển mạng ý tưởng.
- Thảo luận cùng HS để lược bớt các ý kiến trùng nhau và hình thành nhiệm vụ của dự án.
- Cho HS nêu các nhiệm vụ cần thực hiện của dự án
- GV sử dụng sơ đồ tư duy nêu các nhiệm vụ cần thực hiện của dự án. ( Phần phụ lục)
1. Thế nào là BĐKH?
2. Nguyên nhân của BĐKH?
3. Biến đổi khí hậu có những biểu hiện gì?
4. Hậu quả của BĐKH.
- Cho HS lựa chọn nhiệm vụ theo sở thích, hình thành các nhóm tìm hiểu các nhiệm vụ.
+ Nhóm 1: Nhiệm vụ 1
+ Nhóm 2: Nhiệm vụ 2.
+ Nhóm 3 Nhiệm vụ 3.
+ Nhóm 4: Nhiệm vụ 4.
- Hướng dẫn các nhóm ghi sổ theo dõi và phân công nhiệm vụ trong nhóm
- Theo dõi và giúp đỡ HS
- Hướng dẫn một số kĩ năng thực hiện dự án: Giao tiếp, tìm kiếm và xử lí thông tin, trình bày báo cáo: có thể trình bày báo cáo trên Powerpoint, trên giấy Ao
- Trao đổi theo cặp, ghi nội dung vào giấy A0
- Cùng GV thảo luận để lựa chọn nội dung thực hiện dự án.
- HS nêu các nhiệm vụ của dự án.
- Suy nghĩ và lựa chọn nhiệm vụ.
- Ngồi theo nhóm, lắng nghe và cùng tham gia
- Thảo luận xây dựng nhiệm vụ của nhóm.
- Các nhóm trưởng báo cáo kế hoạch của nhóm.
- Các nhóm khác bổ sung, cùng tham gia góp ý kiến.
Bước 2: Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm
Thực hiện trong thời gian 1 tuần, GV yêu cầu HS các nhóm làm việc độc lập ở nhà theo nội dung, kế hoạch đã thống nhất.
- Thu thập thông tin.
- Hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm. Thu thập xử lí thông tin, xây dựng phiếu điều tra, kĩ năng giao tiếp
Thực hiện theo kế hoạch;
- Nhóm 1: Tìm hiểu Thế nào là BĐKH
- Nhóm 2: Tìm hiểu nguyên nhân của BĐKH.
- Nhóm 3: Tìm hiểu biểu hiện của BĐKH.
- Nhóm 4: Tìm hiểu hậu quả của BĐKH.
Tổng hợp thông tin và hoàn thành báo cáo
- Theo dõi, giúp đỡ HS xử lí thông tin, cách trình bày báo cáo của từng nhóm.
- Từng nhóm phân tích kết quả thu thập được từ các nguồn tài liệu khác nhau. 
- Tổng hợp thông tin và thảo luận, trao đổi về cách trình bày sản phẩm
- Xây dựng báo cáo
- Có kế hoạch trình bày báo
cáo.
 Bước 3: Báo cáo kết quả trước lớp- Thực hiện trong 1 tiết chính khóa
Báo cáo kết quả
(33 phút)
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
- GV lắng nghe, bao quát lớp.
- GV nhận xét bổ sung.
- Các nhóm báo cáo kết quả. Có thể bằng powerpoint, giấy Ao.
- Các nhóm tham gia phản hồi, góp ý kiến.
- Cả lớp thống nhất các ý kiến và đưa ra hoạt động nối tiếp của dự án:
+ Bản thân cần làm gì để cùng chung tay bảo vệ môi trường, hạn chế BĐKH.
- Tuyên truyền mọi người cùng tham gia.
Nhìn lại quá trình thực hiện.
( 7 Phút)
- Kết luận, tuyên dương nhóm, cá nhân.
- Lắng nghe
IV. ĐÁNH GIÁ
HS trả lời các câu hỏi:
1. Thế nào là BĐKH? Nêu nguyên nhân, hậu quả của BĐKH?
2. Bản thân cần làm gì để cùng chung tay bảo vệ môi trường, hạn chế BĐKH.?
V. PHỤ LỤC	
1. Các ý tưởng ban đầu. Sơ đồ tư duy.
3. Biến đổi khí hậu có những biểu hiện gì?
 BĐKH
Hậu quả của BĐKH.
Thế nào là BĐKH?
Nguyên nhân của BĐKH?
2. Phiếu tổng hợp dữ liệu
 Câu hỏi
Thu thập thông tin
1
2
3. Biên bản thảo luận:
Ngày
Nội dung thảo luận
Kết quả
Dự án 2: Đông Nam Á- Thách thức trước Biến đổi khí hậu toàn cầu
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức:
- Biết được nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả của BĐKH ở Đông Nam Á.
- Giải thích được tại sao BĐKH khiến Đông Nam Á phải quan tâm.
- Biết được một số biện pháp cần thực hiện để đối phó lại BĐKH của khu vực Đông Nam Á
- Liên hệ với Việt Nam trong Đông Nam Á trước thách thức của BĐKH.
2. Kĩ năng:
- Thu thập và xử lí thông tin.
- Bước đầu hình thành một số kĩ năng lập kế hoạch, giao tiếp, điều tra, phân tích, tổng hợp và báo cáo
3. Thái độ: 
- Có ý thức chung tay góp sức mình vào việc bảo vệ môi và hạn chế BĐKH ở Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp:
- Học theo dự án.
- Quan sát, đàm thoại
2. Phương tiện.
- Máy chiếu.
- Tư liệu: Tranh ảnh, vi deo một số thiên tai ở khu vực Đông Nam Á
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Vào bài
Theo các chuyên gia trong những năm tới, Đông Nam Á sẽ là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH toàn cầu. Hiện nay ĐNA đang đứng trước nhiều nguy cơ ảnh hưởng của BĐKH toàn cầu. Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này trong nội dung bài học hôm nay. 
2. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bước 1: Lập kế hoạch- Thực hiện trong 1 tiết chính khóa.
Lựa chọn chủ đề
( 5 phút)
Giới thiệu chủ đề tìm hiểu “Đông Nam Á- Thách thức trước BĐKH”. Bài này sẽ được học theo phương pháp dự án.
Nhắc lại tên chủ đề cần tìm hiểu.
Xây dựng các tiểu chủ đề.
( 10 phút)
Lập kế hoạch thực hiện.
(30 phút)
- Tổ chức cho HS phát triển mạng ý tưởng.
- Thảo luận cùng HS để lược bớt các ý kiến trùng nhau và hình thành nhiệm vụ của dự án.
- Cho HS nêu các nhiệm vụ cần thực hiện của dự án
- GV sử dụng sơ đồ tư duy nêu các nhiệm vụ cần thực hiện.
1. Nguyên nhân của BĐKH ở Đông Nam Á.
2. Biểu hiện của BĐKH ở Đông Nam Á.
3. Vì sao Đông Nam Á là khu vực chịu ảnh hưởng mạnh của BĐKH?
4. Các biện pháp cần thực hiện nhằm giảm bớt BĐKH ở Đông Nam Á.
- Cho HS lựa chọn nhiệm vụ theo sở thích, hình thành các nhóm tìm hiểu các nhiệm vụ.
+ Nhóm 1: Nhiệm vụ 1
+ Nhóm 2: Nhiệm vụ 2.
+ Nhóm 3 Nhiệm vụ 3.
+ Nhóm 4: Nhiệm vụ 4.
- Hướng dẫn các nhóm ghi sổ theo dõi và phân công nhiệm vụ trong nhóm
- Theo dõi và giúp đỡ HS
- Hướng dẫn một số kĩ năng thực hiện dự án: Giao tiếp, tìm kiếm và xử lí thông tin, trình bày báo cáo: có thể trình bày báo cáo trên Powerpoint, trên giấy Ao
- Trao đổi theo cặp, ghi nội dung vào giấy A0
- Cùng GV thảo luận để lựa chọn nội dung thực hiện dự án.
- HS nêu các nhiệm vụ của dự án.
- Suy nghĩ và lựa chọn nhiệm vụ.
- Ngồi theo nhóm, lắng nghe và cùng tham gia
- Thảo luận xây dựng nhiệm vụ của nhóm.
- Các nhóm trưởng báo cáo kế hoạch của nhóm.
- Các nhóm khác bổ sung, cùng tham gia góp ý kiến.
Bước 2: Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm
( Thực hiện trong thời gian 1 tuần ở nhà. GV giao nhiệm vụ và yêu cầu các nhóm hoàn thành chuẩn bị cho tiết học tuần sau báo cáo) 
Thu thập thông tin.
- Hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm. Thu thập xử lí thông tin, xây dựng phiếu điều tra, kĩ năng giao tiếp
Thực hiện theo kế hoạch;
- Nhóm 1: Tìm hiểu nguyên nhân của BĐKH ở Đông Nam Á.
- Nhóm 2: Tìm hiểu biểu hiện của BĐKH ở Đông Nam Á.
- Nhóm 3: Tìm hiểu vì sao Đông Nam Á là khu vực chịu ảnh hưởng mạnh của BĐKH?
- Nhóm 4: Tìm hiểu các biện pháp cần thực hiện nhằm giảm bớt BĐKH ở Đông Nam Á.
Tổng hợp thông tin và hoàn thành báo cáo
- Theo dõi, giúp đỡ HS xử lí thông tin, cách trình bày báo cáo của từng nhóm.
- Từng nhóm phân tích kết quả thu thập được từ các nguồn tài liệu khác nhau. 
- Tổng hợp thông tin và thảo luận, trao đổi về cách trình bày sản phẩm
- Xây dựng báo cáo
- Có kế hoạch trình bày báo cáo.
Bước 3: Báo cáo kết quả trước lớp - Thực hiện trong 1 tiết chính khóa
Báo cáo kết quả
( 35 phút)
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
- GV lắng nghe, bao quát lớp.
- GV nhận xét bổ sung.
- Các nhóm báo cáo kết quả. Có thể bằng powerpoint, giấy A0.
- Các nhóm tham gia phản hồi, góp ý kiến.
- Cả lớp thống nhất các ý kiến và đưa ra hoạt động nối tiếp của dự án:
+ Việt Nam của chúng ta đang có những biểu hiện gì của BĐKH.
+ Bản thân cần làm gì để cùng chung tay bảo vệ môi trường, hạn chế BĐKH ở Việt Nam nói chung và Đông Nam Á nói riêng.
- Tuyên truyền mọi người cùng tham gia.
Nhìn lại quá trình thực hiện.
( 7 phút)
- Kết luận, tuyên dương nhóm, cá nhân.
- Lắng nghe. 
IV. ĐÁNH GIÁ
HS trả lời các câu hỏi:
1. Nêu nguyên nhân, hậu quả của BĐKH ở khu vực Đông Nam Á?
2. Bản thân cần làm gì để cùng chung tay bảo vệ môi trường, hạn chế BĐKH ở Việt Nam nói chung và Đông Nam Á nói riêng?
V. PHỤ LỤC
1. Các ý tưởng ban đầu. Sơ đồ tư BĐKH ở Đông Nam Á.
Nguyên nhân của BĐKH ở ĐNA là gì?
Vì sao ĐNA chịu ảnh hưởng mạnh của BĐKH
BĐKH ở ĐNA có những biểu hiện gì?
ĐNA cần thực hiện những biệp pháp gì để giảm BĐKH?
duy
2. Phiếu tổng hợp dữ liệu
 Câu hỏi 
Thu thập thông tin
1
2
3. Biên bản thảo luận:
Ngày
Nội dung thảo luận
Kết quả
III. Đánh giá kết quả thực nghiệm giảng dạy
1. Mục đích của thực nghiệm giảng dạy 
	Đánh giá nhận thức của học sinh qua môn học ở các mức độ:
- Điều tra mức độ hứng thú của học sinh về môn Địa lý sau thực hiện dự án. 
- Điều tra về mong muốn của bản thân sau khi kết thúc môn Địa lý sau thực hiện dự án.
- Đánh giá kết quả nắm kiến thức của HS cả 2 lớp TN và ĐC. 
2. Đối tượng thực hiện
Trong quá trình thực hiện tôi đã tiến hành thực nghiệm tại trừơng THPT Yên Định 1, chọn lớp 11A9 tiến hành dạy thực nghiệm (Lớp TN) và khảo sát đánh giá các câu hỏi tương đương ở lớp đối chứng ( Lớp ĐC) 11A3 là lớp ban tự nhiên và lớp 11A10 là lớp cơ bản D, trong đó có một số em theo khối C. 
Trong quá trình thực nghiệm, tôi đã tổ chức cho học sinh thực hiện các dự án, phát các phiếu điều tra và tiến hành quan sát, đánh giá quá trình thực hiện của các em.
3. Kết quả thực nghiệm
- Điều tra mức độ hứng thú của học sinh về môn Địa lý sau thực hiện dự án.
Lớp
Trước khi thực nghiệm
Sau khi thực nghiệm
Có hứng thú
Không hứng thú
Có hứng thú
Không hứng thú
11A9
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
8
21
31
79
33
85
4
15
Như vậy sau khi học dự án ở lớp TN số HS cảm thấy hứng thú học môn Địa lý đã tăng hơn nhiều so với trước khi thực hiện dạy học dự án, trong khi đó, ở các lớp ĐC, không thực hiện dự án nên không có nhiều sự thay đổi : 79,3% ( Lớp 11A3) - 70,6% ( Lớp 11A10) không hứng thú học môn Địa lý
- Điều tra về mong muốn của bản thân sau khi kết thúc môn Địa lý sau thực hiện dự án
Ở câu hỏi, mong muốn của bản thân sau khi kết thúc môn học Địa lý, đã có rất nhiều sự khác biệt trước và sau khi tiến hành thực hiện dự án. Trước khi thực hiện dự án, 100% HS ở lớp TN mong muốn được điểm cao ở các kì thi, nhưng sau khi được hỏi lại, chỉ còn 30,5% HS vẫn giữ mong muốn này, trong khi đó, số HS mong muốn hiểu kiến thức cơ bản và số HS mong muốn được tiếp tục nghiên cứu môn học đã tăng lên, tương ứng là 35,3% và 34,2% Trong khi đó, ở các lớp ĐC vẫn không có nhiều sự thay đổi, vì mục đích của việc chọn khối và sở thích mà các em đã có những quyết định hay những mong muốn cho bản thân mình, ở đây không có sự tác động của phương pháp dạy học.
Như vậy sau khi kết thúc dự án, số học sinh mong muốn được tự khám phá các tri thức của môn học ở các lớp TN đã tăng lên, số học sinh không có hứng thú với việc tự khám phá, tự học, thụ động nghe giảng và ghi chép phần lớn là những HS có năng lực kém, chưa có thái độ nghiêm túc trong học tập và một số HS thực sự không có hứng thú với môn học. Riêng ở các lớp ĐC, số HS có hứng thú với việc tự mình khám phá môn học còn rất ít, ở những lớp không chuyên ban C, các em lại nghĩ rằng địa lý không phải là môn học chuyên của mình, nên mình không cần thiết và không muốn bỏ nhiều thời gian để tìm hiểu nó. 
Với câu hỏi: Kết quả mà bản thân đã đạt được sau khi tiến hành thực hiện dự án? Ở các lớp ĐC không được thực hiện các dự án nên không có câu trả lời, ở các lớp TN, có 12% HS sau khi thực hiện dự án chỉ dừng lại ở mức có hiểu biết về BĐKH toàn cầu, 13,5 % HS cảm thấy mình có kĩ năng làm việc nhóm, 9% khác cho rằng mình sẽ có những hành động thiết thực nhằm ngăn chặn và đối phó với BĐKH toàn cầu, đặc biệt có đến 65,5% số học sinh đã tham gia thực hiện các dự án cảm thấy mình đã trưởng thành hơn rất nhiều trong học tập cũng như trong các hoạt động nhóm, đoàn thể, có khả năng tự quyết định và góp ý một cách khéo léo, tế nhị với các thành viên khác trong nhóm, vì vậy điều hiển nhiên là các em có được những hiểu biết cần thiết về BĐKH và có các hành động cụ thể.
- Đánh giá kết quả nắm kiến thức của HS cả 2 lớp TN và ĐC 
 Sau khi kết thúc dự án, để đánh giá một cách khách quan, công bằng và toàn diện, tôi đã tiến hành kiểm tra 1 tiết ở cả 2 lớp TN và ĐC với mức độ kiến thức tương đương. Chấm và lấy ngẫu nhiên mỗi lớp 35 bài, kết quả như sau :
Tên dự án
Lớp
Tổng
Xếp loại
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Số lượng.
(HS)
Tỉ lệ
(%)
Số lượng.
(HS)
Tỉ lệ
(%)
Số lượng.
(HS)
Tỉ lệ
(%)
Số lượng.
(HS)
Tỉ lệ
(%)
Dự án 1
11A9
(TN)
35
8
22,9
17
48,6
10
28,5
0
0
11A3
(ĐC)
35
3
8,6
16
45,7
14
40
2
5,7
Dự án 2
11A9
(TN)
35
8
22,9
20
57,1
7
20
0
0
11A10
(ĐC)
35
7
20
18
51,4
9
25,7
1
2,9
Biểu đồ 1: Kết quả bài kiểm tra 1 tiết của lớp 11 A9 (TN) và 11 A3 (ĐC)
Biểu đồ 2: Kết quả bài kiểm tra 1 tiết của lớp 11 A9 (TN) và 11 A10 (ĐC)
Như vậy, kết quả cho thấy, cùng một đề kiểm tra kiến thức, ở các lớp TN và ĐC như sau:
- Dự án 1: Ở các lớp thực nghiệm tỉ lệ khá và giỏi chiếm đến 71%, trong đó tỉ lệ giỏi là 22,9%. Trong khi đó, tỉ lệ khá giỏi ở các lớp đối chứng chỉ đạt 53,3%, với tỉ lệ giỏi là 8,6%. Đồng nghĩa với tỉ lệ HS đạt điểm trung bình ở các lớp thực nghiệm sẽ thấp hơn so với các lớp đối chứng, tương ứng là 28,5 và 40%. Đặc biệt ở lớp TN không có HS yếu còn lớp ĐC có 5,7 % HS yếu. 
- Dự án 2: Lớp ĐC là lớp cơ bản D, ở lớp này cũng có 1 số các em theo khối C nên tỉ lệ HS đạt điểm giỏi khác cao (20%), tuy nhiên chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy tỉ lệ HS giỏi của lớp TN cũng đạt mức 22,9%. Tỉ lệ HS đạt điểm khá của 2 lớp cũng có sự chênh lệch, ở lớp TN đạt 57,1%, lớp ĐC là 51,4%. HS đạt điểm trung bình của lớp TN sẽ thấp hơn lớp đối chứng tuy không nhiều, tương ứng là 20% và 25,7%. Ở lớp TN không có HS yếu còn lớp ĐC có 2,9 % HS yếu. 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Sau khi kết thúc các tiết dạy thực nghiệm theo phương pháp học theo dự án, tôi nhận thấy:
Học tập theo phương pháp dự án, các em đã phát huy tốt khả năng tự học, chủ động, sáng tạo trong quá trình kiếm tìm tri thức.
Học sinh đã hiểu ý nghĩa của các chủ đề mà các em đang thực hiện, các em có thể hoàn thành nhiệm vụ đúng tiến độ và có chất lượng khá cao. Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu các em sẽ học được rất nhiều kiến thức, kỹ năng và giá trị mới.
Hơn nữa các em còn có thể khám phá các ý tưởng theo sở thích, nguyện vọng của cá nhân cũng như các thành viên trong một nhóm.
Đối với GV: Đổi mới phương pháp dạy học đang là một vấn đề cần quan tâm. Hiện nay có rất nhiều phương pháp dạy học mới có thể giúp học sinh bước vào một tâm thế mới, có những năng lực và kĩ năng mới cho hành trình kiếm tiềm tri thức của bản thân. Dạy học dự án cũng là một sự lựa chọn. Đặc biệt là ở lớp 11 trong các tiết tự chọn GV có thể lồng ghép nhiều nội dung dạy học với các phương pháp dạy học tích cực, tăng thêm hứng thú cho các em và nâng cao hiệu quả dạy học.
II. Kiến nghị
 - BĐKH là một vấn đề lớn hiện nay, ở các trường THPT hiện nay chưa coi trọng nhiều. Vì vậy cần phải tích hợp vào các môn học ở các trường THPT đặc biệt là môn Địa Lý.
- Trong hoạt động ngoài giờ lên lớp, chúng ta cũng có thể dạy học theo phương pháp dự án nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
- Sở GD& ĐT Thanh Hóa cần mở nhiều hơn các chu kỳ bồi dưỡng thường xuyên để giáo viên tiếp cận nhiều phương pháp dạy học mới và đưa vào thực tế dạy học ở các trường THPT. 
 - Nhà trường tạo điều kiện về trang thiết bị dạy học để GV có điều kiện thực hiện các phương pháp dạy học mới.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 21 tháng 5 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
 Bùi Thị Nhung
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dạy và học tích cực- Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học.
Nhà xuất bản đại học sư phạm.
2. Đặng Văn Đức (1990)- Đổi mới phương pháp dạy học Địa lý theo hướng tích cực hoạt động của người học.
 	Bộ giáo dục và đào tạo ĐHSP- ĐHQG Hà Nội.
3. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng (2001)- Phương pháp dạy học Địa lý theo hướng tích cực.
Nhà xuất bản ĐHSP.
4. Nguyễn Trọng Phúc- Phương tiện, thiết bị kỹ thuật trong dạy học Địa Lý.
 Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội
5. Lưu Xuân Mới- Lý luận dạy học đại học.
Nhà xuất bản Giáo Dục.
6. SGK Địa lý lớp 11
Nhà xuất bản Giáo Dục.
7. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lý lớp 11.
Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam
NhËn xÐt cña héi ®ång khoa häc cÊp tr­êng
.....
NhËn xÐt cña héi ®ång khoa häc cÊp ngµnh
......

File đính kèm:

  • docskkn_van_dung_phuong_phap_hoc_theo_du_an_trong_mon_dia_ly_ve_van_de_bdkh_8286.doc
Sáng Kiến Liên Quan