Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế bài dạy, tổ chức các hoạt động trên lớp phần Hàm số góp phần phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh Lớp 12

Định hướng dạy học hình thành và phát triển năng lực cho học sinh trong môn Toán học.

Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như động cơ, thái độ, hứng thú, niềm tin, ý chí,. Năng lực của cá nhânđược hình thành qua hoạt động và được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Nó là kết quả của quá trình giáo dục, tự phấn đấu và rèn luyện của cá nhân trên cơ sở tiền đề tự nhiên của nó là tư chất.

Việc tổ chức dạy học định hướng phát triển năng lực trong môn Toán học được thể hiện ở trong các thành tố quá trình dạy học như sau:

Về mục tiêu dạy học: Ngoài các yêu cầu về mức độ nhận biết, tái hiện kiến thức cần có những mức độ cao hơn như vận dụng kiến thức trong các tình huống, các nhiệm vụ gắn với thực tế. Các mục tiêu này đạt được thông qua các hoạt động trong và ngoài nhà trường.

Về phương pháp dạy học: Ngoài cách dạy học thuyết trình cung cấp kiến thức cần tổ chức đa dạng các hoạt động như hoạt động trải nghiệm, giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn., thông thường qua một hoạt động học tập, học sinh sẽ được hình thành và phát triển không phải một loại năng lực mà là được hình thành đồng thời nhiều năng lực hoặc nhiều năng lực thành tố mà ta không cần (và cũng không thể) tách biệt từng thành tố trong quá trình dạy học.

Về mục nội dung dạy học: Cần xây dựng các hình thức hoạt động, chủ đề, nhiệm vụ đa dạng gắn với thực tiễn.

Về kiểm tra đánh giá: Về bản chất đánh giá năng lực cũng phải thông qua đánh giá khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng thực hiện nhiệm vụ của HS trong các loại tình huống phức tạp khác nhau. Trên cơ sở này, các nhà nghiên cứu ở nhiều quốc gia khác nhau đề ra các chuẩn năng lực trong giáo dục tuy có khác nhau về hình thức, nhưng khá tương đồng về nội hàm. Trong chuẩn năng lực đều có những nhóm năng lực chung. Nhóm năng lực chung này được xây dựng dựa trên yêu cầu của nền kinh tế xã hội ở mỗi nước. Trên cơ sở năng lực chung, các nhà lí luận dạy học bộ môn cụ thể hóa thành những năng lực chuyên biệt.

 

docx60 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế bài dạy, tổ chức các hoạt động trên lớp phần Hàm số góp phần phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hành dạy chủ đề:
TT
Tên chủ đề
Địa điểm thực hiện
Chủ đề
Sự đồng biến, nghịch biến của hàm Số
Phòng máy chiếu số 1
Chủ đề
Cực trị của hàm số
Phòng máy chiếu số 2
- Thời gian tiến hành thực nghiệm sư phạm cuối tháng 9/2019 - 02/2021.
2.4.1.2. Bố trí thực nghiệm:
Bốn lớp tham gia trong đợt thí nghiệm với số lượng 165 học sinh được chia làm 02 nhóm; các lớp dạy theo đề tài lớp TN và các lớp dạy ĐC. Ở các lớp dạy TN chúng tôi sử dụng các giáo án được soạn, thiết kế theo hướng phát triển năng lực HS. Ở các lớp ĐC chúng tôi sử dụng giáo án được thiết kế theo đúng nội dung như SGK theo phương pháp truyền thống trước đây.
TT
Lớp
Sĩ số
Áp dụng
Giáo viên - nơi công tác
1
12C1
42
TN
Tác giả - Trường THPT của tác giả
2
12C2
42
ĐC
Tác giả - Trường THPT của tác giả
3
12C3
41
TN
Đồng nghiệp - Trường THPT của tác giả
4
12C4
40
ĐC
Đồng nghiệp - Trường THPT của tác giả
	Các lớp ĐC và TN được kiểm tra cùng 03 bài kiểm tra, các bài kiểm tra của các lớp ĐC và TN cùng chấm theo thang điểm 10 và cùng 01 biểu điểm.
2.4.1.3 . Phương pháp phân tích kết quả TN:
Phân tích số liệu thu được bằng phần mềm Microsoft excel. Lập bảng phân phối thực nghiệm, tính các giá trị trung bình, phương sai và độ lệch chuẩn của mỗi mẫu. 
Tính các giá trị trung bình, phương sai và độ lệch chuẩn của mỗi mẫu: 
+ Được tính nhanh chóng trên excel bởi hàm Fx trên thanh công cụ. 
+ Các bước thực hiện: nhập điểm vào bảng excel → đặt con trỏ ở ô muốn ghi kết quả→ chọn lệnh Fx trên thanh công cụ→chọn lệnh tính cho các giá trị tương ứng.
+ Công thức tính các giá trị trong phần mềm Excel [12]:
Công thức tính trong phần mềm Excel
Giá trị trung bình (X)
=Average (number1, number 2, )
Giá trị phương sai (s2)
= Var.S (number1, number 2, )
Độ lệch chuẩn (s)
=Stdev (number1, number 2, )
Giá trị trung bình mẫu: X = X1+ X2+X3++ Xnn = 1ni=1nXi
Giá trị trung phương sai mẫu: s2 = 
Giá trị độ lệch chuẩn: s = √s2
+ Với quy trình này máy tính sẽ đưa ra kết quả so sánh.
2.4.2.Kết quả thực nghiệm
2.4.2.1. Đánh giá định tính:
Qua quá trình giảng dạy các lớp đối chứng và các lớp thực nghiệm ở đơn vị tác giả công tác kết hợp quá trình theo dõi các giờ học chúng tôi nhận thấy:
	Đối với lớp thực nghiệm được học theo đề tài sáng kiến: Đa số học sinh đều tự giác tham gia vào hoạt động học tập, các em tỏ ra rất hứng thú và tham gia hoạt động học tập tích cực. Ngay cả những học sinh rất ít khi tham gia xây dựng bài cũng trở nên rất hứng thú đóng góp ý kiến. Không khí lớp học sôi động hơn, học sinh nắm kiến thức một cách vững chắc. Nhờ đó phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Không những vậy, các em còn được rèn luyện các kĩ năng mềm như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng hợp tác, kĩ năng quản lí thời gian, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng giải quyết vấn đề. Đó là một trong các kĩ năng rất cần thiết khi các em đang sống trong thời đại Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thời đại của sự hội nhập và phát triển.
Hơn nữa, khi tổ chức hình thức dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực làm cho các em hứng thú học bộ môn Toán học hơn.
 Đối với các lớp đối chứng tổ chức theo dạy học truyền thống, phương pháp cũ, đa số các em không tỏ ra hứng thú trong quá trình học, ít tham gia xây dựng bài, không khí học tập trong lớp trầm lắng. Học sinh không có hoặc có thì rất hạn chế các tri thức về khả năng giải quyết vấn đề, khả năng quan sát sự kiện cũng như không phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em.
2.4.2.2. Đánh giá định lượng:
Được đánh giá qua kết quả khảo sát qua 3 bài kiểm tra trong năm học 2020 - 2021. Bài kiểm tra ra đề đánh giá theo bộ câu hỏi (phụ lục 2,3), được thực hiện sau khi học xong chủ đề Tiêu hóa và chủ đề Tuần hoàn máu. Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 1.Tầnsố điểmcácbàikiểmtrasauTN
Lần
kiểm
tra
Phươngán
xi n
2
3
4
5
6
7
8
9
10
X
S2
S
1
 ĐC
82
1
3
10
25
27
12
11
2
0
5.29
1.61
1.27
TN
83
0
0
7
8
19
21
20
5
3
6.80
1.31
1.14
2
ĐC
82
1
2
7
23
24
12
10
3
0
5.93
1.59
1.26
TN
83
0
0
5
7
18
20
23
5
5
6.91
1.29
1.14
3
ĐC
82
0
2
8
24
23
10
11
4
0
5.97
1.58
1.26
TN
83
0
0
3
7
17
21
23
7
5
7.14
1.28
1.13
Tổng
ĐC
246
2
7
15
72
74
34
32
9
0
5.73
1.59
1.26
TN
249
0
0
15
22
54
62
66
17
13
6.95
1.29
1.13
Bảng 2.BảngtầnsuấtđiểmcácbàikiểmtrasauTN
Lần kiểm tra
Phương
án
xin
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
 ĐC
82
1.21
3.65
12.19
30.48
32.92
14.63
13.41
2.43
0
TN
83
0
0
8.43
9.63
22.81
25.30
24.09
6.02
3.61
2
 ĐC
82
1.22
2.44
8.54
28.05
29.67
14.63
12.20
3.66
0
TN
83
0
0
6.02
8.43
21.69
24.10
27.72
6.02
6.02
3
 ĐC
82
0
2.44
9.76
29.27
28.05
12.20
13.41
4.87
0
TN
83
0
0
3.61
8.43
20.48
25.30
27.71
8.43
6.02
Tổng
 ĐC
246
0.81
2.85
7.00
29.27
30.08
13.82
13.00
3.66
0
TN
249
0
0
6.02
8.84
21.69
24.90
26.51
6.83
5.22
Từ bảng 1 và bảng 2 chúng tôi nhận thấy:
+ Giá trị trung bình điểm trắc nghiệm của các lớp TN cao hơn lớp ĐC.
+ Phương sai của lớp TN nhỏ hơn lớp ĐC cho thấy điểm ở lớp TN có tính tập trung cao hơn so với các lớp ĐC
+ Độ lệch chuẩn của lớp TN luôn nhỏ hơn lớp ĐC cho thấy điểm ở lớp TN có mức độ phân tán thấp hơn so với các lớp ĐC cũng đồng nghĩa điểm ở các lớp TN tính tập trung cao hơn so với các lớp ĐC
Từ các số liệu trên cho ta biểu đồ so sánh điểm trung bình tổng hợp 3 bài kiểm tra ở các lớp ĐC và các lớp TN: 
Hình 1. Biểu đồ so sánh điểm trung bình các lớp ĐC và các lớp TN
Qua đó hình 1 chứng tỏ điểm trung bình chung (TBC) của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được ứng dụng đề tài có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng.
Từ các số liệu trên cho ta biểu đồ tần suất tổng hợp 3 bài kiểm tra ở 2 nhóm ĐC và TN: 
Hình 2: Biểu đồ tần suất tổng hợp 3 bài kiểm tra ở 2 lớp ĐC và TN
Qua biểu đồtần suất tổng hợp 3 bài kiểm tra ở 2 nhóm ĐC và TN, cho thấy tần suất điểm số cao từ 7.0 trở lên chủ yếu của các lớp TN so với tần suất điểm của các lớp ĐC, chứng tỏ kết quả các bài kiểm tra của TN cao hơn ĐC.
Từ các điều trên cho phép rút ra kết luận: 
Học sinh ở các lớp TN có khả năng nắm vững kiến thức hơn, linh hoạt và sáng tạo hơn. Điều đó cho thấy việc sử dụng hiệu quả của việc dạy học áp dụng đề tài trong dạy học sinh học đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
3.1. Kết luận.
3.1.1. Qúa trình nghiên cứu đề tài.
Trong quá trình công tác tại đơn vị, chúng tôi đã không ngừng học hỏi, bồi dưỡng để nâng cao kiến thức. Bằng những kiến thức từ lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm giảng dạy chúng tôi đã mạnh dạn xây dựng đề tài “Thiết kế bài dạy;Tổ chức các hoạt động trên lớp phần Hàm số góp phần phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh lớp 12”. Cụ thể quá trình nghiên cứu tóm tắt sau:
Về thời gian, nội dung đề tài được áp dụng thể nghiệm từ năm học 2019-2020 đến nay:
-Từ tháng 9/2018- tháng 5/2019: Điều tra, khảo sát, thăm dò ý kiến học sinh, viết đề cương, thử nghiệm đề tài, rút kinh nghiệm
- Từ tháng 9/2019- tháng 5/2020: Áp dụng thể nghiệm sáng kiến vào thực tiễn đơn vị, bổ sung, chỉnh sửa các giải pháp đề ra.
- Từ tháng 9/2020- tháng 3/2021: Chỉnh sửa, hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm.
Thông qua nghiên cứu tài liệu, lý luận khác nhau liên quan đến đề tài, từ đó giúp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống lý thuyết, tìm hiểu thực trạng của đề tài và xây dựng mô hình hóa mô hình đối tượng nghiên cứu. Trên cơ sở đó tác giả sử dụng phương pháp thực nghiệm để đánh giá hiệu quả của đề tài dựa vào việc phân tích và xử lý số liệu thu được.
Đề tài triển khai tại đơn vị tác giả công tác, bằng phương pháp thực nghiệm trên đối tượng học sinh, trong quá trình triển khai áp dụng và thực nghiệm, tác giả đã nhận được sự đồng tình, sự ủng hộ, giúp đỡ, hợp tác của các đồng chí trong Cán bộ, Giáo viên, Học sinh.
3.1.2. Ý nghĩa của đề tài:
Quá trình nghiên cứu và ứng dụng đề tài “Thiết kế bài dạy;Tổ chức các hoạt động trên lớp phần Hàm số góp phần phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh lớp 12”, chúng tôi thấy rất vui mừng vì hiệu quả của đề tài đem lại khá cao, cụ thể:
 Khi tiến hành tổ chức dạy học theo đề tài ở 4 lớp khối 12 tại trường THPT của tác giả đang công tác với 03 bài kiểm tra tự luận và trắc nghiệm khách quan theo định hướng phát triển năng lực. Tác giả nhận thấy hiệu quả tiết dạy cao, tất cả học sinh đều hứng thú trong giờ học, hầu hết đều tham gia trả lời các câu hỏi, đa số các học sinh đều nắm được kiến thức ngay tại lớp (bảng 3)
Bảng 3: So sánh kết quả thực nghiệm và đối chứng
Lớp
Tiêu chí
Nhóm lớp thực nghiệm
Nhóm lớp đối chứng
Điểm < 3
0%
0.81%
Điểm từ 3 đến < 5
6.02%
9.85%
Điểm từ 5 đến <8
55.43%
73.17%
Điểm từ 8 đến 10
38.55%
16.17%
Từ các số liệu trên cho ta biểu đồ so sánh kết quả học tập thực nghiệm và đối chứng ở 2 nhóm lớp ĐC và TN: 
Hình 3: Đồ thị biểu diễn so sánh các khoảng giá trị điểm số kiểm tra qua thực nghiệm và đối chứng
Các nhiệm vụ học tập được giao, học sinh quyết định chiến lược học tập với sự chủ động hỗ trợ, hợp tác của giáo viên (học sinh là trung tâm). Thông qua tổ chức dạy học theo đề tài đã hướng tới các mục tiêu: chiếm lĩnh nội dung kiến thức khoa học, hiểu biết tiến trình khoa học và rèn luyện các kĩ năng tiến trình khoa học như: quan sát, thu thập thông tin, dữ liệu; xử lý (so sánh, sắp xếp, phân loại, liên hệthông tin); suy luận, áp dụng thực tiễn.
Mặt khác, trong quá trình thực nghiệm, HS rất tích cực tham gia thảo luận giữa các nhóm, giữa các cá nhân để có kết quả chính xác nhất. HS không chỉ phát triển kĩ năng tự học, mà còn chủ động tìm hiểu nhiều nguồn tư liệu khác từ báo chí, internet, trải nghiệm sáng tạo tại các địa phương, qua đó giúp các phát triển được các năng lực như năng lực giao tiếp, giải quyết tình huống, ứng xử trong cuộc sống, tự tin hơn với bản thân trước tập thể và tạo niềm thích thú, yêu thích bộ môn, từ đó góp phần làm tăng độ bền kiến thức cho HS.
3.2. Đề xuất.
3.2.1. Việc tổ chức dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực đòi hỏi giáo viên phải đầu tư thời gian, sự sáng tạo, phải chuẩn bị kĩ nội dung và các điều kiện thực hiện. Giáo viên cần phải tìm hiểu rõ về chuyên môn và nghiệp vụ trong quá trình tổ chức dạy học tiếp cận chương trình GDPT mới dự kiến bắt đầu áp dụng từ năm học tới. Do vậy giáo viên phải nắm vững không những tri thức khoa học mình giảng dạy am hiểu sâu sắc phương pháp luận nhận thức khoa học mới.
3.2.2. Có thể mở rộng phạm vi của đề tài: Trên cơ sở kết quả đạt được của đề tài này, kính đề nghị các giáo viên bộ môn áp dụng và tiếp tục nghiên cứu, mở rộng phạm vi và hoàn chỉnh nội dung. Thiết kế và soạn giảng thêm các phần còn lại trong chương trình Toán học cấp THPT.
3.2.3. Đối với tổ chuyên môn, lãnh đạo các nhà trường thường xuyên quan tâm và nâng cao công tác đổi mới các hình thức tổ chức dạy học mới bằng nhiều cách khác nhau, phát động nhiều phong trào thi đua đổi mới trong dạy học, công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng, trong công tác sinh hoạt chuyên môn hay nhân rộng các đề tài sáng kiến đạt kết quả trong toàn cơ quan để góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học.
Với thời gian ngắn và giới hạn về đề tài, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ quý đồng nghiệp. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
Rèn luyện khả năng sáng tạo toán học ở trường phổ thông, Hoàng Chúng (1969), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2
Giải tích 12, Trần văn Hạo (Tổng chủ biên), Vũ Tuấn(Chủ biên), Doãn Minh Cường,Đỗ Mạnh Hùng, Nguyễn Tiến Tài,Nxb Giáo dục Việt Nam.
3
Bài tập giải tích 12 Vũ Tuấn(chủ biên), Đoàn Minh Cường, Trần Văn Hạo, Đỗ Mạnh Hùng, Phạm Phu, Nguyễn Tiến Tài, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4
Phương pháp dạy học môn Toán, Nguyễn Bá Kim (2002), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
5
Giải một bài toán như thế nào, Polya G. (1997), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6
Toán học và những suy luận có lí, Polya.G (1995), Nxb Giáo dục, Hà Nội..
7
“Bồi dưỡng học sinh khá giỏi ở THPT năng lực huy động kiến thức khi giải các bài toán”, Đào Tam (2000), Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục 
8
Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáokhoa, Trần Bá Hoành (2007), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
9
Ngoài ra đề tài còn tham khảo các đề thi, các tạp chí, một số tài liệu lấy từ một số websise trên mạng internet
10
Phạm Đức Quang (2013), Các nguyên tắc và phương pháp xác định lĩnh vực học tập, môn học mạch kiến thức, chủ đề dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
11
Nguyễn Đức Thành (2006), Chuyên đề “ Tổ chức hoạt động dạy học sinh học ở trường THPT”, Trường ĐHSP Hà Nội.
12
Đỗ Hương Trà, (2006), Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh, Nxb ĐHSP, Hà Nội.
13
Tan, C. (2008) Tài liệu tập huấn Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học dành cho giảng viên sư phạm 14 tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam. Dự án Việt Bỉ - Bộ GD&ĐT.
14
Phạm Viết Vượng, Vũ Lệ Hoa, Nguyễn Lăng Bình (2013), Tài liệu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên: Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học của giáo viên, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
15
Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nghị quyết số 29 Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (2014).
16
Bộ giáo dục và đào tạo, Công văn số 5555/BGDĐT – BGDĐT Về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, ngày 18 tháng 10 năm 2014.
17
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể, tháng 7/2017.
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1
1.1. Lý do chọn đề tài:
1
1.2. Những tính mới, đóng góp mới của đề tài
2
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3
2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực hiện nay.
3
2.1.1.Định hướng dạy học hình thành và phát triển năng lực cho học sinh trong môn Toán học.
3
2.1.2. Đặc trưng cơ bản của việc tổ chức các hình thức dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực.
4
2.2. Thực trạng ứng dụng việc tổ chức các hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong bộ môn Toán học hiện nay.
5
2.2.1. Tình hình ứng dụng việc tổ chức các hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong bộ môn Toán học hiện nay.
5
2.2.1.1. Đánh giá về định tính.
5
2.2.1.2. Đánh về định lượng.
5
2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong bộ môn Toán học bậc THPT.
8
2.2.3. Định hướng một số giải pháp đổi mới phương pháp tổ chức hình thức dạy học để phát triển năng lực học sinh hiện nay.
9
2.3. Giải pháp thực hiện tổ chức các hình thức dạy học theo định hướng hình thành, phát triển năng lực qua chủ đề dạy học.
12
2.3.1. Quy trình xây dựng và tổ chức các hình thức dạy học theo định hướng hình thành, phát triển năng lực học sinh qua chủ đề dạy học.
12
2.3.2. Tổ chức hình thức dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực hoc sinh thông qua một số chủ đề dạy học cụ thể.
15
Chủ đề 1. SỰ ĐỒNG BIẾN, NGHỊCH BIẾN CỦA HÀM SỐ
16
Chủ đề 2. CỰC TRỊ CỦA HÀM SỐ
39
	2.4. Thực nghiệm sư phạm tổ chức các hình thức dạy học theo định hướng hình thành, phát triển năng lực học sinh qua chủ đề dạy học.
48
2.4.1. Phương pháp thực nghiệm
48
2.4.1.1. Nội dung và thời gian thực nghiệm:
48
2.4.1.2. Bố trí thực nghiệm:
48
2.4.1.3 . Phương pháp phân tích kết quả TN:
49
2.4.2.Kết quả thực nghiệm
49
2.4.2.1. Đánh giá định tính:
49
2.4.2.2. Đánh giá định lượng:
50
3.1. Kết luận.
53
3.1.1. Qúa trình nghiên cứu đề tài.
53
3.1.2. Ý nghĩa của đề tài:
54
3.2. Đề xuất.
55
PHỤ LỤC
Phụ lục số 1: phiếu thăm dò ý kiến đối với học sinh
Mục đích thăm dò ý kiến về việc tổ chức các hình thức dạy học hình thành và phát triển năng lực cho học sinh qua môn Toán học hiện nay. Các em hãy cho ý kiến của mình về các vấn đề sau:
Câu 1. Thái độ của em đối với học tập môn Toán học theo cách dạy học truyền thống của các thầy/cô giáo của mình hiện nay.
A. Rất hay, đánh giá được năng lực của học sinh.
B. Hay, chú trọng kiểm tra kiến thức của học sinh.
C. Hay nhưng còn mang nặng đọc thuộc lý thuyết, chưa thực tế.
D. Chưa hay, chưa kiểm tra năng lực vận dụng của học sinh.
Câu 2. Những hoạt động của em trong giờ học môn Toán học hiện nay (với mỗi hoạt động hãy đánh dấu x vào 1 trong 3 ô).
Các hoạt động
Mức độ hoạt động
Thường xuyên
Đôi khi
Chưa bao giờ
1. Nghe thầy/ cô giáo giảng và chép bài (đọc-chép)
2. Trao đổi thảo luận với bạn bè để giải quyết một vấn đề gì đó
3. Tự làm thí nghiệm và thực hành được
4. Tự đưa ra vấn đề mà em quan tâm
5. Vận dụng kiến thức học được để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày
6. Thuyết trình, bảo vệ các chính kiến trước nhóm/lớp về một vấn đề gì đó
Họ và tên học sinh:..........................................................................lớp:.........
Xin cảm ơn sự hợp tác của các em học sinh!
Phụ lục 2: CÁC LOẠI PHIẾU ĐÁNH GIÁ
Phiếu 1:PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ
Tên dự án.................................................................................................
Họ và tên người tự đánh giá...................................................................
Lớp ........Nhóm số .....
TT
Nội dung đánh giá
Các mức độ đánh giá
Tốt (9- 10)
Khá (7- 8)
Đạt (5- 6)
Chưa đạt (3- 4)
1
Tinh thần trách nhiệm
2
Khả năng thu thập chọn lọc thông tin
3
Khả năng hợp tác nhóm
4
Khả năng vận dụng kiến thức
5
Tính sáng tạo, độc đáo
6
Khả năng thuyết trình
7
Khả năng vận hành của sản phẩm
8
Hình thức sản phẩm
Tổng điểm của nhóm
Tổng/8 =
Điểm trung bình của nhóm
Hướng dẫn: 
Mỗi cá nhân trong nhóm tự đánh giá về sản phẩm của nhóm mình bằng cách ghi vào phiếu đánh giá theo các mức độ: Tốt, khá, đạt và chưa đạt bằng các con điểm cụ thể: cuối cùng tính điểm trung bình của nhóm mình;
Yêu cầu: Đánh giá một cách khách quan, chính xác
Phiếu 2: PHIẾU ĐÁNH GIÁ LẪN NHAU CỦA MỖI THÀNH VIÊN
TRONG NHÓM
Tên dự án..............................................................................................
Họ và tên người đánh giá...................................................................
Lớp .........Nhóm số .....
TT
Họ và tên HS
Tiêu chí đánh giá
Tổng
Điểm
Điểm
TB= tổng / 7
Tinh thần trách nhiệm
Khả năng hợp tác nhóm
Kỹ năng thực hành lắp ghép mô hình
Khả năng thu thập chọn lọc thông tin
Tính sáng tạo, độc đáo
Khả năng thuyết trình
Khả năng vận dụng kiến thức
1
2
3
...
Hướng dẫn: 
- Mỗi thành viên trong nhóm sử dụng phiếu này để đánh giá cho điểm cho các thành viên trong nhóm của mình (nếu nhóm có N bạn thì sẽ có N- 1 phiếu đánh giá)
- Nội dung đánh giá vào mỗi ô tương ứng. Mỗi tiêu chí cho điểm tối đa là 10 điểm
- Nhóm trưởng có nhiệm vụ tính điểm TB cụ thể cho mỗi thành viên của nhóm mình,sau đó báo cáo và nạp phiếu lại cho giáo viên.
Phiếu 3: PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM GIỮA CÁC NHÓM
Họ tên người đánh giá........................................................................
Thành viên nhóm...............................................................................
Đánh giá sản phẩm của nhóm: ..........................................................
TT
Họ và tên HS
Tiêu chí đánh giá
Tổng
Điểm
Điểm
TB= tổng / 6
Tinh thần trách nhiệm
Khả năng hợp tác nhóm
Khả năng thu thập chọn lọc thông tin
Tính sáng tạo, độc đáo
Khả năng thuyết trình
Khả năng vận dụng kiến thức
1
2
3
...
Phiếu 4: PHIẾU GIÁO VIÊN ĐÁNH GIÁ CÁC NHÓM
TT
Nhóm
Thu thập thông tin
Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Kỹ năng làm việc trong nhóm
Kỹ năng trình bày trước lớp
Sản phẩm của nhóm
1
2
3
4
5
6
 (Giáo viên đánh giá theo 4 mức độ: Tốt (9- 10),khá (7- 8),đạt (5- 6) và chưa đạt (<5)vào mỗi ô tương ứng)
Phiếu 5. PHIẾU TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ MỖI HỌC SINH
Nhóm: .............................................................................................
Tên dự án: .......................................................................................
TT
Họ và tên HS
Điểm đánh giá của từng nội dung
Điểm TB
Tự đánh giá
Nhóm đánh giá
HS trong lớp đánh giá
Sản phẩm nhóm
Bài kiểm tra
1
2
3
4
5
...

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_bai_day_to_chuc_cac_hoat_dong.docx
Sáng Kiến Liên Quan