Đề tài Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong giảng dạy bài 41: Diễn thế sinh thái (Sinh học 12 cơ bản)
1. Lý do viết sáng kiến.
Sự biến đổi khí hậu và những thiên tai gần đây như động đất, sóng thần, núi lửa,. đang gây nên những hiểm họa khôn lường cho nhân loại.
Năm 2005, sóng thần đã cuốn trôi hàng chục ngàn người ở Thái Lan và Indonesia. Năm 2008, động đất làm tan hoang Tứ Xuyên (Trung Quốc). Đến tháng 3/2011, động đất và sóng thần lại làm cho Nhật Bản trở thành vùng đất chết, hơn hai mươi ngàn người thiệt mạng, cơ sở vật chất kinh tế bị tàn phá nặng nề. Ngoài những biến cố về động đất, sóng thần, ta còn gặp những hiện tượng thời tiết lạ như: El Nino đã gây hạn hán ở Australia và lụt lội ở Nam Mỹ (2006-2007). Hiện tượng băng tan ở Bắc cực, lụt lội ở Thái Lan, ngày càng nhiều làng "Ung thư" xuất hiện ở Việt Nam và thế giới,. đây là những con số đáng báo động, cho thấy sự nổi giận của thiên nhiên trước những sai lầm của con người.
Việt Nam là một nước dễ bị thiên tai và đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi các rủi ro liên quan đến khí hậu nên cần có những biện pháp cực kỳ thiết thực, hiệu quả. Dự án phủ xanh đồi trọc được đưa ra và triển khai trên nhiều vùng miền đất nước. Ngoài ra, Việt Nam cũng có rất nhiều chính sách nhằm bảo vệ các loại động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng,.Tuy nhiên, vấn đề quan trọng chính là ý thức của người dân. Chúng ta cần nâng cao nhận thức của mọi người về biến đổi khí hậu đồng thời tuyên truyền các biện pháp để cải thiện và bảo vệ môi trường.
nêu ra cách xác định nguy cơ bị ảnh hưởng của BĐKH theo. Theo đó, những người sống ở vùng duyên hải ven biển, vùng ngập lụt và những người nghèo, phụ nữ và trẻ em. là đối tượng có nguy cơ bị ảnh hưởng đáng kể của BĐKH cần được hỗ trợ và bảo vệ. 3. Các giải pháp thực hiện 3.1. Phương pháp tiếp cận tạo ra sáng kiến 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu lý thuyết Nghiên cứu tổng quan về quan điểm dạy học tích cực. Phân tích nội dung kiến thức phần Sinh thái học – Sinh học 12 cơ bản, làm cơ sở xây dựng nội dung tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu. 3.1.2. Phương pháp thực nghiệm Thiết kế và tổ chức dạy học một số bài trong phần Sinh thái học theo hướng tích hợp nội dung giáo dục BĐKH (lớp thực nghiệm) để đánh giá tính khả thi của sáng kiến. 3.1.3. Phương pháp điều tra, khảo sát Sử dụng phiếu điều tra để xác định mức độ hiểu biết về thái độ và hành vi của học sinh trong học tập phần Sinh thái học trước và sau khi thực hiện phương pháp tích hợp. 3.2. Một số vấn đề của sáng kiến. 3.1.1. Kiến thức tích hợp BĐKH trong Sinh thái học Một số vấn đề về dạy học tích hợp: Trong Giáo dục, tích hợp (Integration) được hiểu là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học. Hiện tại có 4 quan điểm tích hợp khác nhau đối với các môn học: - Quan điểm “đơn môn” - Quan điểm “đa môn” - Quan điểm “liên môn” - Quan điểm “xuyên môn” Giáo dục biến đổi khí hậu ở trường phổ thông Việc giáo dục biến đổi khí hậu trong nhà trường phổ thông nhằm làm cho học sinh có những hiểu biết và nhận thức về biến đổi khí hậu trên toàn cầu và những giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Từ đó, các em có những hành động thích hợp tham gia vào các hoạt động về ứng phó với biến đổi khí hậu nói riêng và với thiên tai nói chung. Định hướng dạy học theo hướng đề cao chủ thể hoạt động nhận thức của học sinh tạo cơ hội để GV tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động liên quan đến nội dung biến đổi khí hậu ngay cả ở bài dạy học trên lớp lẫn hoạt động ngoài giờ học. Giáo dục biến đổi khí hậu có thể: Thông qua các môn học trong nhà trường, tiến hành giáo dục biến đổi khí hậu cho HS. Thông qua hoạt động ngoại khóa để tiến hành giáo dục biến đổi khí hậu cho HS. 3.1.2. Phân tích nội dung kiến thức phần Sinh thái học Nội dung chính của phần Sinh thái học lớp 12 tập trung vào các vấn đề: Sinh thái học cá thể ( cá thể và môi trường) Sinh thái học quần thể Sinh thái học quần xã Sinh thái học hệ sinh thái – sinh quyển 3.1.3. Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu vào dạy một số bài, nội dung cụ thể của phần Sinh thái học (Sinh học 12) Một số tiết dạy có thể tích hợp giáo dục BĐKH trong phần Sinh thái học: Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái Bài 37 và 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật Bài 41: Diễn thế sinh thái Bài 42: Hệ sinh thái 3.1.4. Giáo án giảng dạy minh họa Bài 41. DIỄN THẾ SINH THÁI Mục tiêu Sau khi học xong bài này, học sinh phải: Kiến thức Trình bày được khái niệm diễn thế sinh thái. Phân biệt được diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh. Phân tích được nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài của diễn thế sinh thái. Trình bày được ý nghĩa lý luận và thực tiễn về diễn thế sinh thái. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phát triển các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, phương pháp quy nạp và diễn dịch. Thái độ - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tích cực chủ động tuyên truyền, khắc phục các tập quán canh tác lạc hậu. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Gi¸o ¸n + Tranh phóng to các hình 41.1 , 41.2 , 41.3 sách giáo khoa . máy chiếu, phiếu học tập, phiếu chấm kiểm tra đánh giá. 2. Học sinh: Häc bµi cũ vµ lµm bµi tËp ë nhµ + Nghiên cứu bài mới trước ở nhà, tìm thêm 1 vài biện pháp bảo vệ quần xã góp phần bảo vệ môi trường. III. Quá trình tổ chức hoạt động học cho học snh 1. Các hoạt động đầu giờ * Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - C©u hái: Quần xã sinh vật là gì? Quần xã khác với quần thể ở những điểm nào ? Cho ví dụ ? - Đáp án và biểu điểm: + Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định (gọi là sinh cảnh). Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. (5đ) + Ví dụ: (5 đ) 2. Nội dung bài học . Hoạt động 1: Tìm hiểu về diễn thế sinh thái * Mục tiêu: - Hiểu được khái niệm về diễn thế. - Lấy ví dụ phân tích quá trình diễn thế * Nhiệm vụ: - Giáo viên: Trình chiếu hình ảnh về ví dụ diễn thê trên máy chiếu. Mời HS phân tích ví dụ , phát biểu khái niệm. Kiểm tra đánh giá bằng yêu cầu HS phân tích ví dụ thực tiễn về diễn thế Học sinh: Quan sát hình ảnh; Phân tích ví dụ; Nêu khái niệm; Thực hiện kiểm tra Lấy ví dụ và phân tích ví dụ thực tiễn. * Phương thức thực hiện: Cá nhân từng học sinh trong lớp thực hiện nhiệm vụ. * Sản phẩm: HS lấy được ví dụ diễn thế sinh thái, đưa ra được khái niệm. Tiến trình hoạt động của thày Tiến trình hoạt động của trò Nội dung - Trình chiếu hình ảnh quá trình diễn thế (VD1, 2). - Đưa câu lệnh SGK. - Phân tích quá trình biến đổi SV, MT. - Hiểu thế nào là diễn thế? - Quan sát hình. Suy nghĩ . Phân tích quá trình biến đổi SV, MT trong ví dụ. - Nêu khái niệm về diễn thế. - Phân tích VD1, 2 (SGK) - Khái niệm: Là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. * Kiểm tra đánh giá: - Giáo viên yêu cầu HS lấy ví dụ, phân tích sự biến đổi trong ví dụ ? - HS lấy ví dụ, phân tích sự biến đổi trong ví dụ đó? Lưu ý HS lấy ví dụ thực tiễn ở địa phương và phân tích được ví dụ cho điểm tối đa Hoạt động 2. Tìm hiểu các loại diễn thế sinh thái * Mục tiêu: - Phân biệt 2 loại diễn thế thứ sinh, nguyên sinh qua khái niệm và ví dụ. * Nhiệm vụ: - Giáo viên: Chia 4 nhóm HS. Phát phiếu học tập cho từng nhóm. Định hướng nhóm HS hoạt động. + Mời đại diện nhóm trình bày. Nhóm nhận xét. + Kiểm tra đánh giá bằng phiếu chấm Học sinh: + Thảo luận nhóm; Hoàn thành kiến thức + Cử đại diện trình bày; Nhận xét trả lời phiếu học tập của các nhóm khác. + Thực hiện kiểm tra chấm điểm các nhóm bằng phiếu chấm.. * Phương thức thực hiện: Thực hiện nhiệm vụ theo 4 nhóm. * Sản phẩm: Hoàn thành được phiếu học tập Tiến trình hoạt động của thày Tiến trình hoạt động của trò Nội dung - Phân chia HS lớp thành 4 nhóm.. - Yêu cầu các nhóm hoàn thành phiếu học tập thời gian tối đa 5’. - Quan sát, nhắc nhở các nhóm thảo luận. - Mời đại diện nhóm trình bày nội dung phiếu học tập. Mời các nhóm nhận xét. - Chỉnh sửa nhận xét phân tích đúng sai, đánh giá từng nhóm. - Thực hiện theo nhóm. - Phân nhóm trưởng, thư kí. - Nghiên cứu SGK+ Thảo luận hoàn thành phiếu học tập. Đại diện nhóm trình bày nội dung phiếu học tập. - Lắng nghe, phản biện nhận xét của các nhóm. Của GV. - Hoàn thành kiến thức Diễn thế nguyên sinh Diễn thế thứ sinh Khái niệm Khởi đầu từ môi trường trước đó chưa có sinh vật sống nào. Khởi đầu từ môi trường trước đó đã tồn tại một quần xã nhưng đã bị hủy diệt hoàn toàn. Ví dụ Núi lửa hoạt động .... Nương rãy bỏ hoang --> Cây cỏ mọc... *Kiểm tra đánh giá: - GV Sử dụng phiếu chấm Thời gian Khái niệm Ví dụ Tổng điểm - HS Đổi phiếu học tập theo vòng và chấm. Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân của diễn thế. * Mục tiêu: Nguyên nhân bên trong và bên ngoài gây lên các dạng diễn thế sinh thái. * Nhiệm vụ: - Giáo viên: Chia 4 nhóm HS. Yêu cầu nội dung câu hỏi thảo luận. Định hướng hoạt động nhóm HS . + Mời đại diện nhóm trình bày. Nhóm nhận xét. + Kiểm tra đánh giá bằng hoàn thành bảng SGK Học sinh: + Thảo luận nhóm; Hoàn thành kiến thức + Cử đại diện trả lời các câu hỏi; Nhận xét bổ xung kiến thức của các nhóm khác. + Thực hiện kiểm tra chấm điểm các nhóm bằng phiếu chấm.. * Phương thức thực hiện: Thực hiện nhiệm vụ theo 4 nhóm. * Sản phẩm: Các nhóm thảo luận trả lời được câu hỏi. Tiến trình hoạt động của thày Tiến trình hoạt động của trò Nội dung - Nguyên nhân nào gây lên sự biến đổi của diễn thế? - Phân tích nguyên nhân gây dễn thế trong các ví dụ đã nêu? - Con người đã tác động đến sự thay đổi của quần xã như thế nào? - Những hoạt động của con người giúp cho diễn thế sinh thái theo chiều hướng tích cực? Chiều hướng xấu gây ô nhiễm môi trường? - Thực hiện theo nhóm. - Nghiên cứu SGK+Phân tích qua ví dụ + Trao đổi trong nhóm trả lời câu hỏi. - Lắng nghe, phản biện nhận xét của các nhóm. Của GV. - Hoàn thành kiến thức - Nguyên nhân bên ngoài: Sự thay đổi môi trường, Các yếu tố ngẫu nhiên gây lên những biến đổi về cấu trúc của quần xã. - Nguyên nhân bên trong: Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã. - Hoạt động của con người: + Ảnh hưởng tiêu cực: chặt cây, đốt nương, gây cháy rừng, đắp đập ngăn sông là nguyên nhân gây nên diễn thế thứ sinh suy thoái. + Ảnh hưởng tích cực: cải tạo tự nhiên, bảo vệ, khoanh nuôi rừng hình thành diễn thế thứ sinh tương đối ổn định. *Kiểm tra đánh giá: - GV dùng bảng SGK. Khái quát và đánh giá từng nhóm. - HS hoàn thành bảng và trình bày. Hoạt động 4: Tìm hiểu tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế. * Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa của các quy luật diễn thế trong việc phát triển kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp và khai thác sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên vào bảo vệ môi trường. * Nhiệm vụ: - Giáo viên: Đặt câu hỏi về tầm quan trọng của nghiên cứu diễn thế. + Kiểm tra đánh giá bằng nêu ý nghĩa của diễn thế trong các ví dụ thực tiễn cảu học sinh. Học sinh: + Phân tích từ ví dụ và kiến thức đã học + Qua nghiên cứu quan sát từ thực tiễn trả lời câu hỏi; Hoàn thành kiến thức + Cá nhân liên hệ trả lời các câu hỏi; Nhận xét bổ sung kiến thức * Phương thức thực hiện: Cá nhân từng học sinh thực hiện nhiệm vụ. * Sản phẩm: Tiến trình hoạt động của thày Tiến trình hoạt động của trò Nội dung - Việc nghiên cứu diễn thế có ý nghĩa gì? - Phân tích ý nghĩa của từng ví dụ? - ý nghĩa của các quy luật diễn thế trong việc phát triển kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp và khai thác sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên vào bảo vệ môi trường như thế nào? Làm thế nào để ngăn chặn, khắc phục hiện tượng đồi trọc hóa, hoang mạc hóa, khôi phục diện tích rừng tự nhiên? Hãy chỉ rõ nguyên nhân và nêu biện pháp khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của các hoạt động của con người? Hãy nêu khái quát ý nghĩa của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái. - Chú ý lắng nghe, trả lời câu hỏi. - Phân tích ý nghĩa của từng ví dụ. Ý nghĩa các quy luật diễn thế trong việc phát triển kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp và khai thác sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên vào bảo vệ môi trường. - Dự đoán quần xã đã tồn tại trước và quần xã thay thế. - Con người chủ động xây dựng các kế hoạch đẻ bảo vệ và khai thác các sinh vật. Đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường. - Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của con người là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn tình trạng suy thoái rừng tự nhiên, phục hồi diện tích rừng đã bị tàn phá. Vận dụng hiểu biết về nguyên nhân gây nên diễn thế suy thoái để nêu biện pháp, phân tích biện pháp quan trọng là nâng cao hiểu biết về diễn thế sinh thái. * Kiểm tra đánh giá: Bằng các câu hỏi: Là HS cần làm gì để bảo vê môi trường góp phần giảm thiểu BĐKH? 3. Hướng dẫn học sinh tự học. Tiếp tục tìm hiểu quá trình diễn thế đang diễn ra. Phân tích những nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa của việc nghiên cứu này. 3.3. Giải pháp thực hiện sáng kiến Các giáo viên tham gia thực hiện sáng kiến lựa chọn những nội dung kiến thức trong phần Sinh thái học mà có thể tích hợp nội dung về BĐKH như: nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả của BĐKH và các giải pháp nhằm giảm nhẹ hoặc ứng phó với BĐKH. Sau khi lựa chọn kiến thức liên quan nhóm giáo viên cùng nhau thảo luận để lược bớt những nội dung trùng lặp và xây dựng thành nội dung kiến thức của chủ đề. Trên cơ sở nội dung chủ đề đã được xây dựng nhóm sẽ phân công giáo viên soạn giảng nội dung có liên quan nhiều nhất đến kiến thức lớp mình đang giảng dạy. Tổ chức thực hành giảng dạy theo dạng chuyên đề của tổ chuyên môn, có mời thêm các giáo viên cùng bộ môn tham gia dự giờ. Sau quá trình thực hành giảng dạy nhóm giáo viên tham gia sáng kiến cùng nhau rút kinh nghiệm, đồng thời tiếp thu ý kiến của các giáo viên dự giờ để điều chỉnh bổ sung hoàn thiện sáng kiến. Việc thực hành giảng dạy cũng có thể chuyển giao sang các giáo viên khác không trực tiếp tham gia thực hiện sáng kiến hoặc thực hiện liên tục ở các năm học tiếp theo. * Phương pháp kiểm nghiệm kết quả của SKKN Sáng kiến dự kiến được thực nghiệm và đánh giá hiệu quả tại trường THPT Sốp Cộp, cụ thể như sau: - Tiến hành thử nghiệm bằng 25 câu hỏi TNKQ (0,4 điểm/1câu) trong thời gian 45 phút sau khi kết thúc chuyên đề SKKN này ở mỗi lớp trong giờ học tự chọn Sinh học 12. Nội dung câu hỏi TNKQ bao gồm kiến thức tổng hợp về kiến thức STH theo bài cụ thể và câu hỏi về thực tiễn áp dụng giảm thiểu BĐKH. - Phương án thử nghiệm 1: ở lớp 12B6(lớp chọn khối tự nhiên): Tiến hành thử nghiệm test trước khi học và sau khi học phương pháp với mức độ đề khó hơn. Kết quả được tổng hợp ở bảng sau: Lớp 12 B6 Sĩ số Điểm dưới 5 Điểm từ 5 - 7 Điểm từ 8 - 10 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Trước khi áp dụng 38 Sau khi áp dụng 38 - Phương án thử nghiệm 2: chọn lớp 12B6 làm lớp thử nghiệm (được học theo phương pháp của SKKN này), và lớp 12B5 làm lớp đối chứng (được học theo phương pháp cũ: không tích hợp GDBĐKH). Kết quả được tổng hợp ở bảng sau: Lớp Sĩ số Điểm dưới 5 Điểm từ 5 - 7 Điểm từ 8 - 10 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 12B6 38 12B5 33 4. Hiệu quả cuả sáng kiến 4.1. Ý nghĩa thực tiễn của sáng kiến Sáng kiến đã, đang và sẽ được áp dụng vào việc giảng dạy bộ môn Sinh học tại trường THPT Sốp Cộp trong các hoạt động sau: - Dạy học chính khóa trong chương trình Sinh học 12 THPT hiện hành - Bồi dưỡng học sinh ôn thi THPT Quốc gia; - Hiện nay việc giảng dạy ở trường phổ thông vẫn thực hiện theo các tiết, các môn học riêng rẽ nên chưa thể áp dụng trực tiếp sáng kiến vào giảng dạy mà chỉ có thể tổ chức dạng các chuyên đề chuyên môn. Tuy nhiên dạy học liên môn, tích hợp là xu hướng tất yếu mà giáo dục phổ thông hướng tới. Do đó việc áp dụng sáng kiến là cần thiết để giáo viên làm quen với dạy học tích hợp, liên môn và sẽ không bị bỡ ngỡ khi chuyển từ chương trình học hiện nay sang chương trình học liên môn tích hợp. Khi dạy học tích hợp, liên môn trở thành hình thức dạy học trong các trường phổ thông thì sáng kiến hoàn toàn có thể trở thành tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo cho việc xây dựng nội dung chủ đề, soạn giảng và thực hành giảng dạy tích hợp liên môn. Lúc đó sáng kiến có thể được áp dụng rộng rãi vào chương trình dạy học ở các trường phổ thông. 4.2. Đối tượng hưởng lợi của sáng kiến - Sáng kiến đã giúp HS không những nắm được kiến thức phần Sinh thái học mà còn được giáo dục về BĐKH – là vấn đề mang tính toàn cầu, đã và đang ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đời sống con người. Những kiến thức tích hợp đều mang tính thực tiễn, do đó làm tăng hứng thú học tập của học sinh. - Sáng kiến giúp học sinh có cơ hội vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Học sinh được tham gia vào các hoạt động có tính thực tiễn cao vừa làm tăng hứng thú học tập của học sinh vừa hình thành cho học sinh tư duy giải quyết vấn đề. Từ đó, HS có thể đem kiến thức đã học để tuyên truyền và thực hiện những hành động thiết thực tại địa phương như: làm sạch rác khu vực sinh sống, tham gia trồng cây xanhgóp phần giảm thiểu BĐKH - Phương pháp dạy học của giáo viên được nâng cao. Mục tiêu của bài giảng được xác định cho học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ là người tổ chức quá trình lĩnh hội kiến thức. - Qua quá trình làm việc nhóm giáo viên đã cải thiện khả năng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau về kiến thức chuyên môn. Trong quá trình dạy học giáo viên không nặng về truyền thụ kiến thức mà chủ yếu là định hướng, tổ chức học sinh giải quyết vấn đề. Do đó kĩ năng sư phạm của giáo viên được cải thiện. C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận - Dạy học tích hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện và phát triển kĩ năng tư duy, phân tích tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa cho người học. Từ đó, đào tạo con người có tri thức mới, năng động, sáng tạo khi giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. - Giáo dục BĐKH trong trường hiện nay đang là một vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Tuy nhiên, trong chương trình THPT không có phân môn riêng về BĐKH, do đó việc tích hợp giáo dục BĐKH trong các môn học đã có là vấn đề vô cùng quan trọng và có tính khả thi cao, đặc biệt là tích hợp trong môn sinh học nói chung, phần Sinh thái học nói riêng. Vận dụng tích hợp giáo dục BĐKH trong dạy học Sinh thái học mang lại hiệu quả cao, giúp HS hiểu rõ nội dung môn học, giáo dục các em ý thức ứng phó và thích ứng với BĐKH. - Sáng kiến đã đề xuất quy trình thiết kế bài dạy STH theo hướng tích hợp GDBĐKH gồm các thao tác: + Xác định mục tiêu của chương, bài học, trong đó có mục tiêu về GDBĐKH + Xác nội dung bài học có thể tích hợp GDBĐKH và mức độ tích hợp. + Xác định các phương pháp dạy học để tổ chức hoạt động học tập. + Xác định hình thức dạy học. Kết quả TN sư phạm đã khẳng định tính khả thi và hiệu quả của việc tích hợp GDBĐKH trong dạy học Sinh thái học – Sinh học 12 +Sáng kiến đã giúp HS tiếp thu được những kiến thức về BĐKH một cách khoa học khi phối hợp lý thuyết với các ví dụ thực tế mang tính địa phương và tính thời sự. + Sáng kiến đã giúp học sinh phát triển tư duy giải quyết các vấn đề trong thực tiễn đời sống. + Sáng kiến đã góp phần nâng cao hứng thú học tập của học sinh, qua đó thúc đẩy chất lượng học tập của học sinh và chất lượng giáo dục của nhà trường. + Sáng kiến đã giúp giáo viên cải thiện khả năng hợp tác làm việc theo nhóm, cải thiện kĩ năng sư phạm của giáo viên. 2. Kiến nghị - Cần bồi dưỡng GV THPT về kiến thức biến đổi khí hậu và phương pháp dạy học tích hợp trong dạy học Sinh học để nâng cao năng lực chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Sinh học và giáo dục biến đổi khí hậu. - Cần mở rộng công tác giáo dục BĐKH trong các trường THPT cả về hình thức lẫn nội dung để các em HS có điều kiện tìm hiểu về khí hậu và tham gia ứng phó với BĐKH qua các hành động thực tiễn. - Trong quá trình giảng dạy tích hợp BĐKH, GV cần nắm vững kiến thức về BĐKH và những số liệu, dẫn chứng thực tế để HS nhận rõ được tầm quan trọng của việc giáo dục BĐKH và những hành động thực tế tại địa phương. Bên cạnh đó, GV cần có nhiều phương pháp dạy học tích cực, lôi cuốn và hấp dẫn HS xây dựng bài. - Học sinh chưa có tài liệu học tập và chưa có thói quen học tích hợp, do đó cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho mỗi tiết học thật kĩ lưỡng hoặc giáo viên biên soạn tài liệu cho chủ đề dạy học và chuyển đến học sinh để học sinh chuẩn bị bài. - Do đặc điểm về thời gian nghiên cứu và khả năng thu thập thông tin từ thực tế nên SKKN còn có những thiếu sót nhất định, nhóm nghiên cứu mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để SKKN được hoàn thiện hơn. - Trước hết, các chủ đề về BĐKH có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Từ đó, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. - Thông qua giảng dạy phần Sinh thái học, học sinh nâng cao được ý thức bảo vệ mội trường, và có những hành động thiết thực góp phần chống BĐKH - Phương pháp dạy học của giáo viên được nâng cao. Mục tiêu của bài giảng được xác định cho học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ là người tổ chức quá trình lĩnh hội kiến thức. Kim Bôi, ngày 05 tháng 04 năm 2017 HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI VIẾT Nguyễn Trung Kiên
File đính kèm:
- tich_hop_trong_giang_dayj_bai_41_dien_the_sinh_thai_sinh_hoc_12_co_ban_7137.doc