Đề tài Tăng cường quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Điểu Cải năm học 2009 - 2010
Đạo đức có vị trí hàng đầu trong toàn bộ công tác giáo dục ở nhà trường XHCN nhằm hình thành và bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan, nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa. Luật giáo dục 2005 đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân " (Điều 23-Luật giáo dục).
Bác Hồ đã từng nói “Đạo đức là cái gốc của con người cách mạng”, con người “Có tài mà không có đức là người vô dụng.” . Đạo đức cũng là cái gốc để con người phát triển toàn diện mà nhà trường phổ thông có trách nhiệm đào tạo. Do đó công tác giáo dục tư tưởng, chính trị và đạo đức phải giữ vị trí then chốt trong nhà trường.
Hội nhập kinh tế quốc tế, ngoài những mặt tích cực nó còn làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, sự du nhập những sản phẩm văn hóa phù hợp và không phù hợp, kể cả sản phẩm đồi trụy, phản nhân văn, làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân tộc và xói mòn những giá trị đạo đức của con người Việt Nam. Hiện nay một số bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, không có tính tự chủ, dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu.
Những năm gần đây, số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là học sinh trung học phổ thông (THPT), tình trạng học sinh kết thành băng nhóm bạo hành trong trường học đáng được báo động. Một vấn đề nóng bỏng khác là sự gia tăng của việc học sinh nữ đánh nhau, quay phim và phát tán lên mạng internet gây sốc đối với những người lớn tuổi, các bậc cha mẹ, những người làm công tác giáo dục và toàn xã hội.
Chính vì vậy, hoạt động giáo dục đạo đức học sinh có ý nghĩa quan trọng. Nếu người thầy giáo không xác định rõ ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức học sinh thì sẽ có những định hướng sai lệch về mục tiêu đào tạo con người mới. Giáo dục phải đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ và cân đối hài hoà cả 5 yếu tố nhân cách: Đức, trí, thể, mỹ, nghề, trong đó coi trọng việc xây dựng phẩm chất trí tuệ và năng lực nhận thức, đồng thời phải coi trọng việc bồi dưỡng tình cảm, hình thành nhân cách cho học sinh. Công tác giáo dục đạo đức ở trường THPT cũng như các hoạt động khác cũng tuân theo những quy luật tâm lý, sinh lý của người học sinh. Mỗi nhà trường phải quán triệt mục đích giáo dục, phải chương trình hoá nội dung, yêu cầu giáo dục đạo đức. Công tác giáo dục đạo đức có tính đa dạng và tính phức tạp do đó đòi hỏi người cán bộ quản lý và giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm phải thật sự công phu, lập kế hoạch giáo dục đạo đức thật cụ thể, tỉ mỉ, nhất là đối với những học sinh chậm tiến, cá biệt và tạo môi trường giáo dục đạo đức phù hợp gắn với các hoạt động giáo dục khác.
Trên cơ sở thực trạng đạo đức học sinh trường THPT Điểu Cải những năm gần đây bị ảnh hưởng không nhỏ bởi các hiện tượng tiêu cực của xã hội: Đã có hiện tượng học sinh vi phạm pháp luật, học sinh tụ tập băng nhóm, liên kết với các phần tử xấu ở bên ngoài nhà trường đánh nhau, gây rối trật tự trong và ngoài nhà trường, trong đó tình trạng học sinh nữ đánh nhau đang là vấn đề đáng báo động.
Một trong những tư tưởng đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, đó cũng là vấn đề mà tất cả cán bộ giáo viên, nhân viên trường THPT quan tâm. Chính vì vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu là: “Tăng cường quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Điểu Cải năm học 2009-2010”
thiết thực. Chỉ đạo tất cả các bộ phận của nhà trường, toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh tích cực xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực" bằng hình thức tuyên truyền lồng ghép vào các buổi lễ, xây dựng các lớp điển hình, tổ chức các hoạt động tập thể chào mừng các ngày lễ lớn, nhằm giúp học sinh có môi trường thân thiện hơn trong nhà trường. Chỉ đạo cán bộ, giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm thường xuyên thăm hỏi động viên, nắm bắt tình hình, hoàn cảnh của từng học sinh tạo sự thân thiện, gần gũi giữa giáo viên với học sinh, cha mẹ học sinh. Duy trì tốt công tác thông tin hai chiều giữa nhà trường với Ban đại diện cha mẹ học sinh, giữa giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh để họ kịp thời nắm bắt tình hình con em mình. Phối kết hợp với chính quyền địa phương, đặc biệt là công an các xã liên tục tuần tra, kiểm tra, nhất là thời điểm học sinh đến lớp và tan lớp; theo dõi để phát hiện việc học sinh lôi kéo các phần tử xấu bên ngoài nhà trường, tụ tập băng nhóm đánh nhau, từ đó có biện pháp ngăn chặn kịp thời. III. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG Từ những biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh nhà trường đã đạt được kết quả như sau: Khối Tổng số HS Năm học 2009 - 2010 Tốt % Khá % T.Bình % Yếu % 10 630 400 63,5% 150 23,8% 80 13,3% 0 0 11 512 350 68,3% 100 19,5% 62 12,2% 0 0 12 528 380 72% 128 24,2% 20 3,8% 0 0 Tổng 1670 1130 378 162 0 Số học sinh bị xử lý kỉ luật: 02 Khối Tổng số HS Năm học 2010 - 2011 Tốt % Khá % T.Bình % Yếu % 10 627 430 68,5% 170 27,1% 27 4.4% 0 0 11 540 400 74% 115 21,3% 35 4,7% 0 0 12 433 381 87,9% 46 11% 6 2,1% 0 0 Tổng 1600 1211 331 68 0 0 Số học sinh bị xử lý kỉ luật: 01 Từ kết quả đạt được về chất lượng giáo dục đạo đức học sinh năm học 2009-2010 và năm học 2010-2011 của nhà trường, bản thân tôi nhận thấy có một số ưu, khuyết điểm sau: * Ưu điểm: Các lớp luôn thực hiện tốt chương trình hoạt động giáo dục đạo đức học sinh theo quy định như: Sinh hoạt lớp, hoạt động ngoài giời lên lớp, sinh hoạt đoàn với nội dung phong phú, có chất lượng. Học sinh đa số có ý thức kỷ luật trật tự, lễ phép, biết vâng lời cha mẹ, thầy cô, người lớn tuổi và biết kính trọng ông bà, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh công cộng, biết bảo vệ của công, thực hiện tốt các nội quy, quy định của nhà trường, của lớp như duy trì tốt các hoạt động 15 phút đầu giờ, sinh hoạt đoàn, tham gia nhiệt tình các hoạt động tập thể. Đa số các em học sinh đều ngoan, hiếu học có tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong học tập cũng như trong các hoạt động khác của nhà trường. Các em hiểu rất rõ tác hại của ma tuý và tránh xa nó. Kết quả chưa có em nào mắc vào tệ nạn ma tuý. Có ý thức tu dưỡng và rèn luyện, có thái độ cư xử đúng mực với bạn bè, tham gia đầy đủ các hoạt động của nhà trường, hưởng ứng nhiệt tình các hoạt động quyên góp của các cấp các ngành. * Hạn chế: Vẫn còn một số ít học sinh thiếu ý thức kỷ luật chưa vâng lời cha mẹ, thầy cô và người lớn tuổi, chưa có ý thức bảo vệ của công, vô lễ với thầy cô giáo, không thực hiện đúng các nội quy, quy định của nhà trường, của lớp. Cụ thể còn hiện tượng học sinh bỏ giờ, bỏ tiết, trong lớp chưa chú ý nghe giảng, chưa có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau, còn gây gổ đánh nhau hoặc có quan hệ với một số thanh niên hư hỏng làm ảnh hưởng đến nhân cách của người học sinh, còn dung túng bao che khuyết điểm cho bạn. Một số ít các em còn đi sớm về muộn, sa đà vào quán điện tử, chưa thực sự thành khẩn khi có lỗi, chưa hoà nhập vào tập thể, còn mặc cảm với hoàn cảch riêng, chưa thực sự có ý thức tu dưỡng rèn luyện. Vì vậy chất lượng đạo đức của nhà trường trong năm qua vẫn còn có đạo đức trung bình, yếu. Số học sinh bị kỉ luật gia tăng và hình thức kỉ luật buộc thôi học tăng. 2.3. Nguyên nhân của thực trạng giáo dục đạo đức trường THPT Điểu Cải Để có được những mặt mạnh về giáo dục đạo đức là do nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền vận động Ban đại diện cha mẹ học sinh, các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường cùng giáo dục học sinh. Tuyên truyền đến cha mẹ học sinh và học sinh thực hiện tốt các cuộc vận động: "Hai không", cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", cuộc vận động "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" Hàng năm, cứ vào đầu năm học, nhà trường tổ chức cho các em học sinh học tập nội quy của trường, ký cam kết bảo vệ của công, học tập luật lệ giao thông, giáo dục về giới tính và phòng chống các tệ nạn xã hội, thành lập ban phòng chống tệ nạn ma tuý học đường hoạt động có hiệu quả bằng việc thành lập đội thanh niên tình nguyện phát giác những đối tượng có nghi ngờ để gặp gỡ, giúp đỡ kịp thời. Kết quả trong năm học qua nhà trường không có học sinh nào mắc vào tệ nạn ma tuý. Đoàn trường thường xuyên tổ chức các đợt thi đua vừa thúc đẩy học sinh tự phấn đấu vừa tạo mối đoàn kết gắn bó trong tập thể học sinh, tạo cho các em môi trường học tập, vui chơi lành mạnh, bổ ích. Bên cạnh đó hiện tượng tiêu cực trong xã hội còn nhiều, tâm lý tuổi mới lớn của học sinh dễ bị tác động; một bộ phận cha mẹ đi làm ăn xa, không thể trực tiếp theo dõi, quản lý con em; một bộ phận cha mẹ học sinh còn chưa quan tâm thực sự đến con em mình mà còn giao khoán cho nhà trường gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đạo đức nói chung và chất lượng giáo dục đạo đức nói riêng. Sự xuất hiện các quán trò chơi điện tử đã lôi cuốn số học sinh lười học, thiếu sự quản lý của gia đình. Tình trạng học sinh nghiện game ngày càng phổ biến. Tổ ấm gia đình tan vỡ thiếu sự giáo dục của người bố hoặc người mẹ cũng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của các em, các em dễ chán nản, dễ bị lôi kéo vào các hiện tượng tiêu cực của xã hội. Tập thể lớp chưa thật sự đoàn kết, có biểu hiện chia rẽ bè phái cũng là một nguyên nhân dẫn đến còn có những cá nhân thiếu ý thức kỷ luật, chưa tôn trọng bạn bè. Một số ít giáo viên việc giáo dục đạo đức còn mang tính đơn điệu, mới chỉ là thông qua các tiết học chính khoá. Giữa giáo viên và học sinh chưa có mối quan hệ gần gũi hoặc đối xử chưa thực sự bình đẳng dấn đến mối quan hệ giữa các em chưa thật sự thân thiết. Nguyên nhân chủ quan: Công tác chỉ đạo của nhà trường được làm thường xuyên nhưng đôi lúc thiếu kiểm tra giám sát dẫn đến hiệu quả chưa cao. Nhiều giáo viên chủ nhiệm còn quá trẻ chưa có kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm, còn số ít giáo viên chưa thực sự yêu nghề, còn có một số hành vi chưa chuẩn mực trước học sinh. Việc đổi mới phương pháp dạy học còn chậm, chưa thực sự huy động các đối tượng tham gia vào quá trình học tập. Học sinh còn chưa tự giác học tập, chưa xác định được động cơ học tập, rèn luyện. Nguyên nhân khách quan: Nhận thức của một bộ phận cha mẹ học sinh về gáo dục còn chưa đầy đủ, mới chỉ coi trọng việc học chưa quan tâm đến việc rèn luyện đạo đức của con em. Những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường, của xã hội tác động tiêu cực đến hành vi đạo đức của các em. Sự kết hợp ba môi trường: gia đình, nhà trường, xã hội chưa tốt. Cơ sở vật chất trang thiết bị, kinh phí dành cho các hoạt động ngoại khoá còn quá eo hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu các hoạt động. IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 1.4. Các biện pháp tăng cường quản lý giáo dục đạo đức học sinh Trên cơ sở nguyên nhân của những thực trạng trên, ngoài các biện pháp giáo dục đạo đức học sinh trường THPT Điểu Cải, bản thân tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp sau để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh nhà trường được nâng lên và đáp ứng với mục tiêu giáo dục hiện nay. Biện pháp 1: Chỉ đạo xây dựng một tập thể học sinh tốt. Nâng cao nhận thức cho tập thể cán bộ giáo viên và học sinh của trường nhận thức một cách đầy đủ về tầm quan của một tập thể tốt là tập thể có mục đích thống nhất, có tinh thần trách nhiệm trước xã hội, có yêu cầu chặt chẽ đối với mọi thành viên, mọi thành viên phải phục tùng ý chí của tập thể, phải có sự lãnh đạo thống nhất, các thành viên phải được bình đẳng trước tập thể . - Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động tập thể để các em quen dần với việc tôn trọng ý kiến tập thể. - Thường xuyên tập huấn cho giáo viên kĩ năng xây dựng được một tập thể học sinh tốt. Chỉ có tập thể học sinh tốt mới có những dư luận lành mạnh, có tác dụng hướng dẫn, kiểm tra những tri thức đạo đức, niềm tin đạo đức của mỗi học sinh, kiểm tra đánh giá và củng cố những thói quen đạo đức của các em. - Chỉ đạo giáo viên tiến hành điều tra tình hình thực tế của lớp, của từng em về: Học lực, hạnh kiểm của năm học trước, về hoàn cảnh gia đình, về năng lực sở trường bản thân, về quan hệ bạn bè trong và ngoài trường. - Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch giáo dục bằng một số việc cụ thể như: tổ chức tập thể bằng việc lựa chọn đội ngũ cán bộ là những học sinh có tư cách đạo đức tốt, học lực từ khá trở lên, có tinh thần đấu tranh phê và tự phê, sôi nổi tự giác, tích cực trọng mọi hoạt động của lớp, trường; tổ chức nhóm học tập, đôi bạn cùng tiến đồng thời người giáo viên phải luôn bám sát tập thể học sinh, thường xuyên uốn nắn, đôn đốc, động viên các em thực hiện tốt các nội quy, nề nếp. Biện pháp 2: Xây dựng mối quan hệ tình cảm và thân thiện giữa thầy và trò, giữa trò với trò thông qua thực hiện các cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; Cuộc vận động "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"; Cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Quán triệt cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh hiểu rõ mục đích của các cuộc vận động từ đó xây dựng được mối quan hệ tốt giữa thầy với thầy, thầy với trò, trò với trò. Người giáo viên phải có tình thương thực sự với học sinh, phải có lòng độ lượng và bao dung với học sinh, có tình thương yêu thực sự với học sinh thì mới cảm hoá được các em và các em sẽ có ý thức tự giác làm theo những điều dạy bảo của giáo viên. Mặt khác người giáo viên cần xây dựng cho các em mối quan hệ bạn bè chân thành, thông cảm, thương yêu đoàn kết, giúp đỡ nhau, quan tâm giúp đỡ nhau trong học tập và sinh hoạt, các em mới thực sự biết giúp đỡ nhau cùng nhau xây dựng tập thể chân chính, coi nhà trường như nhà của mình: Đó là một tập thể có mục tiêu chung, có hoạt động chung nhằm phát triển nhân cách. Người giáo viên phải hiểu được hoàn cảnh gia đình, đời sống tình cảm của học sinh. Sự tìm hiểu này không chỉ dừng lại ở việc đọc sơ yếu lý lịch của học sinh, vì nếu chỉ dừng lại ở đó thì sẽ khó lý giải được hoặc lý giải không đúng nhiều biểu hiện hàng ngày của học sinh, giáo viên sẽ mơ hồ, sẽ sai lầm hoặc không biết những điều kiện cụ thể của học sinh mình để có biện pháp giáo dục các em có hiệu quả nhất. - Thành lập ban chỉ đạo các cuộc vận động tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh . - Ban giám hiệu, giáo viên phải luôn gương mẫu trong lời nói, việc làm, phải luôn là tấm gương tự học và sáng tạo để tạo lòng tin với các em, có khen chê kịp thời và xử lý nghiêm các vi phạm. Tất cả các sự việc được xử lý công bằng, không thiên vị hay trù dập đối với các em học sinh mắc khuyết điểm, không thành kiến mà phải có sự động viên giúp đỡ, dìu dắt, giáo dục khích lệ các em để các em không thấy bị mặc cảm, xa lánh. - Luôn tạo bầu không khí vui tươi, phấn khởi cho học sinh. Đây là một công việc đòi hỏi mất nhiều thời gian tâm sức và tình thương, sự bao dung độ lượng của giáo viên và sự phối hợp với các lực lượng giáo dục khác đặc biệt là của tập thể lớp và của gia đình các em. Biện pháp 3: Giáo dục đạo đức học sinh thông qua việc giúp các em biết tự tu dưỡng Thông qua tự tu dưỡng đạo đức của mỗi học sinh: Giúp học sinh phải nhận thức được bản thân mình, đánh giá đúng mình, luôn có thái độ phê phán nghiêm túc những hành vi của chính mình, nhất là thái độ tự mãn, kiêu ngạo hay tự ti. Giúp học sinh để các em có những phẩm chất, ý chí mạnh mẽ, có nghị lực để tiến hành tự tu dưỡng. - Nhà trường cần giúp các em nhận thức được mình, nhận thức về người khác, nhận thức về tập thể, tập đối chiếu yêu cầu của những người xung quanh với khả năng của bản thân mình. - Nhà trường, gia đình cần giúp học sinh thấy được mình thiếu cái gì? Cần phải rèn luyện thêm những phẩm chất đạo đức nào và con đường vươn tới như thế nào? - Tập thể phải giúp đỡ, dư luận tập thể phải đồng tình và ủng hộ công việc tự tu dưỡng của mỗi học sinh thì mới có kết quả. - Giáo viên phải hướng dẫn, đánh giá và uốn nắn thường xuyên giúp các em tự đánh giá được mình, vì có vậy mới có cơ sở để tự khuyến khích vươn lên và củng cố lòng tin. Biện pháp 4: Giáo dục đạo đức học sinh cần phối hợp tốt ba môi trường giáo dục: nhà trường – gia đình – xã hội. Nhằm nâng cao nhận thức làm cho chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường nhận thức một cách đầy đủ về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, để từ đó họ có sự thay đổi nhận thức và có những hành động phối hợp tích cực đối với công tác giáo dục. - Cha mẹ học sinh: cần nghiêm khắc với bản thân, kiểm soát từng hành vi cử chỉ của mình và có thái độ, phong cách đúng đắn trong sinh hoạt gia đình là phương pháp giáo dục đạo đức cho con cái đầu tiên và quan trọng nhất. Cần giáo dục để các em hiểu, kịp thời nhận ra và chống lại tác động tiêu cực của những con người và sự việc xấu. Cha mẹ cần theo dõi sát sao những hành vi cử chỉ của các em, kịp thời uốn nắn những quan niệm và hành vi không phù hợp được thâm nhập qua sự tiếp xúc của các em với các quan hệ xã hội cụ thể của nó. -Về phía nhà trường, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp phải thường xuyên gần gũi, sâu sát với các em để nắm được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng sở thích, cá tính của từng em để có biện pháp phối kết hợp giáo dục cho phù hợp. Sự gần gũi, đồng cảm với các em, sự tin tưởng của các em vào người thầy có tác dụng rất hiệu quả trong việc giáo dục học sinh. - Xã hội phải thực sự là môi trường lớn để các em chứng tỏ mình, tu dưỡng và rèn luyện bản thân mình. - Tiếp tục phối kết hợp ba lực lượng gia đình – nhà trường – xã hội trong giáo dục học sinh Tổ chức nhiều hoạt động với nhiều hình thức phong phú đa dạng để thu hút học sinh vào hoạt động, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực. Cần kiên quyết hơn nữa khi xử lý đối với những học sinh cá biệt để các học sinh khác coi đó là bài học rút kinh nghiệm cho chính bản thân. Trên đây là nội dung của đề tài mà tôi đã nghiên cứu và ứng dụng trong quá trình quản lý giáo dục đạo đức học sinh; kết quả ứng dụng đã bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả ban đầu, hiệu quả thực tế sẽ khả quan hơn trong những năm tới. .3. Hiệu quả của việc tăng cường quản lý giáo dục đạo đức học sinh. Qua một năm chỉ đạo tăng cường quản lý giáo dục đạo đức học sinh, chất lượng giáo dục đạo đức học sinh của nhà trường có sự chuyển biến rõ rệt. Với chủ trương giáo dục đi sâu vào chất lượng, có các biện pháp kiên quyết xử lý học sinh vi phạm nội quy đồng thời tạo cho các em cơ hội sửa chữa, tỉ lệ học sinh ngoan, hiền, lễ phép, có ý thức học tập tăng lên, đa số các em đối xử với nhau thân thiện, chan hoà hơn, yêu trường mến lớp hơn. Bên cạnh đó, số học sinh bị xử lý kỉ luật với hình thức buộc thôi học có thời hạn cũng tăng lên cho thấy sự kiên quyết của nhà trường trong việc giáo dục nghiêm khắc, buộc học sinh phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình và thực sự phấn đấu trở thành một học sinh tốt. Bảng so sánh số liệu năm học 2009-2010 và năm học 2010-2011 cho thấy số lượng học sinh có hạnh kiểm yếu tăng, con số đó nói lên rằng các biện pháp tăng cường quản lý giáo dục đạo đức học sinh thực sự đi vào chiều sâu, đánh giá một cách thực chất hạnh kiểm của học sinh, tạo môi trường giúp các em rèn luyện để năm học tới chất lượng đạo đức học sinh tăng lên. Tăng cường quản lý giáo dục đạo đức học sinh trường THPT Điểu Cải năm học 2010-2011 mục đích chính là giúp học sinh tự giác, tự chịu trách nhiệm, tự uốn nắn, góp phần ngăn chặn hiện tượng học sinh hư hỏng, bạo lực, V. TÀI LIỆU THAM KHẢO Hồ Chí Minh, Về đạo đức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993, tr. 316- 317. Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 184. Hồ Chí Minh, Bài nói chuyện tại lớp học tập chính trị, Báo Nhân dân số ra ngày 14/9/1958, tr.1. Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 523. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 112 - 113. Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1970, tr. 36. Hồ Chí Minh, Về đạo đức, bài đã dẫn, tr. 342. VI. KẾT LUẬN Trên đây là toàn bộ những cơ sở lý luận khoa học, cơ sở pháp lý của vấn đề tăng cường quản lý giáo dục đạo đức học sinh trường THPT Điểu Cải năm học 2009-2010. Đồng thời qua một số năm thực hiện chủ trương, bản thân tôi được tham gia trực tiếp cũng như chỉ đạo tổ chức hoạt động, bằng vốn lý luận của bản thân tiếp thu và với những hoạt động đã làm, bản thân tôi rút ra được một số vấn đề sau: 1. Trước hết phải giúp cho các lực lượng xã hội, mọi thành viên trong hội đồng sư phạm, đặc biệt là tổ chủ nhiệm hiểu rõ, hiểu đúng vị trí, ý nghĩa vai trò, tác dụng và cơ sở pháp lý của hoạt động giáo dục đạo đức học sinh. 2. Kiện toàn các tổ chức trong nhà trường: Tổ chủ nhiệm, đoàn thanh niên, ban hoạt động giáo dục ngoài giờ, ban đại diện cha mẹ học sinh, ... phân công trách nhiệm cho từng tổ chức và bàn biện pháp phối hợp để giáo dục học sinh phù hợp. 3. Phải tiến hành điều tra cơ bản tình hình học sinh và điều kiện giáo dục: Tình hình tư tưởng, phẩm chất đạo đức của học sinh, hoàn cảnh sống, môi trường giáo dục... 4. Cần phát huy tốt hiệu quả việc giáo dục đạo đức qua giảng dạy các bộ môn văn hoá và qua các hoạt động giáo dục khác. Đặt yêu cầu giáo dục tư tưởng, chính trị qua môn học thành một tiêu chuẩn công tác của mỗi giáo viên. 5. Muốn công tác giáo dục đạo đức học sinh có hiệu quả đòi hỏi người thầy giáo phải có uy tín với học sinh: phải thương yêu học sinh, tận tụy với nghề, công bằng trong đối xử, có phương pháp và kỹ năng tác động trong dạy học và giáo dục hợp lý, hiệu quả và sáng tạo, gương mẫu về mọi mặt... 6. Thường xuyên phối kết hợp ba lực lượng gia đình – nhà trường – xã hội trong giáo dục học sinh 7. Phải xây dựng tốt môi trường sư phạm, mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với công việc, những mối quan hệ đó càng mẫu mực thì nề nếp ở nhà trường càng tốt. 8.Bên cạnh việc tuyên dương, khen thưởng, nêu gương cần kết hợp các biện pháp xử lý kiên quyết, mạnh dạn xử lý buộc học sinh thôi học có thời hạn nhưng phải giúp các em hiểu được hành động sai trái của mình và tạo điều kiện cho các em sửa đổi. Trên đây là những nhiên cứu mang tính cá nhân nên khó tránh khỏi những hạn chế nhất định, tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp của các thầy cô giáo và các anh, chị đồng nghiệp để đề tài thêm phong phú và đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình triển khai thực hiện ở những năm tiếp theo NGƯỜI THỰC HIỆN PHẠM QUANG TRUNG MỤC LỤC TRANG PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Lý do chọn đề tài 1- 2 PHẦN II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 2- 14 PHẦN III. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG 14 - 18 PHẦN IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 18- 22 PHẦN V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 PHẦN VI. KẾT LUẬN 23 - 24 Mục lục 25
File đính kèm:
- tang_cuong_quan_ly_giao_duc_dao_duc_cho_hoc_sinh_truong_thpt_dieu_cai_nam_hoc_2009_2010_2225.doc