Đề tài Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong bài thường thức mỹ thuật
I/ TÊN ĐỀ TÀI
Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong bài thường thức mỹ thuật
" Chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam”.Mỹ thuật lớp 9.
II/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chúng ta, hẳn ai cũng đã từng nghe câu ca dao rất ngọt ngào,
“Qua đình ngả nón trông đình,
Đình bao nhiêu ngói, thƣơng mình bấy nhiêu”.
Từ ngàn xƣa “cây đa, bến nƣớc, sân đình” đã đi vào trong văn, thơ, nhạc,hoạ.
Hình ảnh ngôi đình cổ kính, uy nghiêm đã thấm sâu vào trong máu thịt của mỗi
ngƣời Việt Nam.
Đình làng đƣợc xây dựng gắn liền với khu đất của làng xã. Đình làng có thể là
một công trình đơn độc hợp khối và cũng có thể là một tổ hợp kiến trúc phân
tán hoặc nửa phân tán. Đình làng có khi đƣợc xây dựng cùng các kiến trúc tôn
giáo, văn chỉ của Khổng giáo và đền miếu của đạo giáo.Phía trƣớc đình thƣờng
có sân rộng, hồ nƣớc, giếng khơi, cây xanh, tam quan, cột trụ.Đình làng to hay
nhỏ, trang trí nhiều hay ít, khiêm tốn hay hoa mỹ là do sự đóng góp của dân
làng nhiều hay ít, làng giàu hay làng ngèo.Nhƣng dù quy mô có khác nhau, thì
ý nghĩa của đình làng cũng không hề thay đổi. Những ngôi đình xứ Bắc, có vẻ
đẹp tự thân, không dành cho tất cả mọi ngƣời, mà nhƣ chỉ dành cho những ai
tha thiết với văn hoá - nghệ thuật truyền thống, trƣớc hết là những ngƣời ham
tìm hiểu về nền kiến trúc và nghệ thuật trang trí của cha ông.Kiến trúc thuần gỗ
của ngôi đình, giản dị mà vững chãi dựa vào những vì kèo kết cấu và kích
thƣớc nhƣ nhau, song song đứng trên những cột cái, cột quân và có khi thêm
cột hiên nếu lòng đình rộng. Danh hoạ đƣơng đại Nguyễn Tƣ Nghiêm đã từng
nói: “Ngƣời thầy lớn nhất của ông trong nghiệp vẽ, chính là nét đẹp đình làng”.
Nói đến vẻ đẹp của đình làng, ngoài cảnh quan thiên nhiên hữu tình, kết cấu gỗ
chính xác, phải kể đến nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng.Khắc gỗ đình làng có
chạm trổ điêu luyện, giàu biến hoá với Lân,Ly,Quy, Phƣợng,cuốn cùng hoa lá
mây sóng, bầu rƣợu, quấn thƣ, dải lụa mềm cùng hình ảnh con rồng uốn lƣợn
với vô vàn biến tấu, tất cả đều đƣợc những bàn tay lành nghề của các nghệ nhân
chạm trổ tinh vi, công phu, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo,giàu
tính dân tộc và mang đà bản sắc văn hoá việt
gặp nhiều khó khăn trong học tập. Trang thiết bị, sách tham khảo, đồ dùng học tập... còn thiếu nhiều cũng dẫn đến hạn chế cho chất lƣợng dạy học. II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong bài: Thường thức mỹ thuật Chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam. ( Mỹ thuật lớp 9 ) 1/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: - HS tìm hiểu sơ lƣợc về nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam. - HS cảm nhận đƣợc vẻ dẹp của chạm khắc gỗ đình làng. - HS có thái độ yêu quý, trân trọng và giữ gìn các công trình văn hoá lịch sử của quê hƣơng, đất nƣớc. 2. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC a. Giáo viên - Sƣu tầm một số tranh, ảnh, băng hình về chạm khắc gỗ đình làng. - Các bài viết về chạm khắc gỗ. - Một số tranh vẽ ký hoạ đình làng của HS, ảnh chụp đình làng. b. Học sinh - SGK - Tranh, ảnh về đình làng. c. Phương pháp - Trực quan - Nhóm nhỏ. - Phát vấn - Trực quan - Phân tích - Trò chơi 6 - Tích hợp III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp -Kiểm tra sí số: + 9a1: + 9a2: + 9a3: + 9a4: + 9a5: 2. Kiểm tra bài cũ - GV chấm một số bài của HS. - GV rút kinh nghiệm chung cho cả lớp,tuyên dƣơng những bài đẹp. - GV cho HS học theo 6 nhóm nhỏ. Đặt tên cho các nhóm, bầu nhóm trƣởng, thƣ ký ghi chép. 3. Nội dung bài mới * Giới thiệu bài: Ngƣời Việt chúng ta gắn bó với làng quê từ trong máu thịt.Cho dù ngày nay ở thời kinh tế thị trƣờng với lối sống vội vã, xô bồ, thì trong sâu thẳm mỗi con ngƣời hình ảnh đồng lúa, bến sông, nƣơng dâu, bãi mía vẫn làm ngƣời ta bâng khuâng lƣu luyến.Những bà con ở hải ngoại, xa quê hƣơng lâu ngày cũng vẫn ấp ủ hình bóng tuổi thơ với cây đa, mái đình, luỹ tre xanh thẳm. Kết tinh nhiều đời của văn hoá làng, chính là ngôi đình cổ kính Việt Nam. Để cảm nhận kỹ hơn về vẻ đẹp của đình làng với những chạm khắc tinh tế, sống động,giàu chất dân gian,mang đậm hồn dân tộc, chúng ta hãy cùng đến với bài học ngày hôm nay:Chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam. * Nội dung bài mới: 7 Phƣơng pháp Nội dung Hoạt động 1 Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét khái quát về đình làng Việt Nam - (Xuất hiện từ TK 12 dƣới triều nhà Lý, ngôi đình từ châu thổ sông Hồng bám theo nẻo đƣờng mở đất của tổ tiên ta về phƣơng Nam, dọc theo bờ biến miền Trung, tới tận cùng đất nƣớc). (GV cho HS xem ảnh đình và chùa) - Sự khác nhau giữa đình làng & chùa? Chùa Keo - TB - Đình có ý nghĩa nhƣ thế nào với kiến trúc Việt Nam? (GV phân tích: - Ngôi đình xứ Bắc có những nét đẹp tự thân, ngoài những lúc lễ hội,hội họp..thì đình làng trở lại với không gian của chính mình, tĩnh mịch, tranh tối tranh sáng, khi thời gian đã phủ màu cổ kính lên mái ngói vảy rồng mốc rêu & các thớ gỗ đã lên nƣớc nhẵn bóng trên các thân cột...Phía bên ngoài, từ xa đã thấy nổi bật mái I. vài nét khái quát -Đình là nơi thờ Thành hoàng làng & là nơi vui hơi, hội họp của nhân dân. 8 đình đồ sộ, với đầu đao cong vút lên từ bốn góc mái... -Vốn là kiến trúc gỗ,có thêm gạch đá không đáng kể, bộ khung mái to, nặng của ngôi đình giằng ghép ngang dọc thấp cao, thành một tổng thể vững chãi, không cần chân móng mà vẫn chống đƣợc gió bão tứ phía. - Ngôi đình thƣờng đứng biệt lập nơi đất rộng, với mặt sân thênh thang dƣới bóng cổ thụ xum xuê, trƣớc một hồ nƣớc, một dòng sông,là thế đình tiêu biểu nhƣ đình Đồng Kỵ,Lệ Mật... - Đình làng là thành tựu đặc sắc trong nghệ thuật kiến trúc & trang trí truyền thống của nƣớc ta - Kiến trúc đình làng mộc mạc duyên dáng.Ngôi đình là niềm tự hào & luôn gần gũi, gắn bó với tình yêu quê hƣơng của mỗi ngƣời dân. 9 - Nhiều ngôi đình ngỏ thoáng, bao giờ cũng có lan can thấp ở mép ngoài sàn, khách tiện, tì tay thoải mái hƣởng gió mát thổi vào. - Em hãy kể tên một số ngôi đình mà em biết? ( Đình Chu Quyến(Hà Tây), đình Thổ Tang(Vĩnh Phúc),đình Phù Lão(Bắc Giang),đình Thổ Hà, đình Đằng Tây(Hà Tây),đình Hƣơng Canh(Phú Yên),đình Phù Lƣu (Bắc Ninh),đình Đồng Kỵ (Bắc Ninh),đình Liên Hiệp(Hà Tây)... (GV cho xem ảnh, tranh ký hoạ, tranh vẽ, đình làng để học sinh chiêm ngƣỡng vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc của đình làng VN, kết hợp với phân tích nhanh). Đình Đình Bảng (Bắc Ninh) (Đình Đình Bảng (nửa đầu TK 18) có kiểu dáng tiêu biểu cho ngôi đình truyền thống, và chạm khắc rất tài hoa bên trong) 10 ( Đây là một trong những ngôi đình cổ nhất và độc đáo ở miền Bắc nƣớc ta – nửa sau tk 16) Hoạt động 2 Hướng dẫn HS tìm hiểu một vài nét về nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng - Chạm khắc thƣờng đƣợc gắn liền với loại hình nghệ thuật nào? - Chạm khắc thƣờng đƣợc trang trí ở phần nào trong kiến trúc? (GV cho xem ảnh) - Em hãy quan sát tranh MH SGK & cho biết: Đề tài của chạm khắc? (Nội dung chạm khắc miêu tả cuộc sống hàng ngày của nhân dân nên rất phong phú, dí dỏm.Các bức chạm khắc thể hiện đề tài sinh hoạt xã hội & các hình tƣợng trang trí trong sgk chỉ là một số ít trong kho tàng đồ sộ của chạm khắc đình làng, song cũng thấy đƣợc sự phong phú về đề tài & cách thể hiện đầy sáng tạo của nghệ nhân xƣa). II. Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng - Chạm khắc trang trí gắn bó chặt chẽ với kiến trúc đình làng - Các đầu đao, đầu cột của 11 TP “ Cảnh sinh hoạt của ngƣời đình Thổ Tang” - Cách chạm khắc? (Cách tạo hình khoẻ khoắn mạch lạc & tự do, thoát khỏi những chuẩn mực chặt chẽ, khuân mẫu của nghệ thuật cung đình chính thống). (Nghệ thuật chạm lộng là hình thức tạo ra sự phong phú của không gian bằng nhiều tầng nhiều lớp.Trên một khúc gỗ làm thế nào để tạo ra nhiều không gian? Phƣơng tiện chủ yếu của chạm lộng là tràng tách & bộ đục mỏng, bộ đục bẹt.Bề mặt khúc gỗ đƣợc đục sâu, nông tạo nhiều tầng là do ý đồ của tác giả. Với một chủ ý rõ ràng nghệ sỹ có thể đục một chiều thẳng, mặt chính diện xuyên suốt 20 phân hoặc nhiều hơn, còn phần bên kia là nền.Các lớp liên hệ với nhau chặt chẽ thể hiện theo yêu cầu nghệ thuật. Nghệ sỹ tiến hành đục 3 chiều: Đục từ ngoài vào,từ dƣới lên,từ trên xuống. Kết quả đƣợc nhiều tầng nhiều lớp, chính vì thế có đƣợc hình lẩn vào & từ trong chạy ra đƣợc che lấp bởi lớp bên ngoài. Lớp nền nhô lên một tý để thấy ánh sáng vào mờ tối, gây cảm giác về sự sâu thẳm của không gian tự thân). - Em hãy ngắm hình MH trang 74,75 sgk & đình thƣờng đƣợc chạm hình đầu rồng và các hoa văn. Dọc theo các trục, các bức vách gỗ của đình phần lớn đƣợc trang trí bằng các bức chạm khắc với nội dung sinh hoạt xã hội phong phú & giàu tính hiện thực. - Chạm khắc gỗ đình làng thuộc dòng nghệ thuật dân gian, chủ yếu phản ánh sinh hoạt của nhân dân đƣợc mô tả rất sinh động. 12 cho biết cảm nghĩ của mình về vẻ đẹp của chạm khắc đình làng? (GV phân tích vẻ đẹp của chạm khắc đình làng kèm theo minh hoạ: + Chạm khắc gỗ đình làng đƣợc chạm nổi, chạm bong, chạm lộng còn nguyên chất gỗ để mộc. ở đình làng, hầu nhƣ tất cả các mặt gỗ, trừ cột & câu đầu, đề đƣợc đục chạm đủ dạng:Sƣờn, xà, cốn, lá gío,các thanh kẻ, bẩy... + Chạm khắc mang đậm chất dân gian(hồn nhiên, giản dị,bộc phát, không câu lệ quy tắc gò bó) ngoài những cảnh sinh hoạt quen thuộc nhƣ: Mời rƣợu,đá cầu,chẻ củi,gánh con trong thúng, làm xiếc,chèo thuyền...nhiều ngôi đình còn chạm những cảnh ẩn dụ bất ngờ nhƣ: Bà mẹ cho hổ con bú sữa.Rồng mẹ cầm quả trứng nở ra rồng con. Anh trai làng đƣa hài cốt cha ông vào miệng rồng... + Nghệ thuật chạm khắc trang trí dầy đặc, tinh - Cách chạm khắc dứt khoát, chắc tay nhƣng phóng khoáng, tạo nên chỗ nông, sâu, khiến cho bức chạm khắc gỗ có độ tối sáng lung linh huyền ảo khi nằm trong không gian kiến trúc. 13 vi,tế nhị, duyên dáng, tạo không gian nhiều tầng nhiều lớp, tinh xảo, trau chuốt, tế nhị, duyên dáng, thoáng mở & lan toả từ gian thờ giữa toà đại đình sang các gian, các trái hai bên, chuyển tiếp qua nhà tiền tế ra sân đình hoà quyện cùng xóm làng, cảnh sắc thiên nhiên, mặt khác nghệ thuật lại đƣợc bổ sung theo chiều ngƣợc lại bằng môi trƣờng hội làng từ sân đình chuyển vào qua nhà tiền tế rồi tràn vào các nhà đại đình làm cho không gian nghệ thuật càng thêm sinh động, nghệ thuật luôn đƣợc bổ sung trong sự chuyển động của không gian lễ hội”. - GV cho HS xem băng kết hợp với phân tích và so sánh để HS thấy đƣợc vẻ đẹp riêng của một số ngôi đình và sự phong phú của chạm khắc gỗ đình làng. + Nghệ thuật chạm khắc đình Diềm tinh vi, trau chuốt, dày đặc, nhiều tầng nhiều lớp, có sáu ngọn đèn trời chiếm lĩnh không gian, nghệ thuật tạo dựng và phát triển trong không gian rất phong phú, biểu hiện tài năng sáng tạo lớn của nghệ sỹ. Đình Diềm làm trên đất quê của vua Bà, theo truyền thuyết đó là ngƣời sáng lập ra các làn điệu quan họ. Từ không gian thực của hội làng sôi động tƣng bừng tiếng chiêng trống, lời ca điệu múa hoặc trang - Chạm khắc ĐL có vẻ đẹp tự nhiên, mộc mạc, dản dị.Mang đậm tính dân gian và bản sắc dân tộc. 14 nghiêm trong lời hát chúc thờ đều tạo thành các yếu tố chuyển tiếp lên các thành phần nghệ thuật trên cửa võng: Hoa lá, mây rồng, tiên cƣỡi rỗng, tiên múa, ngƣời dắt ngựa, sự hội tụ, quây quần gặp lại nhau trong ngày hội. + Đình Thổ Hà là đình chợ, không gian từ cửa võng lan toả mạnh sang các gian khác, nghệ thuật trang trí rất thoáng phù hợp với yêu cầu của ngôi đình chợ. + Đình Hƣơng Canh nghệ thuật lại rất hoành tráng. Kỹ thuật chạm lộng đƣợc hình dung đầy đủ về chủ đề nghệ thuật và đƣợc tách ra làm đôi tạo khả năng thể hiện, lắp ghép đƣợc dễ dàng. Cùng một lúc tác giả sử dụng nhiều mối quan hệ của kỹ thuật để tạo nên mối tổng hoà cho nghệ thuật, vừa chạm lộng, vừa chạm nông, vừa tạo khối tròn cho cái nọ đẩy cái kia, tạo mối tƣơng phản để soi sáng cho nhau cùng đi vào một nhịp điệu ngày hội. Theo dọc xà dọc, bức chân dung rồng đơn lan toả sang không gian bên để rồi lại bắt nhập với những chân dung rồng khác. Ngay trên xà dọc tiếp nối với xà trên, ở gian tiếp bên ta lại bắt gặp chân dung đôi rồng Điêu khắc đình Hƣơng Canh là một nghệ thuật điêu luyện mang tính chất bác học rõ rệt. Tất cả mọi bức chạm khắc đều có ý đồ rõ ràng, đƣợc sắp xếp phân chia theo một chủ định, nhƣng đều nằm trong một tổng hoà chung. 15 - Qu ê hƣơ ng em có ngôi đình nào đẹp? Hãy kể vài đặc điểm của ngôi đình đó? Đình Trà Cổ – Quảng Ninh (GV kể chuyện: Đình làng QN cũng giống nhƣ các đình làng ở các vùng quê khác. Kiến trúc đình làng mang tinh thần Việt sâu sắc, các đồ trang trí, ngoài những mô típ chung, còn có những nét đặc trƣng riêng của các địa phƣơng, hầu hết các ngôi đình đều đƣợc xây vào cuối thời Lê-Nguyễn. Dƣới đây là một số ngôi đình tiêu biểu (GV Cho xem băng).Quảng Ninh có rất nhiều đình đẹp nhƣ: Đình Liêu Khê, đình Phong Cốc (Yên Hƣng) đình thờ tứ vị thánh nƣơng & thần nông,đây là một trong những ngôi đình cổ nhất trong tỉnh, đình dài 31,5m; 16 rộng 11,5m;cao 7m, gồm 7 gian 2 trái dựng theo hình chữ công; hầu hết các thành phần kiến trúc đều có chạm khắc, kỹ thuật đã đạt đến mức điêu luyện. Các hình khối của chạm khắc chắc khoẻ, mạnh mẽ, uyển chuyển, thanh thoát lại có chút gì đấy ngộ nghĩnh, giàu cảm xúc; chịu ảnh hƣởng của ƣớc lệ đƣơng thời Đình Bình Lục (Đồng Triều) thờ thành hoàng làng là 8 vị hoàng đế nhà Trần & An Sinh vƣơng Trần Liễu. Đình Quan Lạn (Vân Đồn); đình mang phong cách kiến trúc TK XIX;các hoa văn trang trí vẫn là các đề tài truyền thống nhƣ: Tứ linh, tứ quý ngoài ra còn có hoa, bƣớm, dơi. Thần chủ ngôi đền là thƣợng tƣớng Trần Khánh Dƣ. Đình Trà Cổ (Móng Cái), đề tài chủ yếu của đình là hình tƣợng rồng, đƣợc thể hiện dƣới nhiều hình mẫu, đồ án khác nhau, ngoài ra còn có hình tiên nữ, hoa sen, mẫu đơn, trúcĐình Trà Cổ là niềm tự hào của ngƣời ngƣ dân Việt, đứng ở nơi đầu sóng ngọn gió mà vẫn giữ đƣợc phong cách thuần Việt sắc). Hoạt động 3 Hướng dẫn HS tìm vài đặc điểm của chạm khắc gỗ đình làng - HS cất sách, vở & thảo luận nhóm trả lời câu hỏi sau: + Đề tài của chạm khắc? + Kể tên 3 tác phẩm chạm khắc mà em còn nhớ? +Nét khắc? + Điền vào từ còn thiếu trong câu sau sao cho đúng: “ Nghệ thuật chạm khắc mộc mạc, khoẻ khoắn & phóng khoáng, bộc lộ tâm hồn của những ngƣời .............................................(4 từ). 17 d. Củng cố dặn dò: - Hãy kể tên một số ngôi đình cổ đẹp của nƣớc ta? - GV nhận xét cách học, ý thức học của các nhóm. - GV tổng kết điểm cho các nhóm, biểu dƣơng nhóm học có chất lƣợng. - BTVN: Câu hỏi 1,2,3 sgk. GVKL: “ Điêu khắc đình làng xứ Bắc quả là một di sản nghệ thuật quý báu, cùng với thành tƣụ đáng tự hào về kiến trúc của tổ tiên ta. Phần chạm trổ điêu luyện, giàu biến hoá, đƣợc biểu hiện qua chạm khắc gỗ đình làng, nghệ thuật ấy thực sự là khuôn mặt của làng xã với cái nhìn hóm hỉnh, nụ cƣời thật vui tƣơi cuộc sống đấy, mà cũng là sự giải trí cho những ngày lao động vất vả của nhân dân ta.Chúng ta có quyền tự hào về mỹ thuật cổ nƣớc nhà và hãy cùng nhau gìn giữ, trân trọng những di sản văn hoá, để nó mãi trƣờng tồn cùng năm tháng”. III. một vài đặc điểm của chạm khắc gỗ đình làng - Chạm khắc gỗ chủ yếu phản ánh cảnh sinh hoạt trong cuộc sống đời thƣờng của nhân dân. - Nghệ thuật mộc mạc, khoẻ khoắn & phóng khoáng bộc lộ tâm hồn của những ngƣời sáng tạo ra nó. 18 e. Hướng dẫn học: - Chuẩn bị bài: Vẽ tƣợng chân dung thạch cao. - Chuẩn bị chì, vở vẽ, tẩy, que đo. - Sƣu tầm một số bài vẽ tƣợng đẹp để học tập. - Ôn lại phần: Tỷ lệ ngƣời. 4. RÚT KINH NGHIỆM: - Học sinh học sôi nổi,hiểu bài, yêu thích môn học. - HS phát huy đƣợc khả năng phân tích, tƣ duy sáng tạo. - HS cảm nhận đƣợc vẻ đẹp của chạm khắc gỗ qua đề tài, cách chạm khắc, bố cục, nhịp diệu, không gian. - HS trân trọng và yêu quý kiến trúc cổ Việt nam. - HS có ý thức hơn trong việc gìn giữ những di sản văn hoá của Việt Nam nói riêng của thế giới nói chung. 19 C/ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM CỦA ĐỀ TÀI: - Năm học 2006 -*- 2007 chƣa áp dụng phƣơng pháp dạy học tích cực. Kết quả là: 70% học sinh hiểu bài. - Năm học 2007 -*- 2008 áp dụng phƣơng pháp dạy học tích cực. Kết quả là: 90% học sinh hiểu bài. - Năm học 2008 -*- 2009 áp dụng phƣơng pháp dạy học tích cực. Kết quả là: * 100% học sinh hiểu bài. * Trong đó có 50% học sinh thuộc bài ngay tại lớp. * 100% học sinh khi hỏi, đều yêu thích, tự hào, cảm phục những thành tựu của nền mỹ thuật cổ đại của thế giới,cảm nhận đƣợc giá trị nghệ thuật và tính sáng tạo, giáo dục, nhân văn trong các tác phẩm. * Bài tập về nhà ( Cảm nhận của em về chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam?).Có 55% học sinh đạt điểm giỏi,30% đạt loại khá, 15% đạt yêu cầu. 20 D/ KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ I/ KẾT LUẬN Chƣơng trình mỹ thuật ở THCS đã công bố theo quyết định của Bộ trƣởng Bộ giáo dục đào tạo (ngày 24/1/2002) và dã đƣa vào sử dụng trong phạm vi toàn quốc từ năm học 2002-2003. Lần đầu tiên môn mỹ thuật ở THCS có chƣơng trình mang tính pháp quy và đƣợc xây dựng đồng bộ cùng các môn khác để đảm bảo tính liên thông, với quy trình thực nghiệm công phu từ năm 1998-2000 ở nhiều trƣờng trên các địa bàn. Chƣơng trình mỹ thuật THCS có cấu trúc đồng tâm. Ngƣời dạy vừa đảm bảo tính hệ thống của chƣơng trình vừa củng cố và nâng cao nhận thức thẩm mỹ và khả năng thực hành cho học sinh.Trong phân môn thƣờng thức mỹ thuật học sinh cầm đạt đƣợc các kỹ năng nhƣ: Quan sát nhận ra nội dung của tác phẩm. Phân tích đƣợc vẻ đẹp của các tác phẩm qua nét chính của hình thức thể hiện: Bố cục, màu sắc, hình dáng, tình cảm của nhân vật, diễn đạt đƣợc cảm nhận của mình về tác phẩm điêu khắc, hội hoạ.Vấn đề đặt ra ở đây là: Ngƣời giáo viên phải làm sao truyền tải đƣợc mục tiêu của bài dạy, mục tiêu của chuyên ngành đến với học sinh một cách hiệu quả nhất. Những năm gần đây cùng với sự đổi mới của đất nƣớc, ngành giáo dục cũng có những cải tiến, tiến bộ trong quan điểm dạy học. Trƣớc đây " lấy ngƣời dạy 21 làm trung tâm"thì giờ đây " lấy ngƣời học làm trung tâm".Có thể nói đây thực sự là cuộc cách mạng trong lĩnh vực giáo dục, trong đó phƣơng pháp dạy học đóng vai trò đặc biệt quan trọng.Dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực của ngƣời học, bao gồm cả phƣơng pháp dạy và phƣơng pháp học. Trong dạy học tích cực, học sinh tự khám phá nắm bắt những điều mình chƣa biết, tự tìm cách giải quyết vấn đề một cách chủ động, sáng tạo, không bị gò bó áp đặt nhƣ phƣơng pháp dạy học thụ động. Trong qua trình dạy học tôi luôn áp dụng phƣơng pháp tích cực một cách phù hợp vào bài giảng,thông qua các hoạt động học tập, học sinh đƣợc phát huy cao độ khả năng tƣ duy, diễn đạt, tƣởng tƣợng, sáng tạo...giáo viên không chỉ truỳên thụ kiến thức mà còn tổ chức hƣớng dẫn học sinh hoạt động, tạo mối quan hệ tƣơng tác giữa giáo viên- học sinh, học sinh-giáo viên, giáo viên- học sinh-môi trƣờng học tập. Qua quá trình dạy học tôi thấy: Dạy học tích cực không chỉ là biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học,mà còn là mục tiêu của dạy học.Với cách học này học sinh có thể áp dụng với tự học ở nhà hay tại lớp đều đem lại hiệu quả cao. Đối với môn mỹ thuật nói chung, bài thƣờng thức mỹ thuật nói riêng,phƣơng pháp tích cực đã giúp học sinh hiểu bài hơn, say mê hơn, học sinh thích tìm tòi khám phá kiến thức mới không chỉ ở sách giáo khoa mà còn ở trên các phƣơng tiện thông tin tuyên truyền, tài liệu tranh ảnh, qua đó các em tự bổ xung những kiến thức quý giá, giúp các em nhớ tốt hơn, hiểu sâu hơn. Có thể nói, phƣơng pháp tích cực đã đem lại những kết quả tốt cho việc học tập của học sinh, qua các cấp độ.Tôi tin chắc rằng, sự đổi mới giáo dục cùng sự góp sức của phƣơng pháp tích cực sẽ đem lại kết quả tốt đẹp cho sự nghiệp giáo dục của nƣớc nhà. Qua đây, tôi mong mỗi ngƣời giáo viên, hãy vì tƣơng lai của đất nƣớc, chăm chỉ, siêng năng trau rồi kiến thức, tìm các phƣơng pháp hiệu qua nhất để truỳên tải kiến thức một cách tốt nhất đến với từng học sinh. Chúng ta hãy luôn nghi lòng tạc dạ và thực hiện câu nói của Bác: “ Vì lợi ích mƣời năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng ngƣời”. 22 II/ KIẾN NGHỊ - Để nâng cao hơn nữa hiệu quả của giờ dạy, tôi có một số kiến nghị sau: * Hiện nay tranh ảnh cho môn mỹ thuật còn rất thiếu (Chỉ có 2 bộ tranh chƣa đầy đủ của lớp 6 và lớp 8).Đặc biệt là sách tham khảo dành cho giáo viên thì thật là hiếm hoi ( Lớp 9 còn không có sách giáo viên) * Phòng học đông, không có phòng chuẩn cho học vẽ theo mẫu, nên kết quả bài thực hành của các em còn chƣa đạt chất lƣợng cao. Vì những lý do trên đây, tôi tha thiết mong các cấp, các ngành quan tâm hơn nữa tới môn mỹ thuật, để cho học sinh và giáo viên có điều kiện thuận lợi hơn trong việc dạy và việc học. -------------------------------------- 23 XÁC NHẬN CỦA BGH NHÀ TRƯỜNG Quảng Ninh, ngày 15 tháng 04 năm 2009 Người viết đề tài Lưu Thị Nga TÀI LIỆU THAM KHẢO -----------***------------ 1. Sách giáo khoa, sách giáo viên lớp 9 2. Tài liệu " Bồi dƣỡng thƣờng xuyên chu kỳ III " 3. Sách " Điêu khắc và môi trƣờng” TG Thiện Tâm - NXB Xây dựng, năm 2003. 4. Sách " Bách khoa tri thức phổ thông" NXB TĐBK. 5. Sách “Nét đẹp đình làng” TG Hoạ sỹ Lê Thanh Đức – NXB Mỹ thuật năm 2001. 6. Sách: Lịch sử mỹ thuật Việt Nam. TG Phạm Thị Chỉnh. 7. Các bài báo, tài liệu liên quan. 24 MỤC LỤC A/ ĐẶT VẤN ĐỀ I/ Tên đề tài II/ Lý do chọn đề tài III/ Mục tiêu của đề tài IV/ đối tượng nghiên cứu của đề tài V/ Phương pháp nghiên cứu đề tài 1/ Phƣơng pháp quan sát 2/ Nghiên cứu tài liệu 3/ Thực nghiệm B/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN I/ Thực trạng vấn đề II/ Giải quyết vấn đề 1/ Mục tiêu bài học 2/ Đồ dùng dạy học 3/ Tiến trình dạy học 25 a. Ôn định tổ chức lớp b.Kiểm tra bài cũ c.Nội dung bài mới d.Củng cố dặn dò e. Hƣớng dẫn học 4/ Rút kinh nghiệm C/ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM CỦA ĐỀ TÀI D/ KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ *** Tài liệu tham khảo *** Mục lục.
File đính kèm:
- su_dung_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_trong_bai_thuong_thuc_my_thuat_2372.pdf