Đề tài Sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực cho học sinh trong dạy học Lịch sử THPT

 Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học lịch sử nói riêng là một quá trình được thực hiện thường xuyên, trong đó có nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Để đạt được kết quả trong đổi mới phương pháp dạy học, luật giáo dục việt nam công bố năm 2005, điều 28.2 có ghi “phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”

 Vậy sử dụng phương pháp dạy học như thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử? Có rất nhiều phương pháp (phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi, phương học theo góc, phương pháp học theo hợp đồng, tiến hành công tác ngoại khóa ), trong đó không có phương pháp nào là “vạn năng”. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế của nó, nhưng việc sử dụng hệ thống câu hỏi là một trong những biện pháp quan trọng, có ưu thế để phát triển tư duy của học sinh. Việc xây dựng đơn vị kiến thức cho học sinh ở một phần bài học, bài học nào đó yêu cầu giáo viên phải: chuẩn bị hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó, câu hỏi mang tính trọng tâm và phải luôn đạt chuẩn, từ đó sẽ làm cho học sinh học tập hứng thú hơn, đồng thời phát triển năng lực của các em, giúp các em nắm chắc được kiến thức bài học và hiểu sâu hơn các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử , hình thành kĩ năng và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, hình thành nhân cách cho các em.

 Trong thực tế giảng dạy tại trường Yên Định 2, việc sử dụng hệ thống câu hỏi đã mang lại những hiệu quả nhất định, vì vậy tôi mạnh dạn xin trình bày đề tài “ Sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực cho học sinh trong dạy học lịch sử THPT”

 

doc19 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 4006 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực cho học sinh trong dạy học Lịch sử THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần đặt vấn đề giáo viên đưa ra nhận định của C.Mác:”Cuộc cách mạng năm 1789 không phải chỉ là cuộc cách mạng của Pháp. Đó là cuộc cách mạng có phạm vi Châu Âu” Dựa trên cơ sở nào C.Mác có thể đưa ra được nhận định đó, để hiểu rõ hơn về cuộc cách mạng này cô mời các em theo dõi nội dung của bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
Như vậy trong quá trình dạy học, giáo viên vẫn tuân thủ trình tự của sách giáo khoa, song cần khai thác nhấn mạnh,giúp học sinh trả lời câu hỏi nêu trên. Học sinh trả lời được câu hỏi này tức là đã nắm và hiểu được kiến thức của bài.
b) Xác định mối liên hệ, xâu chuỗi giữa các câu hỏi với các sự kiện, hiện tượng trong bài học.
 Một trong những biện pháp sư phạm là xác lập mối liên hệ giữa câu hỏi các sự kiện, hiện tượng lịch sử trong bài.
Ví dụ:
Sau khi học xong bài 8: “ Ôn tập lịch sử thế giới cận đại” ( lịch sử 11 cơ bản trang 44 ). Chúng ta có thể tổ chức trò chơi cho các em xâu chuỗi các sự kiện, hiện tượng lịch sử lại với nhau để các em khắc sâu hơn kiến thức và có hứng thu học tập thông qua các câu hỏi gợi ý.
Tổ chức trò chơi giải ô chữ hàng dọc:
Câu 1: Cuộc chiến tranh lớn nhất trong lịch sử thế giới cận đại? ( 18 chữ cái ).
Câu 2: Một khối quân sự hình thành ở châu âu đầu thế kỉ XX, bao gồm các nước tư bản Anh-Pháp –Nga? ( 7 chữ cái ).
Câu 3: Một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất nước pháp ở thế kỉ xi x?( 6 chữ cái).
Câu 4: Giai cấp nắm quyền lãnh đạo phong trào ở Ấn Độ đầu thế kỉ xx ? ( 5 chữ cái ).
Câu 5: Cuộc cách mạng đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới thời cận đại? ( 17 chữ cái ).
Câu 6: Nhà nước vô sản kiểu mới đầu tiên trên thế giới ( 10 chữ cái )
Câu 7: Cuộc cách mạng tiêu biểu ở Trung Quốc diễn ra vào năm 1911?( 14 chữ cái ).
Câu 8: Chế độ chính trị tồn tại trước năm 1968 ở Nhật Bản ( 6 chữ cái).
Câu 9: Triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc ( 8 chữ cái ).
Câu 10: Nhà văn hóa lớn ở Ấn Độ ( 4 chữ cái ).
Câu 11: Người có công lớn đưa Nhật Bản từ nước phong kiến trở thành một nước tư bản chủ nghĩa?( 7 chữ cái ).
Câu 12: Tên cũ của nước Mianma? ( 8 chữ cái )
Câu 13: Một trong những nước có nhiều thuộc địa nhất ở Mĩ latinh?( 8 chữ cái )
* Phần đáp án ô chữ:
C
H
I
Ê
N
T
R
A
N
H
T
H
Ê
G
I
Ơ
I
H
I
Ê
P
Ư
Ơ
C
B
A
N
Z
A
C
T
Ư
S
A
N
C
A
C
H
M
A
N
G
T
H
A
N
G
M
Ư
Ơ
I
C
Ô
N
G
X
A
P
A
R
I
C
A
C
H
M
A
N
G
T
Â
N
H
Ơ
I
M
A
C
P
H
U
M
A
N
T
H
A
N
H
T
A
G
O
M
I
N
H
T
R
I
M
I
Ê
N
Đ
I
Ê
N
T
Â
Y
B
A
N
N
H
A
Từ hàng dọc: Tư bản chủ nghĩa- đây là một hình thái kinh tế xã hội chủ đạo ở thời cận đại (13 chữ cái)
 Những kiến thức này được sắp xếp trình diễn trên màn hình, để các em có thể quan sát được câu hỏi và hệ thông kiến thức, học sinh tự tìm ra câu trả lời, tìm ra mối liên hệ giữa chúng. Trong học sinh sẽ có cuộc tranh luận đâu là từ chìa khóa của ô chữ và học sinh sẽ phát hiện ra từ chìa khóa là” tư bản chủ nghĩa”. Cách lập bảng như vậy hợp với cách sử dụng câu hỏi sẽ có hiệu quả không chỉ về nắm kiến thức mà còn có tác dụng giáo dục, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, phát triển tư duy cho học sinh và giúp các em tránh nhàm chán trong các tiết học.
Như vậy việc xây dựng bảng các sự kiện qua các câu hỏi trò chơi và mối liên hệ giữa chúng là một trong những biện pháp giúp học sinh nhớ ngay sự kiện cơ bản ở trên lớp, đồng thời kích thích tính tích cực của các em. 
c) Xây dựng hệ thống câu hỏi trên lớp
 Trong quá trình giảng dạy ở trên lớp, giáo viên còn phải biết đặt ra và giúp học sinh giải quyết các câu hỏi có tính chất nhận thức kiến thức. Một hệ thống câu hỏi tốt nêu ra trong quá trình giảng dạy phù hợp với khả năng của các em, kích thích tư duy phát triển. Đồng thời tạo ra mối liên hệ bên trong của học sinh và giữa học sinh với giáo viên. Tức là mỗi câu hỏi đưa ra, mỗi học sinh và cả giáo viên phải thấy rõ vì sao trả lời được? Câu hỏi quá khó hay chưa đủ sự kiện, tư liệu để các em trả lời.
Trong sách giáo khoa, sau mỗi mục mỗi bài thường có từ 1 đến 3 câu hỏi, những câu hỏi này là cơ sở để giáo viên xác định kiến thức trong sách, đồng thời bổ sung để xây dựng hệ thống câu hỏi của bài. Câu hỏi phải có sư chuẩn bị từ khi soạn giáo án, phải có dự kiến lúc nào hỏi? Phải có dự kiến câu trả lời của học sinh? Và phải chuẩn bị đáp án cụ thể.
Như vậy việc đặt câu hỏi cũng được coi là một nghệ thuật.
Căn cứ vào nội dung của từng bài cụ thể để giáo viên đưa ra các dạng câu hỏi phù hợp với kiểu bài. Có thể phân thành những dạng như sau:
Dạng câu hỏi về nguyên nhân, bối cảnh, hay hoàn cảnh lịch sử: loại này thường xuất hiện ở phần đầu bài giảng, thường áp dụng cho học sinh yếu kém.
 Ví dụ:
Nguyên nhân dẫn đến cuộc nội chiến ở Mĩ năm 1861? ( bài 33-trang 167 sách giáo khoa 10 cơ bản).
Trình bày hoàn cảnh ra đời của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên? ( bài 13 trang 83, tiết 1 sách giáo khoa lịch sử 12 cơ bản).
Đây là dạng câu hỏi dễ nhưng lại rất cần thiết bởi vì nếu các em không nắm được sự kiện hiện tượng lịch sử xuất hiện trong hoàn cảnh lịch sử nào thì các em sẽ không nắm được tiến trình tiếp theo của lịch sử. Đây cũng là một đặc điểm tư duy cần hình thành cho học sinh.
Dạng câu hỏi trình bày diễn biến, phát triển, quá trình của hiện tượng lịch sử: 
 *Ví dụ:
Hãy trình bày nội dung của hội nghị IANTA(2-1945)? ( bài 1-trang 4 lịch sử 12 cơ bản)
Hãy trình bày diễn biến của chiến dịch Biên giới thu đông 1950 ( tiết 3 bài 18 trang 136 lịch sử 12 cơ bản).
Trình bày quá trình hoạt động của Nguyễn Aí Quốc trong thời gian (1919-1925)? ( mục 3 phần 2 bài 12 trang 81 lịch sử 12 cơ bản).
Tuy đây là dạng câu hỏi ít suy luận song lại đòi hỏi trí nhớ, phải biết nhiều sự kiện, địa danh, nhân vật để giúp học sinh phát triển trí nhớ nên cần phải chia câu hỏi thành nhiều câu hỏi nhỏ, đồng thời lập các bảng niên biểu, mối liên hệ giữa các sự kiện.
Ví dụ sau khi đặt câu hỏi: Trình bày hoạt động của Nguyễn Aí Quốc từ(1919-1925)? Giáo viên để học sinh nêu xong rồi giáo viên có thể cũng cố bằng bảng niên biểu do giáo viên chuẩn bị trước:
Mốc thời gian
Hoạt động của NAQ
T6/1919
Gửi tới hội nghị véc xai bản yêu sách 8 điểm đòi quyền cho nhân dân An Nam
T7/1920
Đọc” Bản sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của LêNin”
T12/1920
Tham dự đại hội tua ở pháp, bỏ phiếu tán thành và ra nhập quốc tế III và thành lập đảng cộng sản Pháp
1921
Sáng lập ra hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pa Ri.
1922
Tham gia viết nhiều bài cho báo ” nhân đạo “
T6/1923
Dự hội nghị quốc tế nông dân
T11/1924
Về Quãng Châu Trung Quốc để trực tiếp đào tạo cán bộ cách mạng
T6/1925
Thành lập hội việt nam cách mạng thanh niên
 Câu hỏi theo cấp độ nhận thức nêu lên đặc trưng bản chất của các hiện tượng lịch sử, bao gồm sự đánh giá và thái độ học của học sinh đối với các hiện tượng lịch sử ấy. Loại câu hỏi này thường dùng cho học sinh khá giỏi khi thảo luận để bổ trợ kiến thức cho các đối tượng yếu kém.
Ví dụ:
 Tại sao nói, ngay sau khi ra đời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ở vào tình thế hiểm nghèo “ngàn cân treo sợi tóc”? (bài 17 trang 121 sgk lịch sử 12 cơ bản).
Tại sao Nhật đảo chính pháp(9-3-1945)? Đảng đã có chủ trương gì trước sự kiện đó?(bài 16-trang 112 lịch sử 12 cơ bản).
Thường dạng câu hỏi này khó đối với học sinh, nó đòi hỏi các em phải biết phân tích, biết đáng giá, biết bày tỏ thái độ của mình đối với sự kiện, hiện tượng lịch sử. Vì vậy trong quá trình đặt câu hỏi giáo viên nên đưa ra câu hỏi gợi mở giúp các em có thể trả lời câu hỏi của mình.
Ví dụ: Khi dạy bài 31: cách mạng tư sản pháp cuối thế kỉ XVIII (lịch sử 10-cơ bản.
 Giáo viên đặt câu hỏi:
Câu hỏi nhận thức: Tại sao nói cách mạng tư sản pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất?
Câu hỏi gợi mở: Nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản là gì? Cách mạng tư sản pháp đã giải quyết được những nhiệm vụ đó một cách triệt để chưa?
Với loại câu hỏi nhận thức tuy hơi khó nhưng nếu câu hỏi của gợi mở của giáo viên đưa ra hợp lí nó sẽ có một ý nghĩa rất lớn, giúp học sinh khắc sâu kiến thức và gây được hứng thú tìm hiểu bài của các em.
Dạng câu hỏi nêu nguyên nhân thắng lợi, kết quả và ý nghĩa lịch sử của sự kiện đó- đây cũng là dạng câu hỏi dễ nên có thể áp dụng cho học sinh trung bình giúp các em tự phát hiện và lĩnh hội kiến thức một cách liên tục.
Vì lịch sử chính là quá trình phát triển liên tục, đan xen nhau giữa các sự kiện hoặc một hiện tượng hay một quá trình lịch sử nào đó. Cần cho học sinh thấy rõ được kết quả của sự vận động đó, nguyên nhân thắng lợi hay thất bại và ảnh hưởng của nó đối với quá trình phát triển lịch sử.
Ví dụ:
Trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tư sản Anh?(bài 29-lịch sử 10 cơ bản-trang 144).
Em hãy nêu ý nghĩa của cuộc nội chiến ở Mĩ 1861?(bài 33 –trang 167-lịch sử 10 cơ bản).
Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghiã lịch sử của cách mạng tháng tám(1939-1945)?(bài 16 lịch sử 12 cơ bản).
 Dạng câu hỏi so sánh đối chiếu giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử này với sự kiện hiện tượng lịch sử khác. Đây là dạng câu hỏi khó đòi hỏi học sinh phải có sự tư duy trong quá trình tiếp thu bài. Tuy nhiên dạng câu hỏi này lại có lợi thế là: Vừa giúp học sinh ôn lại kiến thức cũ vừa tiếp nhận kiến thức mới.
Ví dụ:
Khi dạy bài 14 “Phong Trào Cách Mạng 1930-1935” – trang 90 lịch sử 12 cơ bản.
Giáo viên có thể đặt câu hỏi: Em hãy hoàn thành bảng so sánh sự giống và khác nhau giữa Cương Lĩnh Chính Trị của Nguyễn Aí Quốc (3-2-1930) với Luận Cuơng chính trị của Trần Phú (10-1930)?
Nội dung
Cương lĩnh (3-2-1930)
Chính cương (10-1930)
Tính chất 
Nhiệm vụ
Lực lượng tham gia
Lực lượng lãnh đạo
Vị trí
 Khi dạy bài 22 trang 173 “Hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất”(1965-1973) sau khi các em đã học xong phần “Chiến Lược Chiến Tranh Cục Bộ của đế quốc Mĩ” giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa 2 chiến lược “Chiến Tranh Đặc Biệt và Chiến Lược Chiến Tranh Cục Bộ “của Mĩ ở Miền Nam Việt Nam.
Nội dung so sánh
Chiến lược “chiến tranh đặc biệt “
Chiến lược “chiến tranh cục bộ”
Hoàn cảnh
Âm mưu
Biện pháp
Đối với dạng câu hỏi này để tránh mất thời gian giáo viên nên có sự chuẩn bị trước, có thể sử dụng bảng phụ chuẩn bị sẵn hoặc soạn lên máy và chiếu cho học sinh trả lời nhanh. Tóm lại câu hỏi nêu trên sẽ tạo thành một hệ thống câu hỏi hoàn chỉnh, giúp cho học sinh trong quá trình học tập lịch sử phát hiện ra nguyên nhân, diễn biến, kết quả, và ý nghĩa của một sự kiện hay một quá trình lịch sử. Các em sẽ biết rút ra suy nghĩ đánh giá riêng của mình về hiện tượng lịch sử.
Việc đặt và trả lời câu hỏi sẽ tạo ra một môi trường học tập tích cực, có tác dụng hai chiều giữa giáo viên và học sinh. Khắc phục được tình trạng học thụ động thầy đọc trò chép.
Theo tôi phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi cũng được xem như một nghệ thuật vì vậy giáo viên cần phải lưu ý một số cách ứng xử sau.
3.2) Một số cách ứng xử khi đặt câu hỏi:
Để đặt câu hỏi có hiệu quả, ngoài việc chú ý tới nội dung, cách thức đặt câu hỏi thì giáo viên cũng cần quan tâm tới một số cách ứng xử sau: (7 cách).
Dừng lại sau khi hỏi : mục tiêu là tích cực hóa suy nghĩ của học sinh và đưa ra câu trả lời tốt hơn hoàn chỉnh hơn.
Tích cực hóa học sinh : giáo viên chuẩn bị trước các câu hỏi và nói trước với học sinh các em sẽ được lần lượt trả lời các câu hỏi, tạo điều kiện cho học sinh tích cực chủ động phát biểu ý kiến, tránh chỉ tập trung vài cá nhân tích cực.
Phân phối câu hỏi cho cả lớp : tăng cường tham gia của học sinh, giảm thời gian nói của giáo viên, thay đổi khuôn mẫu hỏi trả lời.
Tập trung vào trọng tâm câu hỏi : nhằm buộc học sinh phải hiểu, ghi nhớ kiến thức trong tâmcủa bài học thông qua trả lời câu hỏi, cải thiện tình trạng học sinh đưa ra câu trả lời »em không biết » hoặc câu trả lời không đúng.
Phản ứng với câu trả lời của học sinh: nếu câu trả lời đúng giáo viên cần khen ngợi và công nhận câu trả lời, nếu câu trả lời sai giáo viên vẫn ghi nhận sự tích cực phát biểu ý kiến không tỏ thái độ tức giận hoặc trì chích.
Tránh tự trả lời câu hỏi của mình: với mục đích là tăng cường sự tham gia của học sinh, hạn chế sự can thiệp của giáo viên	.
Tránh nhắc lại câu trả lời của học sinh: để đánh giá câu trả lời của học sinh đúng hay sai giáo viên nên chỉ định học sinh khác nhận xét về câu trả lời của bạn, sau đó giáo viên kết luận.
3.3) Vận dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh vào một mục cụ thể: Sử dụng câu hỏi gợi mở để trả lời câu hỏi nhận thức:
Mục 3 trang 115: Bài 16: “Phong Trào Giải Phóng Dân Tộc và Tổng Khởi Nghĩa Tháng Tám(1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa Ra Đời “.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN
 Đặt vấn đề: Cuối năm 1944-đầu năm 1945 công tác chuẩn bị cho một cuộc tổng khỡi nghĩa đã hoàn thành.Toàn thể dân tộc ta đã sẵn sàng chờ đón thời cơ cách mạng xuất hiện để đứng lên khỡi nghĩa.
Câu hỏi nhận thức: Vậy theo em thời cơ của cách mạng tháng tám ở đây là gì? 
Câu hỏi gợi mở: thời cơ của cách mạng tháng tám là sự kết hợp nhuần nhuyễn của hai yếu tố khách quan(bên ngoài) và chủ quan(bên trong)? Căn cứ vào sgk em hãy chỉ ra hai yếu tố đó?
Với câu hỏi gợi mở đó học sinh sẽ dựa vào sách giáo khoa và phần đã học để trả lời.
Giáo viên chốt ý:.
Như vậy điều kiện khách quan và chủ quan đưa đến thời cơ “chín muồi “ và hết sức thuận lợi
GV Tiếp tục đặt câu hỏi nhận thức:
Tại sao nói thời cơ của cách mạng tháng tám không những “chín muồi” mà còn là “Thời cơ ngàn năm có một”?
GV gợi ý cho học sinh khoảng thời gian thời cơ chìn muồi: sau ngày 15/81945 và trước khi quân đồng minh tràn vào.
Sau đó đưa ra câu hỏi gợi mở: 
-Nếu diễn ra trước ngày phát xít nhật đầu hàng đồng minh (trước ngày 15/8/1945) cách mạng sẽ như thế nào?
-Nếu diễn ra sau ngày quân đồng minh tràn vào để làm nhiệm vụ giải giáp quân đội phát xít cách mạng sẽ như thế nào?
Với câu hỏi gợi mở như vậy học sinh sẽ trả lời và tự rút ra được kết luận?
 Trước thời cơ thuận lợi như vậy đảng đã chớp thời cơ lãnh đạo nhân dân tiến hành tổng khỡi nghĩa như thế nào?
-Học sinh theo dõi sgk và trả lời
GV nhận xét và chốt ý
 Em có nhận xét gì về chủ trương chớp thời cơ của đảng?
Hs trả lời gv nhận xét: thể hiện sự nhạy bén, kịp thời dũng cảm, quyết tâm cao của trung ương đảng và Hồ Chí Minh.
- Cách mạng tháng tám diễn ra nhanh gọn và ít đổ máu.
- Đối với phần diễn biến giáo viên chuẩn bị trước bảng niên biểu diễn biến của cách mạng tháng tám.
Em hãy kết hợp sgk và bảng niên biểu sự kiện tóm tắt ngắn gọn diễn biến chính của cách mạng tháng tám-1945.
HS sẽ theo dõi sgk và nhìn vào bảng niên biểu của giáo viên để tóm tắt diễn biến?
- GV kết hợp cho học sinh tóm tắt diễn biến kết hợp với việc xem lược đồ tổng khỡi nghĩa để các em dễ hình dung các sự kiện lịch sử.
3. Tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945
a. Thời cơ:
Khách quan:
- Ngày 9/8/1945: Hồng quân liên xô đánh tan 1triệu quân quan đông của phát xít nhật.
- Ngày 15/8/1945: Phát xít nhật tuyên bố đầu hàng đồng minh không điều kiện.
Chủ quan:
- Đảng có quá trình chuẩn bị chu đáo trong suốt 15 năm, qua 3 ba cuộc tập duyệt: 1930-1935; 1936-1939; 1939-1945.
- Cùng với sự chuẩn bị của Đảng nhân dân cũng đã sẵn sàng nỗi dậy đấu tranh.
Qúa trình chớp thời cơ của Đảng:
-Ngày 13/8/1945 trung ương đảng và việt minh thành lập ủy ban khỡi nghĩa toàn quốc,ban bố quân lệnh số 1,phát lệnh khỡi nghĩa trong cả nước.
-Các ngày 14, 15/8/1945 hội nghị toàn quốc của đảng họp ở Tân Trào(Tuyên Quang)quyết định phát động khỡi nghĩa trong cả nước
-Tiếp đó từ ngày16, 17/8/1945 đại hội quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương tổng khỡi nghĩa,thông qua 10 chíng sách của mặt trận việt minh, cử ra ủy ban dân tộc giải phóng.
B. Diễn biến
Thời gian
Sự kiện tiêu biểu
14/8/1945
16/8/1945
18/8/1945
19/8/1945
23/8/1945
25/8/1945
28/8/1945
30/8/1945
4. Những kết quả đạt được (kiểm nghiệm):
Sau khi áp dụng phương pháp này vào Tiết 25 mục 3, bài 16 (Sách giáo khoa Lịch sử 12, bản cơ bản) tôi đã kiểm nghiệm thực tế bằng cách phát phiếu điều tra thăm dò thái độ của các em ở 4 lớp 12 do tôi phụ trách:
- Lớp: 12B11, 12B12 là những lớp đối chứng (dạy theo phương pháp cũ).
- Lớp 12B9, 12B10 là những lớp thực nghiệm (sử dụng hệ gợi mở để trả lời câu hỏi nhận thức).
Kết quả như sau:
Thái độ
Rất thích và tiếp
thu bài rất nhanh
Rất thích và
tiếp thu bài tương đối nhanh
Thích nhưng
tiếp thu bài chậm
Không thích và
không tiếp thu được bài
Lớp
Số lượng
tỉ lệ %
Số lượng
tỉ lệ %
Số lượng
tỉ lệ %
Số lượng
tỉ lệ %
12B11 (46em)
10
21,7
20
43,5
14
30,4
2
4,4
12B12 (49 em)
9
18,4
17
34,7
18
36,7
5
10,2
*********
*******
****
****
*****
******
*****
******
******
12B9 (47 em)
26
55,3
17
36,2
4
8,5
0
0
12B10 (49 em)
27
55,1
17
34,7
5
10,2
0
0
Qua bảng thăm dò trên đã cho thấy, việc áp dụng sáng kiến trên đã đem lại hứng thú học tập và phát huy được tính tích cực của học sinh từ đó kết quả học tập của các em rất khả quan.
Qua đó thấy rằng, muốn một tiết học thành công hay chất lượng học tập học sinh được nâng cao hay không, người giáo viên cần phải tâm huyết, phải gia công nhiều công sức cho bài giảng và còn phải làm nhiều lần cho đến khi nhuần nhuyễn, muốn có được như vậy người giáo viên phải tự bồi dưỡng, tự rèn luyện và nâng cao tay nghề.
 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ :
1. Kết luận:
Như vậy, “phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử” được vận dụng trong các tiết dạy học sẽ đạt được kết quả kết quả học tập cao nhất. Tuy đây là một công việc cập nhật trong các tiêt học, nhưng để có hiệu quả cao đòi hỏi người giáo viên dạy môn lịch sử phải thực sự yêu công việc của mình, dành nhiều thời gian để không ngừng trau dồi kiến thức và nâng cao phương pháp dạy học. Để có hệ thống câu hỏi phù hợp với từng khối từng lớp đòi hỏi người giáo viên phải có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, vận dụng linh hoạt trong quá trình dạy học.
Trên đây là những kinh nghiêm nhỏ của tôi trong quá trình giảng dạy, chắc chắn sẽ còn rất nhiều hạn chế vì vậy rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp. Riêng bản thân tôi sẽ tiếp tục và nỗ lực hơn nữa trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
2. Một số kiến nghị:
Trong phạm vi bài viết tôi xin được nêu một vài kiến nghị, đề xuất sau:
Về phía giáo viên: không tham lam, chồng chất nhiều kiến thức để “phủ lên bộ nhớ” các em, cuối cùng làm cho các em không nhớ gì mà lại nảy sinh tâm lý chán học. Do đó muốn đạt được mục đích trên người giáo viên phải biết chọn lọc tức là giản và tinh chứ không phải ôm đồm. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải tích luỹ nhiều kiến thức lịch sử phong phú , biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương pháp để vận dụng tốt kiến thức vào bài giảng đúng lúc, đúng nơi, đúng nội dung yêu cầu của bài.
Về phía tổ, nhóm chuyên môn: Phải thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, thảo luận phương pháp giảng dạy kiểu bài về nhân vật lịch sử cho từng nhân vật trong tổng thể cấu trúc của bài, chương, giai đoạn cụ thể.
Về phía nhà trường: Tiếp tục bổ sung vào phòng thiết bị những tranh ảnh cần thiết. Đoàn trường cần tổ chức những tiết học ngoài giờ lên lớp bằng những hoạt động bổ ích như việc tổ chức các trò chơi lịch sử để khắc sâu biểu tượng nhân vật lịch sử, giáo dục các em truyền thống yêu nước.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường và các bạn đồng nghiệp cùng các em học sinh đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài này.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
...........
.
.
.
Thanh hóa, tháng 5 năm 2013. 
Tôi xin cam đoan đây là skkn của mình viết không sao chép của người khác.
 Người viết sáng kiến
Nguyễn Thị Thủy
 MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1.) Nghiên cứu các tài liệu về “phương pháp dạy học lịch sử”
 2.) Nghiên cứu tài liệu”một số phương pháp và kĩ thuật dạy học”của Bộ GD và ĐT Dự án Việt –Bỉ
 3.) Thao giảng, dự giờ đồng nghiệp trao dồi rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy
 4.) Nghiên cứu tài liệu gây hứng thú về dạy học lịch sử
 5.) Nghiên cứu tài liệu :tâm lí học
 6.) Sách giáo khoa, sách giáo viên lịch sử lớp 10,11,12

File đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_su_dung_he_thong_cau_hoi_de_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_hoc_sinh_trong_day_hoc_lich.doc
Sáng Kiến Liên Quan