Đề tài Phương pháp khai thác những nội dung chủ yếu phần lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 trong bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 môn Lịch Sử
Trong cơ cấu đề thi học sinh giỏi (HSG) phần lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến
2000 thường chiếm 30% cơ cấu điểm: 6/20 điểm. Đây là phần bắt buộc chắc chắn có
trong cơ cấu đề thi và thang điểm, thực tế những đề thi HSG cấp tỉnh những năm gần
đây, phần câu hỏi này thường dễ, không quá phức tạp hay mang tính suy luận cao nên
học sinh (HS) cũng dễ chiếm được điểm.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân (khách quan hoặc chủ quan): vị trí bộ môn, áp lực
chương trình học, năng lực học sinh, quỹ thời gian mà nhiều giáo viên (GV) khi bồi
dưỡng HSG thường không chú trọng phần này, HS khi học phần này thường nảy sinh
tâm lý chán nản, nhất là đối phó với những tên nước ngoài hoàn toàn xa lạ, nên bỏ qua
nhiều cơ hội ghi điểm. Một thực tế mà GV dạy HSG nào cũng phải đối đầu là mâu
thuẫn giữa lượng kiến thức khổng lồ và quỹ thời gian có hạn. Nếu GV không biết lựa
chọn kiến thức để dạy cho HS sẽ khó giúp các em đối phó với đề thi.
Nhằm giúp GV bồi dưỡng HSG có những định hướng đúng, bồi dưỡng HS có hiệu quả
cao, với kinh nghiệm bản thân mình qua nhiều năm bồ dưỡng HSG. Chuyên đề sẽ đề
cập đến một số nội dung cơ bản, trọng tâm phần lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945
đến năm 2000.
do nhiều nguyên nhân (khách quan hoặc chủ quan): vị trí bộ môn, áp lực chƣơng trình học, năng lực học sinh, quỹ thời gian mà nhiều giáo viên (GV) khi bồi dƣỡng HSG thƣờng không chú trọng phần này, HS khi học phần này thƣờng nảy sinh tâm lý chán nản, nhất là đối phó với những tên nƣớc ngoài hoàn toàn xa lạ, nên bỏ qua nhiều cơ hội ghi điểm. Một thực tế mà GV dạy HSG nào cũng phải đối đầu là mâu thuẫn giữa lƣợng kiến thức khổng lồ và quỹ thời gian có hạn. Nếu GV không biết lựa chọn kiến thức để dạy cho HS sẽ khó giúp các em đối phó với đề thi. Nhằm giúp GV bồi dƣỡng HSG có những định hƣớng đúng, bồi dƣỡng HS có hiệu quả cao, với kinh nghiệm bản thân mình qua nhiều năm bồ dƣỡng HSG. Chuyên đề sẽ đề cập đến một số nội dung cơ bản, trọng tâm phần lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000. II. THỰC TRẠNG TRƢỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Thuận lợi - Sở Giáo dục và Ban Giám hiệu các trƣờng rất coi trọng công tác bồi dƣỡng học sinh Giỏi, coi đây là một đòn bẩy quan trọng kích thích chất lƣợng bộ môn, nhiều trƣờng còn đƣa thành tích HSG vào tiêu chí thi đua. - Công tác bồi dƣỡng HSG đƣợc tiến hành nhiều năm có kế hoạch và chƣơng trình cụ thể. - Các trƣờng phổ thông thƣờng giành cho việc bồi dƣỡng HSG quỹ thời gian phù hợp. - Giáo viên bồi dƣỡng HSG thƣờng có tay nghề cao, kinh nghiệm nhiều năm. - Đội tuyển HSG là những HS có khả năng nhận thức tốt, yêu thích bộ môn. - Những năm gần đây tài liệu lịch sử phục vụ cho HSG khá đầy đủ, phong phú. 2. Khó khăn - Nội dung chƣơng trình dài, kiến thức rộng, đào sâu, nếu GV hƣớng dẫn không biết cách, lựa chọn kiến thức, dạy dàn trải sẽ không đạt hiệu quả. - HS ngoài việc bồi dƣỡng kiến thức lịch sử còn phải học các môn khác, nếu GV không có những định hƣớng đúng sẽ dẫn đến quá tải kiến thức, HS dễ chán nản. - Tài liệu tham khảo môn lịch sử tuy nhiều, nhƣng mang tính bao vây và nhiều tài liệu không bám sát chuẩn kiến thức – kĩ năng, vì vậy GV khi bồi dƣỡng cho HS phải biết lựa chọn kiến thức, xoáy vào các trọng tâm cần thiết. Trƣờng THPT Trị An GV: Nguyễn Thị Hƣơng Trang 4 III. NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN - Căn cứ vào nội dung chƣơng trình của Bộ giáo dục ban hành cho việc giảng dạy lịch sử phần lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến 2000. - Căn cứ vào chuẩn kiến thức – kĩ năng dạy học lịch sử. - Căn cứ vào giới hạn nội dung kiến thức của Sở giáo dục cho kì thi HSG lớp 12 hằng năm. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN - Xuất phát từ yêu cầu bồi dƣỡng đội tuyển HSG lớp 12 môn lịch sử để tham dự kì thi HSG cấp tỉnh đạt hiệu quả cao. - Nhằm tránh việc bồi dƣỡng dàn trải, không hiệu quả gây lãng phí thời gian và công sức của GV và HS. - Nhằm thúc đẩy lòng say mê học sử của HS, tâm lý phấn khởi, hết lòng vì bộ môn của GV. - Nhằm giúp GV bồi dƣỡng định hƣớng đúng nội dung kiến thức, có kĩ năng đào sâu kiến thức với các thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh, liên hệ, vận dụng các kiến thức lịch sử thế giới hiện đại. Từ đó biết cách bồi dƣỡng xoáy vào các hƣớng của đề thi HSG để việc bồi dƣỡng đạt hiệu quả cao. - Nhằm có một định hƣớng chung cho việc ôn tập, luyện thi HSG ở các trƣờng phổ thông trong thời gian tới. Chuyên đề đề cập đến 2 phần: + Phần kiến thức cơ bản + Phần nội dung cần khai thác 3. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CẦN KHAI THÁC TRONG CHƢƠNG TRÌNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ 1945 ĐẾN 2000 Bài 1: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ II A. Kiến thức cơ bản: 1. Hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của hội nghị Ianta. 2. Sự thành lập, mục đích, nguyên tắc, tổ chức và vai trò của Liên hợp quốc (LHQ). 3. Sự hình thành 2 hệ thống xã hội đối lập. B. Những vấn đề cần khai thác: 1. Vì sao có thể gọi trật tự thế giới mới được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ II là trật tự hai cực Ianta? Gợi ý: - Khi CTTG II bƣớc vào giai đoạn cuối, từ 4 - 12/2/1945 đại biểu 3 cƣờng quốc Mỹ, Anh, Liên Xô đã dự hội nghị tại Ianta. - Thực chất nội dung hội nghị là sự phân chia thành quả chiến tranh giữa các nƣớc thắng trận, có liên quan đến hòa bình, an ninh và trật tự thế giới mới sau này. Trƣờng THPT Trị An GV: Nguyễn Thị Hƣơng Trang 5 - Hội nghị đã phân chia phạm vị đóng quân và ảnh hƣởng của Liên Xô và Mỹ ở châu Âu và châu Á. Để tổ chức lại trật tự thế giới mới, hội nghị quyết định thành lập tổ chức LHQ dựa trên nguyên tắc cơ bản là sự nhất trí giữa 5 cƣờng quốc. Hội nghị đã giải quyết vấn đề nƣớc Đức, nƣớc Nhật và kí hòa ƣớc với các nƣớc phát xít bại trận chủ yếu theo quan điểm của Mỹ và Liên Xô. - Những quyết định của hội nghị đã đƣa đến việc thiết lập 1 trật tự thế giới mới sau chiến tranh thay thế cho trật tự Vecxai – Oasinhton. Trật tự mới đƣợc thiết lập trên cơ sở thỏa thuận giữa Liên Xô và Mỹ phân chia nhau phạm vi ảnh hƣởng gọi là trật tự 2 cực Ianta. Từ đó thế giới chia thành 2 phe XHCN và TBCN đối đầu nhau gay gắt. 2. Nêu các vai trò của LHQ. Kể tên 1 số tổ chức chuyên môn của LHQ có mặt tại VN Gợi ý: a. Vai trò của LHQ: - LHQ là diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình – an ninh thế giới. Là diễn đàn quốc tế để các quốc gia bày tỏ thái độ và chính sách của mình với các vấn đề quốc tế quan trọng. - LHQ góp phần giải quyết tranh chấp xung đột ở nhiều khu vực, quốc gia, giải trừ quân bị, hạn chế chạy đua vũ trang, nhất là chạy đua vũ khí hạt nhân. - Có cố gắng trong việc thủ tiêu chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. - LHQ có nhiều chƣơng trình hỗ trợ, giúp đỡ các dân tộc kém phát triển, đang phát triển về: kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, cứu trợ nhân đạo, giải quyết các vấn đề quốc tế nhƣ: ô nhiễm môi trƣờng và trái đất nóng dần lên, bệnh dịch mới. VD: giải quyết vấn đề nạn đói ở châu Phi, xung đột ở Campuchia, Đôngtimo, Trung Đông. - Để thực hiện tốt vai trò của mình, hiện nay LHQ đang tiến hành nhiều cải cách quan trọng, trong đó có chƣơng trình cải tổ và dân chủ hóa tổ chức này. b. Các tổ chức chuyên môn của LHQ có mặt tại VN: WHO, UNICEF, IMF, FAO, UNESCO. 3. Các nhân tố dẫn đến sự thành 2 hệ thống xã hội: XHCN và TBCN sau CTTG II Gợi ý: a. Về địa – chính trị: - Trái với quyết định của hội nghị Ianta, dƣới tác động của (Mỹ, Anh, Pháp) và Liên Xô, trên lãnh thổ nƣớc Đức xuất hiện 2 nhà nƣớc khác nhau: + Tây Đức: CHLB Đức (9/1949) phát triển theo con đƣờng TBCN. + Đông Đức: CHDC Đức (10/1949) theo con đƣờng XHCN. 2 nƣớc Đức chịu ảnh hƣởng của 2 siêu cƣờng Mỹ và Liên Xô. Trƣờng THPT Trị An GV: Nguyễn Thị Hƣơng Trang 6 - Dƣới tác động trực tiếp của các cuộc tấn công quân sự của Mỹ và Liên Xô các nƣớc Đông Âu đƣợc giải phóng khỏi tay phát xít, lập nên các nhà nƣớc DCND. Quan hệ hợp tác chặt chẽ về kinh tế - chính trị giữa Liên Xô và Đông Âu, hình thành hệ thống các nƣớc DCND – XHCN ở khu vực này. Trong khi đó, đƣợc Mỹ giúp sức, các nƣớc Tây Âu cũng nhanh chóng khôi phục và củng cố nền kinh tế và chính trị. Nhƣ vậy, dƣới ảnh hƣởng trực tiếp của Mỹ và Liên Xô, Châu Âu chia thành 2 phe phát triển theo 2 con đƣờng khác nhau: Đông Âu XHCN và Tây Âu TBCN. b. Về kinh tế: - Liên Xô và các nƣớc Đông Âu ký kết nhiều hiệp ƣớc tay đôi về kinh tế, thiết lập các quan hệ hợp tác kinh tế. Tháng 1/1949, Hội đồng tƣơng trợ kinh tế (SEV) đƣợc thành lập nhằm thúc đẩy sự hợp tác về kinh tế, văn hóa, KHKT giữa Liên Xô và Đông Âu. - Trong khi đó Mỹ đề ra kế hoạch Macxan nhằm viện trợ các nƣớc Tây Âu khôi phục kinh tế, tăng cƣờng ảnh hƣởng của Mỹ với khu vực này. - Nhƣ vậy, hình thành 1 giới tuyến đối lập về địa - chính trị và kinh tế giữa Đông và Tây Âu. Quan hệ đối đầu 2 khối đã lôi cuốn các quốc gia, khu vực khác trên thế giới vào một cuộc “chiến tranh lạnh” và chịu ảnh hƣởng sâu sắc từ cuộc chiến tranh đó. 4. CHXH trở thành một hệ thống thế giới có ý nghĩa như thế nào trong việc thúc đẩy sự phát triển của quan hệ quốc tế? Gợi ý: - Đến khoảng những năm 50, các nƣớc Đông Âu bƣớc vào thời kì xây dựng CNXH, cùng với Liên Xô, CNXH trở thành một hệ thống thế giới. Với thắng lợi của CM Việt Nam (1945), Trung Quốc (1949), Cuba (1959) đã mở rộng không gian, lớn mạnh của hệ thống các nƣớc XHCN. - CNXH đƣợc lớn mạnh trên thế giới có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của quan hệ quốc tế. Trong nhiều thập niên, hệ thống XHCN đã trở thành một lực lƣợng hùng hậu về chính trị, quân sự và kinh tế, chiếm lĩnh đỉnh cao của KHKT thế giới (Liên Xô), là chỗ dựa của cách mạng thế giới, của sự nghiệp bảo vệ hòa bình thế giới. Trong cuộc đấu tranh chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình và sự sống của nhân loại, Liên Xô và các nƣớc XHCN luôn đứng ở vị trí hàng đầu. Hội đồng hòa bình thế giới đƣợc thành lập 1950 ở Vacxava đã giữ vai trò tập hợp các lực lƣợng hòa bình thế giới, tổ chức các cuộc đấu tranh, những hoạt động dƣới nhiều hình thức nhằm bảo vệ hòa bình, chống việc chạy đua vũ trang, củng cố tình hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc. 5. Quan hệ Mỹ và Liên Xô trong và sau chiến tranh thế giới thứ II có gì khác nhau? Bài 2: Liên Xô và các nƣớc Đông Âu A. Kiến thức cơ bản: - Thành tựu xây dựng CNXH ở Liên Xô từ 1945 đến đầu những năm 70, ý nghĩa. Trƣờng THPT Trị An GV: Nguyễn Thị Hƣơng Trang 7 - Tình hình Liên bang Nga từ 1991 đến 2000. B. Những nội dung cần khai thác: 1. Hoàn cảnh đất nƣớc sau chiến tranh thế giới thứ II đặt ra yêu cầu gì cho công cuộc xây dựng CNXH của nhân dân Liên Xô? 2. Những thành tựu xây dựng CNXH của Liên Xô từ 1945 đến nửa đầu những năm 70 và ý nghĩa lịch sử. Gợi ý: a. Thành tựu - Kinh tế: + Hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế 1946 – 1950 trong thời gian 4 năm 3 tháng. + Công nghiệp: + Nông nghiệp: - KHKT: chế tạo thành công bom nguyên tử, phóng tàu vũ trụ mở đầu kỷ nguyên b. Ý nghĩa: - Thể hiện tính ƣu việt của CNXH trên mọi lĩnh vực: xây dựng kinh tế, củng cố quốc phòng, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. - Củng cố nền hòa bình, tăng thêm sức mạnh của lực lƣợng cách mạng thế giới. - Liên Xô đạt đƣợc thế cân bằng về sức mạnh quân sự, sức mạnh hạt nhân với các nƣớc đế quốc, làm đảo lộn chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ và đồng minh Mĩ. 3. Tình hình Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000. Bài 3: Các nƣớc Đông Bắc Á (1945-2000) A. Kiến thức cơ bản: - Biến đổi quan trọng của Đông Bắc Á. - Sự thành lập và ý nghĩa nƣớc CHDCND Trung Hoa. - Đƣờng lối đổi mới của Trung Quốc. B. Những nội dung cần khai thác: 1. Nhận xét những biến chuyển lớn của khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ II: Gợi ý: - Về chính trị: - Về kinh tế: 2. Sự thành lập và ý nghĩa ra đời của nƣớc CHND Trung Hoa. 3. Hoàn cảnh, nội dung đƣờng lối cải cách của Trung Quốc. Trƣờng THPT Trị An GV: Nguyễn Thị Hƣơng Trang 8 Bài 4: Các nƣớc Đông Nam Á A. Kiến thức cơ bản - Tình hình các nƣớc Đông Nam Á (ĐNA). - Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á (ASEAN). B. Nội dung chủ yếu cần khai thác 1. Sự thành lập các quốc gia độc lập ĐNA năm 1945. 2. Biến đổi to lớn của ĐNA sau CTTG II. 3. Chiến lƣợc phát triển kinh tế của 5 nƣớc sáng lập ASEAN (nội dung, mục tiêu, thành tựu, hạn chế), bài học cho VN. 4. Sự ra đời và phát triển của hiệp hội các nƣớc ĐNA, thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chức này. Bài 5: Các nƣớc châu Phi và khu vực Mỹ Latinh A. Kiến thức cơ bản - Quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc . - Tình hình Cu Ba. B. Nội dung chủ yếu cần khai thác 1. Khái quát quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc của châu Phi từ sau CTTG II đến nay. 2. Khái quát quá trình giành độc lập dân tộc của khu vực Mỹ Latinh. 3. So sánh sự khác nhau giữa phong trào giải phóng dân tộc châu Phi và khu vực Mỹ Latinh theo các nội dung: Lãnh đạo, hình thức đấu tranh, mức độ giành độc lập, sự phát triển kinh tế sau khi giành độc lập. 4. So sánh sự khác nhau giữa phong trào giải phóng dân tộc châu Á và châu Phi theo các nội dung: lãnh đạo, hình thức đấu tranh, mức độ giành độc lập, sự phát triển kinh tế sau khi giành độc lập. Bài 6: Mỹ A. Kiến thức cơ bản - Tình hình kinh tế, KHKT từ 1945 – 1973 - Nguyên nhân phát triển - Chính sách đối ngoại B. Nội dung chủ yếu cần khai thác 1. Những nét chính về tình hình kinh tế của Mỹ từ 1945-1973. 2. Phân tích những nguyên nhân phát triển nền kinh tế của Mỹ, chỉ ra nguyên nhân quan trọng nhất và bài học cho Việt Nam trong phát triển kinh tế hiện nay. 3. Chính sách đối ngoại của Mỹ từ 1945 đến nay. Hãy chỉ ra những thành công và thất bại trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Trƣờng THPT Trị An GV: Nguyễn Thị Hƣơng Trang 9 *Gợi ý: a. Chính sách đối ngoại: - Năm 1947, Tổng thống Truman tuyên bố chiến tranh lạnh nhằm chống Liên Xô và các nƣớc XHCN, thông qua viện trợ kinh tế, quân sự để khống chế nô dịch các nƣớc đồng minh. - Các đời Tổng thống tiếp theo tiếp tục đề ra các học thuyết để tiếp tục thực hiện chủ nghĩa Truman nhằm thực hiện các mục tiêu của chiến lƣợc toàn cầu (ngăn chặn, đàn áp, khống chế) - Từ những năm 70 đến 1991, Mỹ tiếp tục theo đuổi chiến lƣợc toàn cầu với học thuyết Rigan, Buso, dựa trên chính sách thực lực của Mỹ, can thiệp quân sự vào nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. - Từ 1991-2000: Trong bối cảnh chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự thế giới mới chƣa hình thành, Mỹ mở ra chiến lƣợc cam kết và mở rộng với 3 trụ cột chính là: đảm bảo an ninh của Mỹ, tăng cƣờng khôi phục tính sống động của kinh tế Mỹ, sử dụng khẩu hiệu dân chủ can thiệp vào công việc nội bộ các nƣớc. b. Những thành công và thất bại: * Thành công: Thành lập các liên minh quân sự, kinh tế, qua đó khống chế nô dịch các đồng minh, hất cẳng Anh – Pháp, can thiệp vào ĐNA, Trung Đông, khống chế đƣợc nhà nƣớc Ixraen, góp phần làm CNXH sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu. * Thất bại: Ở Trung Quốc, Cu Ba, Ran và đặc biệt là ở Việt Nam 4. Quan hệ Mỹ - Việt Nam từ 1945 đến nay: - 1945-1954: Ủng hộ và giúp đỡ Pháp xâm lƣợc VN. - 1954-1975: Trực tiếp gây chiến tranh xâm lƣợc VN. - 1975-1994: Cấm vận VN. - 1995 đến nay: Dỡ bỏ cấm vận, thiết lập quan hệ ngoại giao bình thƣờng 2 nƣớc (tháng 11-2000 tổng thống Clinton sang thăm VN) Bài 7: Tây Âu A. Kiến thức cơ bản - Các giai đoạn phát triển kinh tế. - Nguyên nhân phát triển kinh tế. - Liên minh châu Âu EU. B. Nội dung chủ yếu cần khai thác 1.Tại sao sau CTTG II kinh tế Tây Âu phát triển nhanh chóng? Nguyên nhân nào chung với Mỹ, chúng ta có thể rút ra bài học gì từ nền kinh tế Tây Âu? 2. Sự thành lập, mục tiêu, thành tựu của liên minh châu Âu (EU). 3. Vì sao nói liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất hành tinh? * Gợi Ý: - Số lƣợng thành viên lớn: 27 nƣớc. Trƣờng THPT Trị An GV: Nguyễn Thị Hƣơng Trang 10 - Hợp tác hiệu quả: Thành lập nghị viện châu Âu, hủy bỏ sự kiểm soát đi lại qua biên giới, sử dụng đồng EURO. -Chiếm ¼ GDP toàn thế giới. Bài 8: Nhật Bản Những nội dung cần khai thác 1. Sự phát triển kinh tế, KHKT sau chiến tranh thế giới thứ II. 2. Nguyên nhân của sự phát triển, nguyên nhân nào chung với Mỹ và Tây Âu, Việt Nam có thể học tập gì từ nền kinh tế Nhật Bản? 3. Quan hệ Mỹ - Nhật sau CTTG II và tác động của mối quan hệ này đối với Nhật 4. Phân tích những đặc điểm của CNTB sau CTTG II. Bài 9: Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ II Những nội dung cần khai thác 1. Khái quát quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến năm 2000. 2. Trình bày nguyên nhân, đặc điểm, diễn biến và kết quả của cuộc “chiến tranh lạnh”. 3. Phân tích những ảnh hƣởng của “chiến tranh lạnh” đến tình hình châu Á. 4. Tại sao hai nƣớc Xô – Mỹ lại chấm dứt “chiến tranh lạnh”? 5. Nêu những nhân tố ảnh hƣớng đến sự hình thành trật tự thế giới mới sau khi trật tự hai cực Ianta sụp đổ. 6. Xu thế phát triển của lịch sử thế giới hiện đại, xu thế này tạo ra thời cơ và thách thức gì cho Việt Nam? Việt Nam đã làm gì trƣớc xu thế này? Bài 10: Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa Những nội dung cần khai thác 1. Nguồn gốc, đặc điểm, thành tựu của CM KHCN. Phân tích tác động tích cực, tiêu cực của những thành tựu đó.Vai trò của CM KHCN đối với Việt Nam. 2. Toàn cầu hóa là gì? Những biểu hiện? Toàn cấu hóa tạo ra thời cơ và thách thức gì cho các nƣớc đang phát triển? Trƣờng THPT Trị An GV: Nguyễn Thị Hƣơng Trang 11 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ ĐỀ TÀI a. Kết quả đạt đƣợc Với kinh nghiệm của bản thân, qua nhiều năm bồi dƣỡng HSG, tôi đã đạt đƣợc kết quả cao. Đội tuyển HSG trƣờng THPT Trị An năm nào cũng có nhiều HS đạt giải, trong đó có nhiều giải nhì, giải ba. Nhiều năm HS trƣờng Trị An tham gia vào đội tuyển quốc gia và đạt giải HSG quốc gia môn lịch sử. - Năm 2010 – 2011 có 8/8 HS đạt giải HSG môn lịch sử cấp tỉnh (trong đó có 2 giải nhì, 3 giải ba, 3 giải khuyến khích, 2 HS vào đội tuyển quốc gia). - Năm 2011 – 2012 có 7/7 HS đạt giải HSG môn lịch sử cấp tỉnh (trong đó có 1 giải nhì, 2 giải ba và 4 giải khuyến khích). Có đƣợc kết quả nhƣ vậy là do giáo viên bồi dƣỡng biết lựa chọn kiến thức, biết đào sâu, định hƣớng đúng cho HS để HS hứng thú với bộ môn và tiết kiệm thời gian giành cho các môn khoa học khác. b. Kinh nghiệm rút ra từ đề tài - Giáo viên không dạy dàn trải mà chỉ đào sâu những nội dung có tính trọng tâm. - Định hƣớng cho HS biết khai thác nội dung cơ bản bằng các thao tác thống kê, phân tích, so sánh, nhận xét, liên hệ. - Phần lịch sử thế giới hiện đại khi dạy nên khai thác kĩ vì đây là phần bắt buộc có trong đề thi, lƣợng kiến thức không nhiều, nội dung kiến thức không quá khó, những nhận định, đánh giá sự kiện lịch sử thƣờng đã ổn định. - Khi bồi dƣỡng, GV không đặt nặng về sự kiện, thời gian. Nên định hƣớng cho HS cách hệ thống hóa các sự kiện, hiểu đƣợc bản chất, ý nghĩa của sự kiện lịch sử, mối quan hệ giữa các sự kiện. - Không nên coi những vấn đề của lịch sử thế giới là những vấn đề tách rời, riêng biệt. Thực ra lịch sử có mối quan hệ mật thiết, tác động, ảnh hƣởng lẫn nhau. Nên định hƣớng cho HS tác động của lịch sử thế giới đến lịch sử dân tộc trong cùng một thời điểm lịch sử thì kết quả thu đƣợc sẽ cao hơn. - Đề thi HSG cấp tỉnh thƣờng mang tính đào sâu, suy luận nên GV khi bồi dƣỡng cũng phải chú ý tới điểm này. - Nên giành thời gian nhất định để luyện viết cho HS vì kĩ năng diễn đạt cũng rất quan trọng đối với yêu cầu của một HSG. * Một số tồn tại của HS khi làm bài phần này: - Sai sự kiện, nhầm lẫn sự kiện, sai tên cá nhân, tên nƣớc, tên châu lục, tên tổ chức kinh tế - xã hội thế giới. - Không đáp ứng đầy đủ yêu cầu đề thi. - Những câu hỏi mang tính suy luận, nâng cao, phần lớn HS không biết cách giải quyết, không biết lựa chọn kiến thức để làm bài. - Không đọc kỹ và hiểu đƣợc yêu cầu của đề. - Dài dòng, lan man, chép thuộc bài học. - HS không biết cách liên hệ và rút ra bài học từ sự kiện lịch sử. Trƣờng THPT Trị An GV: Nguyễn Thị Hƣơng Trang 12 5. KẾT LUẬN - Công tác bồi dƣỡng HSG là việc làm thƣờng xuyên qua từng năm học ở trƣờng phổ thông, vì vậy trong quá trình bồi dƣỡng, GV từng bƣớc phát hiện và tích lũy kinh nghiệm để biết cách khai thác có hiệu quả kiến thức trọng tâm trong khóa trình lịch sử này. - Đây là định hƣớng mang tính cá nhân, đƣợc tổ bộ môn của trƣờng và hội đồng bộ môn của sở giáo dục thẩm định, góp ý chỉnh sửa. Tuy nhiên, trong quá trình bồi dƣỡng, tùy trình độ học sinh, thời gian giành cho công tác bồi dƣỡng và nhất là định hƣớng của Sở giáo dục, giáo viên nên mềm dẻo trong việc xác định kiến thức cần bồi dƣỡng cho HS. - Dù tập trung vào khai thác những kiến thức nâng cao, giáo viên khi bồi dƣỡng cũng phải bám sát chuẩn kiến thức – kĩ năng, xác định đúng phần “đóng”, phần “mở” của mỗi nội dung chƣơng trình. - Giáo viên phải thực sự là ngƣời có kinh nghiệm, có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, có tâm huyết với việc bồi dƣỡng HSG thì mới đạt kết quả cao. Trị An, ngày 10 tháng 02 năm 2012 Ngƣời viết NGUYỄN THỊ HƢƠNG
File đính kèm:
- phuong_phap_khai_thac_nhung_noi_dung_chu_yeu_phan_lich_su_the_gioi_hien_dai_tu_nam_1945_den_nam_2000.pdf