Đề tài Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Theo thống kê của bộ lao động thương binh và xã hội năm 2013 cả nước

có 1.053.000 người thất nghiệp trong đó có 145.000 cử nhân, thạc sĩ. Ở nước ta

hiện nay trung bình mỗi năm có 400.000 sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng.

Trong khi đó năm 2014 theo thống kê còn tới 162.000 sinh viên đã ra trường mà

chưa tìm được việc làm. Theo ông Nguyễn Bá Ngọc - Phó Viện trưởng Viện

Khoa học Bộ Lao động thương binh và xã hội: “Trong số hơn 9,9 triệu người có

bằng cấp, chứng chỉ thì chỉ có 2,7 triệu công nhân kỹ thuật, 2 triệu người tốt

nghiệp trung học chuyên nghiệp; còn lại là hơn 5,2 triệu người tốt nghiệp cao

đẳng, đại học trở lên. Trong khi đó, nhu cầu tuyển của doanh nghiệp chủ yếu là

những lao động có tay nghề. Sự mất cân bằng này sẽ tiếp tục làm gia tăng tỷ lệ

thất nghiệp trong sinh viên tốt nghiệp thời gian tới”. Đó là một sự lãng phí lớn

cho gia đình và cho xã hội, ảnh hưởng lớn tới tâm lý học tập của giới trẻ. Chính

vì vậy công tác hướng nghiệp luôn quan trọng trong nhà trường phổ thông nhằm

giúp các em có một hướng đi phù hợp cho bản thân, phù hợp với nhu cầu xã hội.

Ý thức rõ tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp từ nhiều năm qua,

các trường THPT nói chung, trường THPT Điểu Cải nói riêng luôn chú trọng,

quan tâm nhiều đến hoạt động hướng nghiệp. Phát huy mọi bộ phận trong nhà

trường tham gia vào công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Đoàn thanh

niên, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, giáo viên bộ môn, và đặc biệt là

giáo viên chủ nhiệm

pdf28 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 1761 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 em có định hướng 
chọn trường một cách phù hợp nhất. Theo quan điểm của cá nhân tôi, trong giai 
đoạn hiện nay nếu các em không đủ năng lực vào các trường có chất lượng đào 
tạo tốt, chúng ta nên định hướng cho các em có hướng đi theo các trường nghề. 
Thực tế hiện nay cho thấy xã hội cần rất nhiều bộ phận công nhân lành nghề. 
Những người công nhân có tay nghề vững luôn được trọng dụng ở các công ty 
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động 
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh 
Người thực hiện: Lưu Thị Soa Trang 18 
với mức lương thỏa đáng. Và trong cơ cấu lao động nước ta thiếu hẳn lực lượng 
này. 
Vậy định hướng thế nào cho các em chọn được trường thi, ngành thi phù 
hợp và hiệu quả đòi hỏi rất nhiều sự nỗ lực tâm huyết của gia đình, nhà trường, 
của giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. Những người có thể cho các em 
những định hướng tốt về nhu cầu lao động sắp tới. 
Hiện nay thông tin tuyển sinh của các trường được phổ biến rất rộng rãi 
trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet và các chương trình tư 
vấn tuyển sinh rất nhộn nhịp. Điểm thi hàng năm của các trường, điểm chuẩn, 
điểm đầu vào những năm trước được cập nhật thường xuyên. Giáo viên chủ 
nhiệm sẽ giúp các em lựa chọn ngành, trường phù hợp định mức khả năng của 
các em. 
Giáo viên sẽ cho các em đăng kí ngành nghề đã lựa chọn. Sau đó giáo 
viên cần đối chiếu lại sổ theo dõi thông tin nghề nghiệp đã lập ra để xem nghề 
các em đã đăng kí có trùng với nghề trước đây các em đã lựa chọn hay không, 
và nghề đó có phù hợp với đặc điểm bản thân các em mà chúng ta đã theo dõi. 
Nếu các em có sự thay đổi về lựa chọn nghề chúng ta cần tìm hiểu xem vì sao 
có sự thay đổi đó. Trên cơ sở đã thống nhất với các em về nghề lựa chọn, giáo 
viên sẽ yêu cầu các em tìm hiểu thông tin về những trường đào tạo ngành mà 
các em chọn. Sau đó xếp các trường theo mức điểm từ cao tới thấp. Dựa vào 
năng lực học thực tế của mỗi học sinh, giáo viên đối chiếu với mức điểm sàn 
của mỗi trường, tư vấn cho các em nên tham gia đăng kí vào trường nào cho phù 
hợp. Sẽ có không ít học sinh lựa chọn những trường cao hơn khả năng của các 
em, giáo viên cần tư vấn cho các em hướng giải quyết ngay từ đầu. Nếu như các 
em quyết tâm theo học trường đã lựa chọn chúng ta yêu cầu các em phải nỗ lực 
đầu tư trong giai đoạn khối 12, nhưng xét thấy sau học kì I các em vẫn không có 
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động 
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh 
Người thực hiện: Lưu Thị Soa Trang 19 
gì biến chuyển hơn so với lớp 11, chúng ta sẽ tư vấn cho các em chọn một 
trường khác có cùng ngành thi với mức điểm thấp hơn. 
Thông tin về điểm tuyển sinh hiện nay được phổ biến rộng rãi trên 
Internet và trong mỗi kì tư vấn tuyển sinh của nhà trường luôn cung cấp thông 
tin đầy đủ về điểm của tất cả các trường trong vòng vài năm. Nhìn chung có sự 
chênh lệch tùy vào mỗi năm học nhưng sự chênh lệch đó không nhiều và có tính 
phân bậc rõ ràng giữa các trường. 
III.5. Giáo dục hướng nghiệp cần thực hiện khi nào 
Nhiệm vụ của nhà trường không phải chỉ có thực hiện giáo dục hướng 
nghiệp mà còn rất nhiều nhiệm vụ giáo dục khác mà chúng ta phải hoàn thành. 
Quỹ thời gian cho năm học có hạn. Mỗi tuần giáo viên chủ nhiệm chỉ có 1 tiết 
sinh hoạt chủ nhiệm và giờ sinh hoạt 15 phút, trong khi đó lại có rất nhiều việc 
để thực hiện. Nhưng việc hướng nghiệp cho các em quan trọng như chính việc 
dạy văn hóa cho các em vì mục đích trước mắt, lâu dài của sự học là trang bị 
cho các em một vốn kiến thức để sống, để hoàn thiện bản thân và sau này các 
em trở thành những người công dân có ích. Một khi các em lung túng trong việc 
chọn nghề hay các em không lựa chọn được một nghề cho bản thân mình thì đó 
là một sự lãng phí lớn cho gia đình và cho xã hội. Thực tế hiện nay ở nước ta sự 
lãng phí nguồn lao động trẻ rất nhiều. Một bộ phận lớn học sinh có lực học 
trung bình; yếu, sau khi ra trường thiếu định hướng nghề nghiệp, dẫn tới chơi 
bời, tụ tập, không tham gia lao động. Ngay cả việc để các em học không đúng 
ngành nghề cũng là một sự lãng phí lao động trẻ ít nhất là vài năm đối với mỗi 
em. 
Nhiều giáo viên quan niệm giáo dục hướng nghiệp chỉ tập trung cho khối 
12, và thực tế những buổi tư vấn hướng nghiệp ở trường hiện nay cũng chỉ mới 
thu hút học sinh khối 12 tham gia. Nhưng theo cá nhân tôi, hoạt động hướng 
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động 
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh 
Người thực hiện: Lưu Thị Soa Trang 20 
nghiệp tốt nhất nên được chú trọng ngay từ khi các em mới bước vào lớp 10 và 
duy trì suốt 3 năm học một cách hệ thống. Việc thực hiện hướng nghiệp quá trễ 
sẽ làm cho các em bị thiệt thòi, không có thời gian trau dồi ước mơ cho bản 
thân, không có thời gian bồi dưỡng những năng khiếu đối với những em có năng 
khiếu riêng. Việc chúng ta coi trọng công tác hướng nghiệp ngay từ khi các em 
vào lớp 10 sẽ giúp cho các em có cái nhìn nghiêm túc hơn về hoạt động hướng 
nghiệp, quá trình theo dõi các em được chính xác hơn. Qua quá trình theo dõi 
thông qua hoạt động học tập trên lớp và hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể 
khác, những nét tính cách của các em sẽ được bộc lộ. Giáo viên chủ nhiệm vì 
vậy sẽ phần nào nắm được những đặc điểm tính cách của các em có phù hợp với 
nghề đã chọn hay không. 
Thực tế trong suy nghĩ của học sinh khối 10 và khối 11 đa số các em vẫn 
quan niệm việc hướng nghiệp là việc của lớp 12. Một thực tế ở trường cho thấy 
có rất nhiều học sinh ở các lớp cơ bản khối 10 và 11; và ngay cả một bộ phận 
học sinh ở các lớp khối 12 vẫn chưa hình dung được ngành, nghề, trường mà 
mình sẽ chọn thi khi làm hồ sơ thi đại học, cao đẳng. Vẫn chưa biết được mình 
thích học ngành nào hay sở trường của cá nhân mình là gì. 
Đây là một thiệt thòi cho các em. Bởi nếu như bản thân các em có năng 
khiếu đặc biệt thì năng khiếu ấy cần được bồi dưỡng lâu dài, đẩy đủ để giúp các 
em phát huy khả năng bản thân và sống với niềm đam mê, sở thích của bản thân. 
Thứ hai các em không có sự chuẩn bị tốt về tâm lý, về thời gian đầu tư 
cho môn học vì chưa xác định được ngay từ đầu mình cần đầu tư vào những 
môn học quan trọng nào. Dẫn tới sự lúng túng khi chọn khối thi, ngành thi, chọn 
trường thi ở lớp 12 và dẫn tới chọn không phù hợp với năng lực, chọn cảm tính, 
chọn theo bạn bè hay theo sự áp đặt của cha mẹ. Kết quả là tỉ lệ đậu đại học 
không cao, tỉ lệ thất nghiệp sau khi ra trường lớn và tâm lý chán nản ở bậc đại 
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động 
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh 
Người thực hiện: Lưu Thị Soa Trang 21 
học vì ngành mình học không theo sở thích bản thân, lãng phí nguồn nhân lực 
của xã hội. 
III.6. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh 
Sự phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh trong hoạt động giáo dục nói 
chung, trong hoạt động tư vấn hướng nghiệp nói riêng là một việc cần thiết, 
nhằm tạo sự thống nhất, đạt hiệu quả tối đa trong giáo dục học sinh. 
Để công tác giáo dục hướng nghiệp có hiệu quả, giáo viên chủ nhiệm cần làm gì 
- Lên kế hoạch cho công tác chủ nhiệm một cách khoa học. 
- Xây dựng một hệ thống ban cán sự lớp thực sự hoạt động hiệu quả. 
- Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh về công tác hướng nghiệp. 
- Gia đình đóng vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội. 
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 
Trong thời gian công tác ở trường tôi đã được phân công chủ nhiệm sáu 
năm. Mỗi năm học tôi luôn cố gắng sắp xếp thời gian để thực hiện nhiệm vụ 
giáo dục hướng nghiệp. Việc thực hiện hướng nghiệp theo hướng phát huy tính 
tích cực, chủ động của học sinh cũng là cơ hội để giáo dục cho các em các kĩ 
năng sống, tạo điều kiện để các em chia sẻ, hiểu biết và gắn bó với nhau hơn. 
Việc hướng nghiệp cho học sinh đã giúp các em tùy vào từng khối lớp có nhận 
thức ở mức độ khác nhau đối với việc lựa chọn ngành nghề cho bản thân sau 
này. 
Năm học 2012 – 2013, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 10A1, tôi đã tổ 
chức cho các em thảo luận về hướng nghiệp cho khối 10. Kết quả cho thấy các 
em rất hứng thú với hoạt động thảo luận về sở thích, ước mơ nghề nghiệp của 
bản thân sau này. Qua buổi thảo luận đó các em được thể hiện bản thân, được 
chia sẻ về bản thân và được lắng nghe bạn bè xung quanh chia sẻ về mình. Từ 
đó các em mạnh dạn hơn, hiểu nhau hơn và ý thức rõ hơn về tầm quan trọng 
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động 
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh 
Người thực hiện: Lưu Thị Soa Trang 22 
phải theo đuổi ước mơ của mình. Kết quả là lớp có 48 học sinh thì cả 48 em đều 
xác định được ước mơ, sở thích nghề nghiệp của mình, từ đó có định hướng cố 
gắng nỗ lực trong học tập để thực hiện ước mơ. Thông qua các hoạt động tập thể 
các em cũng đã bộc lộ một số năng khiếu, sở trường riêng của bản thân để bồi 
dưỡng, phát triển, định hướng nghề nghiệp. 
Năm học 2013 -2014, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 12A2, với đặc 
điểm là một lớp chọn, đa số học sinh có lực học tốt, có định hướng nghề nghiệp 
rõ ràng, gia đình quan tâm sâu sắc vào việc chọn nghề, chọn trường của học 
sinh. Tôi đã thực hiện việc giáo dục hướng nghiệp thông qua việc cho các em 
đăng kí lại nghề, chọn trường, chọn nghề, điều tra lại việc chọn nghề của các em 
phù hợp với sở thích nguyện vọng của các em không, xuất phát từ năng lực thực 
tế của các em hay không. Kết quả trong năm học vừa qua lớp tôi có 41 học sinh: 
Tất cả các em đều có định hướng nghề nghiệp cho mình sau khi ra trường; các 
em nắm được thông tin về tuyển sinh từ các trường, mức điểm chuẩn cho ngành 
nghề mình đã chọn; Có 28 em đậu đại học, cao đẳng nguyện vọng một và hai; 3 
học sinh đi du học nước ngoài; 10 em còn lại đang chờ thi lại vào các trường 
theo sở thích của các em vào năm nay. 
Năm học 2014- 2015, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 12A5. Với đặc 
điểm là một lớp cơ bản với lực học trung bình, việc định hướng nghề nghiệp của 
các em còn non yếu. Tôi chỉ được phân công chủ nhiệm lớp 1 năm vì vậy việc 
hướng nghiệp tôi đã phải tập trung vào nhiều nội dung kể cả từ khâu lựa chọn 
nghề phù hợp với năng lực của các em cho đến định hướng trường thi. Tôi đã 
giúp các em có lực học khá trong lớp có định hướng vào các trường đại học, cao 
đẳng thực hiện việc chọn trường tùy theo năng lực của bản thân. Con số này có 
tất cả là 10 em, tuy số lượng này chưa nhiều so với các lớp học khác nhưng tôi 
nghĩ nó phù hợp với năng lực học tập của các em, ngành nghề mà các em đăng 
kí thi phù hợp với sở thích, nguyện vọng của mình. 
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động 
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh 
Người thực hiện: Lưu Thị Soa Trang 23 
stt Họ và tên Đặc điểm bản thân Nghề đã chọn 
1 Nguyễn Viết 
Trường Giang 
Năng động, có khả năng giải quyết vấn đề, 
có khả năng tổ chức các hoạt động, cần cù, 
lực học khá ( TB lớp 12: 7.2) 
Môi trường 
2 Nguyễn Thị 
Thanh Thúy 
Ngoan, hiền, có năng khiếu múa hát, lực học 
khá (TB lớp 12:7.0).. 
Sư phạm Mầm non 
3 Tràn Thị 
Tuyết Lan 
Hiền, ngoan, khéo tay, yêu trẻ, lực học khá 
(TB lớp 12: 6.9).. 
Sư phạm Mầm non 
4 Nguyễn Vũ 
Linh 
Năng động, cân cù, thích công việc cơ khí , 
lực học khá ( TB lớp 12: 6.4).. 
Cơ khí ôtô 
5 Trần Thị 
Ngọc Yến 
Nhanh nhẹn, cẩn thận, có thể tin tưởng, lực 
học khá (TB lớp 12: 7.0). 
Sư phạm tiểu học 
6 Phạm Thị Anh 
Thư 
Năng động, nhanh nhẹn, có tính kỉ luật, có 
khả năng thuyết phục, lực học khá (TB lớp 
12: 7.6).. 
Luật 
7 Nguyễn Chí 
Tâm 
Lịch sự, hòa nhã, biết lắng nghe, thích hoạt 
động tập thể, lực học khá ( TB lớp 12: 6.9) 
Ngôn ngữ Anh 
8 Trương Thị 
Bích Ngọc 
Sống hòa đồng, thích tham gia các hoạt động 
tạp thể, hay giúp đỡ bạn bè. Lực học trung 
bình ( TB lớp 12: 6.0). 
Kinh tế gia đình 
9 Trần Thị 
Ngọc Phương 
Nhiệt tình, yêu trẻ, thích các hoạt động giúp 
đỡ mọi người, có năng khiếu hát, lực học khá 
( TB lớp 12: 6.4). 
Sư phạm Mầm non 
10 Hà Duy 
Cường 
Có tính kỉ luật, thích tìm tòi nghiên cứu, có 
tính sáng tạo, lực học khá ( TB lớp 17: 
7.6). 
Cơ khí 
Số học sinh còn lại có lực học trung bình và yếu, tôi định hướng cho các 
em đăng kí thi tốt nghiệp lớp 12 trước, sau đó tham gia vào các lớp học nghề mà 
các em yêu thích. 
Với những gì tôi đã làm, tôi thấy bước đầu đã đạt được những kết quả tốt 
trong công tác hướng nghiệp, góp phần giúp các em có hướng đi phù hợp cho 
bản thân mình sau khi ra trường. Bên cạnh những việc đã làm được bản thân tôi 
vẫn thấy còn những hạn chế cần hoàn thiện và khắc phục trong những năm học 
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động 
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh 
Người thực hiện: Lưu Thị Soa Trang 24 
sau. Thứ nhất là năm học vừa qua, một vài học sinh trong lớp 12A2 do tôi chủ 
nhiệm bị động trong việc lựa chọn nghề và trường thi. Các em không thiếu 
những thông tin về trường các em dự định thi nhưng chưa có hành trang kiến 
thức đầy đủ để có thể đậu nguyện vọng 1. Dẫn đến nguyện vọng 2 là những lựa 
chọn thứ yếu không mấy phù hợp. Bản thân tôi nghĩ nếu như các em được định 
hướng sớm hơn để có một mục tiêu phấn đấu rõ ràng từ khi bước vào trường 
cấp 3, thì các em sẽ chủ động hơn. Thứ hai, trong năm học này vẫn còn 2 học 
sinh lớp chủ nhiệm tôi đã không thuyết phục được các em đăng kí khối thi ít 
hơn khi lực học của các em còn chưa đáp ứng được, nên tôi nghĩ mục tiêu các 
em hướng tới cao hơn so với khả năng của các em. Dù đã tư vấn, làm việc với 
phụ huynh học sinh. Sự lựa chọn như vậy dễ làm cho các em không đạt được 
nguyện vọng 1 và bị động trong lựa chọn nguyện vọng 2 vì đó là những ngành 
mà các em yêu thích. 
V. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 
Với Ban giám hiệu nhà trường: 
Nên để những giáo viên có nguyện vọng tiếp tục chủ nhiệm lớp trong suốt 
3 năm học để việc giáo dục hướng nghiệp thực hiện một cách hệ thống. 
Biên chế lớp theo chuẩn học sinh. Một lớp có lượng học sinh quá đông 
gây khó khăn cho các hoạt động quan sát, theo dõi. Các em cũng dễ lơ là trong 
học tập vì giáo viên bộ môn không thể theo sát tất cả các em. 
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động 
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh 
Người thực hiện: Lưu Thị Soa Trang 25 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phạm Tất Dong và Đặng Danh Ánh (2007), Hoạt động giáo dục hướng 
nghiệp 10,11, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 
2. Nguyễn Văn Hộ và Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006), Hoạt động giáo dục 
hướng nghiệp và giảng dạy kỹ thuật trong trường trung học phổ thông, Nhà 
xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 
3. Cổng thông tin điện tử Bộ Tư Pháp : Điều 3- Nghị định 75/ 2006/NĐ-CP Quy 
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục 
<
x?ItemID=15669>. 
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn: Đổi mới giáo dục hướng nghiệp 
trong trường Trung học, Hà Nội, tháng 12/ 2013. 
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động 
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh 
Người thực hiện: Lưu Thị Soa Trang 26 
PHỤ LỤC 
Bảng trắc nghiệm nghề nghiệp Key Jonh Hollan 
(Tìm bảng có điểm số cao nhất, kiểu người đó phù hợp với bạn). 
Kiểu người R ( Realistic – Người thức tế): Tổng điểm bảng A là cao nhất so 
với các bảng khác 
Người thuộc nhóm sở thích nghề nghiệp này thường có khả năng về kĩ 
thuật, công nghệ, hệ thống; ưa thích làm việc với đồ vật, máy móc, động thực 
vật; thích làm các công việc ngoài trời. 
Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm những nghề về kiến trúc, an 
toàn lao động, nghề mộc, xây dựng, thủy sản, kĩ thuật, máy tàu thủy, lái xe, 
huấn luyện viên, nông – lâm nghiệp ( quản lý trang trại, nhân giống cá, lâm 
nghiệp,); cơ khí ( chế tạo máy, bảo trì và sữa chữa thiết bị, luyện kim, cơ khí, 
ứng dụng, tựng động,); điện – điện tử, địa lý – địa chất ( đo đạc, vẽ bản đồ địa 
chính); dầu khí, hải dương học, quản lý công nghiệp 
Kiểu người I ( Investigative – Người nghiên cứu); Tổng điểm bảng B là cao 
nhất 
Là nhóm người có khả năng về quan sát, khám phá, phân tích đánh giá và 
giải quyết các vấn đề. Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm; Các ngành 
thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên ( toán, lý, hóa, sinh, địa lý, địa chất, thống 
kê..); khoa học xã hội ( nhân học, tâm lý, địa lý); y – dược ( bác sĩ gây mê hồi 
sức, bác sĩ phẫu thuật, nha sĩ..); khoa học công nghệ ( công nghệ thông tin, môi 
trường, điện, vật lý kĩ thuật, xây dựng.); nông lâm; thú y. 
Kiểu người A ( Artistic – Nghệ sỹ): Tổng điểm bảng C là cao nhất 
Có khả năng về nghệ thuật, khả năng về trực giái, khả năng tưởng tượng 
cao, thích làm việc trong các môi trường mang tính ngẫu hứng, không khuôn 
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động 
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh 
Người thực hiện: Lưu Thị Soa Trang 27 
mẫu. Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: ngành về văn chương; báo 
chí ( bình luận viên, dẫn chương trình); điện ảnh, sân khấu, mỹ thuật, ca nhạc, 
múa, kiến trúc, thời trang, hội họa, giáo viên dạy Anh văn, bảo tang, bảo tồn, 
Kiểu người S ( Social – Xã hội): Tổng điểm bảng D là cao nhất 
Có khả năng về ngôn ngữ, giảng giải, giải thích, làm những việc như 
giảng giải, cung cấp thông tin, chăm sóc, giúp đỡ, huấn luyện cho người khác. 
Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Sư phạm, giảng viên, huấn 
luyện viên điền kinh, tư vấn hướng nghiệp, công tác xã hội, sức khỏe cộng 
đồng, thuyền trưởng, thư viện, bác sĩ chuyên khoa, thẩm định giá, nghiên cứu 
quy hoạch đô thị, kinh tế gia đình, tuyển dụng nhân sự, cảnh sát, xã hội học, hộ 
sản, chuyên gia về Xquang, chuyên gia dinh dưỡng, 
Kiểu người E ( Enterprise – thiên phú lãnh đạo): Tổng điểm bảng E là cao 
nhất 
Có khả năng về kinh doanh, mạnh dạn, dám nghĩ dám làm, có thể gây ảnh 
hưởng hay thuyết phục người khác, có khả năng quản lý. Ngành nghề phù hợp 
với nhóm này bao gồm: các ngành về quản trị kinh doanh ( quản lý khách sạn, 
quản trị nhân sự,); thương mại; marketing; kế toán tài chính, luật sư; dịch vụ 
khách hàng, tiếp viên hàng không, thông dịch viên; pha chế rượu; kĩ sư công 
nghiệp; bác sĩ; quy hoạch đô thị; bếp trưởng; báo chí. 
Kiểu người C ( Conventional – Mẫu người công chức): tổng điểm bảng F là 
cao nhất. 
Có khả năng về số học, thích thực hiện những công việc chi tiết, thích làm 
việc với những số liệu theo chỉ dẫn của người khác hoặc các công việc văn 
phòng. Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: các ngành về hành chính; 
thống kê; thanh tra ngành; giữ trẻ, điện thoại viên,. 
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động 
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh 
Người thực hiện: Lưu Thị Soa Trang 28 
MỤC LỤC 
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI... Trang 1 
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. 2 
II.1. Cơ sở lý luận... 2 
II.1.1. Khái niệm hướng nghiệp... 2 
II.1.2. Bản chất tâm lý của hoạt động hướng nghiệp... 3 
II.1.3. Mục địch của hướng nghiệp.. 4 
II.1.4. Nội dung công tác hướng nghiệp trong trường THPT...4 
II.2. Cơ sở thực tiễn 5 
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 6 
III.1. Giáo dục hướng nghiệp cần thực hiện một cách đồng bộ............. 6 
III.2. Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 10.................................. 7 
III.3. Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 11................................ 14 
III.4. Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12................................ 17 
III.5. Giáo dục hướng nghiệp cần thực hiện khi nào............................. 19 
III.6. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh................................... 21 
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI.................................................................... 21 
V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ....................................................................... 24 
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................... 26 
PHỤ LỤC.............................................................................................. 27 

File đính kèm:

  • pdfskkn_phat_huy_vai_tro_cua_giao_vien_chu_nhiem_nham_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep.pdf
Sáng Kiến Liên Quan