Đề tài Những giải pháp giúp học sinh THPT học tốt môn bóng chuyền

NHỮNG GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH THPT HỌC

TỐT MÔN BÓNG CHUYỀN

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hiện nay, môn bóng chuyền là một môn thể thao rất được ưa thích ở trường THPT vì

môn bóng chuyền có những kỹ thuật rất đơn giảng và dễ tập trong đó bao gồm những

kỹ thuật như : chuyền bóng thấp tay, chuyền bóng cao tay, chắn bóng, phát bóng cao

tay và phát bóng thấp tay. Vì vây, đòi hỏi người chơi phải vận động cả toàn thân như

tay, chân và di chuyển một cách hợp lý và kip thời. Bóng chuyền là môn thể thao mà

đòi hỏi người tập luyện và người chơi có được một sức khỏe bền bỉ, khéo léo và

nhanh nhẹn.

Tập luyện bóng chuyền còn mang tính đồng đội với sự phối hợp hành động khi thực

hiện các chiến thuật tạo vẻ đẹp và sức lôi cuốn người xem. Điều đó chứng tỏ bóng

chuyền là môn thể thao có sức hấp dẫn với quần chúng ở các lứa tuổi, đối tượng,

ngành nghề khác nhau và đội ngũ người tập bóng chuyền ngày càng phát triển lớn

mạnh.

Vì thế, bóng chuyền ngày nay được áp dụng rộng rãi cho những người yêu thích

môn bóng chuyển có thể tập luyện và thi đấu.

Đối với trường THPT hiện nay thì hội khỏe phù đổng được tổ chức 4 năm một lần

trong đó có môn bóng chuyền giúp cho các em cọ sát và giao lưu học hỏi lẫn nhau

ngoài ra, còn giúp các em nâng cao trình độ môn bóng chuyền.

pdf15 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 4896 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Những giải pháp giúp học sinh THPT học tốt môn bóng chuyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, chân và di chuyển một cách hợp lý và kip thời. Bóng chuyền là môn thể thao mà 
đòi hỏi người tập luyện và người chơi có được một sức khỏe bền bỉ, khéo léo và 
nhanh nhẹn. 
Tập luyện bóng chuyền còn mang tính đồng đội với sự phối hợp hành động khi thực 
hiện các chiến thuật tạo vẻ đẹp và sức lôi cuốn người xem. Điều đó chứng tỏ bóng 
chuyền là môn thể thao có sức hấp dẫn với quần chúng ở các lứa tuổi, đối tượng, 
ngành nghề khác nhau và đội ngũ người tập bóng chuyền ngày càng phát triển lớn 
mạnh. 
Vì thế, bóng chuyền ngày nay được áp dụng rộng rãi cho những người yêu thích 
môn bóng chuyển có thể tập luyện và thi đấu. 
Đối với trường THPT hiện nay thì hội khỏe phù đổng được tổ chức 4 năm một lần 
trong đó có môn bóng chuyền giúp cho các em cọ sát và giao lưu học hỏi lẫn nhau 
ngoài ra, còn giúp các em nâng cao trình độ môn bóng chuyền. 
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 
 Sự phối hợp hoạt động trong môn bóng chuyền rất đa dạng, phức tạp. Bóng chuyền 
là môn tập thể nên tính phối hợp về chiến thuật cao đòi hỏi người chơi phải có óc 
quan sát, có tinh thần đồng đội cao để có thể phát huy hết khả năng của mình. Để 
nâng cao thành tích và hoàn thiện kĩ thuật, thể lực người tập phải dựa trên sự tập 
luyện kiên trì, tốn nhiều thời gian và công sức nên đòi hỏi người tập phải có một tinh 
thần tốt. 
Tập luyện và thi đấu bóng chuyền là quá trình rèn luyện, bồi dưỡng con người phát 
triển toàn diện về phẩm chất tâm lý, ý chí, tinh thần tập thể, tính kiên trì, dũng cảm. 
Sự đa dạng của các kỹ năng, kỹ xảo vận động và hành động thi đấu khác nhau không 
chỉ về cường độ dùng sức mà cả về cấu trúc phối hợp sẽ tạo điều kiện phát triển các 
tố chất thể lực của con người như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và tính 
khéo léo trong những động tác phối hợp hài hoà. 
 Tập luyện và thi đấu bóng chuyền ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển cho người tập 
lòng dũng cảm, tính kiên định, tính quyết đoán, tính sáng tạo và kỷ luật. Người tập 
biết hành động tập thể, thường xuyên hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, điều đó sẽ góp 
phần giáo dục ý thức trách nhiệm tập thể, tình cảm bạn bè, tính tập thể ... cho người 
tập. 
 Để học sinh có thành tích tốt trong học tập thì người giáo viên giảng dạy trong một 
tiết học, một nội dung môn học phải thể hiện được ba mục đích cho người tập đó là 
thành thục về kĩ năng động tác, đảm bảo khối lượng vận động trong tiết học và nâng 
cao được thành tích vận động. 
 Muốn đạt được mục đích như đã nêu trên thì đòi hỏi người giáo viên phải biết tổ 
chức giảng dạy để học sinh nắm được kĩ thuật động tác, tổ chức tập luyện nghỉ ngơi 
tích cực, tăng cường khối lượng vận động hợp lí để thúc đẩy các em say mê tập 
luyện. Đối với học sinh bật THPT các em đang trong thời kì phát triển của cơ thể, đòi 
hỏi phải vận động nhiều. Vì vậy, việc tập luyện thường xuyên, đều đặn hợp lí, tích 
cực, khoa học ở lứa tuổi này dễ đem lại thành tích cao. 
 Bóng chuyền là nội dung thi đấu tập thể ngoài những dụng cụ cần thiết như: lưới, 
bóng.còn đòi hỏi phải có một sân tập đủ kích thước và khoảng trống cần thiết cho 
học sinh tập luyện hoặc khởi động. Tuy nhiên, hiện nay đa số các trường THPT trên 
địa bàn tỉnh việc có một sân tập đủ chuẩn cho học sinh tập luyện là rất ít. Vì vậy, giáo 
viên đứng lớp phải biết vận dụng điều kiện thực tế tại đơn vị để giảng dạy sao cho 
phù hợp nhất, giúp học sinh nắm vững kỹ thuật và đảm bảo quá trình tập luyện đạt 
hiệu quả cao nhất. 
Với 9 năm công tác tại trường THPT bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm 
giảng dạy môn bóng chuyền mà tôi đã thực hiện tại trường, nay tôi xin phép được 
thực hiện đề tài “ NHỮNG GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH THPT HỌC TỐT 
MÔN BÓNG CHUYỀN ” 
III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 
1. Đối tượng, phạm vi thực hiện : 
- Học sinh lớp 11c8 do tôi trực tiếp giảng dạy. 
- Phạm vi thực hiện tại trường THPT Nam Hà. 
2. Công việc cụ thể : 
Giải pháp1: 
Tôi tổ chức chia lớp ra thành bốn đội có cả nam và nữ sẽ thi đấu một hiệp 25 điểm và 
loại trực tiếp. 
Cách chơi: một đội 6 học sinh nam đứng ở sáu vị trí trên sân thi đấu khi bắt đầu thi 
đấu mỗi bên chỉ được chạm ba lần và không chạm liên tục khi vận động viên đó có 
bóng, đưa bóng qua lưới vào sân đối phương thì thắng điểm, thi đấu cho tới khi đội 
nào thắng 25 điểm trước thì đội đó dành thắng chung cuộc (chú ý không xoay cầu). 
Bốn đội thi đấu loại trực tiếp vào vòng chung kết . 
Tương tự thực hiện với đội nữ cùng thi đấu chọn ra đội thắng chung cuộc. 
Giải pháp 2: 
Qua quan sát các em thi đấu bóng chuyền lần thứ nhất tôi thấy các em học sinh còn 
trở ngại về khâu đập bóng, hầu như các em chưa xác định được điểm rơi của bóng 
trên lưới nên khi bóng rơi xuống lưới hầu hết các em toàn dùng kỹ thuật chuyền bóng 
thấp tay hay chuyền bóng cao tay đưa bóng qua lưới qua sân đối phương thì làm giảm 
đi một pha bóng mà pha bóng đó có thể ghi được điểm cho đội mình. Vì thế, tôi nghĩ 
ra các cách sau đây để giúp các em có thể đập bóng trên lưới qua sân đối phương một 
cách dễ dàng nhằm tạo ra sự hứng thú trong quá trình thi đấu của học sinh đó và cũng 
giúp cho trận đấu được thu hút và hấp dẫn hơn. 
Cách thứ nhất: 
Tôi treo một quả bóng trên cao trước mặt sau đó tôi cho từng em vào đà bật nhảy đập 
bóng trên không bằng tay thuận từ từ tôi nâng cao quả bóng lên nhằm tạo vào đà mà 
các em đã học để thực hiện đập bóng . 
Tổ chức: 
Tôi chia lớp ra thành 4 tổ, mỗi tổ một quả bóng được treo sẵn và lần lượt các em tập. 
Đầu tiên các em xếp thành một hàng theo thứ tự bật tại chổ để đập bóng sau đó các 
em thực hiện tiếp theo một hoặc hai và ba bước vào đà để đập bóng trên không. 
sau khi các em đã có cảm giác đập bóng trên không hoàn thiện thì tôi đưa ra cách tập 
thứ hai. 
Cách thứ hai: 
Khi các em đã có cảm giác vào đà đập bóng trên không lúc này tôi không treo quả 
bóng trên không nữa mà tôi yêu cầu từng em cầm quả bóng tiến lại gần lưới và tung 
bóng lên trên cao qua mặt lưới lúc này người tung sẽ tự quan sát điểm rơi của quả 
bóng để bật lên đúng lúc và dùng tay thuận đập bóng qua lưới vào bên kia sân, khi 
thực hiện xong các em tự đi lượm bóng và di chuyển về phía sau để chuẩn bị tới lượt. 
Khi học sinh nào đã hoàn thiện thì tự mình thực hiện tung bóng để thực hiện các bước 
vào đà để đập bóng mạnh và có uy lực hơn. 
Cách thứ ba: 
Từng em cầm quả bóng xếp thành một hàng dọc đối diện lưới để tung bóng cho 
chuyền hai người chuyền hai đoán bóng và chuyền bóng lên cao trên lưới về phía 
trước người tung bóng đoán quả bóng rơi thực hiện các bước vào đà để bật lên đập 
bóng qua lưới vào bên kia sân. Khi thực hiện xong chạy đi lượm bóng và di chuyển 
trở về hàng để chuẩn bị tiếp theo. 
 Tương tự tôi cũng chia làm 4 tổ và cử ra tổ trưởng chuyền bóng trước cho các tổ 
viên tự tập luyện cho hết hàng sau đó đổi người chuyền cho tổ trưởng tập luyện. 
3. Thời gian thực hiện : 
- Tháng 8/2014 căn cứ vào bản đăng ký thi đua của tổ và cá nhân lên kế hoạch thực 
hiện sáng kiến kinh nghiệm. 
- Tháng 9/2014 : đăng ký sáng kiến kinh nghiệm cho ban thi đua. 
- Tháng 10/2014 : Theo kế hoạch giảng dạy của tổ chuyên môn và nhà trường thì 
môn tự chọn bóng chuyền được dạy đồng loạt cho cả lớp 11c8 ở học kỳ 1, bắt đầu từ 
tuần thứ 9. 
- Từ tháng 11 cho đến hết HKI là thời gian thực nghiệm SKKN. 
- Thời gian từ học kỳ 2 cho đến họp đánh giá và nộp sáng kiến kinh nghiệm. Tác giả 
hoàn thành nội dung và in ấn để hội đồng thẩm định. 
4. Những điều kiện cần thiết trong giảng dạy môn bóng chuyền 
Do số tiết dành cho môn thể thao tự chọn bóng chuyền là 10 tiết rãi đều trong học kỳ 
I (Do trường dạy 2 môn tự chọn là bóng chuyền và đẩy tạ chia đều cho 2 học kỳ ), 
cho nên để giảng dạy có hiệu quả thì giáo viên phải đầu tư nhiều về việc chuẩn bị các 
nội dung đảm bảo cho học sinh khi học xong phải hình thành được kỷ năng thực hiện 
động tác. Sau đây là công việc giáo viên cần chuẩn bị : 
a. Chuẩn bị sân bãi, dụng cụ. 
 Điều đầu tiên và không thể thiếu trong giảng dạy thể dục thể thao đó là dụng cụ 
và sân bãi, trong môn bóng chuyền cũng vậy ngoài việc có sân bóng và bóng tập giáo 
viên cần chú ý hơn độ an toàn của sân bãi và dụng cụ như : sân tập phải phẳng không 
có đá và vật nhọn, không có chướng ngại vật xung quanh sân 
b. Chuẩn bị giáo án giảng dạy. 
 Để có một giờ dạy đạt hiệu quả thì người giáo viên phải soạn một giáo án 
giảng dạy cụ thể, phải đầu tư suy nghĩ chuẩn bị tốt cho bài soạn theo hướng tích cực, 
chủ động, phải thể hiện rõ nội dung bài học, lượng vận động, thời gian từng nội dung, 
lồng ghép những nội dung gì vào bài học cho hợp lí, đưa trò chơi nào, bài tập bổ trợ 
nào để nâng cao kỹ năng vận động, hình thành động tác góp phần nâng cao thành 
tích... 
c . Chuẩn bị cho giờ trên lớp. 
- Đảm bảo giảng dạy đủ nội dung của phân phối chương trình trong một tiết dạy. 
- Bố trí hợp lí từng nội dung trong bài học sao cho phù hợp với lượng vận động của 
học sinh theo nguyên tắc tăng tiến, tuần tự. 
- Tăng lượng vận động phù hợp, số lần lặp lại nhiều lần, giáo viên năng động tích cực 
chủ động hướng dẫn học sinh tập luyện, sửa sai, sử dụng các hình thức trò chơi ,thi 
đấu để giờ học không đơn điệu, tẻ nhạt, tạo được sự ganh đua trong học tập, hạn chế 
tối đa thời gian chết. 
Theo tôi giáo viên cần sử dụng phương pháp phân nhóm quay vòng vào các giáo án 
để tạo sự linh hoạt cho bài giảng. 
d. Thực hiện đánh giá kiểm tra thường xuyên. 
 Việc kiểm tra đánh giá thường xuyên giúp học sinh phấn đấu tập luyện, cũng thông 
qua đó giáo viên nắm được và điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp với 
từng nhóm học sinh, xác định học sinh còn yếu điểm nào để điều chỉnh. 
Ngoài ra, các phần thực hành thì kiểm tra theo nhóm, tùy theo trình độ của nhóm giáo 
viên có thể yêu cầu nội dung thực hành, tuy nhiên cần tập trung vào một số nội dung 
sau 
+ Luyện tập các bài tập bỗ trợ : Động tác đệm, chuyền không bóng, các bước di 
chuyển.. 
 + Luyện tập động tác đệm, chuyền không qua lưới, đệm chuyền và phát bóng qua 
lưới. 
+ Luyện tập đệm, chuyền qua lại liên tục. 
e. Cho các bài tập về nhà. 
 - Mỗi tuần học sinh chỉ được học 02 tiết. Với thời gian đó cho dù giáo viên sử dụng 
phương pháp tích cực thì cũng khó nâng cao được thành tích của học sinh nên giáo 
viên cần hướng dẫn cho học sinh tập luyện ở nhà với sự hướng dẫn rõ ràng về cách 
thức tập luyện cũng như dụng cụ hỗ trợ để học sinh tập luyện một cách có hiệu quả 
các bài tập về nhà. 
f. Tổ chức thi đấu và trò chơi 
 - Đối với học sinh việc giảng dạy thuần túy sẽ không gây hứng thú trong tập luyện, 
để khắc phục điều đó giáo viên chỉ cần kích thích bằng việc trong mỗi buổi học chuẩn 
bị 01 trò chơi nhỏ để tạo không khí sôi nổi. Ngoài ra, còn tổ chức thi đấu trong nhóm 
với nhau để tạo sự ganh đua và cố gắng nâng cao thành tích. 
Giáo viên có thể sử dụng hình thức thi đấu vào cuối giờ học, cuối một nội dung học 
để thông qua đó đánh giá kết quả học tập của học sinh, phải luôn đôn đốc học sinh 
tập luyện trong và ngoài giờ, luôn động viên khích lệ kịp thời để các em tự tin phấn 
đấu đạt thành tích cao. 
 5. Quá trình thực hiện : 
Từ cơ sở trên chúng ta sẽ vận dụng một cách thực tế vào giảng dạy với những nội 
dung cơ bản sau : 
a. Mục đích – yêu cầu: 
- Nhằm hình thành kỹ năng động tác đệm bóng, chuyền bóng, phát bóng.... 
- Luyện tập và thi đấu thường xuyên. 
- Phát hiện những học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng thi đấu Hội Khỏe Phù Đổng 
Cấp Tỉnh. 
 - Yêu cầu học sinh tích cực tập luyện, nắm vững kiến thức bài học, lắng nghe và thực 
hiện đủ bài tập được giao. 
b. Phương pháp giảng dạy. 
- Giáo viên phân tích, giảng giải kết hợp làm mẫu động tác, dùng tranh ảnh, hình vẽ 
để minh họa. 
- Có thể sử dụng phương pháp lần lượt, lặp lại và sử dụng trò chơi – thi đấu. 
- Theo phân phối chương trình trong một tiết học có lồng ghép các môn khác vào nên 
giáo viên có thể kết hợp để rèn luyện cho học sinh. 
- Giáo viên phải giám sát việc tập luyện, đồng thời sử dụng cán sự lớp để quản lý 
nhóm và quản lý lượng vận động. 
c. Chuẩn bị của giáo viên: Sân bóng, bóng tập, đồng hồ bấm giây, còi 
Cần chú ý để tập luyện được môn bóng chuyền đòi hỏi phải trang bị dụng cụ cho đầy 
đủ, đặc biệt là bóng tập. Đảm bảo ít nhất là 4 học sinh có 1 quả bóng thì mới đảm bảo 
tập luyện tốt và học sinh mới tiến bộ. Muốn có bóng tập ngoài việc bóng do nhà 
trường cấp (thường số lượng ít) giáo viên cần huy động bóng tập từ các lớp học thể 
dục, mỗi lớp từ 1 đến 2 bóng, giáo viên gom bóng lại để sử dụng cho các lớp, kết 
thúc môn học sẽ trả lại cho từng lớp. 
d. Nội dung các tiết dạy : 
 Mặc dù, học sinh khối 11 đã học bóng chuyền ở lớp 10 rồi nhưng do thời gian nghỉ 
quá dài không tập luyện nên phần lớn là quên động tác một số ít có chơi nhưng động 
tác vẫn còn hạn chế. Vì vậy, giáo viên vẫn phải ôn lại những điểm cơ bản nhất để học 
sinh nắm bắt lại và thực hiện yêu cầu của giáo viên tốt hơn. 
 Sau đây là các tiết dạy theo kế hoạch giảng dạy môn thể thao tự chọn bóng chuyền 
và cũng là nội dung thực nghiệm đối với học sinh lớp 11C8 trong năm học qua. Số 
tiết dành cho môn TTTC ở HKI là 10 tiết vì vậy việc chuẩn bị soạn thảo nội dung học 
cho học sinh phải kỹ lưỡng. 
IV. HIỆU QUẢ ĐỀ TÀI: 
 Với những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã áp dụng thông qua giờ dạy trong những 
năm qua đã đem lại kết quả cao trong việc rèn luyện kỹ thuật thể lực, sức khỏe và 
nâng cao thành tích ở bộ môn bóng chuyền, đặc biệt là áp dụng thi đấu cho các em 
học sinh khối lớp 11 của trường luôn luôn đem lại hiệu quả cao trong học tập. 
Sau đây là kết quả thống kê của các đợt thi đấu giữa các tổ đối với môn thể thao tự 
chọn bóng chuyền trong năm học qua : 
Kết quả thi đấu lần đầu của các tổ lớp 11C8 ( Nam ) 
 25đ 
 Tổ 1 
 Tổ 1 23đ 
 Tổ 2 
 10đ Tổ 4 
 15đ 
 Tổ 3 
 Tổ 4 25đ 
 Tổ 4 
 25đ 
Kết quả thi đấu lần đầu của các tổ lớp 11C8 ( Nữ ) 
 17đ 
 Tổ 1 
 Tổ 2 23đ 
 Tổ 2 
 25đ Tổ 4 
 20đ 
 Tổ 3 
 Tổ 4 25đ 
 Tổ 4 
 25đ 
Kết quả thi đấu lần hai của các tổ lớp 11C8 (Nam ) 
 22đ 
 Tổ 1 
 Tổ 2 23đ 
 Tổ 2 
 25đ Tổ 3 
 25đ 
 Tổ 3 
 Tổ 3 25đ 
 Tổ 4 23đ 
Kết quả thi đấu lần hai của các tổ lớp 11C8 (Nữ ) 
 20đ 
 Tổ 1 
 Tổ 2 25đ 
 Tổ 2 
 25đ Tổ 2 
 22đ 
 Tổ 3 
 Tổ 4 23đ 
 Tổ 4 
 25đ 
Từ kết quả qua hai lần thi đầu giữa nam và nữ cho thấy các đội có trình độ kỹ thuật 
tương đối đồng đều và trận đấu diễn ra rất gây cấn, tất cả đều nắm chắc được luật thi 
đấu bóng chuyền. 
Việc vận dụng đề tài “NHỮNG GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH THPT HỌC TỐT 
MÔN BÓNG CHUYỀN ” mà bản thân tôi tiến hành thực hiện trong thời gian qua 
không những nâng cao được chất lượng giảng dạy cho môn bóng chuyền mà còn 
nâng cao được tố chất vận động, rèn luyện thể lực cho học sinh thông qua giờ học 
thể dục. Đây cũng chính là đòn bẩy để thúc đẩy các hoạt động TDTT của nhà trường 
ngày càng đạt kết quả tốt. Hiện nay trường đã thành lập được câu lạc bộ bóng chuyền 
và hoạt động hàng tuần, tạo được sân chơi lành mạnh cho họcsinh. 
Việc vận dụng đề tài này vào giảng dạy, tôi nhận thấy rằng đây là việc làm thiết thực 
phù hợp với chương trình đổi mới theo hướng tích cực hóa cho người học hiện nay, 
đồng thời giúp cho người học chủ động chống thói quen tập luyện thụ động, phát huy 
tính năng động sáng tạo đúng với phương pháp dạy học “Phát huy tính tích cực học 
tập của học sinh”. 
 Nói tóm lại, hoạt động TDTT là một bộ phận không thể tách rời với việc học các bộ 
môn văn hóa khác. Vì vậy, việc tập luyện phải thường xuyên liên tục là hết sức cần 
thiết, vừa rèn luyện thân thể, vừa tăng cường sức khỏe, giáo dục nhân cách đạo đức 
lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần cho mọi người. 
 Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân đã tích lũy được trong quá trình giảng 
dạy, mặc dù có nhiều cố gắng trong việc tổng hợp và áp dụng nhưng vẫn còn là 
những ý kiến mang tính chủ quan. Vì vậy, khi xem xét đề tài này mong các bạn đồng 
nghiệp và quý thầy cô góp ý để đề tài hoàn thiện hơn. 
 V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 
- Đề tài này mang tính hiệu quả cao đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục thể 
chất hiện nay theo tôi có thể áp dụng nhân rộng ra cho toàn trường. 
- Đề nghị tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất cho môn bóng chuyền và hàng năm nên 
có các giải đấu để thúc đẩy phong trào, tạo điều kiện giao lưu học hỏi lẫn nhau. 
VI .TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Giáo trình bóng chuyền ĐH thể dục thể thao I 
 Nhà xuất bản thể dục thể thao năm 2000 
2. Giáo trình lý luận và phương pháp Thể dục thể thao. 
 Đại học thể dục thể thao II - Dương Thế Hiển năm 2002. 
3. Cơ sở lý luận và phương pháp đào tạo VĐV 
 PGS.PTS Nguyễn Toán – nhà xuất bản TDTT năm 1998 
4. Sách giáo viên thể dục lớp 11,12. 
 Biên Hòa, ngày 10 tháng 05 năm 2015 
 Người thực hiện 
 Châu Lê Quang Bình 
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI 
Đơn vị THPT Nam Hà 
––––––––––– 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
–––––––––––––––––––––––– 
Biên Hòa, ngày 10 tháng 5 năm 2015 
 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Năm học: 2014-2015 
––––––––––––––––– 
Tên sáng kiến kinh nghiệm: NHỮNG GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH THPT HỌC TỐT MÔN 
BÓNG CHUYỀN 
Họ và tên tác giả: Châu Lê Quang Bình .Chức vụ: GV 
Đơn vị: THPT Nam Hà 
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) 
- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................  
- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ........................................................  
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây) 
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay 
tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây) 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả 
cao  
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao  
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả  
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay 
tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) 
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: 
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: 
 Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: 
 Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  
Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại  
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của 
người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình. 
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã 
được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác giả 
không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh 
nghiệm cũ của chính tác giả. 
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người có 
thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm. 
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN 
(Ký tên và ghi rõ họ tên) 
Châu Lê Quang Bình 
XÁC NHẬN CỦA TỔ 
CHUYÊN MÔN 
(Ký tên và ghi rõ họ tên) 
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 
(Ký tên, ghi rõ 
họ tên và đóng dấu) 

File đính kèm:

  • pdfskkn_nhung_giai_phap_giup_hoc_sinh_thpt_hoc_tot_mon_bong_chuyen_5537.pdf
Sáng Kiến Liên Quan