Đề tài Nâng cao kinh nghiệm, kĩ năng giảng dạy của giáo viên qua hình thức sinh hoạt chuyên môn “nghiên cứu bài học”

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Quá trình đổi mới dạy học, việc nâng cao chất lượng dạy học đòi hỏi

nhiều yếu tố căn bản có tính chất nền tảng. Một trong những yếu tố quan

trọng đó chính là con người- người giáo viên- người thầy. Đứng trên bục

giảng, một người thầy (cô)-(nói chung) đóng vai trò then chốt để có được

những sản phẩm quan trọng: CON NGƯỜI. Thế nên, người thầy không phải

chỉ dạy học kiểu truyền thụ kiến thức một chiều; điều cần thiết là sự định

hướng, trao đổi, chia sẻ cùng học sinh các đơn vị kiến thức trong từng bài

học và tất cả tình cảm nhiệt huyết và đặc biệt là kĩ năng sống (của chính

người thầy) để làm nên thành công trong công việc có tính chất đặc thù.

Để tạo được động lực mạnh mẽ thúc đẩy điều đó, một vấn đề quan tâm

hàng đầu đó là cần đổi mới hoạt động ở tổ chuyên môn. Nghĩa là làm sao để

chúng ta giảm việc có tính chất hành chính và tập trung vào các nghiệp vụ

chuyên môn như: tìm hiểu-nghiên cứu thực tế và đặt vấn đề, trao đổi, thảo

luận, rút kinh nghiệm để việc dạy học thiết thực và hiệu quả thật sự. Qua đó,

kinh nghiệm, kĩ năng giảng dạy của mỗi giáo viên sẽ dần được nâng cao.

Một tổ chuyên môn vững mạnh đúng nghĩa thì tất nhiên phải có những

người thầy vững vàng về chuyên môn, có tâm huyết trong công việc và nghề

nghiệp, có sự năng động, tích cực trong hợp tác và giúp đỡ nhau về chuyên

môn-kinh nghiệm giảng dạy.

Vấn đề đặt ra ở đây là tương đối rộng. Tuy nhiên, từ những suy nghĩ và

trăn trở trong nghề nghiệp, trong phụ trách công tác chuyên môn của tổ Ngữ

Văn, bản thân tôi luôn có ý thức học hỏi và rút kinh nghiệm trong quá trình

giảng dạy cũng như trong sinh hoạt tổ chuyên môn để từ một số công việc,

vấn đề có tính “ hàn lâm, xa vời” được ứng dụng vào thực tế nơi mình công

tác một cách hiệu quả thiết thực. Đó chính là lí do tôi thực hiện nghiên cứu

và thực hiện đề tài: Nâng cao kinh nghiệm, kĩ năng giảng dạy của giáo

viên qua hình thức sinh hoạt chuyên môn “nghiên cứu bài học”

pdf19 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 2118 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Nâng cao kinh nghiệm, kĩ năng giảng dạy của giáo viên qua hình thức sinh hoạt chuyên môn “nghiên cứu bài học”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á chú trọng đến quy 
trình truyền thống của một giờ dạy 
NÂNG CAO KINH NGHIỆM, KĨ NĂNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN 
QUA HÌNH THỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC” 
NGƯỜI THỰC HIỆN: TRỊNH VĂN HUY, TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG, TÂN PHÚ, ĐỒNG NAI 7 
-Không đánh giá GV, không xếp lại giờ học và không kết luận cần phải thay đổi 
theo cách nào mà để GV tự suy nghĩ và lựa chọn giải pháp phù hợp với HS và 
điều kiện học tập của lớp mình 
-Khi phân tích bài học cần căn cứ vào các tiêu chí sau: (Theo tài liệu hướng 
dẫn của Bộ- không phải của người viết) 
1.Quan sát hành vi HS – Đánh giá lớp học 
Hình 1: Đồng thuận 
Hình 2: Chú tâm và phân tâm 
Hình 3: Tập trung và mất tập trung 
NÂNG CAO KINH NGHIỆM, KĨ NĂNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN 
QUA HÌNH THỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC” 
NGƯỜI THỰC HIỆN: TRỊNH VĂN HUY, TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG, TÂN PHÚ, ĐỒNG NAI 8 
Hình 4: Mạnh dạn và nhút nhát 
Hình 5: Không thể hiểu 
Hình 6: Cần và bất cần 
NÂNG CAO KINH NGHIỆM, KĨ NĂNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN 
QUA HÌNH THỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC” 
NGƯỜI THỰC HIỆN: TRỊNH VĂN HUY, TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG, TÂN PHÚ, ĐỒNG NAI 9 
 Hình 7: Gặp phải khó 
khăn 
Hình 8: Tự tin và mất tự 
tin 
3.3 Những tiêu chí có thể làm căn cứ phân tích bài học (Nguồn: Tài liệu của 
Bộ giáo dục-không phải của người viết ) 
1. Kế hoạch và tài liệu dạy học 
-Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với MT, ND, PPDH được sử dụng. 
-Mức độ rõ ràng của MT, ND, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của 
mỗi nhiệm vụ học tập. 
-Mức độ phù hợp của TBDH và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động 
học của HS. 
-Mức độ hợp lí của phương án KTĐG trong quá trình tổ chức hoạt động học của 
HS 
NÂNG CAO KINH NGHIỆM, KĨ NĂNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN 
QUA HÌNH THỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC” 
NGƯỜI THỰC HIỆN: TRỊNH VĂN HUY, TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG, TÂN PHÚ, ĐỒNG NAI 10 
2. Tổ chức hoạt động học cho học sinh: 
-Mức độ sinh động, hấp dẫn HS của PP và HT chuyển giao nhiệm vụ học tập. 
-Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của HS. 
-Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích HS hợp 
tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. 
-Mức độ hiệu quả hoạt động của GV trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá 
kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của HS 
3. Hoạt động của học sinh: 
-Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả HS trong 
lớp. 
-Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của HS trong việc thực hiện các 
nhiệm vụ học tập. 
-Mức độ tham gia tích cực của HS trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết 
quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 
-Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học 
tập của HS. 
GV tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến HS như: 
 - HS học như thế nào? 
 - HS đang gặp khó khăn gì trong học tập? 
 - ND và PPDH có phù hợp, có gây hứng thú cho HS không? Kết quả học tập 
của HS có được cải thiện không? 
- Cần điều chỉnh điều gì và điều chỉnh như thế nào? 
Vị trí quan sát lớp học khi dự giờ: 
 Người dự giờ đứng ở vị trí thuận lợi để có thể quan sát, ghi chép, quay 
phim các hoạt động học của HS một cách dễ dàng 
NÂNG CAO KINH NGHIỆM, KĨ NĂNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN 
QUA HÌNH THỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC” 
NGƯỜI THỰC HIỆN: TRỊNH VĂN HUY, TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG, TÂN PHÚ, ĐỒNG NAI 11 
nhất.
3.4 Những bài học kinh nghiệm 
Thực tế, đề tài đã được tiến hành thực hiện ở tổ Văn trường THPT Tôn 
Đức Thắng trong hai năm học: 2013-2014 và 2014-2015. 
Thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo định hướng nghiên cứu bài học 
chúng tôi tuân thủ nguyên tắc của nó nhưng công việc cụ thể tiến hành theo 
những điểm nhấn sau: 
-Trong năm 2013-2014, chúng tôi thực hiện sinh hoạt chuyên môn nghiên 
cứu bài học trong giai đoạn thứ nhất của công việc: Đó là tiếp cận hình thức 
“ nghiên cứu bài học” ở cách thức làm việc, hướng nghiên cứu. Bước tiếp 
theo là triển khai thống nhất ý kiến soạn bài (thiết kế giáo án). Cuối cùng là 
thực hiện giảng dạy và đúc rút những bài học kinh nghiệm cơ bản sau khi 
đánh giá theo trình tự kế hoạch đã đề ra. 
-Trong năm 2014-2015, chúng tôi thực hiện ở mức cao hơn. Đó là tập 
trung giải quyết những vướng mắc trong quá trình tiếp cận bài học ở học 
sinh (người viết nhấn mạnh). Vấn đề này được nhìn nhận sâu sắc hơn và giải 
quyết thấu đáo hơn để cuối cùng, mỗi giáo viên có kinh nghiệm, kĩ năng 
trong quá trình dạy học- phù hợp với đối tượng học sinh. Tức là từ sự trải 
nghiệm, giáo viên có thể áp dụng đại trà và linh hoạt với nhiều bài học khác 
nhau dựa trên quan điểm của vấn đề đã đặt ra từ hoạt động chung. (Có thể 
nói: Đây là giai đoạn đi từ cái chung tới cái riêng). 
Qua quá trình thực hiện, những bài học kinh nghiệm thực tiễn được rút ra 
như sau: 
NÂNG CAO KINH NGHIỆM, KĨ NĂNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN 
QUA HÌNH THỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC” 
NGƯỜI THỰC HIỆN: TRỊNH VĂN HUY, TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG, TÂN PHÚ, ĐỒNG NAI 12 
3.4.1 Bài học kinh nghiệm về việc lựa chọn bài học làm đối tượng 
nghiên cứu: 
-Ý kiến của các thành viên trong tổ có khi sẽ rất nhiều, TTCM cần có 
định hướng sự lựa chọn tương thích với nhiệm vụ trọng tâm của năm học đã đề 
ra, gần nhất là của học kì đang thực hiện. 
Ví dụ: Trong năm học 2013-2014, tập trung vào các đơn vị kiến thức cơ 
bản để thiết kế bài học-hoạt động học của học sinh. Bài dạy “Chí Phèo” của 
Nam Cao được lựa chọn. Nội dung dạy thực hành trên lớp là tiết 2, tìm hiểu về 
hình tượng nhân vật Chí Phèo. 
Cơ sở của sự chọn lựa này, là do quá trình đi dự giờ, TTCM nhận thấy 
việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nhân vật trong tác phẩm còn nhiều hạn chế, 
hoặc diễn giảng, hoặc còn nặng phân tích-thao tác cũ trong tiến trình dạy học. 
Mặc dù ghi: Đọc-hiểu nhưng bản chất vẫn là phân tích, nghĩa là, không mới. 
Điều thứ 2, còn nhiều giáo viên phải loay hoay hoặc đặt tên các đề mục, 
tức đơn vị kiến thức chưa sát với mục tiêu bài học. Vì điều này, HS không thể 
nắm được cốt lõi của vấn đề vì “thầy mơ hồ thì trò không hiểu”. 
Thực tế, khi đi vào nghiên cứu bài Chí Phèo với cơ sở, mục đích trên, 
TTCM đã tham khảo ý GV trên 20 năm kinh nghiệm, và thực hiện bước đệm 
bằng buổi sinh hoạt chuyên đề: Nghiên cứu bài học để xây dựng hệ thống đề 
mục. Một số tác phẩm đã chọn ra: “Thuật hoài” (tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão, 
“Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi, “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. 
Trước và sau tiến hành họp tổ để triển khai vấn đề sự hưởng ứng của GV 
cao. Kết quả kiểm tra giáo án sau này cũng cho thấy, cá nhân GV có ý thức và 
kinh nghiệm vượt trội. ¾ giáo viên cần thay đổi, đã có sự thay đổi đáp ứng nhu 
cầu nghề nghiệp. 
Năm 2014-2015, tiếp tục nghiên cứu bài “ Độc Tiểu Thanh kí” (Nguyễn 
Du), mục đích muốn đạt đến là tạm đủ với hai thể loại chính của văn chương. 
Như trên đã nói, với bài này, mục đích muốn đạt đến là: Từ bài học được 
nghiên cứu, tất cả GV có cho mình kinh nghiệm để ứng dụng vào nhiều bài, 
nhiều thể loại theo đặc trưng của loại thể văn chương và theo đối tượng học 
sinh. 
Như thế, nếu TTCM có tâm huyết với công việc, có cái nhìn khách quan 
và có những bước đệm tốt trong các bước sinh hoạt chuyên môn, thì kinh 
nghiệm, kĩ năng của GV trong tổ sẽ tiến bộ nhanh, nâng cao. 
NÂNG CAO KINH NGHIỆM, KĨ NĂNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN 
QUA HÌNH THỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC” 
NGƯỜI THỰC HIỆN: TRỊNH VĂN HUY, TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG, TÂN PHÚ, ĐỒNG NAI 13 
3.4.2 Bài học kinh nghiệm về xây dựng, thiết kế giáo án 
“Chín người, mười ý”, câu tục ngữ cho thấy, thống nhất ý kiến không dễ. 
Để có tiếng nói chung, và đặc biệt, không để “cãi nhau, tranh luận vô bổ”, 
TTCM cần xây dựng dàn ý ban đầu theo thảo luận sơ bộ của cả tổ (có thể GV 
khác xung phong làm). 
Giáo án lần 1 được in ra cho tất cả các thành viên. Để có hiệu quả cao, 
ngoài việc khuyến khích động viên của TTCM, thời gian nghiên cứu, bổ sung 
phải dành từ 1 tuần trở lên. Thời gian ngắn, gấp, có thể dẫn tới sự qua loa, chiếu 
lệ vì “ có người khác làm thay”! 
Giáo án lần 2 sẽ do 1 GV đăng kí dạy mẫu soạn lại. Việc này tiến hành 
sau khi họp tổ thảo luận thống nhất chung về giáo án (lần 1). TTCM kết hợp 
GV xây dựng giáo án lần 2. 
Giáo án lần 3 là giáo án có sau 3 lần thảo luận, thống nhất từ tổ chuyên 
môn. Còn sai sót, tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa. 
Sau lần 3, giáo án chính thức sẽ do GV dạy minh họa hoàn chỉnh. 
Bài học kinh nghiệm ở đây là: TTCM lưu ý GV bám sát chuẩn kiến thức 
kĩ năng, gắn với đối tượng HS để xây dựng hoạt động dạy học. 
Sau mỗi giáo án in ra, dành hẳn phần giấy trắng gọi là “phần đóng góp, 
xây dựng” để GV tự ý thức về việc làm của mình (xây dựng, không phải làm 
cho vui, càng không phải là “phê phán”). 
Giáo án chung nhưng do 1 người dạy, nên không nhất thiết buộc GV đó 
phải bám sát từng chi tiết, câu hỏi. Hệ thống câu hỏi chuẩn, phù hợp với đối 
tượng HS được tiếp nhận bài dạy là có thể chấp nhận. 
Vì đối tượng học sinh các lớp khác nhau, nên khuyến khích GV: không 
phải lấy đó làm nguyên mẫu, phải chỉnh sửa, nếu sử dụng cho lớp dạy của mình 
sau này. 
TTCM cần có sự khuyến khích, khen động viên GV có nhiều đóng góp 
xây dựng có ý nghĩa. 
Việc phê phán, đánh giá hạn chế, phải có, nhưng cần tinh tế, tế nhị, tránh 
việc chán nản, bất hòa vì ý thức cảm thấy không cần thiết của GV về vấn đề 
đang thực hiện. 
Thực tế cũng cho thấy, sức lan tỏa không chỉ riêng lẻ trong từng bài, từng 
khối. Khi có một sản phẩm giáo án tốt, sự nhân rộng “cái tốt” ở các chủ đề khác 
NÂNG CAO KINH NGHIỆM, KĨ NĂNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN 
QUA HÌNH THỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC” 
NGƯỜI THỰC HIỆN: TRỊNH VĂN HUY, TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG, TÂN PHÚ, ĐỒNG NAI 14 
nhau là điều tất yếu xảy ra. Đây chính là khi mục đích của công việc đã đạt 
được. 
3.4.3 Bài học kinh nghiệm trong hoạt động thảo luận về giờ dạy 
minh họa 
GV đã được trang bị, lưu ý những điều cần thiết về quá trình dự giờ 
nhưng khi thảo luận, nhưng TTCM cần lưu ý thêm về cách thức đóng góp ý 
kiến, thảo luận về giờ dạy minh họa: 
-Góp ý có tính hệ thống. 
-Có thể góp ý nhiều lần. 
- Các yếu tố cần tập trung chú ý đóng góp và xây dựng là các hoạt động 
học tập, tiếp cận kiến thức của HS: 
+ HS đã học tập với tinh thần thế nào, thoải mái, tự tin; nếu không có 
được là do đâu? Thời điểm nào, ở phần nào của bài học. 
+HS tiếp thu từng đơn vị kiến thức thế nào (có từng đề mục của bài học 
để căn cứ). Phần nào tốt, phần nào chưa tốt, hay chưa được. Nguyên nhân do 
đâu (có thể do đâu). 
+HS tiếp nhận, lĩnh hội các phương pháp tổ chức dạy học của GV thế 
nào: Rất tốt/tốt/ trung bình/ dưới trung bình/yếu? Ở phần nào của bài học, thời 
điểm nào? 
+Sự trình bày của HS, những HS đóng góp xây dựng bài học thế nào. Ở 
phần mục nào, thời điểm nào. Ưu điểm, hạn chế, điều gì cần phát huy, điểm nào 
cần khắc phục... 
+HS giải quyết vấn đề GV đưa ra thế nào, khi làm việc cá nhân, theo cặp, 
hay hoạt động nhóm... 
+ Qua phần củng cố của GV, người quan sát dự giờ thấy HS nắm vững 
vấn đề chưa: qua HS được phát biểu, qua quan sát, qua bài tập nhỏ... 
Có thể còn nhiều điều khác từ góc độ HS cần quan tâm để nhận xét, góp 
ý. Khi lấy HS làm trung tâm của quá trình dạy học, càng không thể xem nhẹ các 
yếu tố cần lưu ý ở trên. 
Tuy nhiên, việc quan sát của một GV chỉ là 1 góc độ, sự kết hợp của tất 
cả ý kiến thành viên trong tổ mới đi đến cái nhìn khách quan nhất. Việc quay 
phim, chụp hình các hoạt động và kết hợp xem lại trong quá trình thảo luận là 
một điều hữu ích nhất. 
NÂNG CAO KINH NGHIỆM, KĨ NĂNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN 
QUA HÌNH THỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC” 
NGƯỜI THỰC HIỆN: TRỊNH VĂN HUY, TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG, TÂN PHÚ, ĐỒNG NAI 15 
Nếu ở một giờ dạy tách biệt, tức do 1 GV thiết kế, giảng dạy kiểu Thao 
giảng, chắc chắn rằng, những hoạt động của HS trong quá trình học tập chính là 
thể hiện tất cả những kết quả GV đã rèn luyện, hướng dẫn cho các em trong một 
thời gian dài, thậm chí xuyên suốt bậc học GV cũng chỉ rèn cho HS một vài kĩ 
năng cơ bản nhất. Đó là sự thật. 
Vì giờ dạy mang tính minh họa nên ý kiến thảo luận không phải dẫn đến 
thống nhất, mà mỗi GV tự rút ra cho mình 1 bài học kinh nghiệm-kĩ năng để áp 
dụng cho chính mình. Điều này, TTCM cần lưu ý và điều này, tất nhiên sẽ 
không áp lực với người muốn nói, và người nghe, người dạy. 
Quan trọng, sau bài học đã nghiên cứu, giảng dạy, thảo luận, bàn bạc, GV 
có cái nhìn thông suốt về vấn đề nghiên cứu bài học và những kinh nghiệm, kĩ 
năng có được từ sự trải nghiệm. 
3.4.4 Bài học kinh nghiệm về phương pháp tổ chức hoạt động dạy 
học 
Sau hai năm triển khai chuyên đề “nghiên cứu bài học”, có 05 bài học 
được thực hiện trong đó có 03 bài làm bước đệm, 02 bài học được dạy minh 
họa, đó là: Chí Phèo (Nam Cao) và Độc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du). 
Quan sát những giờ dạy đồng nghiệp sau đó, và chính từ trải nghiệm của 
TTCM, bản thân nhận thấy có những hoạt động dạy học cần cân nhắc trong 
thiết kế bài học và dạy học như sau: 
Thứ nhất, cách đặt câu hỏi trong hoạt động phát vấn, đàm thoại. Câu hỏi 
của GV cần trọng tâm, đúng chủ đề, chủ điểm cần khai thác. 
Với thơ, càng tránh câu hỏi vụn vặt, vì dễ đi đến lan man, xa rời trọng 
tâm. 
Thứ hai, ở hoạt động trải nghiệm (khởi động) khi bước vào giờ học có vai 
trò tích cực, là cú hích cho “ đầu xuôi đuôi lọt”, tuy nhiên, GV sử dụng còn 
yếu. GV cần có thêm một số kĩ năng, sở đoản khác: ngâm, hát, kể chuyện... 
Riêng về phương pháp thảo luận nhóm không thể thực hiện với đối tượng 
HS của nhà trường. Lớp A thì không chú ý học Văn, lớp B thì quá yếu (tỉ lệ TB 
trở lên chỉ ở 60% trong nhiều năm). HS chủ yếu chỉ nói chuyện, trao đổi vụn 
vặt, chưa gọi là thảo luận, kết quả đều chờ ở “ hạt nhân” trong khi “hạt nhân” ấy 
cũng...yếu! 
Nếu tính 2/3 tiết dạy Thao giảng của Tổ chuyên môn trong 1 năm, thì có 
12 tiết dạy trong 02 năm có sử dụng phương pháp này, và không hiệu quả. 
NÂNG CAO KINH NGHIỆM, KĨ NĂNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN 
QUA HÌNH THỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC” 
NGƯỜI THỰC HIỆN: TRỊNH VĂN HUY, TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG, TÂN PHÚ, ĐỒNG NAI 16 
Nếu cộng thêm những tiết dạy chính trải nghiệm của tôi, TTCM nhằm rèn 
kĩ năng này cho HS lớp 11 năm học 2014-2015 thì con số này gấp 5 lần. Tuy 
nhiên, hiệu quả thu lại vẫn tương đối thấp. HS không thể thực hiện hoạt động 
này ở mức trung bình về mục đích tương tác để học tập. Bản thân đã thất bại 
trong hoạt động này ở chính 01 tiết Hội giảng cấp trường. 
Mặt khác, thực tế hiếm có một HS đọc đúng trong hoạt động đọc văn 
bản, việc dạy, rèn luyện 1 nhân tố như thế trong 1 lớp học cũng là vấn đề thách 
thức. Không thể bài nào GV cũng đọc, càng không thể đọc hết. 
Bản thân tôi, TTCM phải rất rèn luyện để có thể đọc thơ, hát những bài 
hát phổ nhạc từ thơ. Nhưng sức lan tỏa chỉ là thầy nói, hát, và thích. HS Không 
đủ động lực để yêu Văn và hết mình rèn luyện. 
Với hoạt động liên hệ, so sánh, đối chiếu, nhiều khi GV rất vô tư khi liên 
hệ hoặc sử dụng thông tin, hoặc hình ảnh cho một vấn đề nào đó mà không quan 
tâm đến ý nghĩa, tác dụng; thậm chí tính thẩm mĩ. Dù là tiết dạy minh họa 
nhưng “ cao hứng”, GV “quên mất” điều quan trọng: mục tiêu bài học. 
So sánh, đối chiếu hay sử dụng các kênh thông tin nhằm làm sáng tỏ nội 
dung bài học và hấp dẫn HS học Văn là cần thiết. Nhưng điều quan trọng, GV 
phải biết lưu ý những điều như trên. 
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 
Qúa trình thực hiện đề tài đã tạo một động lực mới, sức lan tỏa mới trong 
đội ngũ giáo viên của tổ Văn trường THPT Tôn Đức Thắng. 
Với 9 thành viên, kinh nghiệm nghề nghiệp theo số năm như sau: 
Tuổi nghề trung bình: 05 năm. 
Người có kinh nghiệm 23 năm: 01. 
Tuổi nghề trên 10 năm: gồm 02, trong đó 01 là TTCM. 
Sự tiếp cận cái mới, sử dụng CNTT và các kênh thông tin đạt 7/9 thành 
viên năm học 2013-2014 và 8/9 thành viên năm 2014-2015. 
Kết quả kiểm tra hồ sơ giáo án: năm 2013-2014 đạt 7/8 Tốt. 01 không 
kiểm tra (nghỉ bệnh). Năm 2014-2015, đạt 8/8 Tốt. Những hạn chế trong các tiết 
soạn bài là không đáng kể (Loại tốt: 80% số lượng tiết dạy-giáo án được kiểm 
tra xếp loại tốt). 
NÂNG CAO KINH NGHIỆM, KĨ NĂNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN 
QUA HÌNH THỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC” 
NGƯỜI THỰC HIỆN: TRỊNH VĂN HUY, TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG, TÂN PHÚ, ĐỒNG NAI 17 
Kết quả hội giảng năm 2013-2014: 7/8 Giỏi. 01 không hội giảng do nghỉ 
bệnh. Năm 2014-2015: 9/9 xếp giỏi. Trong đó 02 GV thi GV giỏi cấp trường 
đạt, gồm TTCM và 01 GV có 7 năm tuổi nghề. 
Về xếp loại học lực, năm 2013-2014, tỉ lệ trung bình trở lên của toàn 
trường là 60%. Năm học 2014-2015 là 78%. 
Về điểm kiểm tra học kì của HS 12, đề Sở: Học kì I năm 2013-2014 trung 
bình trở lên 33%. Năm học 2014-2015 là 49%. 
Về điểm kiểm tra học kì của HS 12, đề Sở: Học kì II năm 2013-2014 
trung bình 45%. Năm học 2014-2015 là 56%. 
Học sinh giỏi cấp tỉnh Khối 10 năm 2013-2014 có 01 HS. Năm học 2014-
2015 là 01. Không tăng. 
Học sinh giỏi cấp tỉnh Khối 12 năm 2013-2014 có 03 HS. Năm học 2014-
2015 là 04. Tăng cả về số lượng và chất lượng (02 giải 3, 02 giải khuyến khích). 
Riêng mảng HSG cấp tỉnh khối 12 môn Văn của nhà trường, nhiều năm 
xếp ngang hàng với các trường bạn: trung bình 01 năm có 03 HS đạt giải. 
TTCM thực hiện nhiệm vụ này. 
Về kết quả thi tốt nghiệp môn Văn, tỉ lệ HS trung bình trở lên luôn ngang 
bằng mặt bằng chung của Tỉnh, có năm 2012-2013 cao hơn, năm 2013-2014 
thấp hơn 1%, là con số không đáng kể. 
Với thực lực đội ngũ giáo viên như thế, với kết quả giáo dục thật sự đi 
vào chiều sâu, bản thân tôi, một TTCM có thể đặt niềm tin vào đồng nghiệp, tin 
cậy đồng nghiệp để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ giáo dục tại trường THPT 
Tôn Đức Thắng. 
 Tuy nhiên muốn giữ gìn và phát huy những thành tích đạt được một cách 
lâu dài thì ngoài việc mỗi giáo viên, học sinh phải nỗ lực, phải coi trọng việc 
sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn một cách nghiêm túc, đúng quy định và nội 
dung sinh hoạt chuyên môn phải thật sự có ý nghĩa. 
 Trong năm 2014-2015 này, sự chuyển biến về công tác đổi mới sinh hoạt 
tổ chuyên môn của tổ Văn dù đi đầu, nhưng vẫn là mới bắt đầu. Để tổ chuyên 
môn thực sự vững mạnh, cần có những giải pháp cụ thể hơn nhằm tạo sự 
chuyển biến thật rõ ràng trong việc đổi mới nội dung-cách thức sinh hoạt- đặc 
biệt là vấn đề “nghiên cứu bài học”. Làm sao để vấn đề trở thành “ tự thân, tự 
giác” đối với mỗi GV. Điều này chính là yếu tố góp phần giữ vững và phát huy 
NÂNG CAO KINH NGHIỆM, KĨ NĂNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN 
QUA HÌNH THỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC” 
NGƯỜI THỰC HIỆN: TRỊNH VĂN HUY, TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG, TÂN PHÚ, ĐỒNG NAI 18 
thành quả đào tạo của nhà trường, xây dựng niềm tin của nhân dân, về nhà 
trường. 
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 
+ Với Tổ trưởng, Nhóm trưởng chuyên môn: cần thực sự đổi mới trong quản lý 
đơn vị và cùng chung sức với Ban giám hiệu thực hiện tốt việc điều hành sinh 
hoạt tổ, nhóm chuyên môn. 
 + Với Ban giám hiệu: Quan tâm hơn nữa trong việc chỉ đạo công việc này 
và có chế tài cụ thể, xử phạt nghiêm minh các biểu hiện vi phạm. 
 + Với Sở Giáo dục và đào tạo: Cần tăng cường hơn trong công tác thanh 
tra chuyên môn ở các nhà trường, đặc biệt chú trọng việc sinh hoạt tổ, nhóm 
chuyên môn. 
VI.TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Tài liệu tập huấn TTCM về ĐỔI MỚI SINH HOẠT TỔ CHUYÊN 
MÔN- Bộ giáo dục đào tạo 2015. 
2. Bài giảng của TS Nguyễn Trọng Hoàn, ngày 
VII. PHỤ LỤC 
Đính kèm các biểu mẫu Phiếu khảo sát, Phiếu thăm dò, Phiếu lấy ý kiến; 
các bài tập, các bài giảng trong quá trình thực nghiệm; phim, ảnh, sản phẩm 
phần mềm và các sản phẩm khác thu được từ quá trình thực hiện sáng kiến kinh 
nghiệm, 
 NGƯỜI THỰC HIỆN 
NÂNG CAO KINH NGHIỆM, KĨ NĂNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN 
QUA HÌNH THỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC” 
NGƯỜI THỰC HIỆN: TRỊNH VĂN HUY, TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG, TÂN PHÚ, ĐỒNG NAI 19 
TRỊNH VĂN HUY 

File đính kèm:

  • pdfskkn_nang_cao_kinh_nghiem_ki_nang_giang_day_cua_giao_vien_qua_hinh_thuc_sinh_hoat_chuyen_mon_nghien.pdf
Sáng Kiến Liên Quan