Đề tài Nâng cao hoạt động lĩnh hội tri thức môn Thể dục ở Bậc Tiểu học
Ngày 27/03/1946 Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục:
“Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công”.
Hiện nay trong các môn học ở nhà trường đang dạy theo phương pháp đổi mới, một phương pháp dạy theo xu hướng tích cực hoá người học. Thể dục cũng là môn học được áp dụng phương pháp đổi mới và đã được thực hiện. Qua nhiều năm cho thấy phương pháp đổi mới đã mang lại hiệu quả giáo dục cao, phù hợp với đặc tính lứa tuổi học sinh đặc biệt là học sinh tiểu học.
Trong xã hội nhận thức của mỗi người về ý nghĩa và tác dụng của môn Thể dục và tập luyện thể dục thể thao trong các trường TH là nhằm tăng cường sức khỏe để phục vụ cho học tập, cho cuộc sống.
Đề tài : “NAÂNG CAO HOAÏT ÑOÄNG LÓNH HOÄI TRI THÖÙC MOÂN THEÅ DUÏC ÔÛ BAÄC TIEÅU HOÏC” I . Mục đích yêu cầu của sáng kiến Ngày 27/03/1946 Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công”. Thực trạng chung Ngày 27/03/1946 Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công”. Hiện nay trong các môn học ở nhà trường đang dạy theo phương pháp đổi mới, một phương pháp dạy theo xu hướng tích cực hoá người học. Thể dục cũng là môn học được áp dụng phương pháp đổi mới và đã được thực hiện. Qua nhiều năm cho thấy phương pháp đổi mới đã mang lại hiệu quả giáo dục cao, phù hợp với đặc tính lứa tuổi học sinh đặc biệt là học sinh tiểu học. Trong xã hội nhận thức của mỗi người về ý nghĩa và tác dụng của môn Thể dục và tập luyện thể dục thể thao trong các trường TH là nhằm tăng cường sức khỏe để phục vụ cho học tập, cho cuộc sống. Là một giáo viên giảng dạy Thể dục qua nhiều năm ở trường tiểu học qua quan sát , nghiên cứu nhiều đối tượng học sinh tôi nhận thấy gần như tất cả các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 đều rất thích học Thể dục. Có đến 90% học sinh thích tập luyện Thể dục thể thao nhưng khi hỏi tại sao các em lại thích học thể dục? Môn Thể dục có tác dụng đối với cơ thể con người như thế nào? Thì các em chưa trả lời đúng mục đích, yêu cầu , ý nghĩa và tác dụng của môn Thể dục mà chỉ trả lời chung chung là “Thích”. Vì được hoạt động tự do ngoài trời, không gò bó như các môn văn hóa khác Hầu hết các em chưa nhận thức được việc tập luyện Thể dục thể thao có tác dụng gì, ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe để phục vụ học tập, phục vụ cuộc sống . Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến Đứng trước thực trạng chung học sinh nhận thức còn mơ hồ về mục đích, ý nghĩa của môn Thể dục, về vấn đề tăng cường sức khỏe phục vụ học tập đời sống. Tôi luôn đặt câu hỏi: Phải chăng học sinh thích học thể dục như các em trả lời hay tâm lý ở độ tuổi này các em còn hiếu động thích chạy nhảy mà môn thể dục lại có đặc thù như vậy nên các em thích học. Tại sao có đến 90% học sinh thích học thể dục nhưng hiệu quả học tập lại không cao, không thỏa mãn yêu cầu của giáo viên đứng lớp cung như mục đích yêu cầu mà nhà trường đề ra. Vậy phải làm gì để nâng cao nhận thức của học sinh khi học môn Thể dục. Xuất phát từ thực trạng như vậy, từ nỗi niềm của một người giáo viên là nhằm tăng cường sức khỏe của bản thân học sinh để phục vụ trực tiếp vào vấn đề học tập và phục vụ cuộc sống đã thôi thúc tôi nghiên cứu và lựa chọn đề tài “dạy tốt trọng tâm tiết học”. II. Nội dung sáng kiến Tiến trình thực hiện a) Nghiên cứu qua cách dạy của giáo viên Qua dự giờ thăm lớp một số tiết của giáo viên bộ môn Thể dục dạy ở trường tôi rút ra được kết quả cụ thể như sau: + Hầu hết giáo viên đều truyền thụ nội dung yêu cầu của bài học một cách chính xác, phân tích kỷ thuật dễ hiểu và học sinh đa số thực hiện đúng động tác. + ở phần giảng giải tôi nhận thấy đa số các giáo viên đều chưa chú trọng đến việc phân tích tác dụng của từng động tác kỷ thuật động tác ảnh hưởng đến cơ thể, đến sự phát triển những bộ phận nào khi tập động tác nào. + học sinh chỉ thu nhận kiến thức tập luyện theo giáo viên chứ chưa chú trọng học, không biết tập những động tác này, kỷ thuật này sẽ giúp mình phát triển những cơ quan nào, bộ phận nào trong cơ thể. + Đa số các em tập động tác chưa thật nhiệt tình, không mang tính rèn luyện cơ thể mà chỉ mang tính chất tiếp thu rập khuôn máy móc. Cho nên dẫn đến tiết dạy hiệu quả đạt chưa cao. b) Nghiên cứu qua cách học của học sinh Học sinh học theo phương pháp cũ Tiếp nhận kiến thức, kỷ thuật từ giáo viên một cách thụ động, máy móc, gò bó, tâm lý không thoải mái học sinh thực hành các kỷ thuật thiếu tính dứt khoát, cường độ chậm, uể oải. Cụ thể qua kiểm tra sức khỏe tôi thu được kết quả: HT : 80% CHT: 20% 2) Các giải pháp tổ chức a) giáo viên sữ dụng phương pháp mới Về cách thức, trình tự các bước lên lớp vẫn như trước, như nhiều giáo viên khác nhưng mỗi nội dung, mỗi động tác khi phân tích kỷ thuật giáo viên cần nêu thêm ý nghĩa và tác dụng của từng nội dung, từng động tác đến sự phát triển cơ thể người tập. Chúng ta cần phân tích cho học sinh hiểu tập như thế nào là phát triển cơ quan nào, có ý nghĩa như thế nào đối với thực tế học tập hay lao động Dùng biện pháp này tôi nhận thấy hiệu quả đối với sự phát triển của học sinh được tăng cường rõ rệt. b) Học sinh học theo phương pháp mới học sinh tiếp thu kỷ thuật , động tác từ giáo viên truyền thụ một cách tích cực, tự giác nên các động tác chững chạc, dứt khoát,thoải mái với cường độ nhanh, mạnh. Từ đó học sinh vận động được với khối lượng lớn tạo nên sự phát triển toàn diện trong cơ thể học sinh . Sức khỏe được tăng cường phục vụ tích cực đến việc học tập và các hoạt động khác trong cuộc sống. Ví Dụ: Động tác Lườn-Học sinh lôùp 3 thực hiện động tác nghiêng lườn đúng biên độ, đúng động tác, đúng phương hướng và cường độ đủ mạnh sẽ giúp cột sống, cơ, xương và các cơ quan nội tạng phát triển tốt, phòng được bệnh cong vẹo cột sống. Qua bài dạy của giáo viên từ chỗ ít đề cao vai trò nhận thức của học sinh về mục đích yêu cầu, ý nghĩa của bài học đối với vấn đề sức khỏe bản thân nay được nâng cao giúp học sinh hiểu được một cách sâu sắc hơn, tỷ mỹ hơn, thực tế hơn. Tạo nên say mê học tập ,học tập có định hướng rõ ràng dẫn đến hiệu quả đào tạo được nâng cao. III. Hiệu quả đạt được Qua phương pháp giảng dạy của bản thân tôi thu được kết quả: HT: 100% CHT: 0% IV. kết luận chung Với đặc thù riêng của môn Thể dục là môn hoạt động phần lớn ở ngoài trời, các nội dung học đều ảnh hưởng đến sự phát triển các bộ phận cơ thể của học sinh . Nên tất cả các chương trình học trên đều là hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh tiểu học. Đặc biệt là học sinh ở lứa tuổi hiếu động. Trong khi đó mỗi giáo viên có trình độ chuyên môn khác nhau, kiến thức truyền thụ, phương pháp khác nhau. Đa số chưa chú ý đến việc cho học sinh biết nội dung , ý nghĩa, mục đích, tác dụng của từng bài, từng nội dung . Động tác nào, kỷ thuật nào ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ phận nào trong cơ thể, tạo sức khỏe như thế nào, làm tăng tính thẩm mỹ của cơ thể học sinh ra sao. Do đó học sinh học tập thiếu tích cực, cường độ vận động ít, hiệu quả chưa cao. Chính vì vậy tôi đã cố gắng quan sát, nghiên cứu và đi đến kết luận chung cho đề tài là: “Dạy tốt trọng tâm tiết học” thì ngay từ đầu bài dạy giáo viên phải nêu kỹ mục đích ý nghĩa học kỷ thuật , động tác của bài này là tạo nên sự phát triển thể chất của học sinh như thế nào? Tác động tích cực đến sức khỏe tạo nên vẽ đẹp cho bản thân ra sao? Với đề tài này tôi hy vọng sẽ góp phần tích cực vào phương pháp giảng dạy mới về môn thể dục trong trường TH. Rất mong được sự góp ý kiến chân thành của các đồng nghiệp để bản thân tôi ngày càng có nhiều phương pháp giảng dạy tốt, đáp ứng được lòng mong mỏi của các em học sinh ./. Mỹ Hội Đông, ngày 29 tháng 12 năm 2015 Người trình bày Nguyeãn Vaên Chinh Laâm
File đính kèm:
- SKKN_THE_DUC.doc