Đề tài Nâng cao hiệu quả dạy học địa lí bằng thiết kế phiếu học tập

1/ Lý do chọn đề tài

Trong các môn học trường phổ thông địa lí là môn học lý thú . Đó là môn học giúp các em hiểu được nhiều hiện tượng, sự kiện trên thế giới, thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người, với môi trường tự nhiên những mối quan hệ đó được diễn ra trên phạm vi toàn cầu.

Địa lí còn là môn học giúp các em có cái nhìn về vẻ đẹp thiên nhiên, hiểu biết về nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới, biết được vị trí lãnh thổ của các quốc gia, các châu lục, mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên và kinh tế xã hội trên phạm vi toàn cầu.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do nhu cầu thực tế của xã hội có sự phân công ngành nghề, nên nhiều học sinh và phụ huynh có tư tưởng xem nhẹ môn học này, mặ dù Bộ Giáo Dục Đào Tạo cũng có những cải cách cho môn học và đưa môn học là môn thi tốt nghiệp.

Từ thực tế trên, bản thân tôi là giáo viên luôn suy nghĩ tăng tính hiệu quả của môn học trong quá trình dạy học, chọn những phương pháp hữu hiệu nhất áp dụng cho từng tiết học để phát huy trí tuệ, cũng như hứng thú của học sinh đối với môn học.

Có rất nhiều các phướng pháp để thiết kế cho một bài dạy trên lớp đạt hiệu quả cao, ở cấp độ đề tài nhỏ của mình, tôi xin đưa ra một mảng nhỏ cho phương pháp:

NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC ĐỊA LÍ BẰNG THIẾT KẾ PHIẾU HỌC TẬP

Trong quá trình giảng dạy địa lí cấp THPT, các giáo viên đã sử dụng nhiều phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, tuy nhiên những phương pháp, phương tiện dạy học mới chưa được tiếp cận và áp dụng một cách rộng rãi, hiệu quả.

Trong các tài liệu tham khảo, có rất ít tác giả đã đề cập đến phương tiện dạy-học dành cho việc thực hiện đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa.

Việc nghiên cứu và thử nghiệm đề tài này có ý nghĩa lí luận và thực tiễn cấp bách

Đề tài tuy không mới , nhưng nó vẫn mang tính áp dụng thiết thực cao, ‘’ đây là con đường riêng đến với ‘ lộ trình” chung trong việc nâng cao hiệu quả dạy học địa lí trong trường phổ thông.

 

doc24 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 2546 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Nâng cao hiệu quả dạy học địa lí bằng thiết kế phiếu học tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều và các thung lũng sông là sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam 
Tây Bắc
Nằm ở giữa sông Hồng và sông Cả
- Là vùng địa hình cao nhất nước ta với 3 dãy núi lớn cùng hướng Tây Bắc –Đông Nam, trong đó có núi Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ
- Cao hai bên thấp ở giữa.
- Xen giữa là các thung lũng sông Đà, Mã, Chu
Trường Sơn Bắc
Từ phía nam sông Cả tới núi Bạch Mã
- Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây Bắc – Đông Nam
- Địa thế cao ở hai đầu và thấp ở đoạn giữa, hẹp ngang
Trường Sơn Nam
Phía nam Bạch Mã xuống phía Nam
- Hướng vòng cung
- Gồm các khối núi và cao nguyên
+ Khối núi Kon Tum và khối núi cực nam Trung Bộ có địa hình mở rộng và nâng cao, có những đỉnh cao trên 2000m
+ Các cao nguyên badan Playku, Daklak, MơNông, Di Linh, ở phía tây có địa hình tương đối bằng phẳng, làm thành các bề mặt cao từ 500- 1000m
- Giữa hai suờn Đông –Tây có sự đối xứng rõ rệt.
BÀI 32: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH 
Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
Kiến thức
Biết và trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của vùng, các thế mạnh kinh tế về khai thác khoáng sản, thủy điện, cây công nghiệp ôn đới và cận nhiệt, cũng như các thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc và kinh tế biển.
Biết được ý nghĩa kinh tế chính trị, xã hội sâu sắc của việc phát huy các thế mạnh của vùng.
Kĩ năng
Đọc và khai thác thông tin từ Atlat, bản đồ giáo khoa và các lược đồ trong bài.
Thu thập và xử lí các số liệu thu thập được từ các nguồn khác nhau.
Thái độ, hành vi
Tăng tình yêu quê hương đất nước. Thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Bản đồ kinh tế vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Các bảng số liệu liên quan đến nội dung bài học.
Hình ảnh minh họa về thế mạnh kinh tế của vùng.
Atlat Địa Lí Việt Nam.
Sử dụng các hình ảnh và bản đồ trên Internet.
Trình bày bài dạy trên Power Point.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Khởi động: Cho học sinh xem một đoạn video về Trung du và miền núi Bắc Bộ: Vịnh Hạ Long, khai thác than ở Quảng Ninh, hình ảnh các dân tộc ít người, nhà máy thủy điện Hòa Bình, khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ à đưa ra câu hỏi cho học sinh: Em có nhận biết đây là vùng nào của nước ta không?
Vào bài: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có diện tích lãnh thổ rộng lớn nhất nước ta, là nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc ít người có truyền thống văn hóa đa dạng độc đáo, là nơi có di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long
 nổi tiếng thế giới, nơi có nhiều tiềm năng và thế mạnh phát triển kinh tế. Điều này sẽ được chúng ta làm rõ trong bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên &học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiều vị trí địa lí và lãnh thổ của vùng.
Hình thức :cả lớp
GV: đặt câu hỏi:
sTD-MNBB có diện tích là bao nhiêu?
sTD-MNBB được chia ra làm mấy tiểu vùng? Bao gồm bao nhiêu tỉnh, đó là những tỉnh nào?
Một HS trình bày, các HS khác nhận xét bổ sung. GV nhận xét trình bày của học sinh và bổ sung kiến thức.
GV: Cho học sinh quan sát bản đồ tự nhiên, bản đồ hành chính Việt Nam và đặt câu hỏi:
Em hãy quan sát bản đồ và xác định vị trí của vùng TD-MNBB, theo dàn ý:
sTiếp giáp: với những quốc gia, vùng biển và khu vực kinh tế nào?
sĐánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí trong việc phát triển kinh tế, xã hội?
Một học sinh trình bày, các học sinh khác nhận xét bổ sung.
GV nhận xét trình bày của học sinh và bổ sung kiến thức.
( TD-MNBB có ý nghĩa chiến lược về chính trị - quốc phòng , đặc biệt là việc xác định chủ quyền biên giới trên đất liền- cực Bắc, Cực Tây của nước ta đều thuộc khu vưc này. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ khi Trung Quốc trở thành nền kinh tế đứng thứ 6 trên thế giới)
Hoạt động 2: Tìm hiểu các đặc trưng nổi bật về tự nhiên và kinh tế - xã hội của TD-MNBB.
Hình thức: theo cặp
 Bước 1: Giáo viên chia học sinh thành các cặp và giao nhiệm vụ.
Nhiệm vụ: Đọc SGK kết hợp với các hình ảnh minh họa ( Điện Biên Phủ, Vịnh Hạ Long, cộng đồng dân tộc ít người) hãy hoàn thành phiếu học tập số 1 để làm nổi bật các thế mạnh và các hạn chế của vùng.
Bước 2: GV yêu cầu học sinh thảo luận và điền nội dung vào phiếu học tập.
Bước 3: GV tổng kết và nhấn mạnh: 
Bên cạnh những thuận lợi và mặt xã hội chính trị, vùng còn nhiều hạn chế như: diện tích rừng ít, nạn du canh du cư của đồng bào dân tộc ít người. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo( đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải)
Hoạt động 3: Tìm hiểu các thế mạnh kinh tế của TD-MNBB
Hình thức: Theo nhóm 
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm.
Bước 2: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu các nội dung chính trong sách giáo khoa theo định hướng trong phiếu học tập, đồng thời kết hợp với bản đồ kinh tế vùng TD-MNBB, tranh ảnh minh họa củng cố, khắc sâu kiến thức cần thiết cho học sinh.
Nhóm 1 : Phiếu học tập số 2a- thế mạnh khai thác khoáng sản và thủy điện
GV nhấn mạnh việc khai thác các tài nguyên này tạo ra động lực quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, nhưng khi phát triển cần chú trọng đến việc bảo vệ môi trường và cảnh quan.
Nhóm 2: Phiếu học tập số 2b- Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.
GV nhấn mạnh : Khó khăn lớn nhất trong việc phát huy thế mạnh của vùng là hiện tượng thời tiết khắc nghiệt : rét đậm. rét hại, sương muối. Số lượng các nhà máy chế biến và tiêu thụ còn hạn chế.
 Nhóm 3: Phiếu học tập 2c- Chăn nuôi gia súc
GV nhấn mạnh: Việc phát huy thế mạnh này gặp khó khăn cơ bản đó là thị trường tiêu thụ sản phẩm và nguồn thức ăn cho chăn nuôi chưa được đảm bảo, cần chú ý giải quyết tốt các khâu trên để tương lai nó sẽ là thế mạnh lớn của vùng.
Nhóm 4: Phiếu học tập 2d- Kinh tế biển
GV nhấn mạnh: kinh tế biển của Quảng Ninh ( du lịch biển, thủy sản, dịch vụ hàng hải) tạo nên một thế mạnh độc đáo của vùng, làm cho cơ cấu kinh tế của vùng càng thêm hoàn chỉnh và phát triển năng động hơn.
Bước 3 : Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày kết quả thảo luận nhóm và tổng kết từng nội dung phiếu học tập. Sau khi các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ, GV tổng kết chung:
TD-MNBB có vị trí chiến lược quan trọng, tài nguyên thiên nhiên đa dạng có khả năng phát triển một cơ cấu kinh tế khá hoàn chỉnh với những thế mạnh về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, thủy điện, nền nông nghiệp nhiệt đới có cả sản phẩm cận nhiệt và ôn đới , phát triển tổng hợp kinh tế biển và du lịch.
1.Khái quát chung
a. Vị trí, lãnh thổ
- Là vùng có diện tích lãnh thổ rộng lớn nhất nước ta, bao gồm hai tiểu vùng là Đông Bắc và Tây Bắc. Bao gồm 15 tỉnh.
- Tiếp giáp: 
+ Phía Bắc: giáp Trung Quốc
+ Phía Nam: giáp Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
+ Phía Tây: giáp Thường Lào
+ Phía Đông : giáp vịnh Bắc Bộ
à Giao lưu phát triển kinh tế bằng đường bộ, đường biển với các nước và với các vùng kinh tế trong cả nước đặc biệt là vùng Đồng bằng Sông Hồng.
b. Đặc điểm chung
(Phiếu học tập số 1)
2. Các thế mạnh kinh tế
a. Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện.
b. Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.
c. Chăn nuôi gia súc.
d. Kinh tế biển.
( Phiếu học tập 2a,2b,2c,2d)
4. Củng cố
sTại sao nói việc phát huy các thế mạnh của TD-MNBB có ý nghĩa kinh tế lớn và ý nghĩa chính trị- xã hội sâu sắc?
sHãy xác định trên bản đồ những mỏ khoáng sản lớn của vùng và phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác thế mạnh về tài nguyên khoáng sản của vùng?
5. Hoạt động nối tiếp
ØTrả lời câu hỏi trong SGK
ØTìm hiểu và sưu tầm hình ảnh về vùng Đồng bằng Sông Hồng.
PHỤ LỤC
Phiếu học tập số 1
Nhiệm vụ: đọc SGK, kết hợp với các hình ảnh minh họa, hãy làm nổi bật các thế mạnh và các hạn chế của vùng trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc điểm
Đánh giá
Là vùng có tài nguyên thiên nhiên
Là vùng thưa dân, mật độ dân số
Nơi tập trung các dân tộc ít người
Tuy nhiên trình độ dân cư
Có nhiều di tích văn hóa, lịch sử, tự nhiên
Cơ sở vật chất
.
.
.
.
.
.
Thông tin phản hồi
Đặc điểm
Đánh giá
- Là vùng có tài nguyên thiên nhiên đa dạng
- Là vùng thưa dân, mật độ dân số thấp. 
- Nơi tập trung các dân tộc ít người như: Thái, Tày, Nùng, Mông
-Tuy nhiên trình độ dân cư còn lạc hậu.
Có nhiều di tích văn hóa lịch sử, tự nhiên như: Vịnh Hạ Long, Điện Biên Phủ
- Cơ sở vật chất có nhiều tiến bộ, tuy nhiên còn thiếu đồng bộ.
->Phát triển kinh tế tổng hợp
->Bản sắc văn hóa dân tộc đa dạng.
-> Thiếu lao động kỹ thuật, khai thác tài nguyên bừa bãi làm cạn kiệt tài nguyên.
-> Phát triển du lịch văn hóa và sinh thái.
Phiếu học tập số 2a:
Nhiệm vụ: Đọc SGK mục 2 ( trang 146), kết hợp với bản đồ tự nhiên và kinh tế vùng, kênh hình minh họa. Hãy điền tiếp vào sơ đồ sau để làm nổi bật về thế mạnh khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện của vùng.
Tiềm năng
Thế mạnh
-Kim loại
-Than
-Phi kim loại
-Vật liệu xây dựng
-Thủy điện
->
->
->
->
->
Thông tin phản hồi:
Tiềm năng
Thế mạnh
- Kim loại:sắt ( Thái Nguyên, Yên Bái), thiếc( Cao Bằng)
- Than: Quảng Ninh, Nà Dương, Thái Nguyên
- Phi kim loại: apatit ( Lào Cai), đất hiếm
- Vật liệu xây dựng: đá vôi, cát, sét
- Thủy điện: trữ lượng 11 triệu KW bằng 1/3 cả nước
-> Luyện kim, chế tạo máy
-> Nhiệt điện, dùng trong sản xuất, xuất khẩu.
-> Hóa chất
-> Sản xuất vật liệu xây dựng
-> Thủy điện: Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà.
Phiếu học tập số 2b
Nhiệm vụ: Đọc SGK ở mục 3( trang147), kết hợp với bản đồ và hình ảnh minh họa. Hãy điền tiếp vào sơ đồ sau để làm nổi bật thế mạnh về cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.
Cơ sở phát triển
Hiện trạng sản xuất
=> Phương hướng
Thông tin phản hồi:
Cơ sở phát triển
Hiện trạng sản xuất
- Đất feralit trên đá phiến, đá vôi, gơnai và các loại đá mẹ khác.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh.
- Địa hình phân hóa đa dạng.
- Dân cư có kinh nghiệm sản xuất.
- Nhu cầu tiêu thụ lớn.
-Phát triển cây công nghiệp: chè
- Cây dược liệu: tam thất, dương quy, hồi, thảo quả
- Cây ăn quả, rau, cây đặc sản.
=> Phương hướng: - Phát triển nông nghiệp hàng hóa
 - Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
 - Định canh, định cư
Phiếu học tập số 2c:
Nhiệm vụ: Đọc SGK mục 4( trang 148), kết hơp với bản đồ và hình ảnh minh họa. Hãy điền tiếp vào sơ đồ sau để làm nổi bật thế mạnh về kinh tế biển.
Cơ sở phát triển
Hiện trạng sản xuất
=> Phương hướng
 Thông tin phản hồi:
Cơ sở phát triển
Hiện trạng sản xuất
- Nguồn thức ăn: đồng cỏ ( Mộc Châu)
- Có nhiều giống vật nuôi tốt: lợn, ngựa, gà.
- Kinh nghiệm sản xuất của người dân
- Đàn trâu bò phát triển mạnh nhất cả nước, đặc biệt là trâu( năm 2005 đàn trâu chiếm ½ cả nước, đàn bò chiếm 16% cả nước)
- Các gia súc khác( dê, lợn) được chú ý phát triển.
=> Phương hướng: Phát triển dịch vụ thú y, cơ sở hạ tầng, công nghệ chế biến.
Phiếu học tập số 2d:
Nhiệm vụ: Đọc SGK mục 5( trang 149) kết hơp với bản đồ và hình ảnh minh họa. Hãy điền vào sơ đồ sau để làm nổi bật thế mạnh về kinh tế biển. 
Kinh tế biển
Thông tin phản hồi
Kinh tế biển
Đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản: vịnh bắc bộ
Phát triển du lịch: vịnh Hạ Long, Trà Cổ
Cảng biển: cụm cảng Quảng Ninh(cảng nước sâu Cái Lân)
BÀI 5- TIẾT 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHU VỰC TÂY NAM Á- TRUNG Á
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
- Biết được tiềm năng phát triển KT của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.
- Hiểu được các vấn đề chính của khu vực đều liên quan đến vai trò cung cấp dầu mỏ và các vấn đề dẫn tới xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, nạn khủng bố bạo lực.
 2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ các nước trên thế giới để phân tích ý nghĩa, vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á và Trung Á.
- Đọc trên lược đồ Tây Nam Á, Trung Á để thấy vị trí các nước trong khu vực.
- Phân tích bảng số liệu thống kê để rút ra nhận định.
- Đọc và phân tích các thông tin địa lí từ các nguồn thông tin về chính trị, thời sự quốc tế.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
 - Bản đồ các nước trên thế giới.
- Bản đồ địa lí tự nhiên châu Á.
- Phóng to hình 5.8 trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài củ
3.Bài mới
 * Khởi động: Một khu vực thường có những cuộc xung đột, những cuộc chiến tranh mà qua phương tiện thông tin nó là 1 điểm nóng của thế giới trong bất kì giai đoạn nào hiện nay. Nó như là 1 ngòi nổ, và ngòi nổ này nó bắt nguồn từ 1 nguyên nhân sâu sa mà bất kì 1 quốc gia nào cũng muốn có đó là dầu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1:
Mục tiêu: Nắm được đặc điểm chung của 2 khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.
 GV treo bản đồ các nước châu Á, xác định cho HS ranh giới của 2 khu vực trong bài. Xác định trên bản đồ tự nhiên.
GV yêu cầu HS quan sát hình 5.5 và 5.7 SGK kết hợp bảng số liệu trang 33.
GV cho HS chia làm 2 nhóm thảo luận trả lời theo phiếu học tập GV cho sẳn.
Nhóm 1: Đặc điểm chung của khu vực Tây Nam Á.
Nhóm 2: Đặc điểm chung của khu vực Trung Á.
GV cho HS thời gian sau đó trình bày lên phiếu kẻ sẵn của GV. Các nhóm bổ sung nhận xét đánh giá, GV tổng kết.
GV bổ sung thêm.
 - Tây Nam Á có nền văn minh rực rỡ từ thời cổ đại 1 trong những thành tựu là vườn treo Babilon.
 - Trung Á là nơi có “ con đường tơ lụa” có sự nối liền văn hóa giữa phương Đông và phương Tây.
GV:Hãy tìm ra điểm chung nhất của 2 khu vực Tây Nam Á và Trung Á.
GV nhận xét.
Chuyển ý:
HS: Dựa vào bản đồ các nước châu Á chú ý khu vực Tây Nam Á và khu vực trung Á.
 Dựa vào bản đồ tự 
nhiên biết đặc điểm địa hìnhkhí hậu của khu vực.
HS chia 2 nhóm.
Nhóm 1: Dựa vào hình 5.5 SGK và bảng trang 33 trình bày theo câu hỏi.
Nhóm 2: Dựa vào hình 5.7 và bảng số liệu SGK trang 33 trình bày.
HS xác định trên bản đồ sau đó mới nêu đặc điểm theo phiếu học tập.
HS các nhóm bổ sung, nhận xét, đánh giá.
HS nêu ra các đặc điểm chung nhất: 
 + Nằm ở châu Á.
 + Có vị trí chiến lược.
 + Có nhiều dầu, khí hậu khô.
 + Tôn giáo đa số là Hồi giáo.
I. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á:
 (Phiếu học tập số 1)
Hoạt động 2: 
Mục tiêu: Vai trò rất quan trọng của dầu mỏ, thực trạng và tồn tại của tình hình chính trị. 
GV yêu cầu HS quan sát nội dung SGKvà hình 5.8 SGK phóng to.
GV:Hãy kể tên các khu vực có sản lượng dầu khai thác cao nhất, khu vực thấp nhất.
GV: Khu vực nào có sản lượng dầu tiêu dùng cao nhất, khu vực nào thấp nhất.
GV: Khu vực nào có sản lượng dầu khai thác cao hơn sản lượng dầu tiêu dùng. Nhận xét về khả năng cung cấp dầu mỏ cho thế giới của khu vực Tây Nam Á.
GV bổ sung.
 Tây Nam Á cung cấp 62% sản lượng dầu khai thác mất ổn định khu vực.
GV cho HS xem hình 5.9 SGK để thấy được những nạn nhân của cuộc xung đột chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.
GV Thực trạng về tình hình chính trị XH của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.
GV bổ sung.
 2001 HK đánh Afganistan.
 2003 HK đánh Irắc.
 HK có can thiệp vào Irăn.
GV:Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc xung đột thường xuyên của 2 khu vực.
GV nhấn mạnh nguyên nhân từ dầu mỏ.
GV: Hậu quả của các cuộc chiến tranh xung đột đối với sự phát triển KT-XH và môi trường.
GV: Các vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á nên được bắt đầu giải quyết từ đâu? Vì sao.
GV kết lụân.
 Các vấn đề này nên được giải quyết từ nguyên nhân “Mọi vấn đề bắt nguồn do đâu thì từ đó mà giải quyết. Còn có giảm hay không là do các thành viên trong khu vực”.
HS chú ý quan sát biểu đồ hình 5.8
HS: 
+ Khu vực có sản lượng dầu khai thác nhiều nhất Ít nhất
Tây Nam Á Tây Âu
+ Khu vực có sản lượng dầu tiêu dùng ít nhất Nhiều nhất
 Trung Á Bắc Mĩ.
+ Khu vực có sản lượng dầu khai thác cao hơn tiêu dùng: Tây Nam Á và Trung Á.
HS trả lời.
 Khả năng cung cấp dầu nhiều chiếm 50% trữ lượng dầu thế giới.
 Là khu vực xuất khẩu lớn nhất.
HS nêu thực trạng.
 Thường xuyên có xung đột và chiến tranh.
HS nêu nguyên nhân.
 + Giành quyền lợi.
 + Bất đồng tôn giáo.
 + Can thiệp các thế lực.
HS nêu hậu quả.
 + Đói nghèo.
 + XH mất ổn định.
 + Môi trường ô nhiễm.
II. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á:
 1. Vai trò cung cấp dầu mỏ:
- Tây Nam Á và Trung Á đều có trữ lượng dầu lớn.
- Tây Nam Á chiếm 50% trử lượng dầu tập trung ở vịnh Pecxich.
- Ả Rập Xêút có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới.
- Là khu vực xuất khẩu dầu mỏ quan trọng nhất.
Làm mất ổn định về chính trị và xã hội.
 2. Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố:
* Thực trạng:
- Sự xung đột dai dẳng giữa Ixraen và Palestin.
- Chiến tranh vùng vịnh.
- Chiến tranh HK- Irăc.
* Nguyên nhân:
- Đấu tranh giành đất đai, nguồn nước, tài nguyên.
- Chiến tranh dầu mỏ.
- Bất đồng tôn giáo.
- Sự can thiệp của các thế lực.
* Tồn tại: 
- Tình trạng đói nghèo.
- Mất ổn định XH.
- Ô nhiễm môi trường.
* Củng cố:HS cần nắm được các đặc điểm chung của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung á. Vai trò cung cấp dầu mỏ của 2 khu vực và tình trạng mất ổn định của 2 khu vực.
Kiểm tra đánh giá kết quả bài học
	TRẮC NGHIỆM TỰ LỤÂN
1. Nêu những đặc điểm chung nhất của 2 khu vực TNA và TA.
2. Nêu những nguyên nhân và tồn tại của tình hình chính trị xã hội của 2 khu vực.
	TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (Phiếu học tập số 2)
Dặn dò: 
- Chuẩn bị kiến thức từ bài 2- hết bài 5.
- Chuẩn bị các phiếu trắc nghiệm.
- Dụng cụ thước, compa Kiểm tra tiết.
Thông tin phản hồi phiếu học tập số 1
Tây Nam Á
Trung Á
Quốc gia
20
6
Dân số
313.3 triệu người
61.3 triệu người
Diện tích
7 triệu km2
5.56 triệu km2
Vị trí
Giáp châu Á- Âu – Phi.
Nằm ở trung tâm châu Á
Ý nghĩa
Chiến lược KT, VH,CT,XH,giao thông
Chiến lược VH, CT
Tự nhiên(khí hậu, khoáng sản)
KH: khô hạn, dầu mỏ, khí tự nhiên
KH: khô hạn; dầu mỏ, khí tự nhiên, đồng, sắt.
Xã hội (dân tộc, tôn giáo)
Đa số theo đạo Hồi
Đa dân tộc, theo đạo Hồi
 PHẦN III:
 KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Kết quả thực hiện
Sử dụng phương pháp thiết kế bài bằng phiếu học tập làm cho GV và HS xác định hơn nữa vị trí và chức năng của mình trên lớp. Chức năng của GV là tổ chức, hướng dẫn học sinh trong quá trình học, còn HS là nhân vật chính trong giờ học, được rèn luyện toàn diện trong bài học, trong sách vở, trong bạn bè và trong cách dạy của thầy và phát huy tính tích cực của bản thân.
Thiết kế phiếu bài tập là cách dạy tạo nên tiết học hiệu quả
Bài soạn thật sự là một quy trình hoạt động của HS dưới sự hướng dẫn của GV.
Sự phối hợp nhịp nhàng giữa GV và HS đã đẩy lùi cách học thụ động của HS.
Bài học kinh nghiệm
Qua thiết kế phiếu học tập, GV cần nhận thức sâu hơn vai trò của thiết kế phiếu học tập để tạo cho HS tham gia vào hoạt động nhóm, hoạt động thực hành bên ngoài kết hợp với tư duy bên trong
Tiết kiệm được thời gian mà lại đạt hiệu quả cao về trí lực, HS phát huy tính độc lập, tư duy.
Phải có tinh thần học hỏi đồng nghiệp và phải luân cập nhật thông tin qua sách, vở và thông tin đại chúng.
PHẦN IV: 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ :
1/KẾT LUẬN:
Thiết kế bài giảng bằng phiếu học tập có ưu điểm là hiệu suất cao trong việc phát triển tư duy của học sinh, nhưng trong quá trình dạy học địa lí ở trường học không phải bài nào cũng áp dụng dể dàng.
Qua phiếu học tập được thiết kế tốt sẽ phát huy được trí lực và niềm đam mê của học sinh với môn học. Vì thế người giáo viên cần có ngọn lửa yêu nghề, cần có sự đầu tư và trau dồi nghiệp vụ sư phạm bên cạnh bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân.
Với thiết kế bài giảng qua phiếu học tập sẽ giúp các em dễ dàng học thuộc bài và hiệu hơn về mối quan hệ nhân quả của các hiện tượng địa lí, tự nhiên, xã hội và con người với nhau.
Nội dung đề tài không lớn, tuy nhiên  nó đề cập đến một trong những phương tiện dạy-học mới, hiện đại , bản thân cũng vừa áp dụng vừa đúc rút kinh nghiệm để viết nên đề tài này và như vậy nội dung bài viết có thể chưa thật đầy đủ Tất cả những điều  này mong  quý thầy  cô giáo  đóng  góp  ý kiến  để  đề  tài hoàn  chỉnh  hơn.
2/KIẾN NGHỊ:
* Việc Thiết kế và Sử dụng phiếu học tập cũng như ứng dụng vào thực tiễn là một quá trình đòi hỏi nhiều công sức, thời gian, vật chấtvì vậy cần triển khai đồng bộ, , qua thực tế để rút kinh nghiệm và tiếp tục nhân rộng.
* Các cấp lãnh đạo cần đầu tư nhiều nguồn sách cho thư viện nhà trường bằng những tham khảo thật sự có giá trị trong từng bộ môn.
 Người thực hiện
 Trần Thị Hạnh
.

File đính kèm:

  • docnang_cao_hieu_qua_day_hoc_dia_ly_3374.doc
Sáng Kiến Liên Quan