Đề tài Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT thông qua tổ chức hoạt động ngoại khoá - Ngoài giờ lên lớp

A- ĐẶT VẤN ĐỀ

 Sinh thời trong tác phẩm “Việt Nam Quốc sử diễn ca” chủ Tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh:

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

 Đó là điều mỗi chúng ta mong muốn- sự hiểu biết của thế hệ trẻ về lịch sử hào hùng của Cha ông ta. Nhưng một thực tế đáng buồn là trong những năm gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, internet.Xã hội đang băn khoăn về tình trạng “sa sút” của bộ môn lịch sử, nhiều người cho rằng giới trẻ bây giờ ngày càng xa dời lịch sử, thiếu hiểu biết về lịch sử dân tộc. Biện minh cho điều đó họ dẫn ra những con số khiến mọi người phải “dật mình” xem xét. Đó là vài năm trở lại đây trong các kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ trên cả nước hàng nghìn thí sinh điểm không môn lịch sử, ngoài ra còn nhiều bài thi với nội dung “ngô nghê”, “cười ra nước mắt ” mà một số tờ báo mạng đã đăng. Phải chăng đã đến lúc cần nhìn lại thực tế để tiến hành cuộc “cánh mạng” trong việc dạy và học lịch sử trong nhà trường. Đã có nhiều tranh cãi, lập luận, kiến nghị, đề xuất, rồi đi tìm nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên của các nhà quản lý giáo dục những nhà chuyên môn, hay đơn giản là những ý kiến của những người ngoài cuộc. Trong đó các ý kiến đều đi đến những điểm chung rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng “dốt sử” của giới trẻ hiện nay là do : Nội dung chương trình SGK quá nặng, thiếu hấp dẫn, phương pháp truyền đạt của GV không tạo hứng thú cho học sinh, nhu cầu xã hội về những môn học xã hội ít, đầu ra khó.

 Từ thực tế trên, với tư cách là một giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử trong nhà trường phổ thông bản thân tôi cũng cảm thấy mình cũng có một phần trách nhiệm dẫn tới tình trạng trên. Trước khi Bộ giáo dục, các cấp ngành tìm ra một hướng đi mới để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và đối với bộ môn lịch sử nói riêng bản thân tôi cũng có nhiều trăn trở: thực tế mình đã hoàn thành tốt sứ mệnh cao cả của nghề dạy học hay chưa ? Theo cá nhân tôi không tính đến những nguyên nhân khách quan khác thì một trong những yếu tố góp phần quyết định và thay đổi được cách nhìn nhận của xã hội về bộ môn cũng như thu hút giới trẻ say mê với môn lịch sử đó chính là tâm huyết của những thầy cô giáo đứng trên bục giảng, sự sáng tạo không biết mệt mỏi của các thầy cô sẽ thổi hồn cho những bài học lịch sử khô khan đem lại cho các em niềm hứng thú trong những giờ học để từ đó nâng cao chất lượng bộ môn. Với hơn 10 năm kinh nghiệm bản thân là một giáo viên trẻ nhiệt tình tôi nhận thấy ngoài những giờ học trên lớp học sinh cần được tiếp cận với lịch sử một cách ‘tự nhiên” hơn trong những giờ GD lịch sử ngoài giờ lên lớp( NGLL) . Sau mỗi buổi tổ chức hoạt động như vậy các em học sinh rất phấn khởi, say mê, nhiệt tình tham gia tìm hiểu lịch sử một cách tự nguyện. Qua đó giúp các em có hứng thú hơn trong các giờ học trên lớp. Sau nhiều lần tổ chức các hoạt động NGLL của bộ môn thành công trong khuôn khổ của đề tài này tôi muốn chia sẻ với các Thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp cách thức tổ chức một buổi hoạt động NGLL của bộ môn thành công. Cụ thể trong đề tài này là buổi HĐNGLL nhân dịp kỷ niệm 68 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt nam & ngày hội quốc phòng toàn dân(22/12/1944-22/12/2012). Hi vọng những kinh nghiệm nhỏ này sẽ giúp ích cho các thầy cô và các bạn đồng nghiệp trong việc tổ chức tốt các buổi hoạt động NGLL của bộ môn.

 

doc26 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 1757 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT thông qua tổ chức hoạt động ngoại khoá - Ngoài giờ lên lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 còn lại có quyền trả lời.
Phần bốn: “Chiến thắng” :
 +| Tối đa cho phần thi này là 100 điểm(tương ứng với các nội dung: sắp xếp đúng thứ tự các bức ảnh về mặt thời gian -20 điểm(thời gian 2 phút), nêu đúng nội dung mỗi bức ảnh 10 điểm (thời gian tối đa 5 phút cho 5 bức ảnh) liên kết tính logic của các bức ảnh và giải được mật mã của CT - 30 điểm(thời gian tối đa 5 phút cho phần trình bày của mỗi đội)) 
+ Trong phần chơi này 3 đội sẽ có 3 bộ ảnh do BTC đưa ra nhiệm vụ của các đội là sắp xếp đúng về thứ tự các bức tranh và nêu được nội dung cũng như tính liên tục của các hình ảnh đã sắp xếp(Các bức ảnh lịch sử chủ yếu trong chương trình SGK lớp 12 THPT. Nội dung các bức ảnh cũng phản ánh các giai đoạn lịch sử của dân tộc cũng như sự lớn mạnh và trưởng thành của Quân đội ta qua các thời kỳ lịch sử : 1930-1945; 1945-1954; 1954-1975.
Tổ Sử - Địa -GDCD + Nhóm GDQP + Thư ký HĐ
5
Kết thúc: trao giải: ban thư ký tổng hợp điểm của các đội chơi công bố điểm và trao giải cho 3 đội.
BTC +
BGH
III.2 : Thực hiện 
Trên cở sở các bước chuẩn bị và kịch bản chi tiết của chương trình trước khi tổ chức buổi HĐNGLL các Đ/C GV cần lưu ý một số kinh nghiệm sau: 
Thông báo rộng rãi cho học sinh các khối sau đó tiến hành chọn 3 đội chơi ở 3 khối khác nhau.
Phổ biến và hướng dẫn cụ thể các phần chơi cho các đội chơi giúp các em có sự chuẩn bị tốt nhất.
Phối hợp với nhóm GDQP nhà trường để nhận được sự giúp đỡ về chuyên môn cụ thể qua phần thi “Huấn luyện”.
Sử dụng Máy chiếu đa năng trong các phần chơi để tăng tính hấp dẫn đặc biệt là phần thi “Thử thách”.
Thành lập ban thư ký để tổng kết số điểm của các đội trong các phần chơi.
Lựa chọn GV làm MC dẫn CT là GV có khả năng tổ chức tốt.
	Từ quá trình chuẩn bị trên căn cứ vào kịch bản chi tiết và những kinh nghiệm trong quá trình tổ chức các đ/c GV có thể áp dụng để tổ chức thành công buổi ngoại khóa(NGLL) cho HS thành công.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:
Chúng ta thấy rằng nếu bài nội khóa là hình thức bắt buộc của việc học tập, tuân thủ nghiêm ngặt chương trình đã qui định về thời gian, nội dung thì hoạt động ngoại khóa mang tính chất tự nguyện. Các em có thể tự chọn và tham gia với một hình thức phù hợp khả năng bản thân. Chính tính chất tự nguyện đã phát huy năng lực độc lập của học sinh, làm nẩy sinh và phát triển hứng thú của học sinh nhờ vậy những kết quả học tập của học sinh ở các bộ môn có liên quan (Văn học ,Địa lí,GDCD..) cũng tốt hơn. Hoạt động ngoại khóa còn giúp học sinh đem những kiến thức đã học những kỹ năng đã được rèn luyện trong giờ học nội khóa vận dụng và công tác thực tế như sưu tầm tài liệu, biên soạn lịch sử địa phương, công tác xã hội góp phần rèn luyện năng lực hành động . Cùng với các môn học các hoạt động giáo dục khác hoạt động ngoại khóa môn lịch sử còn góp phần vào công tác xã hội hóa giáo dục trong bối cảnh hiện nay.
Qua quá trình tổ chức buổi ngoại khoá cho hs nhân dịp kỷ niệm 68 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt nam đã cho thấy hiệu quả thực sự của hoạt động này. trong khuôn khổ của đề tài do thời gian và trình độ còn hạn chế, đôi khi cách nhìn nhận còn mang tính chủ quan. nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót. với tinh thần cầu thị bản thân tôi mong muốn được các thầy cô giáo các bạn đồng nghiệp tham khảo và có thêm nhiều sáng kiến hay trong các hoạt động ngoại khoá ở trường THPT. Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình cho sự nghiệp đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ được các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp quan tâm.
 - Thông qua đề tài này bản thân tôi xin mạnh dạn đưa ra những đề xuất đối với các nhà trường THPT, Sở GD & ĐT cần có những định hướng, kế hoạch tổ chức các hoạt động NGLL thông qua hình thức tổ chức các buổi ngoại khoá cho HS một cách phong phú hơn trong khung chương trình chung. Đồng thời tạo điều kiện về mặt thời gian, kinh phí, các điều kiện cơ sở vật chất trong điều kiện cho phép từ đó giúp đội ngũ GV có thể hoàn thành tốt hơn công tác giáo dục nói chung cũng như việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá-NGLL cho học sinh nói riêng được tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
	 Thường xuân, tháng 4 năm 2013
Hệ thống các phụ lục nội dung chuẩn bị cho buổi ngoại khoá lịch sử chào mừng 68 năm thành lập QĐND Việt Nam & ngày hội quốc phòng toàn dân 
(22/12/1944- 22/12/2012)
Phụ lục 1
BÀI VIẾT
Quân đội Nhân dân Việt Nam: Truyền thống anh hùng, thắng lợi vẻ vang
Quân đội ta từ nhân dân mà ra, được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức xây dựng, giáo dục, rèn luyện. Chặng đường 66 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam đã tô thắm lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc, làm rạng ngời thời đại Hồ Chí Minh.
Ngày 22/12 năm nay, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta tổ chức trọng thể kỷ niệm 66 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng (22/12/1944-22/12/2010) và 21 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2010). 
66 năm qua, được sự giáo dục, lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ, sự đùm bọc của nhân dân, Quân đội ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Trong công cuộc đổi mới, phát huy truyền thống anh hùng, Quân đội ta vừa sẵn sàng chiến đấu vừa lao động sản xuất và đạt được những thành tựu rất đáng tự hào. Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân - đội quân chủ lực đầu tiên của QĐND Việt Nam được thành lập theo Chỉ thị của lãnh tụ HỒ CHÍ MINH. Chỉ sau đó vài ngày, thực hiện lời dạy của lãnh tụ HỒ CHÍ MINH “Trong một tháng phải có hoạt động, trận đầu nhất định phải thắng”, ngày 25/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân tiến công đồn Phai Khắt; ngày 26/12/1944 tiến công đồn Nà Ngần. Cả hai trận đánh đầu tiên, Quân đội ta đều giành thắng lợi, mở ra truyền thống quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược của QĐND Việt Nam.Tháng 4/1945, Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ quyết định thống nhất lực lượng vũ trang cả nước (Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, Cứu quốc dân) thành Việt Nam Giải phóng quân. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Việt Nam Giải phóng quân được đổi tên thành Vệ Quốc quân. Năm 1946, Vệ Quốc quân đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam. Năm 1950, đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 22/12/1944 - ngày thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được lấy làm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi bằng chiến dịch Điên Biên Phủ (7/5/1954) đã khẳng định sức mạnh của chiến tranh nhân dân và sự trưởng thành vượt bậc của Quân đội ta khi đánh thắng đội quân viễn chinh hiện đại của thực dân, chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta và các nước trên bán đảo Đông Dương, tạo điều kiện vững chắc để nhân dân ta giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên CNXH.Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, QĐND Việt Nam đảm nhiệm vai trò nòng cốt; được Đảng và Nhà nước giáo dục, rèn luyện đã chiến đấu anh dũng, đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Ước nguyện của Bác Hồ: “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” đã trở thành hiện thực. Từ trận thắng đầu tiên (năm 1944) đến Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975), QĐND Việt Nam đã tô thắm lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc, làm rạng ngời thời đại Hồ Chí Minh.Sau 30 năm chiến tranh, đất nước bị tàn phá nặng nề. Nhiệm vụ của Quân đội được Trung ương Đảng nêu rõ: “Ra sức bảo vệ sự nghiệp cách mạng XHCN và xây dựng CNXH của nhân dân ta; ... bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển, biên giới và hải đảo của nước Việt Nam thống nhất”. Đồng thời “tích cực tham gia sản xuất, góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH”.Trong giai đoạn cách mạng mới của đất nước, Quân đội ta đã thể hiện rõ bản lĩnh chính trị trên mặt trận xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó: bảo vệ vững chắc Tổ quốc, độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng - văn hóa và an ninh xã hội; duy trì trật tự kỷ cương, an toàn xã hội; ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch Ngoài ra, QĐND Việt Nam còn làm tốt nhiệm vụ quốc tế, bảo vệ vững chắc biên giới Tổ quốc.Trên mặt trận xây dựng kinh tế, cán bộ, chiến sĩ QĐND Việt Nam đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách, tích cực lao động sản xuất, tham gia xây dựng tuyến đường sắt thống nhất Bắc – Nam; khai hoang xây dựng các vùng kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp; xây dựng các công trình thủy lợi, đường giao thông; khai thác và chế biến hải sản; xây dựng cơ bản, sản xuất vật liệu xây dựng góp phần nâng cao một bước đời sống vật chất, tinh thần, đảm bảo nơi ăn, ở, làm việc cho bộ đội, tăng thêm của cải cho xã hội.Quân đội ta đã đạt được những thành tựu mới trên tất cả các lĩnh vực: nghiên cứu khoa học, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và lĩnh vực quốc phòng. Nhiều doanh nghiệp trong quân đội đã khẳng định vị thế trên thị trường như: Công ty Tân Cảng Sài Gòn, Công ty Viễn thông Quân đội, Tổng Công ty Bay dịch vụ Việt Nam, Tổng Công ty Xây dựng đường Trường Sơn, Binh đoàn 15 góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, thực hiện giảm quân số, từng bước điều chỉnh, bố trí lực lượng, tạo thế chủ động trên các địa bàn chiến lược, giải quyết chính sách hậu phương quân đội.
Kỷ niệm 66 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 21 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân là dịp chúng ta ôn lại lịch sử, truyền thống vẻ  vang, những chiến công oanh liệt của Quân đội và nhân dân ta. Qua đó, khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao lòng yêu nước, yêu CNXH; nâng cao ý chí quật cường, ý thức tự lực, tự cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách, ra sức xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng QĐND Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới của cách mạng; góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
 Phụ lục 2:
HỆ THỐNG CÂU HỎI CHUẨN BỊ CT NGOẠI KHÓA 22/12
phần thi “Nhập ngũ”
Hiểu biết về Quân đội nhân dân VN
Câu 1: Đội VNTTGPQ thành lập ngày, tháng, năm nào, ở đâu ?
Câu 2: Lực lượng vũ trang nào được coi là vốn vũ trang đầu tiên của cách mạng Việt Nam ?
Câu 3: Tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nào ?
Câu 4: Hai trận thắng lớn đầu tiên của đội VNTTGPQ là trận thắng nào ?
Câu 5: Ai được mệnh danh là “Anh cả ” của quân đội nhân Việt nam?
Câu 6: Trong kháng chiến chống Pháp chiến thắng quân sự đầu tiên của quân đội ta buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta là chiến thắng nào ?
Câu 7: Trong kháng chiến chống Pháp chiến thắng nào đánh dấu thế chủ động trên chiến trường dần thuộc về ta ?
Câu 8: Nhà thơ Tố Hữu đang nhắc tới cuộc kháng chiến nào của dân tộc qua hai câu thơ sau :
“ Chín năm làm một Điện Biên 
nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”
Câu 9: Chiến thắng nào có ý nghĩa lớn lao “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” ?
Câu 10: Tên Quân đội nhân dân Việt Nam chính thức được gọi khi nào ?
Câu 11: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 gồm những chiến dịch nào ?
Câu 12: Câu nói “Nhằm thẳng quân thù mà bắn là của ai”
Câu 13: Người anh hùng lấy thân mình lấp lỗ châu mai ?
Câu 14: Người anh hùng lấy thân mình chèn pháo ?
Câu 15: Người anh hùng lấy thân mình làm giá súng ?
Hiểu biết về Đảng CSVN
Câu 1: Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam diễn ra khi nào. ở đâu ?
Câu 2: Ai là người đứng ra triệu tập, chủ trì hội nghị thành lập Đảng 3/2/1930 ?
Câu 3: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do ai soạn thảo ?
Câu 4: Tổng bí thư đầu tiên của Đảng ta là ai ?
Câu 5: Đại hội đảng lần thứ nhất diễn ra khi nào, ở đâu ?
Câu 6: Năm 2011 đảng ta tổ chức đại hội lần thứ mấy ?
Câu 7: Đại hội đảng nào đánh dấu công cuộc đổi mới của đảng ?
Câu 8: Hội nghị nào đánh dấu sự hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1939-1945 ?
Câu 9: Tên mặt trận đóng vai trò quan trọng trong cách mạng tháng tám 1945 ?
Hiểu biết về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Câu 1: Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước khi nào ?
Câu 2: Sự kiện nào sau đây diễn ra năm nào trong cuộc đời hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
“Luận cương đến và người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê-nin”- Chế Lan Viên
Câu 3: Tên mặt trận do Nguyễn Ái Quốc đặt trong hội nghị TW tháng 8 năm 1941 ?
Câu 4; Câu nói “Dù phải hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy trường sơn cũng quyết giành cho được độc lập ” được Bác nói trong thời điểm nào ?
Câu 5: Bác Hồ soạn thảo tuyên ngôn độc lập ở số nhà.phố.Hà Nội
Câu 6: Câu nói “.. chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng , nhưng chúng ta càng nhân nhượng thì thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa” . Chúng ta đang nhắc tới văn kiện nào của chủ tịch Hồ Chí Minh ?
Câu 7: “ Không! chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.” Chúng ta đang nhắc tới văn kiện nào của chủ tịch Hồ Chí Minh ?
Câu 8: câu nói “các Vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.” được Bác Hồ nói ở đâu, khi nào ? 
Câu 9: Câu nói “không có gì quí hơn độc lập tự do ” được bác Hồ nói vào thời điểm nào ?
Câu 10 : Câu nói “Quân đội ta trung với đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc vì chủ nghĩa xã hội. nhiệm vụ nào cũng hoàn thành khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” 22/12/64- 20 năm TL QĐNDVN
Hiểu biết về Văn học
Câu 2: Tên đơn vị bộ đội thời kì chống Pháp hoạt động ở một vùng rộng lớn bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, miền Tây Thanh Hoá và cả bên kia biên giới Việt Lào, có nhiệm vụ vừa đánh tiêu hao sinh lực địch vừa vận động nhân dân kháng chiến.
- Tây Tiến
Câu 5: Người anh hùng nào được nhắc đến trong bài thơ Người con gái Việt Nam của Tố Hữu?
- Nữ anh hùng Trần Thị Lý (tên thật là Trần Thị Nhâm)
Câu 6: Đoạn thơ sau được trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất 
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng 
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn 
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng. 
- Dáng đứng Việt Nam (Lê Anh Xuân)
Phụ lục : 3
 (Dưới đây là những nội dung GV có thể tham khảo thêm về nguồn gốc xuất xứ của các ca khúc liên quân đến phần chơi “thử thách”)
Bài hát : Bài giải phóng Điện Biên
Giải phóng Điện Biên đã được hình thành và ra đời trong hoàn cảnh, điều kiện như thế nào? Xuất xứ ra đời của Giải phóng Điện Biên đã được chính tác giả - nhạc sĩ Đỗ Nhuận cho biết qua hồi ký "Âm thanh cuộc đời". Qua hồi ký của mình, nhạc sĩ Đỗ Nhuận viết: "Ngày 7-5-1954, chúng tôi đang cuốc, rải đá, thì vào buổi chiều, một đồng chí liên lạc từ mặt trận đạp xe qua, reo to: 'Mường Thanh địch hàng rồi! Giải phóng Điện Biên rồi!' Người tôi gai lên. Tất cả đoàn văn công ngừng tay cuốc, ôm nhau nhảy không cần nhạc đệm Tôi lại đàn, lại hát. Đêm hôm đó, tôi ngồi viết bên bếp nhà sàn đỏ lửa, thâu đêm, suốt sáng. Tay búng chiếc violin, mồm cứ y ỷ, sợ làm ồn anh em mất ngủ. Có mấy củ sắn (mì) lùi trong bếp than để bồi dưỡng đêm, tôi vừa viết, vừa bóc sắn ăn". Và thế là, Giải phóng Điện Biên đã chính thức ra đời từ đó. 
Bài hát : Bài Tiểu đoàn 307
Tiểu đoàn 307 là tiểu đoàn chủ lực cơ động đầu tiên tại Nam bộ của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Đây cũng là tên bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Trí viết về tiểu đoàn này.
Tiểu đoàn được thành lập ngày 1 tháng 5 năm 1948 tại vùng căn cứ Đồng Tháp Mười, làm lễ xuất quân ngày 5 tháng 7 tại căn cứ Giồng Luông, xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre với tên "Tiểu đoàn liên quân lưu động".
Trong năm đầu tiên, Tiểu đoàn đã đánh thắng hai trận nổi tiếng ở Mộc Hoá và La Bang (Trà Vinh), mỗi trận tiêu diệt một tiểu đoàn địch[1].
Cuối năm 1949, Tư lệnh Khu 8 Trần Văn Trà phát động sáng tác ca khúc ca ngợi Tiểu đoàn 307 mới thành lập nhưng đã đánh thắng nhiều trận lớn. Nhà thơ Nguyễn Bính sáng tác bài thơ "Tiểu đoàn 307" đăng trên báo "Tổ quốc" - Khu 8, nhạc sĩ Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng "Tiểu đoàn ba lẻ bảy". Khi đó tiểu đoàn đang đóng trên bờ sông Nhị Mỹ, Cao Lãnh, Long Châu Sa. Bài hát có xuất xứ ở vùng Cao Lãnh, Ðồng Tháp sau phổ biến khắp Nam Bộ, lan rất nhanh trong bộ đội và cả trong nhân dân. Tối 1 tháng 10 năm 1950, lần đầu tiên bài hát được phát sóng trên Đài Tiếng nói Nam Bộ kháng chiến do Tổ quân nhạc Khu 8 trực tiếp biểu diễn.[2] Nổi tiếng với ca từ “Ai đã từng đi qua sông Cửu Long Giang, Cửu Long giang sóng trào nước xoáy. Ai đã từng nghe tiếng Tiểu đoàn, tiếng Tiểu đoàn 307! Buổi xuất quân Tiểu đoàn năm ấy, cả Tiểu đoàn thề dưới sao vàng, người chiến sĩ tiếc gì máu rơi, buổi xuất quân Tiểu đoàn năm ấy nguyện một lòng gìn giữ non sông”, bài hát đã đi vào lòng nhiều thế hệ người Việt Nam.
Hiện nay Tiểu đoàn mang phiên hiệu mới là Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 1, Sư đoàn 330 - Quân khu 9.
Bài hát : Hành khúc ngày và đêm (1972) Phan Huỳnh Điểu
Hành khúc ngày và đêm (1972) Phan Huỳnh Điểu (1924-) là một nhạc sĩ Việt Nam. Phần lớn các ca khúc của Phan Huỳnh Điểu là nhạc đỏ, nhưng ông cũng có một số sáng tác thuộc dòng tiền chiến
Bài : Hát mãi khúc quân hành
Diệp Minh Tuyền (1941-1997) là một một nhà thơ nhưng hầu hết lại được biết như là một nhạc sĩ Việt Nam. Hầu hết các sáng tác của ông thuộc dòng nhạc đỏ, được biết tới nhiều hơn cả là bài Hát mãi khúc quân hành, nhưng Diệp Minh Tuyền còn là tác giả của ca khúc Tình cờ, một ca khúc trữ tình được giới trẻ yêu thích.
Bài hát : Năm anh em trên một chiếc xe tăng
Doãn Nho (1 tháng 8 năm 1933) là một nhạc sĩ, đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam được biết tới với những ca khúc Tiến bước dưới quân kỳ, Người con gái sông La, Năm anh em trên một chiếc xe tăng, Chiếc khăn piêu...
Bài hát : Tiến về Sài Gòn
Và hơn 20 năm nay, cứ mỗi dịp đất nước tưng bừng chào đón ngày giải phóng miền Nam 30-4 thì lòng người Việt Nam không ai không nô nức khi nghe giai điệu thân quen mà hào hùng của bài ca bất hủ Tiến về Sài Gòn. Tuy nhiên, lâu nay ít ai nghĩ rằng, không khí hân hoan cảm động trong bài hát: "Nơi thành đô trong ánh điện quang tiếng nấc nghẹn câu cười. Khu nhà tranh năm cánh ngoại ô rên xiết đêm ngày. Sài Gòn ơi ta đã về đây, ta đã về đây", lại cách xa thời điểm sáng tác tới 9 năm (năm 1966). 
Người viết ca khúc tiên đoán ngày chiến thắng hoàn toàn ấy chính là Huỳnh Minh Siêng, tức nhạc sĩ Lưu Hữu Phước - một trong những nhạc sĩ hàng đầu của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. 
Phụ lục 4:
(Dưới đây là những hình ảnh liên quan đến phần thi “chiến thắng ”)
Nhóm 1
 1.Xô Viết Nghệ -Tĩnh-1930-1931 2.Thành lập ĐVNTTGPQ(22/12/1944)
3.Tổng khởi nghĩa tháng 8 tại HN	 4.Quang cảnh 2/9/1945
5.Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập(2/9/1945)
Nhóm 2
 1. Tổng tuyển cử(6/1/1946)	 2.Toàn quốc kháng chiến(1946)
3.Bác Hồ chỉ huy CD Biên giới (1950) 4.Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954)
 5.Hội nghị Giơnevơ(1954)
1.Quân ta tiếp quản thủ đô(1954)
2.Đội quân tóc dài đấu tranh đòi Mĩ rút khỏi MN
3.Bắn rơi B52 mỹ tại HN(1972)
4. Lễ ký hiệp định Pari(1973)
Nhóm 3
5.Xe tăng QGP tiến vào Dinh Độc lập(30/4/1975)
Thiết kế hỗ trợ chương trình HĐNGLL trên phần mềm Violet.
Mục lục
Stt
Nội dung
Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2
I- CƠ SỞ LÍ LUẬN
2
II- THỰC TRẠNG:
3
III- GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4
IV. KẾT LUẬN
10
Hệ thống các phụ lục
11
Tài liệu tham khảo chính
Phương pháp luận sử học- Phan Ngọc liên- NXB Đại học quốc gia Hà nội năm 1999
Phương pháp dạy học lịch sử- Phan Ngọc Liên- Trần Văn Trị- Nhà XB Giáo Dục1999.
Sách giáo khoa lớp 12 môn lịch sử - NXB Giáo Dục năm 2000.
Sách GK giáo dục quốc phòng lớp 10- NXB Giáo Dục năm 2010.
Các chương trình gameshow trên truyền hình VN.
www.Google.com.vn

File đính kèm:

  • docnang_cao_chat_luong_day_hoc_lich_su_o_truong_thpt_thong_qua_to_chuc_cac_hoat_dong_ngoai_khoa_ngll_61.doc
Sáng Kiến Liên Quan