Đề tài Một vài biện pháp nhằm duy trì sĩ số học sinh
Trong bối cảnh kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn như hiện nay, việc học sinh, nhất là học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học đã trở thành nỗi bức xúc của toàn xã hội. Việc thực hiện chủ trương phổ cập giáo dục trung học cơ sở của Đảng và Nhà nước đúng kế hoạch có lẽ là vấn đề nan giải đối với một tỉnh miền núi điều cv``kiện phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn như Gia Lai. Vì vậy, vấn đề duy trì sĩ số ở trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay có một tầm quan trọng hết sức đặc biệt. Dư luận xã hội, ý kiến của những người có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục hết sức lo lắng trước tình trạng nghỉ học, bỏ học của học sinh phổ thông.
Nền kinh tế thị trường tạo những tiền đề thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của nền kinh tế nước ta. Tuy vậy, một số nhược điểm của nó cũng đã bộc lộ, đó là sự cạnh tranh kinh tế, quy luật phát triển không đồng đều đã tạo ra sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc. Khoảng cách của mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa người giàu và người nghèo ngày càng lộ rõ, mặc dù Đảng và Nhà nước ta luôn có những chủ trương và chính sách để hỗ trợ người nghèo.
Mặt khác những hạn chế của nền kinh tế thị trường đã và đang tác động đến suy nghĩ, lối sống thực dụng của một số bộ phận thanh thiếu niên, học sinh. Nhà trường, đặc biệt là các trường phổ thông đang đứng trước những thách thức lớn vì phải đối mặt với những thách thức lớn vì phải đối mặt với những mâu thuẫn lớn cần phải giải quyết. Một bên là chất và một bên là lượng. Làm sao để vừa đảm bảo được số lượng học sinh không ngồi nhầm lớp vừa đảm bảo được học sinh không bỏ học, nghỉ học.
Thực tế hiện nay ở các trường phổ thông, các thầy cô giáo đang cố gắng thực hiện đảm bảo yêu cầu: dạy đúng, dạy đủ nội dung, chương trình sách giáo khoa hiện hành. Thực hiện được yêu cầu này cũng đã đáng biểu dương. Còn việc duy trì sĩ số học sinh, vẫn được nghiễm nhiên xem đó là việc của lãnh đạo nhà trường và của các cấp quản lý ngành giáo dục. Đây là một nhận thức không đúng và ở trong suy nghĩ của không ít giáo viên. Nói như thế, không có nghĩa là phủ nhận công lao và hoạt động nỗ lực của thầy cô để góp phần động viên học sinh đến trường, đến lớp.
ng không làm nên cơm cháo gì”. Sự vui mừng và lời tâm sự chân tình của mẹ em đã giúp tôi khẳng định được hiệu quả của giải pháp tôi thực hiện. Biện pháp phối hợp với các lực lượng xã hội (Chi hội phụ huynh học sinh, hội khuyến học, chính quyền địa phương): Đây là nhóm giải pháp có tầm quan trọng đặc biệt và có cơ sở để thực hiện tốt. Trên danh nghĩa, các tổ chức này đều đã được thành lập và hoạt động, còn hiệu quả hoạt động thực tế của nó đạt được như thế nào còn tùy thuộc vào nhiều nhân tố tác động khác. Nếu nhà trường (cụ thể là giáo viên) biết kết hợp tốt phương thức giáo dục “gia đình - nhà trường – xã hội” thì các lực lượng xã hội sẽ phát huy tốt vai trò của mình trong lĩnh vực giáo dục. Bởi, trong 3 yếu tố nêu trên, nhà trường (mà trách nhiệm chính là giáo viên) được đặt ở vị trí trung gian. Nhà trường có vai trò làm cầu nối giữa gia đình và xã hội . Nói cụ thể: Giáo viên chủ nhiệm là người xây dựng mối quan hệ giáo dục giữa xã hội với từng gia đình học sinh. Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, với chủ ý đã định, tôi đề xuất thành lập Ban chấp hành chi hội, ngoài 3 người thường trực theo quy định của nhà trường thì còn cử thêm 3 ủy viên khác. Tôi chọn cử 3 phụ huynh có hoàn cảnh và con em có nguy cơ nghỉ học vì lý do kinh tế gia đình hoặc vì lý do về khả năng học tập thấp của các em. Tôi vận động đưa 3 người này vào Ban chấp hành chi hội phụ huynh của lớp với tư cách ủy viên không thường trực. Giữa giáo viên và Ban chấp hành chi hội có sự cam kết thống nhất về nhiệm vụ và hoạt động. Trong đó, tôi hết sức lưu ý đến việc đảm bảo mục tiêu duy trì sĩ số của lớp, trách nhiệm của Hội khi có học sinh bỏ học. Trong quá trình diễn biến của năm học, gần cuối học kỳ I có một học sinh do hoàn cảnh kinh tế gia đình quá khó khăn, đã nghỉ học. Tôi báo với Thường trực của Hội phụ huynh biết và Hội đã phát huy vai trò của mình. Họ đã tập hợp Ban chấp hành, liên hệ với cán bộ Khuyến học, chính quyền địa phương, tổ chức đi đến nhà em Huệ, học sinh nghỉ học, trao đổi nói chuyện với gia đình em. Được biết, nhà em Huệ có 4 anh chị em, Huệ là con thứ hai. Kinh tế khó khăn, mẹ bán rau ở chợ, cha làm thợ nề, thu nhập của gia đình rất bấp bênh, vì vậy, mặc dù muốn con được học hành để có được vốn văn hóa làm hành trang cho cuộc sống sau này, nhưng gia đình bất lực, không đủ lo cho con. Trước tình hình đó, Ban chấp hành chi hội quyết định tổ chức cuộc vận động quyên góp trong phạm vi các phụ huynh của lớp. Số tiền quyên góp được tuy không nhiều nhưng cũng đủ mua cho em Huệ 1 chiếc xe đạp cũ nhưng còn rất tốt và một số tiền để em mua sách vở, dụng cụ học tập. Trở lại thăm nhà em Huệ lần thứ hai, với món quà đầy ý nghĩa, Hội phụ huynh đã làm cho cha, mẹ em Huệ rất xúc động. Gia đình em cảm kích trước hoạt động năng động và tấm lòng của Hội phụ huynh. Việc làm này đã tiếp thêm sức mạnh cho họ và họ đã động viên em Huệ đi học trở lại. Sự tham gia của nhiều lực lượng, nhiều tiếng nói khác nhau kết hợp với một sự giúp đỡ nhỏ và chân tình về vật chất của Hội đã tác động mạnh đến tư tưởng, tình cảm và suy nghĩ của gia đình em Huệ. Việc em Huệ trở lại trường học đã khẳng định điều này. Biện pháp phát huy vai trò của cộng đồng: Đây là giải pháp khó thực hiện nhưng sẽ phát huy hiệu quả tốt nếu vận dụng đúng trong bối cảnh cụ thể, đặc biết đối với những vấn đề liên quan tới học sinh người dân tộc thiểu số tại địa phương. Tập tục và luật tục của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng từ trước đến nay vẫn luôn tin tưởng và tôn trọng già làng. Uy tín và ảnh hưởng của già làng đối với các thành viên trong làng rất lớn, xét về góc độ cộng đồng và xã hội thì tiếng nói của họ có lúc còn có tác dụng mạnh hơn cả tiếng nói của chính quyền địa phương. Hiểu rõ tập tục này, tôi hết sức quan tâm vận dụng nó khi có những trường hợp học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học. Lớp tôi chủ nhiệm có 7 em học sinh người dân tộc JaRai. Các em sống ở làng Plei Ngõ. Kết thúc học kỳ I của năm học, em Rơ Mah Khan nghỉ học. Qua tìm hiểu, tôi được biết: Sở dĩ em nghỉ học vì kết quả học kỳ I của em quá thấp, xếp loại học lực kém. Kiểm tra lại sơ yếu lý lịch trích ngang, tôi xác định được: em là con thứ 3 trong gia đình. Cha, mẹ làm nông. Anh và chị của em đã học xong chương trình trung học phổ thông, đang làm việc cho một cơ sở chế biến lâm sản. Tình hình kinh tế gia đình không đến mức khó khăn. Tôi đến làng em Khan và tìm gặp già làng. Tôi trình bày việc học của các em học sinh dân tộc ở lớp tôi hiện đang sống ở làng đồng thời cho già làng biết về trường hợp nghỉ học của em Khan, sau đó đề nghị già làng giúp đỡ tôi, cùng tôi vận động gia đình và em Khan để em đi học lại. Nhằm bảo đảm hiệu quả của công việc, tôi gợi ý với già làng một số nội dung cần trao đổi với gia đình em. Trong đó, tôi nhấn mạnh ý: có học thì mới có việc làm và có cuộc sống tốt như anh chị của em Khan. Già làng và tôi cùng đến gặp gia đình em. Tại đây, tôi không còn thể hiện vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Tất cả đều do già làng chủ động nói chuyện với cha mẹ và anh chị của em Khan. Họ nói chuyện với nhau bằng tiếng JaRai. Tôi không hiểu gì nhưng qua cử chỉ và thái độ của những người tham gia đối thoại, tôi biết chắc chắn rằng em Khan sẽ được yêu cầu đi học lại. Gần cuối buổi tiếp xúc, tôi mới trao đổi với anh, chị của Khan một số vấn đề về khả năng và ý thức học tập của em Khan. Tôi nói rõ: sở dĩ em học yếu, kết quả thấp là do ham chơi, không chịu học. Qua trao đổi, tôi cũng biết được em Khan chỉ thích vào các làng bắt chim, bắt cá hơn là học bài, làm bài. Tôi đề nghị gia đình quản lý tốt hơn việc “bắt chim, bắt cá” của em Khan, yêu cầu em học cũng phải tốt như “bắt chim, bắt cá”. Biết được tâm lý học sinh người dân tộc rất dễ tự ái, mặc cảm, khi em Khan đi học trở lại, tôi không nói gì, chỉ lặng lẽ đề nghị các giáo viên bộ môn quan tâm giúp đỡ em hơn. Nhưng để bảo đảm chắc chắn hơn, qua em Khan tôi gửi lời cám ơn đến với già làng kèm theo một món quà nhỏ của tôi nhờ em Khan trao giúp. Thực hiện việc này, tôi đã xây dựng được một chỗ dựa của mình ở làng và đó chính là nhân tố góp phần ngăn chặn việc bỏ học trở lại của em Khan. Cũng qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi rút được kinh nghiệm: Để hỗ trợ tốt cho giáo viên trong việc quản lý lớp nói chung, duy trì sĩ số của lớp nói riêng thì việc có một Ban cán sự lớp năng động, tích cực và học tốt, có uy tín là điều không thể thiếu được. Biết được điều này, trong quá trình tổ chức bộ máy cán bộ lớp tôi hết sức quan tâm việc chọn nhân sự và luôn theo dõi quá trình, cung cách làm việc của các em. Nhờ xây dựng bộ máy cán bộ lớp tốt, các em đã giúp tôi thực hiện tốt nhiều việc. Thực tế ở lớp tôi chủ nhiệm, có học sinh bỏ học vì những lý do tế nhị mà em không bao giờ nói được với thầy cô giáo hoặc với cha mẹ. Những vấn đề tế nhị đó chỉ được trao đổi hẹp trong nội bộ các em với nhau. Vì vậy, qua các thành viên trong Ban cán sự lớp, tôi luôn tìm cách tìm hiểu, nắm thông tin về hoàn cảnh, suy nghĩ của học sinh khi có em bỏ học, nghỉ học. Trên cơ sở hiểu rõ nguyên nhân nghỉ học của các em, tôi mới có cách xử lý phù hợp. Cụ thể, ở lớp tôi chủ nhiệm có em Mai, một học sinh nữ, có hoàn cảnh gia đình khá khó khăn, học lực trung bình, hạnh kiểm tốt bỏ học ngay sau khi sơ kết học kỳ I. Việc em Mai bỏ học nằm ngoài dự kiến của tôi. Gia đình của em có khó khăn nhưng không phải quá khó đến mức phải nghỉ học. Với lực học của em thì lý do em bỏ học chắc chắn không phải vì học yếu. Tôi gọi em Đức, lớp trưởng và là một học sinh được bạn bè yêu mến, tin cậy. Tôi bảo em tìm hiểu và cho tôi biết lý do em Mai bỏ học. Bằng cách thăm dò các bạn trong lớp, em Đức báo cho tôi rõ: Mai bỏ học vì gia đình khó khăn. Suốt cả học kỳ I, Mai đến trường chỉ với một bộ đồng phục (quần xanh, áo trắng) duy nhất. Tôi dự đoán: Em Mai là một học sinh nữ, tính tình hiền lành, ít nói, không đua đòi ăn diện nhưng ở lứa tuổi các em, các em dễ buồn và mặc cảm với bạn bè trong cách ăn mặc nên đã bỏ học. Đây là trường hợp bỏ học vì một lý do tế nhị, vì vậy, đầu tiên tôi gặp và nói chuyện tâm tình với em như một người bạn cùng cảnh ngộ để giải tỏa một phần tư tưởng mặc cảm của em. Sau đó, tôi đến thăm gia đình, hỏi về việc bỏ học của em. Cha mẹ em cũng không hiểu rõ vì sao em bỏ học. Họ bảo rằng: em chán học, nghỉ học vì học không nổi, theo không kịp bạn bè. Tôi tìm cách gặp riêng mẹ em và trình bày cho mẹ em biết về khả năng, lực học của em đồng thời nêu rõ những điều tôi biết được về nguyên nhân bỏ học của em (qua tìm hiểu ở các học sinh trong lớp và qua tâm sự của em). Mẹ em, với bản năng của một người phụ nữ, nhận thức nhanh được vấn đề và tìm cách khắc phục tế nhị theo hướng gợi ý của tôi. Kết quả thật đáng phấn khởi, em Mai đi học trở lại với bộ quần áo mới và nụ cười tự tin hơn . Trong thời gian làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi đã có lần thực hiện không thành công việc vận động học sinh bỏ học đi học trở lại. Đó là trường hợp của em Sơn, một học sinh nam, với hoàn cảnh cá nhân khá đặc biệt: do kinh tế gia đình khó khăn, nhà ở xa trường, bước vào học lớp 1 muộn 01 tuổi, dù tuổi lớn so với bạn bè cùng lớp nhưng khả năng tư duy của em rất chậm, do đó em không theo kịp bạn bè. ở lớp 4, bậc Tiểu học, em bị lưu ban. Bước vào bậc Trung học cơ sở, em lại tiếp tục lưu ban ở lớp 7. Năm học lớp 8 do tôi chủ nhiệm, qua khảo sát đầu năm, lực học của em rất kém, đến hết học kỳ 1, kết quả vẫn không thay đổi. Kinh tế gia đình thuộc diện rất khó khăn. Tôi biết rõ, em đã cố gắng hết mình để theo học. Thế nhưng, lực học và tình hình kinh tế gia đình em không thể đáp ứng được. Sau khi sơ kết học kỳ I, em tìm gặp tôi và xin nghỉ học. Việc này không tạo cho tôi một sự ngạc nhiên nào cả, bởi vì tôi đã xác định trước điều này. Biết việc nghỉ học của em là điều tất yếu, nhưng với lương tâm và trách nhiệm của một giáo viên, tôi cũng thử sử dụng hết tất cả các giải pháp có thể sử dụng (huy động sức mạnh của Ban chấp hành Hội phụ huynh, Hội khuyến học, tập thể lớp, trao đổi với gia đình...). Tất cả đều không hiệu quả. Em vẫn nghỉ học. Tại sao như thế? Thực tế nêu trên làm cho tôi suy nghĩ rất nhiều để rồi đi đến khẳng định: Em nghỉ học là điều không thể thay đổi, bởi vì, với độ tuổi của em, các bạn cùng lứa đã ngồi học ở lớp 11 bậc THPT, nếu có tiếp tục học, em cũng có khả năng tiếp tục lưu ban ở năm lớp 8 và khả năng này là rất lớn. Tình hình kinh tế gia đình không cho phép em được lưu ban một lần nữa. Qua phân tích, nhận định như thế, tôi quyết định dừng các cố gắng tác động của mình, chấp nhận thất bại với lời động viên cuối cùng của tôi với em: “Có nhiều con đường để bước vào đời, không học ở nhà trường phổ thông, em có thể vừa đi làm giúp cha mẹ, vừa đi học ở các lớp bổ túc văn hóa vào ban đêm để có vốn văn hóa trang bị cho đời sống sau này”. Em đã thực hiện đúng như lời khuyên của tôi, ban ngày đi phụ thợ hồ, ban đêm đi học bổ túc văn hóa. Việc giúp đỡ, động viên em tiếp tục học ở nhà trường phổ thông đã vượt quá khả năng của nhà trường và tầm của một giáo viên chủ nhiệm lớp như tôi. Mặc dù đã thất bại trong việc ngăn chặn tình trạng bỏ học của em Sơn nhưng tôi vẫn xin được nêu ra ở đây để các đồng nghiệp cùng suy nghĩ và có thể có những giải pháp hiệu quả để thực hiện thành công. PHAÀN THÖÙ BA : KEÁT QUAÛ VAØ VIEÄC PHOÅ BIEÁN ÖÙNG DUÏNG NOÄI DUNG VAØO THÖÏC TIEÃN I.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Qua một số biện pháp thực hiện như đã nêu trên tôi thu được kết quả thực tế đáng phấn khởi: sau ba năm học làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi đã vận động được 4/5 học sinh bỏ học và có nguy cơ bỏ học quay trở lại lớp, con số không lớn nhưng đó cũng là niềm vui, phần thưởng vô giá của tôi. Từ kinh nghiệm năm học trước, với các biện pháp trên, tôi tiếp tục áp dụng cho năm học này để hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm của mình. Từ một lớp có học sinh dân tộc yếu – kém trong học tập lớp tôi đã có sự tiến bộ rõ rệt. Kết quả cụ thể học kỳ 1 năm học 2011 - 2012 như sau: - Hạnh kiểm: Sĩ số Tốt Khá Trung bình Yếu TS % TS % TS % TS % 42 30 71,4 12 28,6 0 0 - Học lực: Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu TS % TS % TS % TS % 42 15 35,7 13 31 12 28,6 2 4.7 - Danh hiệu của lớp : Tiên tiến - Chi đội đạt : Vững mạnh xuất sắc - Duy trì sĩ số : 100% II/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua nhiều năm trực tiếp làm công tác chủ nhiệm lớp. Đặc biệt trong năm học 2011-2012 đến thời điểm này lớp tôi có nhiều tiến bộ rõ rệt, các em học sinh dân tộc thiểu số, các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, hoàn cảnh khó khăn... đã đi học đầy đủ, chuyên cần và vươn lên học khá, tốt không có em nào bỏ học giữa chừng. Nhiều học sinh tiến bộ, ý thức đạo đức, tự giác trong học tập, có học sinh giỏi, có học sinh khá, học sinh trung bình, không còn học sinh yếu kém. Bản thân tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm sau: + Đối với giáo viên: Trước tiên, cần phải có tình thương yêu chân thành với học trò, hiểu những chuyển biến về thể chất và tâm lý của các em trong giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn. Thật sự hiểu sâu sắc và thông cảm với những suy nghĩ, tâm tư của phụ huynh học sinh, nhất là đối với những người ở trong gia cảnh mà kinh tế gặp khó khăn, điều kiện lo cho con ăn học bị hạn chế. Đây là tiền đề và cũng là động lực thúc đẩy người thầy có những suy nghĩ và giải pháp hoạt động đúng đắn để góp phần ngăn chặn tình trạng bỏ học. Từ tiền đề và động lực nêu trên, ngay từ những ngày đầu, khi nhận trách nhiệm làm công tác chủ nhiệm, giáo viên phải thực sự quan tâm đến vấn đề duy trì, đảm bảo sĩ số của lớp. Phải đặt mục tiêu duy trì, đảm bảo sĩ số lớp ngang tầm với các mục tiêu giáo dục khác. Có kế hoạch thực hiện, cùng những giải pháp được tính toán, cân nhắc, lựa chọn cẩn thận. Thường xuyên quan tâm, theo dõi sĩ số của lớp, hết sức lưu ý đến những đối tượng học sinh ở trong diện có khả năng bỏ học. Khi có học sinh nghỉ học 2 ngày mà không có phép, không có lý do thì giáo viên chủ nhiệm phải đến nhà học sinh này để tìm hiểu nguyên nhân từ đó vận động học sinh và gia đình để em này tiếp tục đi học lại càng sớm càng tốt, không nên để các em nghĩ học nhiều ngày vì nếu nghĩ lâu việc thuyết phục các em trở lại trường sẽ gặp nhiều khó khăn. Phải làm cho các em thấy việc học vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi lại vừa là niền vui. Tuyệt đối tránh tình trạng để các em nghỉ với thời gian quá lâu giáo viên mới xử lý nhằm hạn chế tư tưởng e ngại và mặc cảm của các em. Các giải pháp tuyên truyền, vận động học sinh (khi có học sinh bỏ học) đi học trở lại, phải được suy nghĩ, chọn lựa thật thận trọng và tùy theo nguyên nhân bỏ học, đặc điểm, hoàn cảnh cụ thể của từng em để có giải pháp cụ thể. Khi học sinh đi học trở lại, giáo viên không chủ quan, cần có những giải pháp hỗ trợ cần thiết giúp học sinh củng cố niềm tin, an tâm học tập, vì có thể có tình trạng tái bỏ học. Nếu để hiện tượng tái bỏ học xảy ra thì có lẽ sẽ không có biện pháp nào có thể làm cho học sinh đi học lại một lần nữa. Hãy giúp đỡ các em để các em tiếp thu được kiến thức một cách đúng nghĩa, phải bám lấy học sinh để có những biện pháp thật phù hợp cho từng đối tượng, từng hoàn cảnh cụ thể của từng em chứ không phải chỉ giúp các em bám lớp, có như vậy các em mới có hứng thú trong học tập, các em sẽ thực sự bám lớp. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp với học sinh dân tộc địa phương chúng ta phải thật tế nhị và phải nhiệt tình dành nhiều thời gian và công sức kết hợp với địa phương, với già làng, với hội khuyến học trường của phường và với gia đình các em nếu thấy các em có nguy cơ bỏ lớp. Công việc này có nhiều khó khăn nhất định nhưng với tình thương đối với các em và lòng quyết tâm của giáo viên chúng ta nhất định chúng ta sẽ thành công trong việc thuyết phục các em không bỏ lớp. + Đối với tập thể lớp: Phải xây dựng tập thể lớp trở thành một tập thể đoàn kết, thân ái có một không gian thân thiện, hòa hợp, thật sự trở thành một địa chỉ mà các thành viên có thể cảm nhận được sự chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cá nhân. + Đối với các lực lượng phối hợp: Biết kết hợp chặt chẽ với các giáo viên bộ môn để có thông tin đầy đủ và chính xác hơn về học sinh của mình tạo điều kiện giúp đỡ kèm cặp những học sinh yếu kém. Kết hợp với đoàn đội để kiểm tra và theo dõi thường xuyên, phát hiện kịp thời những em vi phạm để có hướng giúp đỡ các em tiến bộ. Kết hợp với địa phương phát hiện và ngăn chặn kịp thời những em giao du với phần tử xấu của xã hội, động viên những học sinh có tư tưởng bỏ học. Giáo viên chủ nhiệm là người đóng vai trò trung tâm trong hoạt động duy trì sĩ số học sinh. Các lực lượng khác (giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên, Hội cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, già làng, trưởng thôn) là những lực lượng hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm không thể nào thực hiện được mục tiêu duy trì sĩ số nếu không thực hiện được vai trò trung tâm của mình, không tạo được sự hỗ trợ tổng hợp và tận tình của các lực lượng này. III.KẾT LUẬN : Việc duy trì sĩ số học sinh là nhiệm vụ quan trọng trong công tác dạy và học của các nhà trường. Đặc biệt làm tốt công tác duy trì sĩ số học sinh (đặc biệt là học sinh dân tộc) là góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường góp phần phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở địa phương. Từ thực tế tôi nhận thấy, duy trì sĩ số học sinh hơn hết đòi hỏi người giáo viên phải có sự đam mê nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao, hết lòng vì học sinh. Cảm nhận và chia sẻ với những tâm tư, nguyện vọng và hoàn cảnh mà các em học sinh phải vượt qua. Người làm nghề dạy học như chúng ta ngoài chữ “tâm” còn phải có chữ “nhẫn”. Dạy học sinh không phải chỉ bằng những quy định hà khắc mà phải bằng sự thuyết phục, cảm hóa , động viên, khích lệ. Muốn chinh phục học sinh có hiệu quả, bản thân giáo viên phải là tấm gương sáng, mẫu mực trong từng lời ăn tiếng nói, trong cách ứng xử với học sinh. Đối xử với học sinh phải công bằng khách quan nhưng vẫn đảm bảo sự tế nhị cần thiết. Đồng thời, giáo viên phải tạo được sự gần gũi, thân thiết với học sinh, làm sao phải xoá bỏ được cảm giác e ngại của các em, có như thế thì các em sẽ mạnh dạn bày tỏ những điều các em chưa biết hoặc biết chưa sâu để từ đó giáo viên dễ dàng giúp các em tự giác học tập, yêu mến thích thú khi được đến trường, “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Để có một nền giáo dục phát triển không phải chỉ là nhiệm vụ và do nhà trường quyết định mà còn phải có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp ngành và phụ huynh học sinh, của toàn xã hội. Giáo viên chủ nhiệm phải tranh thủ được sự giúp sức về mọi mặt của chính quyền địa phương và sự đồng tình ủng hộ của tất cả các bậc phụ huynh, nhất là phụ huynh học sinh dân tộc. Bởi thời gian các em ở nhà nhiều hơn đến lớp, những tác động từ gia đình và địa phương ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức và quá trình phát triển nhân cách của các em. Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm mà bản thân tôi đã rút ra sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp. Trong quá trình trình bày không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong được sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để tôi có được những kinh nghiệm hữu ích trong quá trình làm công tác chủ nhiệm. Tôi xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC Trang PHẦN I: Đặt vấn đề .......1 PHẦN II. Nội dung nghiên cứu 3 I. Vị trí,vai trò, tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm với với vấn đề duy trì sĩ số học sinh 3 II. Tìm hiểu tình hình nghỉ, bỏ học của học sinh và các biện pháp ngăn ngừa, vận động 5 1. Đặc điểm tình hình của lớp 5 2. Tổ chức hoạt động nắm tình hình và tư tưởng nghỉ học của học sinh...................................................................................................7 a. Tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh..............................................................7 b. Tìm hiểu diễn biến tâm lý của học sinh....................................................9 3. Các giải pháp thực hiện.......................................................................... 10 PHẦN III: Kết quả và việc phổ biến ứng dụng nội dung vào thực tiễn...............................................................................................16 I. Kết quả đạt được 16 II.Bài học kinh nghiệm...16 III. Kết luận ....18
File đính kèm:
- skkn_nguyen_huong_2011_2012_moi_0001.doc