Đề tài Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp phần công dân với đạo đức - Giáo dục công dân 10 nhằm phát huy năng lực học sinh

Luật giáo dục năm 2005 , Điều 2 đã xác định: Mục tiêu của giáo dục phổ

thông là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức

khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập, dân tộc và chủ

nghĩa xã hội, hình thành, bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân,

đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Như vậy, mục tiêu của giáo dục phổ thông đã chuyển từ trang bị kiến thức

cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt năng lực

hành động, năng lực thực tiễn. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng được đổi mới

theo hướng “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tu duy sáng tạo của người

học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê

học tập và ý chí vươn lên” .

Đó cũng chính là mục tiêu và nhiệm vụ của môn Giáo dục công dân trong

trường phổ thông. Là môn khoa học xã hội, gắn với đường lối của Đảng, cùng với

các bộ môn khoa học khác, góp phần đào tạo người lao động vừa có tri thức, vừa có

đạo đức, có năng lực hoạt động thực tiễn, có trách nhiệm với gia đình, có phương

pháp suy nghĩ, hành động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh xã hội, lịch sử , đất

nước, nhân loại.

Dạy học Giáo dục công dân ở trường THPT bắt nguồn từ nguyên tắc: lý

luận gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành,.Những tri thức của bộ môn gắn

với sự vận động, phát triển của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội của nhân loại,

của đất nước và con người Việt Nam. Môn GDCD với đặc điểm riêng là một môn

khoa học xã hội tổng hợp liên quan đến rất nhiều với các vấn đề, sự kiện, hiện

tượng, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội . Xuất phát từ những quan điểm trên

môn Giáo dục công dân trong trường THPT được tích hợp nhiều chủ đề như Học

tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục phòng chống tham

nhũng, phổ biến giáo dục pháp luật và bảo vệ môi trường sống, giáo dục kỹ năng

sống. Do đó, việc tích hợp giáo dục một số nội dung thiết thực, cấp bách vào môn

GDCD là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Vấn đề đặt ra là tích hợp như thế

nào để đạt hiệu quả cao nhất?

pdf52 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 2034 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp phần công dân với đạo đức - Giáo dục công dân 10 nhằm phát huy năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đồng 
ngày càng tốt đẹp. 
5.Dặn dò: 
- Về nhà làm bài tập 2, 3, 5, 6, 7 
- Chuẩn bị trước bài 14 Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, 
sưu tầm tranh, ảnh, bài thơ liên quan đến bài học. 
- Em biết gì về truyền thống yêu nước của dân tộc ta? (Viết ra giấy) 
Bài 14 ( 2 tiết) 
CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học sinh cần đạt được. 
1.Về kiến thức: 
- Nêu được thế nào là lòng yêu nước; hiểu về truyền thống yêu nước của dân tộc 
Việt Nam. 
- Thấy được trách nhiệm của công dân, đặc biệt là học sinh đối với sự nghiệp xây 
dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 
2.Về kỹ năng: 
Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp phần Công dân với đạo đức -GDCD lớp 10 nhằm phát huy 
năng lực học sinh 
GV: Dương Thị Thu Nhung – THPT Sông Ray 42 
Biết tham gia các hoạt động xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước phù hợp với 
khả năng của bản thân. 
3.Về thái độ: 
- Yêu quý, tự hào về quê hương, đất nước. 
- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê 
hương, đất nước. 
II. NỘI DUNG: 
Trọng tâm của bài là học sinh hiểu được yêu nước là một truyền thống đạo đức tốt 
đẹp của dân tộc, là cội nguồn sức mạnh của dân tộc ta. Hiểu được trách nhiệm của 
thanh niên học sinh trong việc học tập, rèn luyện để chuẩn bị tham gia xây dựng và 
bảo vệ Tổ quốc. 
III. PHƯƠNG PHÁP – HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC: 
- Phương pháp: đàm thoại, thảo luận nhóm, điều tra thực tiễn, liên hệ. 
- Tổ chức cho học sinh nghe, xem băng hình, trình bày các bài hát, thơ về tình yêu 
quê hương, đất nước. 
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: 
- SGK, SGV GDCD 10. 
- Các bài hát, thơ, ca dao, tục ngữ, băng hình, câu chuyện, tấm gương... về tình yêu 
quê hương, đất nước. 
- Tranh, ảnh, băng hình về truyền thống yêu nước; về các hoạt động xây dựng bảo 
vệ quê hương, đất nước của nhân dân địa phương cũng như cả nước. 
V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1.Ổn định lớp: 
2.Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi: 1) Thế nào là hoà nhập? Em phải làm gì để sống hoà nhập? 
2) Thế nào là hợp tác? Vì sao cần phải hợp tác, hợp tác phải dựa trên nguyên tắc 
nào? 
3.Giảng bài mới: 
TIẾT 1 
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt 
Cho học sinh nghe 2 bài hát “Quê hương”, “Việt Nam quê hương tôi”. 
H: Các em có nhận xét gì về nội dung của bài hát? 
- Tình cảm của tác giả thể hiện như thế nào qua hai bài hát? 
Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp phần Công dân với đạo đức -GDCD lớp 10 nhằm phát huy 
năng lực học sinh 
GV: Dương Thị Thu Nhung – THPT Sông Ray 43 
- Em có suy nghĩ và cảm xúc gì khi nghe 2 bài hát đó? 
Mỗi người đều có Tổ quốc của mình. Việt Nam là Tổ quốc của chúng ta. Đó là 
tên gọi đất nước một cách thiêng liêng, trìu mến. Là những công dân của nước 
cộng hoà XHCN Việt Nam chúng ta phải có trách nhiệm như thế nào đối với sự 
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mình. 
Yêu nước là một tình cảm tự nhiên đã có từ lâu 
đời, yêu nước là phẩm chất đạo đức quan trọng 
nhất của người công dân đối với Tổ quốc. 
 Vậy thế nào là lòng yêu nước? 
- Em hãy đọc và nhận xét tình cảm của tác giả 
đối với Tổ quốc được thể hiện qua đoạn thơ 
sau: 
“Giữ lấy cầu ao, giữ lấy giàn trầu 
Giữ lấy gốc chanh, giữ mái tóc xanh 
Hôm nay trở về một chân anh mất 
Nhưng quê hương tất cả vẫn còn” 
(Nguyễn Bao) 
“Ôi! Tổ quốc, ta yêu như máu thịt, 
Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng! 
Ôi Tổ quốc! Nếu cần, ta chết 
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...” 
(Chế Lan Viên) 
- HS trình bày ý kiến cá nhân. 
- GV nhận xét, bổ sung và cho ghi bài. 
H: Thế nào là lòng yêu nước? 
Trong 2 bài hát: “Quê hương”, “Việt Nam quê 
hương tôi” có những hình ảnh nào được nhắc đến 
mà em cảm thấy gần gũi, thân thương? 
 Những hình ảnh đó gợi cho em suy nghĩ gì? 
(Lòng yêu nước bắt nguồn từ đâu?) 
HS trả lời, GV liệt kê lên bảng. 
Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình cảm bình dị 
nhất, gần gũi nhất đối với con người như yêu: gia 
a. Lòng yêu nước là gì? 
Lòng yêu nước là tình yêu quê 
hương, đất nước và tinh thần 
sẵn sàng đem hết khả năng của 
mình phục vụ lợi ích của Tổ 
quốc. 
Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp phần Công dân với đạo đức -GDCD lớp 10 nhằm phát huy 
năng lực học sinh 
GV: Dương Thị Thu Nhung – THPT Sông Ray 44 
đình, người thân, yêu những thành quả lao động, 
yêu nơi mình đã sinh ra, lớn lên; nơi gắn bó 
những kỷ niệm thời thơ ấu. Tình cảm ban đầu đó 
dần dần phát triển thành tình cảm gắn bó với làng 
xóm, quê hương và được nâng lên thành lòng yêu 
nước, nhân dân, nhân loại. 
H: Em biết gì về truyền thống yêu nước của 
dân tộc ta? 
GV kết luận bằng ý kiến của Bác Hồ về truyền 
thống yêu nước của dân tộc ta. 
 “...Dân tộc ta có một lòng nồng 
nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu 
của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm 
lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một 
làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua 
mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả 
bè lũ bán nước và cướp nước”. 
- Bác Hồ là người có lòng yêu quê hương, đất 
nước thiết tha. 
- Bác đã cống hiến cả cuộc đời mình vì đất nước. 
GV sử dụng phương pháp thảo luận nhóm 
GV chia lớp thành 5 nhóm. Sau đó GV phân công 
cho mỗi nhóm thảo luận, tìm hiểu sâu về một vấn 
đề của bài học. HS thảo luận nhóm về vấn đề đã 
được phân công. 
Nhiệm vụ của mỗi nhóm: 
Nhóm 1: 
 “Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm 
Có những ngày trốn học bị đòn roi 
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất 
b. Truyền thống yêu nước 
của dân tộc Việt Nam: 
- Yêu nước là truyền thống dân 
tộc cao quý và thiêng liêng 
nhất của dân tộc Việt Nam. 
- Là cội nguồn của các giá trị 
truyền thống khác. 
- Lòng yêu nước được hình 
thành và hun đúc từ trong cuộc 
đấu tranh liên tục, gian khổ và 
kiên cường chống giặc ngoại 
xâm và lao động xây dựng đất 
nước. 
* Biểu hiện của lòng yêu 
nước: 
- Tình cảm gắn bó với quê 
hương, đất nước. 
Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp phần Công dân với đạo đức -GDCD lớp 10 nhằm phát huy 
năng lực học sinh 
GV: Dương Thị Thu Nhung – THPT Sông Ray 45 
Có một phần thân thể của em tôi” 
( Quê hương-Giang Nam) 
- Em hãy cho biết đoạn thơ trên biểu hiện nội 
dung gì của truyền thống yêu nước? 
- Nêu thêm một vài ví dụ khác thể hiện nội dung 
trên? 
Nhóm 2: 
Mong muốn tột bậc của Bác Hồ là: “đất nước 
được hoàn toàn độc lập, dân ta ai cũng được tự 
do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai 
cũng được học hành”. 
- Em hãy cho biết mong muốn của Chủ tịch Hồ 
Chí Minh thể hiện nội dung gì của lòng yêu 
nước? 
- Nêu thêm một vài ví dụ khác thể hiện nội dung 
trên? 
Nhóm 3: 
“Như nước Đại Việt ta từ trước 
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”. 
( Bình ngô đại cáo-Nguyễn Trãi) 
- Đoạn thơ trên thể hiện nội dung gì của lòng yêu 
nước? 
- Nêu thêm một vài ví dụ khác? 
Nhóm 4: 
Ngày 14/03/1988 đã xảy ra trận chiến đẫm máu 
giữa Hải quân Việt Nam và Trung Quốc tại Gạc 
Ma, Trường Sa. Trận chiến kết thúc, hải quân 
Việt Nam chỉ có chín người sống sót. Thiếu úy 
Trần Văn Phương là người giữ lá cờ Việt Nam 
trên đảo Gạc Ma, cũng là người nhận phát đạn 
đầu tiên và tử thương đầu tiên. Nhiều người kể 
rằng, trước khi chết, anh Phương còn hô to “Thà 
hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để máu 
chúng ta nhuộm đỏ Biển Đông”. 
 - Câu nói của Thiếu úy Trần Văn Phương thể 
- Tình yêu thương đối với đồng 
bào, giống nòi, dân tộc. 
- Lòng tự hào dân tộc chính 
đáng. 
- Đoàn kết, kiên cường, bất 
khuất chống giặc ngoại xâm. 
Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp phần Công dân với đạo đức -GDCD lớp 10 nhằm phát huy 
năng lực học sinh 
GV: Dương Thị Thu Nhung – THPT Sông Ray 46 
hiện nội dung gì của lòng yêu nước? 
- Lấy thêm một vài ví dụ về nội dung trên? 
Nhóm 5: 
“Bàn tay ta làm nên tất cả 
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” 
( Bài ca vỡ đất-Hoàng Trung Thông) 
- Đoạn thơ trên thể hiện nội dung gì của lòng yêu 
nước? 
- Nêu một số tấm gương tiêu biểu trong lao động? 
HS cử đại diện trình bày. 
GV nhận xét và đưa ra một trường hợp điển hình 
về lòng yêu nước. 
Ngày 22-6-1970, tại bệnh xá Đức phổ, Bác sỹ 
Đặng Thuỳ Trâm đã một mình chống lại 120 lính 
Mỹ để bảo vệ cho thương binh rút lui an toàn, chị 
đã hy sinh như một người anh hùng. Cuốn nhật 
ký của chị rơi vào tay đối phương. Frederic 
Whitehurst, một sỹ quan quân báo Mỹ định đốt 
cuốn nhật ký, thì phiên dịch Nguyễn Trung Hiếu 
ngăn lại: “Đừng đốt cuốn sổ này. Bản thân trong 
nó đã có lửa rồi!” Fredric đã không đốt cuốn nhật 
ký, và gìn giữ trong suốt 35 năm để đến năm 
2005 cuốn nhật ký đã được trả lại cho mẹ Thuỳ 
Trâm và được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng. 
Cuốn nhật ký trở thành một hiện tượng văn học 
và xã hội được thế hệ trẻ đặc biệt quan tâm. ™ 
- Đâu là chất lửa trong nhật ký Đặng Thuỳ Trâm? 
- Chúng ta có sáng kiến về một chương trình hành 
động, một dự án Tiếp lửa truyền thống “Mãi mãi 
tuổi 20” để ngọn lửa Thuỳ Trâm sáng mãi? ™ 
Lấy các câu ca dao, tục ngữ về những biểu 
hiện lòng yêu nước của dân tộc ta? 
“Anh đi, anh nhớ quê nhà 
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương” 
“Ra đi nhớ cháo làng Ghề 
- Cần cù và sáng tạo trong lao 
động. 
* Bài học: 
- Nâng cao hiểu biết, phát huy 
truyền thống yêu nước của dân 
tộc. 
- Thể hiện lòng yêu nước của 
mình trong học tập, lao động 
và trong cuộc sống. 
- Biết tôn trọng truyền thống, 
tôn trọng giá trị đạo đức cao 
quý của dân tộc. 
Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp phần Công dân với đạo đức -GDCD lớp 10 nhằm phát huy 
năng lực học sinh 
GV: Dương Thị Thu Nhung – THPT Sông Ray 47 
Nhớ cơm phố mía, nhớ chè Đông Viên” 
“Thấy dừa thì nhớ Bến Tre 
Thấy bông sen, nhớ quê Tháp mười” 
“Anh đi anh nhớ non côi 
Nhớ sông Vị Thuỷ, nhớ người tình chung” 
“Đi một bước, lùi một bước 
Sống trên cát, chết vùi trên cát”. 
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
Người trong một nước phải thương nhau cùng” 
“Bầu ơi thương lấy bí cùng 
tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” 
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen 
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ” 
“Ta thà làm quỷ nước Nam 
Còn hơn làm vương đất Bắc” (Trần Bình Trọng) 
“Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam 
Bấy giờ mới hết người Nam đánh Tây” 
(Nguyễn Trung Trực) 
- Lê Ngọc Khương: địch bắt cúi đầu chào khi gặp 
chúng để hạ uy tín của người cộng sản đã tuyên 
bố một câu bất hủ: “Cái đầu tao có thể rời khỏi 
cổ, chứ không bao giờ tao cúi đầu”. 
- Trần Xuân Độ bị địch tra tấn suốt 9 ngày đêm 
vẫn không khai 
H: Bản thân em rút ra được bài học gì? 
- GV cho HS củng cố kiến thức . 
- Tổ chức cho HS trò chơi: thi hát, đọc thơ, 
kể chuyện, sưu tầm tục ngữ, ca dao về tình 
yêu quê hương, đất nước. 
TIẾT 2 
1.Ổn định lớp 
2.Kiểm tra bài cũ: 
Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp phần Công dân với đạo đức -GDCD lớp 10 nhằm phát huy 
năng lực học sinh 
GV: Dương Thị Thu Nhung – THPT Sông Ray 48 
Câu hỏi: 
- Thế nào là lòng yêu nước? Em nghĩ gì về truyền thống yêu nước của dân tộc ta? 
- Biểu hiện của lòng yêu nước? 
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt 
Tổ chức thảo luận nhóm sau khi xem phim, 
tìm hiểu về trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ 
quốc. 
Trách nhiệm của thanh niên trong việc bảo vệ 
chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. 
Kĩ năng trình bày 1 phút, ý tưởng về trách nhiệm 
của công dân đối với việc xây dựng và bảo vệ tổ 
quốc 
Kĩ năng tư duy phê phán hành vi gây ảnh hưởng 
xấu đến an ninh đất nước 
Kĩ năng giải quyết vấn đề trong tình huống về xây 
dựng. bảo vệ tổ quốc 
Chúng ta những công dân trẻ tuổi của đất nước 
cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy truyền 
thống yêu nước của dân tộc góp phần xây dựng 
và bảo vệ quê hương, đất nước. Đó là câu hỏi đặt 
ra cho các em hôm nay. 
- Cho HS xem băng phóng sự về cuộc chiến đấu 
của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên 
Phủ lịch sử, phóng sự về thành tựu xây dựng đất 
nước ta trong thời kỳ đổi mới. 
Cho HS thảo luận nhóm sau khi xem xong phim. 
GV: Chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận trách 
nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
Nhóm 1: Hai đoạn phim trên giúp các em hiểu 
được điều gì? Suy nghĩ của em về điều đó? 
- Tinh thần đấu tranh giải phóng đất nước, sự kế 
thừa truyền thống yêu nước của ông cha ta từ bao 
đời nay. Khí thế hào hùng quyết tâm đánh thắng 
giặc Mỹ. 
- Tinh thần lao động hết mình để xây dựng quê 
2. Trách nhiệm xây dựng Tổ 
quốc: 
- Chăm chỉ, sáng tạo trong học 
tập, lao động. 
- Tích cực rèn luyện đạo đức, 
tác phong. 
- Thực hiện tốt mọi chủ trương, 
chính sách của Đảng, pháp luật 
của Nhà nước. 
- Tích cực tham gia các hoạt 
động lao động công ích; hoạt 
động bảo vệ trật tự, an ninh... 
Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp phần Công dân với đạo đức -GDCD lớp 10 nhằm phát huy 
năng lực học sinh 
GV: Dương Thị Thu Nhung – THPT Sông Ray 49 
hương, đất nước được ấm no, hạnh phúc, xoá bỏ 
nghèo nàn, lạc hậu để tiến nhanh, mạnh trong sự 
nghiệp CNH – HĐH đất nước. 
 Nhóm 2: Nhiệm vụ đặt ra cho chúng ta hiện 
nay là gì? Vì sao trong điều kiện thời bình vẫn 
phải thực hiện cả 2 nhiệm vụ? 
- Xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc. 
- Vì xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, 
phồn vinh. Đồng thời phải bảo vệ thành quả cách 
mạng mà chúng ta đã tạo dựng nên để chúng ta 
thực sự được sống tự do, hoà bình. 
Nhóm 3: Bác Hồ đã dạy: “Các Vua Hùng đã có 
công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ 
lấy nước”. 
Em hiểu thế nào về lời dạy của Bác Hồ? Theo 
em chúng ta cần phải làm gì để thực hiện lời 
dạy của Bác? 
Nhắc chúng ta về trách nhiệm bảo vệ đất nước 
mà cha ông ta đã đổ bao mồ hôi, xương máu mới 
gây dựng được. 
Nhóm 4: Trách nhiệm của thanh niên học sinh 
là gì? Theo em chúng ta cần phải làm gì để bảo 
vệ Tổ quốc? 
HS cử đại diện trả lời 
GV nhận xét, bổ sung. 
GV kết luận toàn bài: 
Mục tiêu tổng quát chiến lược phát triển kinh tế – 
xã hội của nước ta là: “Đưa nước ta ra khỏi tình 
trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật 
chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân; tạo nền 
tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành 
một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Để 
làm được điều này thế hệ trẻ chúng ta cần phải 
phát huy truyền thống yêu nước, tiếp bước cha 
ông xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày càng giàu 
đẹp. 
3. Trách nhiệm bảo vệ Tổ 
quốc: 
- Trung thành với Tổ quốc, với 
chế độ xã hội chủ nghĩa. Cảnh 
giác với âm mưu của kẻ thù, 
phê phán, đấu tranh với mọi 
thủ đoạn phá rối an ninh, chính 
trị. 
- Tích cực học tập, rèn luyện 
sức khoẻ, giữ vệ sinh môi 
trường, bảo vệ sức khoẻ. 
- Tham gia đăng ký nghĩa vụ 
quân sự, sẵn sàng lên đường 
bảo vệ Tổ quốc. Vận động bạn 
bè, người thân cùng thực hiện 
nghĩa vụ quân sự. 
- Tích cực tham gia các hoạt 
động ở địa phương. 
4.Củng cố: 
Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp phần Công dân với đạo đức -GDCD lớp 10 nhằm phát huy 
năng lực học sinh 
GV: Dương Thị Thu Nhung – THPT Sông Ray 50 
Đưa ra tình huống trang 101. Các tổ tự xây dựng tiểu phẩm, lời thoại, phân vai → 
trình bày → GV kết luận. 
5.Dặn dò: - Bài tập về nhà: 1, 3, 4. 
- Chuẩn bị bài 15 Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại. 
IV. HIỆU QUẢ ĐỀ TÀI 
Trong quá trình dạy học tích hợp có vận dụng các phương pháp dạy học tích 
cực, GV đã thu được kết quả sau: 
- HS có hứng thú trong học tập. Từ đó các em hăng hái tham gia xây dựng bài. 
- HS phát triển các kỹ năng tư duy một cách hiệu quả. 
- Kích thích động cơ, hứng thú học tập của HS. 
- Phát huy tính tự lực, tinh thần trách nhiệm, phát triển khả năng sáng tạo, rèn luyện 
tính bền bỉ, kiên nhẫn, kỹ năng hợp tác, năng lực đánh giá, 
- HS có cơ hội rèn luyện nhiều kỹ năng sống quan trọng như hợp tác, giao tiếp, ra 
quyết định, giải quyết vấn đề, đặt mục tiêu, 
* Dưới đây là kết quả tổng hợp từ phiếu kiểm tra, thăm dò bằng hình thức 
trắc nghiệm 
Lớp Học sinh hứng thú Học sinh hiểu bài 
10C5 30/35 - 85,7% 27/35 – 77,14 % 
10C6 32/33 – 82,4% 31/33 – 91,2 % 
V. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ 
 Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm 
nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam 
trong những năm gần đây. Qua việc dạy học tích hợp của giáo viên trong một tiết 
lên lớp, học sinh rèn luyện được thói quen tư duy, nhận thức vấn đề có hệ thống và 
logic, hiểu được mối quan hệ biện chứng giữa các kiến thức được học trong chương 
trình. Như vậy, những ai cho rằng, dạy tích hợp giống như nấu một “nồi lẩu thập 
cẩm” hay dạy tích hợp đưa tới sự quá tải về kiến thức là thiếu hiểu biết về nguyên 
tắc tích hợp. Tích hợp không đưa tới sự quá tải mà ngược lại làm cho bài giảng sinh 
động, học sinh hứng thú học tập bộ môn và khắc sâu hơn nội dung bài học nếu giáo 
viên biết vận dụng đúng lúc, đúng chỗ. Dạy học tích hợp giúp mở rộng kiến thức 
trong bài học với các kiến thức của các bộ môn khác, các ngành khoa học, nghệ 
thuật khác, cũng như các kiến thức đời sống mà học sinh tích lũy được từ cuộc 
sống cộng đồng, qua đó làm giàu thêm vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho 
học sinh. Do đó thúc đẩy giáo viên đầu tư nhiều hơn trong công tác chuẩn bị, thiết 
Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp phần Công dân với đạo đức -GDCD lớp 10 nhằm phát huy 
năng lực học sinh 
GV: Dương Thị Thu Nhung – THPT Sông Ray 51 
kế giáo án cho phù hợp với tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng 
‘‘lấy học sinh làm trung tâm’’. 
 Trên đây là kết quả nghiên cứu và thực nghiệm bước đầu của đề tài sáng 
kiến kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng giờ học môn GDCD lớp 10 trường 
THPT Sông Ray. Rất mong nhận được ý kiến nhận xét, đánh giá và đóng góp của 
Hội đồng khoa học nhà trường, Sở cũng như các đồng nghiệp để đề tài từng bước 
hoàn chỉnh và áp dụng có hiệu quả hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn./. 
 Giáo viên thực hiện 
 Dương Thị Thu Nhung 
Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp phần Công dân với đạo đức -GDCD lớp 10 nhằm phát huy 
năng lực học sinh 
GV: Dương Thị Thu Nhung – THPT Sông Ray 52 
 VI. TƯ LIỆU THAM KHẢO. 
1. Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD – 10 (2006). NXB Giáo dục. 
2. Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10. NXB Giáo dục. 
3. Tài liệu phổ biến pháp luật trong môn GDCD cấp THPT, NXB Giáo dục, 
2011. 
4. Tài liệu Giáo dục kĩ năng sống trong môn GDCD ở trường THPT, NXB 
Giáo dục, 2010. 
5. Tài liệu hướng dẫn tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh vào môn GDCD. 
6. Tài liệu tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật dành cho giáo viên môn 
GDCD cấp THPT, Bộ giáo dục và đào tạo, 2014. 
7. Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định 
hướng phát triển năng lực học sinh môn GDCD cấp THPT, Bộ giáo dục và 
đào tạo, 2014. 
8. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD THPT, NXB 
Giáo dục, 2010. 
9. Tài liệu Phòng chống Tham nhũng, Bộ giáo dục và đào tạo, 2013. 
10. Tài liệu tích hợp bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo, HĐBM Sở GD ĐT 
ĐN, 2013. 
11. Hình ảnh, phim từ nguồn internet. 
MỤC LỤC 
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. .............................................................................. 3 
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. ...................................................... 4 
1. Cơ sở lý luận. ............................................................................................... 4 
2. Cơ sở thực tiễn. ............................................................................................ 8 
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI. ........................................................ 9 
1. Nội dung cần tích hợp trong phần Công dân với đạo đức-GDCD 10. ........ 9 
2. Phương pháp dạy học tích hợp nhằm phát huy năng lực của học sinh.... ..... 12 
3. Chương trình dạy học tích hợp trong Phần Công dân với đạo đức .............. 15 
4. Thiết kế một số giáo án dạy tích hợp ............................................................ 21 
IV. HIỆU QUẢ ĐỀ TÀI. ................................................................................ 50 
V. KẾT LUẬN- ĐỀ XUẤT- KHUYẾN NGHỊ. ........................................... 50 
VI. TƯ LIỆU THAM KHẢO. ....................................................................... 52 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_kinh_nghiem_day_hoc_tich_hop_phan_cong_dan_voi_dao_duc_gdcd_lop_10_nham_phat_huy_nang_lu.pdf
Sáng Kiến Liên Quan