Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh tự ôn tập môn Toán thông qua phương pháp vẽ bản đồ tư duy

Một số tác dụng của Bản đồ tư duy

- BĐTD giúp HS học được phương pháp học: Việc rèn luyện phương

pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà

còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số HS học rất chăm chỉ nhưng vẫn

học kém, nhất là môn toán, các em này thường học bài nào biết bài đó, học phần

sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết

vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Phần lớn số HS này khi

đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin,

lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Sử dụng thành thạo BĐTD trong

dạy học HS sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo

và phát triển tư duy.

- BĐTD giúp HS học tập một cách tích cực. Một số kết quả nghiên cứu

cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính

mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậy việc sử dụng

BĐTD giúp HS học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não.

Việc HS tự vẽ BĐTD có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của HS,

phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của HS, các em tự do chọn màu sắc (xanh,

đỏ, vàng, tím, ), đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong ), các em tự “sáng tác” nên

trên mỗi BĐTD thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng HS và

BĐTD do các em tự thiết kế nên các em yêu quí, trân trọng “tác phẩm” của mình.4

- BĐTD giúp HS ghi chép có hiệu quả. Do đặc điểm của BĐTD nên người

thiết kế BĐTD phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp, bố cục để “ghi” thông tin

cần thiết nhất và lôgic, vì vậy, sử dụng BĐTD sẽ giúp HS dần dần hình thành

cách ghi chép có hiệu quả.Với cách làm này rèn luyện cho bộ óc các em hướng

dần tới cách suy nghĩ lôgic, mạch lạc và cũng là cách giúp các em hiểu bài, ghi

nhớ kiến thức vào não chứ không phải là học thuộc lòng, học vẹt.

pdf46 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 684 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh tự ôn tập môn Toán thông qua phương pháp vẽ bản đồ tư duy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tưởng và tóm tắt toàn bộ lý thuyết trong chương (Hình 1 và Hình 2). 
Hoạt động 2: Luyện tập(8 phút) 
 Làm việc theo nhóm- hình thức chạy tiếp sức. 
GV ra 2 bài tập mức độ tương đương nhau, trong mỗi bài có các nội dung liên 
quan nhau. 
34 
Bài 1. Cho       1cos ,
4 2
. 
 Tính: a, sin b, cos2 c,    
 
tan
4
Bài 2. Cho      2sin ,
3 2
. 
 Tính: a, cos b, sin2 c,    
 
tan
4
Chia lớp làm 4 nhóm, phát phiếu bài tập 1 (cho nhóm 1,3) và bài tập 2 (cho nhóm 
2,4). 
Quy định thời gian tối đa cho mỗi nhóm là 5 phút (bao gồm cả phần thảo 
luận nhóm và trình bày lời giải tự luận ở bảng) theo hình thức tiếp sức: Người thứ 
nhất giải câu a), sau khi người thứ nhất giải xong câu a), người thứ hai lên tiếp câu 
b) ... vào phần bảng quy định của nhóm. 
Sau 2 phút phát đề, GV gọi tên 2 nhóm lên thực hiện nhiệm vụ (2 bài tập đã 
nhận). Các nhóm còn lại vừa hoàn thiện (giải bài của nhóm mình) vừa quan sát, để 
nhận xét và chấm bài cho nhóm bạn. 
Hoạt động 3: Tiếp tục thảo luận nhóm (7 phút) 
Hình thức :Các nhóm thảo luận, ghi lời giải vào bảng nhóm và treo vào ô quy ðịnh 
của nhóm. Ðại diện các nhóm chung bài sẽ nhận xét chéo nhau. Các nhóm còn lại , 
quan sát , và nhận xét, bổ sung. 
Nhóm 1,3: Giải bài tập 3 Chứng minh đẳng thức:
1 cos cos 2 cot
sin 2 sin
x x x
x x
  
 
Nhóm 2,4: Giải bài tập 4 Rút gọn biểu thức: 2sin cos .cos
3 3
A x x x             
Hoạt động 4:( 23 phút) Giải nhanh các câu hỏi trắc nghiệm (trò chơi ngôi sao may 
mắn) 
Giáo viên chuẩn bị nhiều câu hỏi trắc nghiệm, chia thành 3 gói (3 mức độ). Cho 
HS quyền chọn gói phù hợp năng lực của mình để trả lời câu hỏi ( lấy điểm thường 
xuyên) 
 Bước 1: Gọi ngẫu nhiên 10 học sinh bốc 10 thăm (trong đó có 2 thăm trúng ngôi 
sao may mắn- không phải trả lời câu hỏi vẫn nhận được điểm 10 may mắn), 8 học 
sinh còn lại sẽ được quyền chọn gói câu hỏi phù hợp với mình và chọn 1 trong số 
các câu thuộc gói đó. 
Bước 2: Với mỗi câu hỏi đã chọn, GV trình chiếu đề bài, cả lớp suy nghĩ, HS đó 
được quyền ưu tiên trả lời câu hỏi. Nếu học sinh này không trả lời được câu hỏi đó 
thì tới lượt các bạn khác xung phong trả lời. 
35 
Bước 3: Các bạn trong lớp nhận xét, GV bổ sung (nếu cần) và đánh giá bằng điểm 
số cho HS. 
Lưu ý: với mỗi câu hỏi trắc nghiệm cần giải thích phương án đúng và phân tích các 
phương án nhiễu. 
Gói 1: Mức 8 điểm (nhận biết – thông hiểu) 
Câu 1. Góc có số đo 2
3
 thì có số đo bằng độ là: 
A. 120o B. 90o C. 60o D. 135o 
Câu 2. Một đường tròn có bán kính 15cm. Cung tròn có số đo 30o của đường tròn 
đó thì có độ dài bằng bao nhiêu cm? A. 5
2
 B. 5
3
 C. 3
2
 D. 2
3
 
Câu 3. Giá trị của 47sin
6
 bằng: A. 3
2
 B. 1
2
 C. 2
2
 D. 1
2
 
Câu 4. Cho 3tan
4
a  . Khi đó cot a bằng: A. 6
8
 B. 3
4
 C. 4
3
 D. 1
4
Câu 5. Công thức nào sai? 
A.sin 2 2sin .cosa a a B. 2
2tan3tan6
1 tan 3
aa
a


C.sin 2sin .cos
2 2
a aa  D. 2 1 cos4cos 2
2
aa  
Gói 2: Mức 9 điểm 
Câu 6. Cho 1cot
2
a  . Tính giá trị của biểu thức: 4sin 5cos
2sin 3cos
a aA
a a


? 
A. 1
17
 B. 5
9
 C. 13 D. 2
9
Câu 7. Trong tam giác ABC , đẳng thức nào dưới đây luôn đúng? 
A.  sin cosA B C  . B. cos sinA B . 
C. tan cot 2
A B     
. D. cos sin
2 2
A B C  . 
Câu 8. Rút gọn biểu 
thức:    22021sin 2sin cos 2019 cos 2
2
S x x x x           
 ta được: 
A. cos2S x . B. 1S  . C. 1S   . D. sin cosS x x  . 
Gói 3: Mức 10 điểm (các câu vận dụng cao - Tìm tòi mở rộng) 
36 
Câu 9. Nếu sin 3cosx x thì sin cosx x bằng: A. 3
10
.B. 
2
9
. C. 
1
4
. D. 
1
6
. 
 Câu 10. Gọi ,M m lần lượt là GTLN, GTNN của biểu thức sin cos 2P x x  . Tính 
28T M m  ? A. 5T  B. 12T  C. 16T  D. 4T  . 
 Do các em đã tự vẽ SĐTD nên tất cả các công thức, các tính chất trong chương 
các em đã nắm chắc.Vì vậy, với các trò chơi như trên và lượng bài tập tương ứng, 
tiết dạy tại lớp thực nghiệm đã diễn ra rất sôi nổi, hấp dẫn , GV làm chủ được tiến 
trình, HS tham gia tích cực vào các hoạt động học tập. Hầu hết các em chọn được 
gói câu hỏi vừa sức với mình và đạt được kết quả tốt. 
d. Đánh giá kết quả thực hiện: 
- Học sinh hào hứng, tiếp thu phương pháp. Tích cực, tự giác trong việc ôn tập, 
nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ do GV giao phó. Với sản phẩm độc đáo 
“ Kiến thức + hội họa” là niềm vui sáng tạo hàng ngày của HS và cũng là niềm 
vui của chính thầy cô giáo khi chứng kiến thành quả lao động của học trò. 
- Với việc đa dạng, phong phú về hình thức tổ chức dạy học ôn tập tạo không 
khí sôi nổi cho tiết học, các em thể hiện tinh thần đoàn kết, hợp tác và giúp đỡ 
lẫn nhau cùng tiến bộ. 
- Giáo viên: Tích cực giao nhiệm vụ, kiểm tra đôn đốc tinh thần học tập của 
học sinh. Thu sản phẩm, chấm điểm, chỉnh sửa, bổ sung (nếu cần). 
2.4. Hiệu quả của sáng kiến. 
2.4.1. Kết quả từ việc điều tra thực tiễn 
Bảng số liệu điều tra kết quả thực hiện chuyên đề.(Điều tra HS vào 3 / 2021) 
a- Kết quả điều tra mức độ ham thích học tiết ôn tập Toán ở các lớp giáo 
viên đã sử dụng phương pháp SĐTD 
 Mức độ 
 Lớp 
Không 
thích 
Thích Rất thích Không có ý kiến 
11A (42 hs) 0 0% 20 47,6% 21 50% 1 2,4% 
11B (42 hs) 1 47,5% 25 59,5% 12 28,5% 4 9,5% 
11D (41 hs) 2 4,9% 25 61% 10 24,3% 4 9,8% 
11E (41 hs) 2 4,9% 23 56,1% 12 29,2% 4 9,8% 
b- Kết quả điều tra phương pháp chuẩn bị tiết ôn tập. 
 Trên 90% học sinh chuẩn bị SĐTD khi ôn tập. 
3) Kết quả điều tra đánh giá hiệu quả tiết ôn tập 
Trong tổng sô 126 phiếu thu về cho thấy: 
 Có 87/126 phiếu cho biết “Em đã học được từ các bạn” 
37 
 Có 103/126 phiếu cho biết “Biết cách làm thêm một số bài tập” 
 Có 117/126 phiếu cho biết “Em tự hệ thống kiến thức cũ” 
 Có 112/126 phiếu cho biết “Có tham gia tích cực khi hoạt động nhóm” 
 Có 88/126 phiếu cho biết “Em có tham gia góp ý các bạn hoặc được các 
bạn góp ý” 
ĐÁNH GIÁ CÁC KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 
1. Có rất nhiều HS thích và rất thích giờ ôn tập. Khi trao đổi ngoài lề, có nhiều em 
đã cho rằng “Giờ ôn tập thích vì được tự mình vẽ bản đồ tư duy, ghi chép ít mà dễ 
học”, Một số em cho rằng “khi làm bài tập em được làm bài tập đúng với khả 
năng của mình. Nhiều bài khó, lạ thì được xem các bạn học giỏi hướng dẫn sau 
giờ học”. Như vậy hầu hết học sinh thấy được vai trò của giờ ôn tập, háo hức 
khi đến giờ ôn. 
2. Tất cả học sinh biết cách chuẩn bị bài trong giờ ôn tập, nhiều học sinh chuẩn bị 
tốt, sáng tạo. 
3. Có nhiều học sinh thích giờ ôn tập vì được khẳng định mình trong giờ học. 
4. Giáo viên linh hoạt và sáng tạo khi đưa ra phương pháp dạy-học cũng như các 
kỹ thuật dạy tích cực. 
 2.5.2. Kết quả từ thực nghiệm 
Kết quả của lớp thực nghiệm so với lớp đối chứng 
KQ thi cuối HK1 năm học 2019-2020 (trước khi áp dụng đề tài) 
Lớp(sĩ số) Điểm dưới 2 Từ 2 đến 4,9 Từ 5,0 đến 6,4 Từ 6,5 đến 
7,9 
Từ 8,0 đến 10 
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ 
lệ 
SL Tỷ lệ 
Lớp TN (41) 1 2,4% 6 14,6% 21 51,2% 9 22% 4 9,8% 
Lớp ĐC(42) 1 2,4% 7 16,6% 21 50% 8 19% 5 12% 
 KQ thi cuối HK2 năm học 2019-2020 (đã áp dụng đề tài, giảng dạy 2chương của 
lớp 10) 
Lớp(sĩ số) Điểm dưới 2 Từ 2 đến 4,9 Từ 5,0 đến 6,4 Từ 6,5 đến 7,9 Từ 8,0 đến 10 
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 
Lớp TN (41) 0 0% 2 4,8% 16 39,1% 15 36,6% 8 19,5% 
Lớp ĐC(42) 1 2,4% 6 14,3% 21 50% 8 19,1% 6 14,3% 
38 
KQ thi cuối HK1 năm học 2020- 2021 (đã áp dụng đề tài sau hơn một học kỳ- 
giảng dạy các chương đầu của khối 11) 
Lớp(sĩ số) Điểm dưới 2 Từ 2 đến 4,9 Từ 5,0 đến 6,4 Từ 6,5 đến 7,9 Từ 8,0 đến 10 
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 
Lớp TN (41) 0 0% 1 2,4% 3 7,3% 22 53,7% 15 36,6% 
Lớp ĐC(42) 1 2,4% 6 14,3% 21 50% 7 16,6% 7 16,6% 
 Trước đây , mỗi khi dạy học tiết ôn tập chương, tôi luôn cảm thấy nặng nề và 
lúng túng khi dẫn dắt HS để nhắc lại kiến thức cũ (chiếm nhiều thời gian trong giờ 
ôn tập mà vẫn không thấy hiệu quả). Nhưng sau khi vận dụng chuyên đề tôi thấy : 
 - Đối với học sinh: Nắm vững kiến thức hơn, có hệ thống hơn, vận dụng giải 
bài tập nhẹ nhàng hơn, yêu thích bộ môn Toán hơn.Qua các kỳ thi, tôi thấy kết quả 
của lớp thực nghiệm tốt hơn hẳn so với lớp đối chứng, số điểm yếu kém giảm , 
tăng nhiều điểm khá giỏi. Hơn nữa, nó còn giúp cho học sinh trung bình và HS yếu 
tự ôn tập được. Bên cạnh đó, còn giúp HS khá -giỏi có nhiều thời gian hơn để tìm 
hiểu thêm một số bài tập nâng cao nhằm phát huy tính tự học, tự tìm tòi, sáng tạo 
của học sinh trong học Toán. Cũng thông qua phương pháp này mà HS tăng tính 
thẩm mỹ, tăng năng khiếu thẩm mỹ. 
 - Đối với giáo viên: Kiểm tra được việc tiếp thu kiến thức của học sinh dễ 
dàng, chính xác, biết được kiến thức nào trong chương học sinh chưa nắm vững từ 
đó GV kịp thời uốn nắn, sửa sai, giảng lại. Giáo viên cũng tiết kiệm được thời gian 
nhắc lại kiến thức cũ, khi thực hiện tiết ôn tập chương trên lớp, dành nhiều thời 
gian hơn cho việc rèn luyện kỹ năng giải toán. 
39 
PHẦN KẾT LUẬN 
I- KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM. 
Qua gần một năm thực hiện đề tài SKKN “Hướng dẫn học sinh tự ôn tập 
môn Toán thông qua phương pháp vẽ sơ đồ tư duy” tại trường chúng tôi, tôi thấy 
các tiết học ôn tập chương hiệu quả hơn hẳn so với các tiết ôn tập khi chưa áp 
dụng phương pháp này. Trong qua trình triển khai và thực hiện, tôi đã được sự 
đánh giá, góp ý quý báu cho đề tài. 
 Trong quá trình triển khai đề tài, tôi đã rút ra những điều sau để dạy một 
tiết ôn tập hiệu quả: 
 - Tư tưởng: “Ôn tập” không có nghĩa là “nhắc lại”. 
 - Hiệu quả: Học sinh “Nhớ lại + Làm lại => Tìm ra mạch kiến thức” 
 - Phương châm: tổ chức hướng tới để học sinh 
 *Chủ động +hợp tác! 
 *Tự chuẩn bị-Tự nghiên cứu-Tự thể hiện-Tự đánh giá! 
 - Hình thức: đa dạng, phong phú, thể hiện cá tính, tính cách của mỗi học 
sinh. 
Một số kết quả việc triển khai đề tài 
 Ưu điểm 
1. Báo cáo lí thuyết 
 - Đảm bảo đầy đủ mục tiêu, cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn và nội dung chính 
của chuyên đề. 
 - Trình bày ngắn gọn, khoa học, có tính thuyết phục cao. 
 - Kỹ thuật chủ đạo “Xây dựng bản đồ tư duy” được làm sáng tỏ về lý 
thuyết, cách thức tiến hành khi tổ chức dạy học. 
 2. Dạy thực nghiệm: Hầu hết GV nhóm toán dạy thực nghiệm chuyên đề, 
đã đem lại hiệu quả và hứng thú cho học sinh khi dạy ôn tập chương. 
- Các giờ dạy thực nghiệm vận dụng tốt được mục tiêu của chuyên đề; có 
sự phối hợp nhịp nhàng các phương pháp truyền thống và phương tiện hiện đại, 
giúp học sinh có được nhiều cách tiếp cận kiến thức. 
- Khai thác tốt các kiến thức, kỹ năng trong các hoạt động dạy học của giáo 
viên, học sinh. Thực hiện bám chuẩn và nâng chuẩn (ở một số hoạt động) tốt, phù 
hợp với đối tượng học sinh của nhà trường. 
3. Kết quả triển khai chuyên đề: 
 - Có trên 50% tiết ôn tập chương được giáo viên nhóm toán dạy áp dụng 
chuyên đề. 
40 
 - Vận dụng lý thuyết của chuyên đề vào các bộ môn khác. 
4. Ý nghĩa thực tiễn và tính khả thi 
 - Mang lại tính đột phá trong hoạt động chuyên đề, nêu cao tính nghiêm túc, 
chất lượng; chống tư tưởng hình thức, đối phó trong việc thực hiện các chuyên đề. 
Tạo ra hiệu ứng tâm lý tích cực trong mọi giáo viên. 
- Tính khả thi của chuyên đề cao, có thể thực hiện tốt trong các điều kiện cơ 
sở vật chất khác nhau, không phụ thuộc vào phương tiện hiện đại. 
- Lý thuyết chung của chuyên đề áp dụng được cho nhiều bộ môn khác. 
 Tồn tại 
- Chưa chỉ rõ một giải pháp tương đối cho các đối tượng học sinh đại trà 
(một khi chuyên đề được nhân rộng). 
- Đối với các học sinh không biết sử dụng quỹ thời gian hợp lý, nếu dành 
nhiều thời gian vào việc vẽ SĐTD thì sẽ ảnh hưởng đến thời gian học tập các 
phần khác cũng như các môn khác. 
- Việc định hướng sử dụng phương tiện dạy học trong chuyên đề cũng chưa 
được đặt xứng tầm. 
- Trong một số giờ dạy còn có sự gò bó, chưa thực sự thanh thoát trong 
các hoạt động của giáo viên và học sinh; các hoạt động nhóm chưa được phát 
huy triệt để. 
II- KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 
 1. Đối với nhà trường: 
 - Tiếp tục được triển khai đề tài này trong năm tới, tiến tới hoàn thiện đề tài 
áp dụng trong các tình huống ôn tập khác trong chương trình Toán THPT. 
 - Tổ chức nghiên cứu các đề tài về PPDH đối với các tình huống dạy học 
điển hình ở các bộ môn. 
 - Tăng cường, bổ sung cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học 
2. Đối với tổ chuyên môn và giáo viên: 
- Tích cực triển khai các chuyên đề về PPDH, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi 
lẫn nhau. 
- Tìm hiểu thêm các phần mềm tiện ích để vẽ SĐTD mềm mại, linh hoạt hơn. 
41 
III- KẾT LUẬN 
Đổi mới phương pháp dạy học trong tình hình hiện nay có một vai trò rất quan 
trọng trong hoạt động chuyên môn của nhà trường, nó là khâu quyết định đến việc nâng 
cao hiệu quả, chất lượng dạy và học trong nhà trường. Giải quyết vấn đề chất lượng 
giáo dục chính là giải quyết cái gốc của mọi vấn đề trong giáo dục 
 Thông qua hoạt động ĐMPPDH sẽ giúp cho các GV nâng cao trình độ 
chuyên môn, tự tin vào bản thân khi đứng lớp. Hoạt động ĐMPPDH sẽ giúp cho 
giáo viên có thêm lòng say mê, nhiệt tình trong công tác và nghiên cứu khoa học. 
 Sử dụng phương pháp SĐTD trong dạy học đem lại sự hứng thú, niềm đam 
mê, sáng tạo cho học sinh. Học sinh nắm kiến thức một cách logic, mạch lạc; HS 
nhớ kiến thức nhanh hơn và sâu hơn. Phương pháp SĐTD không chỉ phù hợp với 
bộ môn Toán mà còn phù hợp với tất cả các môn học ở trường THPT cũng như 
các cấp học khác. 
Nói về ý nghĩa và tác dụng của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong ôn tập kiến thức 
học sinh Nguyễn Thị Lê Na (11A) chia sẻ: “Sau nhiều lần vẽ sơ đồ tư duy, em thấy 
rằng sơ đồ tư duy là lựa chọn số một để em có thể ghi nhớ kiến thức một cách đầy 
đủ, dễ dàng nhất bằng cách tổng hợp kiến thức trọng tâm, trình bày đẹp, màu sắc 
bắt mắt, ưa nhìn”. Chia sẻ về so sánh với phương pháp ôn tập truyền thống học 
sinh Nguyễn Thảo Linh (lớp11A) đã có ý kiến: “So với phương pháp đọc thuộc 
hay ghi chép thông thường SĐTD đem lại cho em cảm giác mới mẻ, nơi mình có 
thể tự do sáng tạo, trình bày ý tưởng cá nhân nhưng phải đảm bảo chân lý và tính 
khoa học. Từ đó, em có thể ghi nhớ nhanh hơn, sâu hơn, nhất là các SĐTD ôn tập 
cuối mỗi chương”. 
 Đối với các nhà quản lý thì hoạt động ĐMPPDH là một cách để tác động tới 
giáo viên cũng như các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường bởi lẽ hoạt 
động chính của GV trong nhà trường là giảng dạy. Để thành công trong hoạt động 
ĐMPPDH người quản lý cần bám sát các chỉ đạo của Bộ - Sở, luôn cập nhật 
thông tin tránh lạc hậu trong suy nghĩ, chỉ đạo. Công tác quản lý cần xác định 
đúng vai trò quan trọng, quyết định của việc “Nâng cao lý luận khoa học giáo 
dục đặc biệt là lý luận về phương pháp dạy học” cho giáo viên - đây là một vấn 
đề hiện đang là hạn chế lớn nhất của nhiều giáo viên hiện nay. Việc kiểm tra đánh 
giá, khen-chê kịp thời, luôn biết lắng nghe, tôn trọng nhân viên, sẵn sàng chịu 
trách nhiệm sẽ là một động lực không nhỏ giúp không chỉ hoạt động ĐMPPDH 
mà các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường đạt hiệu quả cao. 
Tôi xin chân thành cảm ơn. 
42 
Phụ lục: 
A. PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH THPT VỀ VIỆC HỌC TẬP MÔN TOÁN TRONG GIỜ 
ÔN TẬP 
I. Điều tra liên quan đến việc ôn tập môn Toán 
1) Điều tra việc chuẩn bị tiết ôn tập. 
Câu hỏi: Em đã chuẩn bị như thế nào cho tiết ôn tập toán? 
□ Chỉ làm bài tập do thầy, cô dặn về nhà 
□ Có làm thêm phần việc thầy, cô dặn về nhà 
□ Có đọc lại lý thuyết của chương 
□ Có tóm tắt lý thuyết chương 
□ Có tóm tắt lý thuyết chương theo bản đồ tư duy 
2) Điều tra việc học giờ ôn tập. 
Câu hỏi: Em có mong muốn gì trong các tiết học ôn tập toán? 
□ Chỉ muốn chép bài của thầy, bạn chữa trong giờ học 
□ Muốn được thầy phân loại và chữa bài tập SGK 
□ Muốn được tự trình bày lời giải của mình 
□ Muốn được góp ý bài của bạn 
□ Muốn được hợp tác với bạn 
3) Điều tra đánh giá hiệu quả tiết ôn tập 
Câu hỏi: Em thấy qua tiết học ôn tập Toán đem lại cho em những gì bổ ích? 
□ Thấy như tiết học bình thường 
□ Biết làm thêm một số bài tập 
 □ Biết thêm những sai lầm thường gặp khi giải toán 
 □ Giờ học chỉ hệ thống kiến thức cũ 
4)Về phương pháp tiến hành ôn tập trên lớp mà giáo viên đã đưa ra trong giờ ôn tập 
Câu hỏi: “Em thấy thầy (cô) đã sử dụng phương pháp nào dưới đây ở trên lớp trong giờ ôn tập?” 
□ Nhắc nhanh lý thuyết sau đó gọi HS lên bảng chữa bài tập, cả lớp nhận xét 
□ Cho HS hệ thống các bài học trong chương, sau đó cho HS làm bài tập, GV chữa lại trên bảng 
 □ “Dạy bằng bản đồ tư duy” 
 □ “Em không rõ phương pháp” 
Sau gần một năm học tại lớp, các bạn hãy đưa ra những cảm nghĩ và nhận xét của em theo các tiêu chí chỉ 
ra dưới đây. Với các ô trống, đánh dấu vào ô muốn chọn và để trống nếu không chọn: 
II. Điều tra về tình hình học tập: 
1. Tình hình: 
+ Phong trào học tập của lớp: □ Rất trầm □ Trầm □ Bình thường □ Sôi nổi 
+ Ý thức, thái độ học tập của bản thân: □ Lười học □ Bình thường □ Hăng say, tích cực 
2. Nguyên nhân: 
+ Do GV bộ môn: 
43 
- □ PPDH không phù hợp 
- □ Chưa tâm huyết, quan tâm tới HS 
- □ Không thường xuyên kiểm tra, rèn luyện HS 
+ Do bản thân: 
- □ Còn lười không muốn học 
- □ Thích học nhưng chưa có phương pháp học hiệu quả 
- □ Chưa xác định mục đích học tập rõ ràng, học không biết để làm gì 
+ Do các nguyên nhân khác: 
- □ Còn quá ham chơi các hoạt động khác (thể thao, game.) 
- □ Do phong trào học tập của lớp trầm nên giảm hứng thú học tập 
- □ Bị yếu tố gia đình chi phối 
- □ Bị tình cảm khác giới chi phối 
- □ Vì lí do sức khỏe 
- □ Có tư tưởng không muốn học 
- □ Có tư tưởng học cũng không tiến bộ hơn, không bao giờ được chuyển lên lớp cao hơn 
- Nguyên nhân khác nữa: 
...................................................................................................................................................... 
B. THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG MÔN TOÁN TẠI TRƯỜNG 
1- Bảng thống kê số điểm khảo sát cuối kỳ I theo các mức độ 
(năm học 2019 – 2020): 
Lớp(sĩ số) Điểm dưới 2 Từ 2 đến 4,9 Từ 5,0 đến 6,4 Từ 6,5 đến 7,9 Từ 8,0 đến 10 
SL % SL % SL % SL % SL % 
2- Bảng thống kê số điểm khảo sát cuối kỳ I theo các mức độ 
(năm học 2019-2020): 
Lớp (sĩ số) Điểm dưới 2 Từ 2 đến 4,9 Từ 5,0 đến 6,4 Từ 6,5 đến 7,9 Từ 8,0 đến 10 
SL % SL % SL % SL % SL % 
44 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên)- Vũ Tuấn (Chủ biên) – Đại số và Giải tích lớp 
11– NXB Giáo dục Việt Nam, xuất bản năm 2007. 
2. Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên)- Nguyễn Mộng Hy (Chủ biên)- SGK Hình học 
10- Nhà XB Giáo dục Việt Nam năm 2007 
3. Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên)- Vũ Tuấn (Chủ biên) – Đại số lớp 10 – NXB 
Giáo dục Việt Nam xuất bản năm 2007. 
4. Nguyễn Thế Thạch – Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức- Kỹ năng môn 
Toán 10- NXB Giáo dục Việt Nam năm 2009. 
5. Nguyễn Thế Thạch – Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức- Kỹ năng môn 
Toán 11 - NXB Giáo dục Việt Nam năm 2009. 
6. Nguyễn Bá Kim - Phương pháp dạy học môn Toán- NXB Đại học sư phạm, 
xuất bản năm 2009. 
7. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy- Sử dụng bản đồ tư duy góp phần TCH 
HĐ học tập của học sinh – Tạp chí khoa học giáo dục- số chuyên đề TBDH - 
2009. 
45 
MỤC LỤC 
Nội dung Trang 
PHẦN MỞ ĐẦU 1 
6. Lí do chọn đề tài 1 
7. Mục tiêu nghiên cứu 2 
8. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2 
9. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 
10. Phương pháp nghiên cứu 2 
PHẦN NỘI DUNG 
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3 
1.1. Kỹ thuật dạy học bằng bản đồ tư duy 3 
 1.2. Đặc điểm, nội dung, thời lượng dành cho ôn tập môn toán 4 
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 5 
CHƯƠNG II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 11 
2.1. Xây dựng kế hoạch 11 
2.2. Công tác chuẩn bị và thực hiện 11 
d. Chuẩn bị 11 
e. Hướng dẫn hs cách vẽ SĐTD 13 
f. Tổ chức thực hiện 14 
2.6. Minh chứng sản phẩm sơ đồ tư duy của học sinh 15 
2.7. Tóm tắt các hoạt động chính của một tiết ôn tập chương 33 
2.8. Hiệu quả của sáng kiến. 36 
PHẦN KẾT LUẬN 
IV. KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM. 39 
V. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 40 
VI. KẾT LUẬN 41 
PHỤ LỤC 42 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_tu_on_tap_mon_toan.pdf
Sáng Kiến Liên Quan