Đề tài Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu học

I. Phần mở đầu

I.1. Lý do chọn đề tài

Trong kho tàng âm nhạc dân gian của nước ta, dân ca được xem là di sản văn

hóa của dân tộc. Là quốc gia của một cộng đồng với 54 dân tộc anh em chung sống,

mỗi dân tộc đều có đặc điểm địa lý, khí hậu, điều kiện, hoàn cảnh sống khác nhau.

Điều đó đã sản sinh ra những bài dân ca mang hương sắc riêng, tô điểm thêm cho

kho tàng dân ca Việt Nam. Cái hay, cái đẹp, cái tinh túy của dân ca đã được nhân

dân ta chắt lọc, mài dũa, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Dân ca đã gắn bó

với cuộc sống con người, đi vào đời sống tinh thần, tham gia vào các sinh hoạt văn

hóa, lao động hàng ngày của mỗi người dân lao động.

Ngay từ thuở ấu thơ, mỗi trẻ em trong cộng đồng dân tộc Việt đã được tắm

mình trong những âm điệu ngọt ngào, thiết tha của những câu hát ru. Những làn điệu

dân ca tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng miền đã làm rung động tâm hồn mỗi người

dân Việt. Cho đến ngày nay, những di sản nghệ thuật quý báu ấy vẫn là những

nguồn sữa dinh dưỡng để bồi bổ, nuôi dưỡng tâm hồn cho mỗi con người, nhất là

trong bối cảnh của thời kì hội nhập và toàn cầu hóa, khi mà sự giao thoa và tiếp

biến các giá trị văn hóa nói chung và văn hóa dân gian nói riêng đã tạo nên

những trào lưu mới trong xã hội, và cũng tạo nên những ảnh hưởng không ít tớ i

sự hình thành và phát triển những nét tâm lý, tính cách của thế hệ trẻ.

Hát dân ca là một trong những tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam, đã và

đang được gìn giữ, phát triển. Đối với giáo dục, các bài hát dân ca đã được đưa vào

trong chương trình học của các bậc học. Tuy nhiên, trong chương trình môn Âm

nhạc của bậc Tiểu học thì các bài hát dân ca còn rất ít. Do vậy sự hiểu biết của các

em học sinh Tiểu học về dân ca chưa thật sự sâu rộng. Mặt khác sự xâm nhập tràn

lan của những dòng nhạc hiện đại, nhạc giải trí đã khiến cho các em ít quan tâm tới

việc lưu giữ các làn điệu dân ca riêng của quê hương mình.

pdf18 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 4904 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắc, với ruộng bậc thang và những điệu múa xòe của các cô gái Thái. 
Hoặc bài “Bạn ơi lắng nghe” – Dân ca Bana, tôi dùng âm sắc tiếng đàn đá hoặc đàn 
t’rưng. Từ những âm sắc đó, các em tưởng tượng ra những con suối trong vắt hay 
những rẫy lúa bạt ngàn của vùng đất Tây Nguyên 
Ngoài việc sử dụng nhạc cụ quen dùng, tôi còn hướng dẫn học sinh kết hợp sử 
dụng các nhạc cụ dân tộc để đệm hát cho bài dân ca (có thể là GV hoặc HS chuẩn 
bị). 
VD: Dùng các nhạc cụ như cồng, chiêng, đàn T’rưng nhỏ, tre lắc (GV chuẩn bị) 
để đệm cho những bài dân ca Tây Nguyên hoặc dùng thanh phách, song loan, 
sáo (HS chuẩn bị) để đệm cho những bài dân ca Đồng bằng Bắc Bộ 
của bài hát. Trong lớp có những HS hát tốt, hát hay, tôi chỉ định hát mẫu và hướng 
dẫn cho các bạn hát chưa đúng. Ngoài ra, tôi cũng hướng dẫn các em cách lấy hơi 2 
lần, ở đầu câu và giữa câu hát 
Trường TH Krông Ana SKKN: Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu học 
 10 
Đối với tiết ôn tập bài hát dân ca 
* Ôn lại kiến thức về dân ca 
Tôi yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức hiểu biết của mình về dân ca. Như: 
Dân ca là gì? (HS trả lời: Là những bài hát khúc ca được sáng tác, lưu truyền trong 
dân gian mà không có tác giả, có thể truyền miệng từ đời này sang đời khác có thể 
được hát hoặc sáng tác khi lao động, khi chơi, khi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ). 
Nhắc lại bài dân ca học ở tiết trước là của miền nào? vùng nào? (Bắc Bộ, Nam Bộ 
hay Trung Bộ). Như vậy các em đã nắm được một số kiến thức cơ bản về dân ca. 
Để học sinh thuộc và hiểu bài nhanh, tôi hướng dẫn các em cách nhận biết dân 
ca vùng nào bằng cách dựa trên các âm đệm và âm hưởng giai điệu riêng biệt của 
từng vùng, miền trong bài hát. 
VD: Bắc bộ thì các tiếng hát đệm thường là í,a,i 
Trung bộ thì các tiếng hát đệm thường là bớ, chi rứa, uẩy, ơ hời 
Nam Bộ thì đặc trưng giọng nói chày – chài, quẫy – wẩyvà các tiếng đệm cho 
bằng, rượng 
Dân ca Tây Nguyên mang âm hưởng đặc trưng riêng là nhạc dạo thường dùng 
các nhạc cụ như đàn T’rưng, những tiếng suối chảy, chim hótQua đó tôi thấy HS 
nhớ và trả lời nhanh, chính xác 
*Hát kết hợp phụ họa 
Cũng như các bài hát thiếu nhi khác, hát kết hợp vận động và phụ họa cũng là 
một hoạt động không thể thiếu trong tiết học. Tuy nhiên là bài hát dân ca, nên khi 
hướng dẫn HS biểu diễn, tôi thường mở đĩa hình các tiết mục biểu diễn những bài 
hát dân ca vùng miền của bài dân ca đang học, để HS nắm được các động tác biểu 
diễn phù hợp, những trang phục biểu diễn cho bài dân ca nàysau đó hướng dẫn HS 
Trường TH Krông Ana SKKN: Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu học 
 11 
tập biểu diễn theo nhóm hoặc theo tổ và tổ chức thi đua giữa các nhóm trong lớp. 
Tuy chưa có không gian biểu diễn nhưng tôi sử dụng bục giảng làm sân khấu cho 
HS. Thành lập ban giám khảo cũng chính là các em. Đây là dịp cho các em chứng tỏ 
được sự hiểu biết của mình về dân ca, đối với những HS nhút nhát cũng dần mạnh 
dạn tham gia biểu diễn và tham gia nhận xét bạn bằng sự hiểu biết của mình. 
Với các tiết học hát dân ca Tây nguyên, tôi hướng dẫn các em một số động tác 
múa Tây Nguyên khi ôn tập bài hát “Bạn ơi lắng nghe”, “Hát mừng”, Chiếc gùi 
đung đưa”hoặc cho HS kết hợp nhảy sạp khi ôn tập bài hát “Xòe hoa”... để thay 
đổi không khí học tập và thu hút sự chú ý, yêu thích, ham học hỏi của HS. 
* Đặt lời mới cho bài dân ca 
Cùng với sự phát triển của xã hội, lời ca của các làn điệu dân ca luôn được bổ 
sung để phù hợp với từng giai đoạn của lịch sử, phù hợp với từng nội dung sinh hoạt 
lao động, phù hợp với từng lứa tuổi. Bên cạnh đó, các bài hát dân ca thiếu nhi thường 
có cấu trúc ngắn gọn và đa số được sáng tác dựa theo các câu ca dao lục bát. 
VD: Bài “Cò lả” – được sáng tác trên câu ca dao 
 Con cò bay lả bay la 
 Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng 
Hoặc bài “Lí cây bông” – Sáng tác trên câu ca dao 
 Bông xanh bông trắng bông vàng 
 Bông lê bông lựu đố nàng mấy bông 
Đối với HS lớp 4,5 - để phát huy tính tích cực và sáng tạo của HS, ngoài việc 
hướng dẫn học hát và tìm hiểu về dân ca, tôi còn hướng dẫn cho những HS có năng 
khiếu hoặc tổ nhóm, biết cách tự tìm và đặt lời ca mới cho bài dân ca từ các câu thơ 
lục bát quen thuộc hay do HS tự nghĩ ra. Tôi gợi ý cho HS có thể thêm các từ đệm 
hay tiếng hát luyến, láy để phù hợp với giai điệu của bài. 
VD: HS có thể đặt lời mới cho bài dân ca “Cò lả” từ câu ca dao: 
 Trên trời có đám mây xanh 
 Ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng 
Hay với những tiết ôn tập, tôi tổ chức cho HS thi theo nhóm để đặt lời ca mới 
với bài dân ca tự chọn, đã học, có giai điệu dễ như bài “Xòe hoa”, “Bắc kim thang”. 
Tôi thấy HS rất hào hứng và tự tin với hoạt động này. 
VD: Bài “Xòe hoa” – một nhóm HS đặt lời như sau: “Trường em rất vui, trong 
ánh nắng nhẹ ban mai, ngoan rất ngoan em ngồi học bài..”. Nhóm khác có lời ca 
nhí nhảnh hơn: “Tình tang tính tang, em học hát thật là vui, tay vỗ tay em cùng hòa 
nhịp.” 
Với việc HS được tự sáng tác và đặt lời mới cho bài dân ca, HS rất hào hứng 
học hát và thêm yêu thích các bài hát dân ca, từ đó các em phát huy tính sáng tạo và 
muốn tìm hiểu thêm về các bài dân ca của Việt Nam. 
* Kết hợp trò chơi 
Tùy vào từng bài dân ca, tôi thường lồng ghép các trò chơi dân gian nhằm tạo 
cho không khí lớp học thêm phong phú, sinh động hơn. Bởi lẽ, trò chơi dân gian 
Trường TH Krông Ana SKKN: Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu học 
 12 
không chỉ đơn thuần là trò chơi của trẻ em, mà nó còn chứa đựng cả nền văn hóa dân 
tộc Việt nam độc đáo và giàu bản sắc, thông qua trò chơi giúp các em tư duy, sáng 
tạo, đoàn kết, thân thiện với bạn bè, thêm yêu mến quê hương đất nước. 
VD: Bài “Tập tầm vông” – Lớp 1. Đây không phải là bài hát dân ca, nhưng lời 
ca của bài dựa theo bài đồng dao và giai điệu của bài hát cũng mang âm hưởng dân 
ca. Nên khi học hát, tôi hướng dẫn HS chơi trò chơi “Đố tay”: Với đồ dùng đơn giản 
là một viên phấn nhỏ hay một cục tẩy, chỉ định một em lên giấu vật vào tay, sau khi 
cả lớp hát xong bài hát, em nào đoán chính xác vật ở tay nào thì tiếp tục được lên đố 
các bạn. 
Ngoài trò chơi phát triển trí tuệ, tôi còn kết hợp một số trò chơi vận động để HS 
được phát triển thể chất. 
VD: Tiết Ôn tập bài hát “Bắc kim thang”, tôi hướng dẫn HS ra ngoài trời, xếp 
thành vòng tròn: vừa ôn tập, vừa biểu diễn bài hát, cuối tiết học dành ít thời gian cho 
HS tham gia các trò chơi như: “Chi chi chành chành” hoặc “Rồng rắn lên mây”, đây 
là những trò chơi HS rất yêu thích vì nó mang tính tập thể, HS được tham gia đông, 
những em hay rụt rè nhút nhát cũng tham gia nhiệt tình, qua đó giáo dục HS tính 
đoàn kết thương yêu nhau. 
Để mở rộng thêm vốn hiểu biết về dân ca, kích thích sự tìm tòi khám phá thêm 
các bài hát dân ca ngoài chương trình, trong các tiết ôn tập, tôi thường tổ chức thi 
đua giữa các nhóm trong lớp học: 
VD: Nhóm 1: tìm và hát các bài hát dân ca miền Bắc 
Nhóm 2: tìm và hát các bài hát dân ca miền Trung 
Nhóm 3: tìm và hát các bài hát dân ca Tây Nguyên 
Nhóm 4: tìm và hát các bài hát dân ca miền Nam 
Nhóm nào tìm và hát đúng được nhiều bài dân ca thì được thưởng số lượng 
những bông hoa bằng số lượng các bài dân ca tìm được hoặc cộng thêm điểm vào 
điểm thi đua của các tổĐể khuyến khích HS ham tìm hiểu hơn về dân ca. 
Đối với tiết học có nội dung nghe nhạc 
Trong chương trình Âm nhạc Tiểu học, ngoài các nội dung học hát, trong tiết 
ôn tập thường có thêm nội dung Nghe nhạc. Với nội dung này, tôi thường mở băng 
đĩa nhạc các bài hát dân ca cho các em nghe. Sau khi nghe lần 1, tôi đặt các câu hỏi 
để HS hiểu sâu hơn về bài dân ca. 
VD: Em nào biết tên bài dân ca vừa nghe? Thuộc vùng nào? vì sao em biết? bài 
dân ca có nội dung gì? Em còn biết bài dân ca nào có xuất xứ giống với bài 
này?.v..v.. 
Khi mở nhạc lần 2, tôi hướng dẫn HS hát theo (nếu thuộc), có thể đứng tại chỗ 
biểu diễn hoặc vận động theo nhạc phù hợp với nội dung bài hát. Hoặc có thể chia 
nhóm tổ chức thi hát đúng lời ca, giai điệu theo nhạc. 
Các hoạt động ngoài giờ lên lớp 
Ngoài các phương pháp và hình thức áp dụng trên trong tiết học, cùng với 
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực”, vào các 
Trường TH Krông Ana SKKN: Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu học 
 13 
dịp khai giảng năm học mới, kỷ niệm các ngày lễ lớn như 20/11, 26/3, Đại hội 
“Cháu ngoan Bác Hồ” tôi thường tham mưu với Lãnh đạo Nhà trường và Liên đội 
tổ chức cho HS thi và tìm hiểu về dân ca, tham gia các trò chơi dân gian, thi hát múa 
dân ca. Để HS nắm được những truyền thống, những nét sinh hoạt dân gian đậm đà 
bản sắc của dân tộc ta. Do dân ca là những bài hát xuất phát từ người dân lao động 
nên ai cũng có thể hát được. Vì vậy ta cần tạo môi trường diễn xướng cho tất cả các 
em được tham gia. 
Cụ thể: Lên kế hoạch tổ chức thi văn nghệ vào các ngày lễ lớn: Mỗi lớp 2 tiết 
mục trong đó bắt buộc phải có một bài hát dân ca, khuyến khích có múa phụ họa. 
Thành lập ban giám khảo có năng lực chấm và nhận xét công tâm để giúp các em 
hiểu được dân ca cần diễn xướng như thế nào, trang phục biểu diễn, động tác múa 
như thế nào là phù hợp  tuyên dương và trao giải những tiết mục đặc sắc. 
Bên cạnh đó, Phòng GD&ĐT huyện thường xuyên tổ chức các Hội thi hát dân 
ca cho HS Tiểu học nhằm tạo điều kiện cho học sinh thể hiện năng khiếu ca hát của 
mình, được hát lên những bài dân ca mang đậm bản sắc dân tộc, góp phần giữ gìn và 
phát huy nền văn hóa truyền thống của dân tộc, tạo sân chơi bổ ích, giúp các em có 
dịp giao lưu và khám phá thêm kho tàng dân ca Việt Nam. 
 Để chuẩn bị cho Hội thi, tôi thường lên kế hoạch cụ thể, bởi theo tôi dạy dân ca 
chưa đủ mà cần cho trẻ hóa thân vào những bài dân ca, điều đó sẽ khắc sâu cho HS 
những hình tượng về con người của từng vùng miền trên đất nước Việt Nam. Chính 
vì vậy, tôi thường, lựa chọn những bài dân ca của cả 3 vùng miền Bắc – Trung – 
Nam phù hợp với chất giọng và lứa tuổi của các em. Trong mỗi chương trình, tôi 
thường chọn một bài dân ca của Tây Nguyên: vì đây là quê hương thứ hai của các 
em, khi các em được hát những bài dân ca, ca ngợi về con người và cảnh đẹp Tây 
nguyên, các em sẽ thêm yêu mến và có ý thức học tập để sau này xây dựng quê 
Trường TH Krông Ana SKKN: Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu học 
 14 
hương ngày càng giàu đẹp hơn. Tôi chú ý lựa chọn trang phục, các đạo cụ biểu diễn 
phù hợp và kết hợp giải thích cho các em hiểu vì sao lại cần mặc những bộ trang 
phục và các đạo cụ đó. 
VD: HS hát múa bài dân ca “Đi cấy” thì trang phục phải là yếm, váy đen, thắt 
khăn mỏ quạđạo cụ là những bó lúa dắt bên hông, và giải thích cho HS hiểu đây 
là những bộ trang phục của các bà, các chị thời xưa mặc khi đi cấy lúa. 
Hoặc biểu diễn bài “Hát mừng” – Dân ca Hơ –rê (Tây nguyên), tôi chọn những 
bộ trang phục của đồng bào Hơ rê, đạo cụ là những chiếc cồng, chiêng được làm từ 
những tấm bìa cứng có in hoa văn thổ cẩm và giải thích: trong các lễ hội của người 
dân Tây Nguyên thì cồng chiêng là một nhạc cụ không thể thiếu, tiếng cồng chiêng 
vang lên thay cho lời người muốn nói với các thần linh, cầu mong buôn làng có cuộc 
sống ấm no hạnh phúc và cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận 
là văn hóa phi vật thể thế giới, từ đó các em thêm tự hào và yêu mến quê hương hơn. 
Vào các buổi sinh hoạt tập thể dưới cờ, hoặc trong giờ ra chơi giữa buổi, tôi còn 
mở băng đĩa các bài dân ca trên hệ thống loa đài của nhà trường, các em vừa vui 
chơi, sinh hoạt vừa được nghe các bài dân ca Việt Nam hoặc hướng dẫn và giúp đỡ 
một lớp xây dựng và tập luyện một tiết mục dân ca (có thể là đơn ca, tốp ca hoặc kết 
hợp múa và hát) hát trong giờ chào cờ đầu tuần, đầu thángBằng cách này, các làn 
điệu dân ca cứ dần thấm vào tâm hồn HS một cách tự nhiên. Từ chỗ thuộc, rồi hiểu 
và yêu thích. Đây là hoạt động tuyên truyền, giáo dục về dân ca rất hữu ích. 
Ngoài ra, tôi còn tuyên truyền cho cha mẹ HS biết những lợi ích của dân ca, để 
từ đó các bậc cha mẹ có thể phối hợp cung cấp các kiến thức dân ca ở nhà bằng 
cách: cho HS nghe dân ca vào các buổi tối qua băng đĩa hoặc bằng các bài hát ru 
thông thường, hoặc cùng phối hợp với GV chuẩn bị những trang phục cho HS trong 
Trường TH Krông Ana SKKN: Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu học 
 15 
các cuộc thi hát dân ca . 
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp 
+ Giáo viên phải nắm vững các kiến thức về dân ca, tìm hiểu nguồn gốc, xuất 
xứ của từng bài, có kĩ năng sư phạm tốt, sáng tạo, đổi mới trong cách tổ chức các 
hoạt động dạy học. 
+ Tìm hiểu và nắm được trình độ tiếp thu của các đối tượng học sinh trong lớp 
để giao nhiệm vụ phù hợp và có những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học sao 
cho tất cả học sinh đều được tham gia hoạt động học tập với ý thức tự giác, tích cực, 
chủ động. 
+ Cơ sở vật chất phục vụ môn học phải đảm bảo tương đối đầy đủ như: Có 
không gian lớp học để học sinh được biểu diễn, có một số trang phục phù hợp, đạo 
cụ phù hợp sẵn có hoặc tự làm để tham gia biểu diễn và tham gia các trò chơi nhỏ 
khi học hát dân ca. Có nhạc cụ đệm hát phù hợp cho giáo viên thay thế các nhạc cụ 
phương tây, nhạc cụ gõ đệm của học sinh tạo không khí sôi động khi học các bài hát 
dân ca. 
+ Sự Lãnh đạo sát sao của Nhà trường và sự phối hợp chặt chẽ của Liên đội 
trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp. 
+ Sự phối hợp giữa giáo viên Âm nhạc với các thầy, cô giáo chủ nhiệm và cha 
mẹ học sinh trong việc cung cấp các tư liệu, các kiến thức dân ca của từng vùng 
miền đến với các em HS ở trường cũng như ở nhà. 
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 
Các biện pháp định hướng cho những giải pháp tiến hành và có mối quan hệ 
chặt chẽ với nhau, luôn có sự tác động hỗ trợ lẫn nhau, bám sát vào điều kiện hoàn 
cảnh, mức độ khả năng tiếp thu của từng đối tượng học sinh. Chính ví thế trong quá 
trình giảng dạy giáo viên cần đưa ra những giải pháp hữu hiệu để thực hiện và vận 
dụng các biện pháp vào giảng dạy sao cho đạt kết quả cao nhất. 
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 
- Kết quả khảo nghiệm học sinh trong năm học 2013 -2014, sau khi tôi áp dụng 
các giải pháp trên như sau: 
Mức độ đạt được của học sinh Đầu năm học Cuối năm học 
Hát đúng giai điệu, lời ca các bài dân ca đã học 75% 90% 
Biết sử dụng nhạc cụ gõ đệm phù hợp với từng bài 
dân ca 
80% 95% 
Biết hát kết hợp với biểu diễn động tác phù hợp với 
từng bài dân ca 
75% 90% 
Phân biệt được dân ca vùng, miền khi được nghe 60% 80% 
Trường TH Krông Ana SKKN: Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu học 
 16 
Yêu thích các bài dân ca 65% 90% 
Tỉ lệ học sinh yêu thích học hát các bài dân ca, hát đúng giai điệu và lời ca, biết 
sử dụng nhạc cụ gõ đệm và biểu diễn các động tác múa phù hợp với sắc thái của 
từng bài hát dân ca đã tăng lên rõ rệt. Tỉ lệ HS phân biệt được dân ca vùng, miền khi 
được nghe vẫn chưa cao tuy nhiên cũng đã tăng hơn so với đầu năm học. 
- Giá trị khoa học: Với những kinh nghiệm trên tôi đã thành công trong việc dạy 
hát và cung cấp thêm những kiến thức ban đầu về kho tàng dân ca của Việt Nam. HS 
được học hát, được nghe các làn điệu dân ca và hiểu được rằng: Dân ca là sản phẩm 
tinh thần quý giá của ông cha để lại, từ đó các em càng phải trân trọng, giữ gìn, học 
tập, tiếp tục phát triển những vốn quý ấy, từ đó các em càng thêm yêu mến và tự hào 
về nhân dân ta, đất nước ta. 
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 
II.4.1. Kết quả thu được qua khảo nghiệm 
Tất cả học sinh đều rất yêu thích và hào hứng học tiết Âm nhạc có bài hát dân 
ca. Đa số HS hát đúng giai điệu, hát đúng các tiếng hát luyến láy của bài hát, một số 
em năng khiếu còn biết thể hiện tình cảm của mình vào bài hát. 
Các em đã biết phân biệt được làn điệu dân ca của từng vùng miền qua nghe 
giai điệu và lời ca của các bài hát có sử dụng các từ đệm. Từ đó HS học tập sáng tạo 
hơn trong giờ học như: tự tìm tòi chuẩn bị các nhạc cụ gõ đệm phù hợp với bài hát 
hoặc tự sáng tạo những động tác múa, động tác biểu diễn vận động phụ họa phù hợp 
với nội dung bài dân ca được học. 
II.4.2. Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 
Dạy hát dân ca không những góp phần gìn giữ và phát huy những bản sắc văn 
hoá của dân tộc, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể mà còn giáo dục các giá trị 
thẩm mỹ, đạo đức, định hướng nhân cách cho HS, giáo dục các giá trị văn hóa 
truyền thống, tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, bạn bèĐiều này rất 
quan trọng khi giảng dạy những kiến thức về địa phương. 
Khi lên lớp tôi cảm thấy vững vàng tự tin hơn, có những sáng tạo linh hoạt 
trong các biện pháp tổ chức lớp học. Qua những tiết học hát dân ca, các em đã có 
những ấn tượng đẹp về âm nhạc dân gian, kích thích hứng thú học tập, ham tìm tòi 
học hỏi những cái hay, cái mới, những bài dân ca độc đáo của kho tàng dân ca Việt 
Nam. 
HS được phát huy tính sáng tạo bằng việc tự sáng tác lời ca mới cho bài dân ca. 
Có tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập, biết ngắm nhìn, biết lắng nghe và 
hưởng thụ những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống từ đó tâm hồn trí tuệ cũng ngày 
càng giàu hơn, đẹp hơn. Đồng thời phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về 
hát dân ca, làm nguồn cho các cuộc thi đạt nhiều kết quả cao do các cấp tổ chức. 
III. Phần kết luận, kiến nghị 
III.1.Kết luận 
Trường TH Krông Ana SKKN: Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu học 
 17 
Dân ca được xem là tài sản vô giá của ông cha ta từ ngàn đời xưa để lại, dân ca 
là hơi thở của dân tộc, lưu giữ và bảo vệ dân ca là bảo vệ dòng máu chảy trong cơ 
thể của mỗi chúng ta. Dân ca là một bức tranh phong phú, đa dạng về màu sắc, mỗi 
địa phương đều có những nét đặc trưng riêng, thể hiện phong tục, ngôn ngữ, giọng 
nói của từng vùng quê của Tổ Quốc. Vì vậy dù là dân ca của bất cứ vùng nào trên 
đất nước Việt Nam cũng đều đáng trân trọng và cần được gìn giữ, bởi đó là tài sản 
tinh thần vô giá nhất, là những tinh hoa của dân tộc được chắt lọc qua nhiều thế kỷ. 
Với HS Tiểu học - thế hệ tương lai của đất nước, để các em vẫn luôn tiếp thu 
được các nền văn hóa thế giới mà không quên mất những tinh hoa văn hóa của dân 
tộc thì ngay từ khi còn nhỏ các em đã phải có được vốn hiểu biết, và phải có được 
một tình yêu thật sự với dân ca. Vì vậy bồi dưỡng và phát huy vốn dân ca cho HS 
Tiểu học luôn là tiền đề đầu tiên trong việc giữ gìn tinh hoa văn hóa dân tộc. Như lời 
dặn dò cuối cùng của Bác Hồ trước lúc ra đi: “..rằng đã yêu Tổ Quốc mình, càng 
yêu tha thiết những khúc hát dân ca.” 
 III.2.Kiến nghị 
Để HS thực sự yêu thích học hát các bài dân ca Việt Nam, cần có sự phối hợp 
giữa Sở GD-ĐT và Phòng GD&ĐT để có những chương trình phong phú hơn về nội 
dung giảng dạy, biểu diễn và đặc biệt là phương pháp dạy học đổi mới, thích ứng với 
đặc thù của dân ca thì mới thu hút và tạo được chất lượng học tập của học sinh trong 
các trường Tiểu học. Cung cấp các tài liệu, tuyển tập các bài hát dân ca thiếu nhi cho 
các trường Tiểu học 
Về phía Nhà trường, tôi đề nghị Ban giám hiệu trường tiếp tục trang bị phòng 
học Âm nhạc, mua sắm thêm những phương tiện dạy học cần thiết như: tranh ảnh, 
băng đĩa hình về múa hát dân ca các dân tộc để HS được học bằng đa giác quan: 
nghe, nhìn, cảm nhận, vận độngThường xuyên tổ chức các cuộc thi hát, múa, tìm 
hiểu dân ca, các trò chơi dân gian để HS có nhiều cơ hội tìm hiểu và đến gần hơn với 
dân ca. 
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi thu được trong quá trình dạy học, rất mong 
nhận được những ý kiến trao đổi, đóng góp của các đồng nghiệp nhằm tìm thêm 
những biện pháp hữu hiệu nhất trong công tác bảo tồn và phát huy vốn dân ca ở 
trường Tiểu học nói riêng, HS phổ thông nói chung, ngày càng yêu thích học hát và 
tìm hiểu về các bài hát dân ca Việt Nam. 
 Buôn Trấp, ngày 01 tháng 3 năm 2015 
 NGƯỜI VIẾT 
 Đỗ Thị Thu Hà 
Trường TH Krông Ana SKKN: Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu học 
 18 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_kinh_nghiem_day_hat_dan_ca_cho_hoc_sinh_tieu_ho_0065.pdf
Sáng Kiến Liên Quan