Đề tài Một số giải pháp vận dụng phương tiện, thiết bị dạy học theo định hướng phát triển năng lực môn Âm nhạc trong trường tiểu học

Âm nhạc có một vị trí vô cùng quan trọng trong các nhà trường, góp phần giáo dục tình cảm đạo đức, hình thành nhân cách trẻ em.

 Qua các giờ học hát, nghe nhạc, các hoạt động ngoại khóa, âm nhạc mang đến cho các em tính lạc quan, tích cực, sự hoạt bát, lanh lợi, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, đặc biệt thông qua các yếu tố cơ bản của ngôn ngữ âm nhạc (giai điệu, tiết tấu, hòa âm cường độ, âm sắc, nhịp độ ) học sinh được bồi dưỡng về khả năng trí tuệ, tính nhạy cảm, trí thông minh sáng tạo, khả năng tư duy trừu tượng, trí nhớ, sự tưởng tượng và tính chính xác khoa học

 Mặt khác, âm nhạc còn hỗ trợ việc học tập các môn học khác được tốt hơn và qua các hoạt động âm nhạc trong nhà trường tạo điều kiện cho những học sinh có năng khiếu nổi trội được phát hiện và bồi dưỡng phát triển năng khiếu âm nhạc của bản thân.

Vì vậy để học sinh có thể yêu thích các tiết học hát cần có những giải pháp cụ thể, hữu hiệu và phù hợp đối với từng đối tượng học sinh trong hoạt động dạy hát trường Tiểu học, nhất là theo phương pháp dạy học mới hiện nay. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn âm nhạc tôi luôn tìm ra những giải pháp để những tiết học hát thật sự mang lại hiệu quả và phù hợp với học sinh trường tiểu học Lê Lợi – nơi tôi đang công tác.

Trong giáo dục âm nhạc, hoạt động vui chơi là hình thức

hoạt động sáng tạo để thể hiện nội dung nhằm phát triển tai nghe âm

nhạc cho trẻ. Muốn phát triển tai nghe và cảm thụ âm nhạc cho trẻ thì

cần phải có dụng cụ để trẻ được nghe và sử dụng trong khi ca hát và

vận động, trò chơi. Có như vậy trẻ mới dễ dàng phân biệt được các âm

sắc khác nhau của âm thanh và phát triển cảm giác nhịp điệu, hứng thú

theo nhịp điệu của âm nhạc

 

doc20 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 5285 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số giải pháp vận dụng phương tiện, thiết bị dạy học theo định hướng phát triển năng lực môn Âm nhạc trong trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 loài động vật có trong đoạn nhạc nhất sẽ thắng cuộc. Từ đoạn nhạc đó các em sẽ trả lời được trong đoạn nhạc đó bài hát nào đã được học và bài hát nào chưa được học. Từ đó các em sẽ biết được bài học hôm nay là bài học có chủ đề nào và tên bài học là gì.
	Với những bức tranh này tôi đã tận dụng hình ảnh các con vật trong những tờ sách báo, tờ lịch cũ và giấy viết, giấy màu thừa để vẽ và cắt dán các con vật hay làm từ bìa cứng, hộp sữa
Các con vật được làm từ hộp sữa và giấy màu
Trong hoạt động làm quen với bài hát mới, để học sinh dễ dàng hiểu rõ hơn về tính chất, số chỉ nhịp, lời ca, số câu, các ký hiệu âm nhạc và thể hiện đúng được những chỗ ngân nghỉ, luyến láy trong bài thì tôi cũng đã thiết kế chép bản nhạc cho từng bài hát bằng cách tận dụng bìa cứng và tờ lịch cũ.
Bản nhạc bài hát: “Lớp chúng ta đoàn kết” lớp 3
Trong hoạt động ôn luyện tiết tấu: Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi học sinh tiểu học, mà đồ dùng dạy học vừa là nguồn tri thức vừa là phương tiện truyền tải thông tin,là yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ. Chính những đồ dùng đồ chơi giúp trẻ được thao tác, được hành động trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân và cũng thỏa mãn được nhu cầu học mà chơi ở trẻ. Môn Giáo dục âm nhạc cũng vậy, trẻ rất cần được hoạt động với đồ dùng đồ chơi nhằm góp phần hình thành và phát triển khả năng âm nhạc ở trẻ . Những đồ dùng cho trẻ cần phải có khi tổ chức các dạng hoạt động âm nhạc như : các loại mũ múa, trang phục múa, cờ, quạt, hoa cài tay, và đặc biệt là các loại nhạc gõ đệm . Ý thức được điều này, ngay từ đầu năm học tôi đã chủ động tìm kiếm các vật liệu thiên nhiên, phế liệu như vỏ lon bia, hộp thuốc, vỏ chai sữa, vỏ ốc, sỏi  để làm các nhạc cụ gõ cho trẻ. Ví dụ : lấy vỏ lon bia (nước ngọt), vỏ chai sữa, hộp thuốc cắt bỏ bớt cho vừa nắm tay của trẻ sau đó cho vài hạt sỏi, các loại hạt đậu như đậu nành, lạc, đậu xanh hoặc vỏ ốc biển rồi trang trí thành những lắc nhạc có hình dạng chú hề, chim cánh cụt, mèo con, gấu con với nhiều âm sắc khác nhau hoặc thắt những sợi ruy-băng lên các thanh tre thế là có những bộ gõ đẹp mắt mà trẻ rất thích sử dụng. Những loại nhạc cụ này đều có thể sử dụng cho các hình thức gõ đệm theo phách, nhịp và các âm hình tiết tấu khác . 
Xắc xô với nhiều âm sắc khác nhau và nhạc cụ gõ thanh phách
Trong hoạt động biểu diễn bài hát: Tận dụng những hộp bánh to, nhỏ các loại chất liệu bằng tôn, sắt, hộp đựng chè để làm nên những chiếc trống tròn, trống cơm, những chiếc vợt muỗi hỏng hay vợt cầu lông, thùng mỳ tôm,thùng đựng sữa. làm thành chiếc đàn, đạo cụ như cánh Ong, cánh Bướm làm bằng giấy ni lông cũ, giấy bóng kính cho trẻ biểu diễn.
Nhằm hình thành và duy trì kỹ năng biểu diễn hay vận động phụ họa theo bài hát cho trẻ tôi đã tiến hành thường xuyên các hình thức luyện tập sử dụng các loại nhạc cụ gõ đệm để làm phong phú hơn các hình thức biểu diễn . Ví dụ : cho các tổ luân phiên hát kết hợp gõ đệm : tổ Sóc nâu gõ với phách tre, tổ Thỏ trắng gõ trống lắc, tổ Hoạ mi gõ với lắc nhạc bằng lon bia,bằng nhạc cụ đàn ghi ta, đàn Bầu hoặc cô mời một nhóm bạn làm nhạc công gõ đệm cho các bạn hát hoặc mời cả lớp cùng hoà tấu các nhạc cụ  Tiết học âm nhạc trở nên rộn ràng hơn với những âm thanh của các nhạc cụ khác nhau, từ đó làm cho trẻ càng yêu thích môn Giáo dục âm nhạc hơn
Nhạc cụ đàn bầu, đàn nguyệt, trống cơm
Giải pháp 3: Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học
 	Tránh cách dạy thông báo khô khan tẻ nhạt. Giáo viên phải nắm chắc đặc trưng môn học âm nhạc để có cách dạy cho phù hợp, giờ học âm nhạc phải là giờ học nghệ thuật hấp dẫn với phương châm: Học vui - vui học. Tránh dạy lý thuyết trừu tượng và dạy tập đọc nhạc nặng nề, căng thẳng. Phải vận dụng mọi phương pháp để cải tiến cách dạy từng phân môn. Theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh. Bổ sung sáng tạo thêm nhiều thủ pháp sinh động, hấp dẫn, đa dạng hoá cách thức truyền đạt ở mỗi bài học mỗi tiết dạy. Nội dung Âm nhạc ở TH theo chương trình hiện hành có phân môn phát triển khả năng âm nhạc thường bao gồm các nội dung: nghe nhạc, kể chuyện âm nhạc, giới thiệu nhạc sĩ, nhạc cụ dân tộc và nước ngoài , giới thiệu các hình thức biểu diễn và một số kiến thức liên quan đến đời sống âm nhạc. Để tạo ra hứng thú cho học sinh giáo viên có thể áp dụng các phương pháp như: Đọc truyện, kể chuyện, xem tranh và giải thích nghe băng nhạc hoặc giáo viên tự trình bày tác phẩm. Trường hợp đọc, kể chuyện theo sách có thể giáo viên đọc cho cả lớp nghe. Nếu cần tóm tắt ý chính và nêu câu hỏi cho học sinh trả lời. Bài nào có tranh minh hoạ thì giáo viên nên sưu tầm và chèn vào bài giảng. Mỗi câu chuyện kể phải nhấn mạnh những ý chính để gây ấn tượng cho các em. Bên cạnh đó lời nói, giọng hát, phong cách của giáo viên là hết sức quan trọng, đây là một trong những yếu tố gây nên hứng thú học tập đối với học sinh. 
 Giải pháp 4: Trong quá trình giảng dạy cần đưa vào một số trò chơi để vừa nâng cao hiệu quả bài học, vừa tạo hứng thú cho học sinh.
 	Thực tế cho thấy nếu trong một tiết học giáo viên dành ít thời gian tổ chức trò chơi cho học sinh thì học sinh rất hào hứng học. Trong âm nhạc có rất nhiều trò chơi nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh, nhưng trò chơi phải phù hợp với từng bài học cụ thể.
 	Ví dụ: Trong học hát có trò chơi “Nhìn tranh đoán tên bài hát”, “Nghe nhạc đoán bài hát”, “nghe tiết tấu đoán câu hát”, “nghe tiếng đàn đoán nhạc cụ” hoặc để giúp các em ghi nhớ hơn về vị trí các nốt nhạc nhằm nâng cao hiệu quả tiết học Tập đọc nhạc, tôi đã vận dụng phương pháp dạy học mới theo định hướng phát triển năng lực học sinh bằng cách tổ chức trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” trò chơi gồm các nhóm học sinh với các khuông nhạc đã được ép plastic, phía trên bảng là hình tượng các nốt nhạc được biểu hiện bằng bàn tay mà các em đã được làm quen theo phương pháp mới, các bạn trong nhóm sẽ lần lượt nhận dạng các nốt nhạc sau đó dùng bút lông lần lượt viết các nốt nhạc đã quy định lên khuông nhạc, đội nào nhanh và chính xác sẽ là đội thắng cuộc:
Giải pháp 5: Giáo viên phải biết sử dụng phương tiện dạy học một cách thành thạo, đó là một yếu tố gây cảm hứng học tập cho học sinh.
 	Một giờ học sinh động, giáo viên không thể không sử dụng phương tiện dạy học. Đồ dùng dạy học phổ biến đó là sách giáo khoa, nhạc cụ và tranh ảnh máy chiếu... Các phương tiện đó giáo viên phải biết sử dụng cho phù hợp với nội dung từng bài học. Biết minh hoạ một cách nhuần nhuyễn, thú vị thì sẽ kích thích được hứng thú học tập của các em. Qua quá trình dạy học đã cho thấy, nếu chỉ lặp đi lặp lại những kiến thức và nội dung trong sách giáo khoa thì học sinh sẽ không hứng thú học tập và vai trò của giáo viên trên lớp cũng không phát huy được. Mặt khác nếu biết kết hợp và lồng ghép phù hợp một số nội dung ngoài sách giáo khoa thì tiết học sẽ rất hấp dẫn và sinh động. Vì vậy giáo viên cần phải biết kết hợp kiến thức sách giáo khoa nhưng cũng cần mở rộng kiến thức một cách khoa học. Đặc biệt với môn âm nhạc. Giáo viên dạy âm nhạc không có nhạc cụ, không biết sử dụng nhạc cụ thì tiết học sẽ trở nên nhàm chán, hiệu quả bài dạy sẽ không cao. Các mẫu chuyện tranh ảnh đòi hỏi giáo viên phải có để minh hoạ thêm cho học sinh, ngoài ra học sinh cũng phải có đầy đủ các phương tiện học tập như: Sách, vở, bút... 
Trong hoạt động Kể chuyện âm nhạc: Từ những miếng xốp ép, vỏ lọ hồ dán đã hết, đĩa CD hỏng, bát, đĩa nhựa, xốp ép, vải vụn, len để làm con Thỏ, Rối. Vỏ chai, làm con cá. Vỏ sò, vỏ nghêu làm con gà, con vịt, con mèo, gấu, con bướm.Những phế liệu này Cô và trẻ sử dụng “Làm những con vật” để tạo hình đóng vai kể chuyện kết hợp biểu diễn. 
 Trong hoạt động tập đọc nhạc và trò chơi âm nhạc: 
	Áp dụng phương pháp “ Học mà chơi, chơi mà học”, tôi thường tổ chức
cho các em một số trò chơi âm nhạc trong tiết học. Việc thiết kế trò chơi cũng rất quan trọng sao cho phù hợp, sôi nổi, hiệu quả. Các trò chơi được áp dụng: Hát to hát nhỏ, chuyền quà, nhìn tranh đoán tên bài hát, nhìn trang phục, lễ hộiđoán dân tộc, nghe tiết tấu đoán tên bài hát, đặc biệt trong các tiết TĐN tôi thường tổ chức cho các em chơi trò chơi đặt nốt nhặc lên khuông để khắc sâu kiến thức và trọng tâm bài học cho các em, ....chính vì vậy tôi đã tận dụng những thìa nhựa đã qua sử dụng như thìa sữa chua, ống hút, bìa cứng, vỏ hộp sữa bột, cốc nhựa cũ, bóng nhựa, xốp màu, gai dính, nam châm lá để làm nên những nốt nhạc cho trẻ tìm hiểu, khám phá, chơi trò chơi cũng như giúp các em trong hoạt động luyện tập tên nốt nhạc.
Nốt nhạc được làm từ giấy ru-ky, bìa cứng và nam châm
Giải pháp 6: Tăng cường các hoạt động ngoại khóa về âm nhạc trong nhà trường:
 	- Bằng các hình thức tổ chức nhiều Hội thi văn nghệ về các chủ đề, các buổi ngoại khoá âm nhạc nói về các nhạc sĩ,các loại nhạc cụ dân tộc cũng như nhạc cụ nước ngoài.... giúp cho học sinh có niềm say mê hứng thú trong học tập, qua đó nhằm phát hiện những học sinh có năng khiếu âm nhạc và bồi dưỡng cho các em phát huy khả năng âm nhạc của mình.
- Hướng cho học sinh tiếp cận gần gũi với âm nhạc, tập cho học sinh hát những bài hát ngoại khóa có nội dung rất gần gũi với học sinh, mang tính đoàn kết, thân thương, sau đó tập cho học sinh nghe nhạc qua các tác phẩm chọn lọc của các nhạc sĩ nổi tiếng trong nước và ngoài nước, tập cho học sinh hiểu biết cảm nhận nét đẹp tinh hoa của âm nhạc dân tộc và các nhạc cụ dân tộc, nhạc cụ thế giới. 
- Tìm hiểu sự hiểu biết của học sinh đã tiếp thu đến đâu, đã hiểu biết sâu rộng hay chưa để truyền đạt cho học sinh theo từng đối tượng và tính vừa sức chung của từng lớp học mang tính chất khả thi.
Trong hoạt động đánh giá, nhận xét:
 Bám sát thông tư 22 và 30 để đánh giá học sinh,sau mỗi tiết học tôi khuyến khích các em mạnh dạn tự đánh giá kết quả của bản thân bằng cách các em tự chọn biểu tượng mức độ đạt được và lên bảng gắn vào mục tương ứng, sau đó sẽ được các bạn góp ý vế mức độ hoàn thành. Đối với những em mạnh dạn, thực hiện tốt mục tiêu của tiết học, tôi luôn có những lời khen ngợi có thể yêu cầu các em làm mẫu, đối với những em còn hạn chế về kiến thức, kĩ năng thì luôn phát hiện những tồn tại của các em và sửa sai luôn đồng thời động viên nhẹ nhàng để các em có hứng thú, tự tin trong học tập.Từ đó có thể rút ra những phương pháp phù hợp cho từng đối tượng học sinh để tiết học đạt hiệu quả. 
	Bản “ Em tự đánh giá” được tận dụng từ bìa cứng sách báo, giấy màu, que kem đã qua sử dụng giúp quá trình đánh giá kết quả học tập hiệu quả. 
Ngoài ra, tôi còn phát huy tính sáng tạo của học sinh để làm rất nhiều các đồ dùng, đồ chơi khác phục vụ cho các hoạt động của trẻ như làm các bộ trang phục bằng giấy gói hoa, giấy màu vụn, để trẻ hoạt động trong giờ giáo dục Âm nhạc hay biểu diễn thời trang trong các tiết tập biểu diễn bài hát trông rất đẹp và hấp dẫn.
Luôn chú trọng việc lồng ghép tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào các tiết dạy bắt buộc cũng như thường xuyên giáo dục tư tưởng tình cảm cho các em qua từng nội dung bài hát. Mỗi bài hát, mỗi hoạt động có những nội dung khác nhau và sẽ có những bài học giáo dục khác nhau. Khi kết thúc tiết học tôi luôn tạo không khí vui vẻ thoải mái để các em có tinh thần hăng hái học tập ở những tiết học sau.
Giải pháp 7: Tìm hiểu các phần mềm hỗ trợ soạn giảng môn âm nhạc sử dụng thiết bị, phương tiện CNTT.
 	Mỗi phần mềm có một vai trò và chức năng riêng, nên khi soạn giảng người soạn cần nắm vững vai trò chức năng của từng phần mềm nhờ đó việc soạn giảng sẽ không tốn nhiều thời gian và giáo án trở nên phong phú và sinh động hơn. 
a. Vai trò của phần mềm Sound Forge 7.5 trong soạn giảng
 	Phần mềm Sound Forge 7.5 được xem là phần mềm có vai trò cơ bản nhất trong việc xử lý âm thanh để phục vụ bài học. Sound Forge 7.5 đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình soạn giảng của phân môn âm nhạc, giúp người soạn có thể biên tập nhiều trích đoạn bài hát với nhau để giới thiệu hơn nữa Sound Forge 7.5 còn có thể cho phép người soạn lồng ghép các âm thanh với nhau rất tốt cho việc giới thiệu về các hình thức âm nhạc như hát bè, hòa âm 
VD: Cắt các trích đoạn bài hát của nhạc sĩ để giới thiệu 
b. Vai trò của phần mềm Photoshop trong soạn giảng:
 	Phần mềm Photoshop bao gồm rất nhiều hiệu ứng về hình ảnh, đây là phần mềm chuyên về xử lý hình ảnh mạnh mẽ và dễ sử dụng nhât. Đối với soạn giảng thì đây là một ứng dụng không thể thiếu trong các bài giới thiệu về tác giả, các hình ảnh minh họa phong phú theo nội dung bài học. Photoshop đóng vai trò quan trọng trong việc soạn giảng, giúp người soạn minh họa hình ảnh một cách sinh động, người soạn có thể cắt bỏ những nội dung tranh ảnh không cần thiết hoặc thêm hay lồng ghép tùy ý nội dung bức ảnh. Ngoài ra người soạn có thể dùng Photoshop để thiết kế một hình nền background một cách đơn giản và nhanh chóng. 
VD: Dùng Photoshop để chỉnh sửa hình ảnh nhạc sĩ theo bài học hoặc ghép các hình ảnh biểu diễn về nhạc cụ theo nội dung bài học. 
c. Vai trò của phần mềm Video Edit Magic trong soạn giảng:
Phần mềm Video Edit Magic là một phần mềm nhỏ gọn, dễ xử dụng trong việc biên tập lại những đoạn phim minh họa một cách hợp lý theo nội dung giới thiệu. Video Edit Magic đóng vai trò quan trọng trong việc soạn giảng phân môn âm nhạc thường thức, giúp người soạn thiết kế minh họa một đoạn phim (Video) minh họa một cách sinh động phù hợp nội dung bài giảng. 
VD: Lớp 2 - tiết 13: Học bài hát: Chiến sĩ tí hon
	Theo bài cùng nhau đi Hồng binh
	(Nhạc: Đinh Nhu. Lời mới: Việt Anh)
Người soạn có thể dùng phần mềm Video Edit Magic biên tập lại thước phim tư liệu về chiến tranh, lấy hình ảnh các chiến sĩ đang hành quân ra mặt trậnrồi chèn vào giáo án trên nền Powerpoint. 
d. Vai trò của phần mềm Herosoft trong soạn giảng:
Phần mềm Herosoft dùng để cắt đoạn phim phù hợp với nội dung bài giảng để đưa vào trình chiếu một cách hiệu quả. 
VD: Bài 4 – tiết 14(âm nhạc 6) Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc, ngoài những hình ảnh về các nhạc cụ được giới thiệu trong SGK, GV có thể cắt các đoạn biểu diễn trong VCD về các nhạc cụ giới thiệu. 
đ. Vai trò của phần mềm Powe Point trong soạn giảng :
Phần mềm PowePoint là phần mềm cơ bản trong việc giảng dạy bằng CNTT, nhằm để trình chiếu và làm nền cho tất cả ứng dụng các phần mềm khác, như trên nền Powe Point người soạn có thể liên kết hiệu quả các hiệu ứng âm thanh (*.wav), videoclip(*avi), hình động (*.git) PowePoint, thực sự là một công cụ hữu ích cho việc thiết kế một bài thuyết trình trong các hội nghị và đặc biệt là trong giảng dạy, dễ sử dụng, nhiều hiệu ứng tương thích phù hợp trình diễn đẹp, màu sắc phong phú, dễ bố trí các slide theo ý muốn, liên kết dễ dàng giữa các slide và sử dụng Font chữ, size tùy thích. Với phần mềm này trong quá trình soạn giảng giáo viên có thể để trình chiếu nội dung bài học và củng cố bài bằng trò chơi giải ô chữnhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh 
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp.
 Áp dụng cho đối tượng học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Trong các tiết học hát các tiết tập đọc nhạc, nghe nhạc, kể chuyện âm nhạc, trò chơi âm nhạc và trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các hội thi nhân rộng cho tất cả các trường Tiểu học. 
4. Kết quả đạt được.
Từ những giải pháp trên, tôi đã áp dụng rất thành công vào những tiết dạy Âm nhạc của mình và có chuyển biến rõ rệt. Tới giờ học hát nhất là tập múa phụ họa và biểu diễn bài hát các em đều rất thích thú. 
Không những các em hát đúng giai điệu, lời ca, thể hiện tốt tiết tấu của bài mà còn có kĩ năng hợp tác nhóm tập thể, kĩ năng biểu diễn bài hát một cách mạnh dạn, tự tin, thể hiện được tình cảm, sắc thái bài hát. Có kĩ năng cảm thụ âm nhạc, một số bài hát không nằm trong chương trình Tiểu học nhưng khi nghe các em cũng có thể nói được tên bài hát, nghe giai điệu và hát được bài hát đó. Các em không còn nhút nhát mà đã mạnh dạn thể hiện các bài hát trong các hội thi, những tiết sinh hoạt sao, sinh hoạt chi đội, sinh hoạt tập thể. Tôi cảm thấy vui và tự hào vì mình đã mang đến được cho các em những tiết học âm nhạc hiệu quả, sôi nổi.
Các tiết dạy thao giảng, chuyên đề khi áp dụng giải pháp mới cũng được các bạn đồng nghiệp đánh giá đạt hiệu quả cao.
Trong quá trình áp dụng một số kĩ thuật mới trong dạy hát tôi đã điều tra và lưu lại những kết quả thử nghiệm, nhằm so sánh về mức độ học sinh đạt được các yêu cầu về học hát của học sinh toàn trường. Cụ thể là:
Các mức độ yêu cầu
Đầu năm học 
2017 – 2018
Cuối năm học
2017 – 2018
Hát đúng giai điệu, lời ca
191/224 = 85,2 %
208/224 = 92,8 %
Biết hát kết hợp với gõ đệm theo 3 cách (nhịp, phách, tiết tấu lời ca)
182/224 = 81,2%
207/224 = 92,4 %
Biết hát kết hợp với vận động theo nhạc
192/224 = 85,7 %
212/224 = 94,6 %
Thuộc tên các bài hát đã học
201/224 = 89,7 %
217/224 = 96,8 %
Yêu thích môn học âm nhạc
183/224 = 81,6 %
218/224 = 97,3 %
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Sau 10 năm dạy học môn Âm nhạc, nhất là sự mạnh dạn đổi mới phương pháp trong các tiết dạy hát từ tháng 9 năm học 2017 - 2018 tại tường Tiểu học Lê Lợi cho đến nay, tôi đã thu được nhiều kinh nghiệm sư phạm cũng như  những phương pháp dạy học phù hợp. Nhờ tích luỹ được một số kinh nghiệm nên việc dạy hát cho các em ngày càng trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
Muốn dạy tốt tiết học hát cũng như các hoạt động học tập khác như tập đọc nhạc, kể chuyện, trò chơi. đặc biệt là gây hứng thú cho học sinh giáo viên cần thực hiện tốt các nội dung sau:
 * Đối với giáo viên: Là giáo viên có trình độ chuyên môn về ngành sư phạm âm nhạc.
 - Giáo viên phải nắm rõ mục tiêu, vai trò của từng hoạt động giảng dạy môn âm nhạc trong trường Tiểu học. 
 - Phải thực sự yêu nghề, tâm huyết, say mê với nghề, nghiên cứu kĩ bài dạy, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học và có kĩ năng thiết kế đồ dùng, tranh ảnh minh hoạ phong phú, đa dạng, hấp dẫn, sử dụng có hiệu quả, phù hợp với từng nội dung bài hát, hoạt động.
 - Thiết kế các hình thức học tập phù hợp, tổ chức các trò chơi âm nhạc sử dụng nhiều đồ dùng tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong giờ học.
 - Tìm tòi, khám phá tạo môi trường gây hứng thú học tập cho học sinh. Rèn tính mạnh dạn, tự tin, phong cách biểu diễn của học sinh trước tập thể. Phát huy tính tích cực của học sinh, động viên khuyến khích các em kịp thời làm cho các em thấy hứng thú, lôi cuốn, đam mê, chờ đợi vào các giờ Âm nhạc.
 - Trong quá trình giảng dạy tôi luôn trao đổi, trau dồi kiến thức với các bạn đồng nghiệp về áp dụng những phương pháp mới sao cho phù hợp với từng bài dạy.
 - Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin để áp dụng vào tiết học.
 * Đối với phụ huynh: Các bậc phụ huynh cần quan tâm, định hướng, tạo điều kiện cho con em mình được gần gũi, luôn thường xuyên tiếp xúc với thể loại bài hát, cách biểu diễn. Kết hợp cùng giáo viên chủ nhiệm tham gia nhận xét, đánh giá két quả học tập của học sinh.
 * Đối với học sinh: Bản thân học sinh phải là người hiểu rõ mục đích học tập của mình, tự biết học và tranh thủ học, mọi lúc, mọi nơi, học mọi cách. 
 	Như vậy, Giáo viên phải có vai trò chủ đạo trong việc tổ chức dạy học, bên cạnh việc truyền thụ kiến thức chính xác còn phải lựa chọn và đưa vào thực tế những phương pháp, biện pháp giảng dạy phù hợp thì ta mới thu được những
kết quả như mong muốn.
KIẾN NGHỊ
Qua công tác giảng dạy và áp dụng phương pháp dạy học mới tôi nhận ra rằng việc vận dụng phương tiện, thiết bị dạy học hiệu quả thật sự rất quan trọng và bổ ích đối với cả giáo viên và học sinh trong nhà trường, qua đó tôi có một số đề xuất, kiến nghị sau:
Cơ sở vật chất cho việc dạy và học môn âm nhạc: Cần có phòng học chức năng được trang bị máy chiếu, đàn Oócgan, có kệ, góc trưng bày để treo bảng phụ và tranh ảnh minh họa cho các bài hát, phòng học được trang trí các góc học tập, góc biểu diễn, góc sáng tạo để đồ dùng trực quan phục vụ cho việc học như thanh phách, song loan, trống, mõ, nhạc cụ tự tạoqua đó các tiết học âm nhạc sẽ thuận lợi hơn.
Nhà trường khuyến khích và tổ chức nhiều hội thi làm dồ dùng dạy học cho giáo viên và thi làm đồ dùng học tập cho học sinh tham gia.
Bên cạnh đó các ban, ngành cần tổ chức nhiều các cuộc thi sáng tạo, làm đồ dùng đối vơi cả giáo viên và học sinh trong toàn ngành. 
 Người thực hiện 
 Trần Anh Thư

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem am nhac_12514668.doc
Sáng Kiến Liên Quan