Đề tài Một số biện pháp tích hợp hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vào trong giảng dạy môn tự nhiên và xã hội ở lớp 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH HỢP HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

NGOÀI GIỜ LÊN LỚP VÀO TRONG GIẢNG DẠY MÔN

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở LỚP HAI

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Môn tự nhiên xã hội cung cấp một số kiến thức cơ bản ban đầu và thiết

thực về cơ thể người. Học sinh biết cách giữ gìn vệ sinh cơ thể và phòng tránh

một số bệnh tật thông thường, biết một số sự vật hiện tượng đơn giản trong tự

nhiên xã hội và xung quanh. Môn Tự nhiên và xã hội bước đầu hình thành và

phát triển ở học sinh những kĩ năng như: Tự chăm sóc sức khỏe bản thân, biết

ứng xử và đưa ra những quyết định hợp lí trong đời sống để tránh một số bệnh

tật và tai nạn. Đồng thời môn Tự nhiên và xã hội còn giúp học sinh biết quan

sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, diễn đạt những hiểu biết của mình về

sự vật hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội. Không những thế, môn

Tự nhiên và xã hội còn giúp học sinh hình thành, phát triển thái độ và hành vi

như: có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh an toàn cho bản thân, gia đình

và cộng đồng, biết yêu thiên nhiên, yêu gia đình, yêu nhà trường, yêu quê

hương đất nước.

Đối với học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp Hai, tuy các em đã

được làm quen và củng cố thêm hiểu biết từ lớp Một song trình độ nhận thức

về tự nhiên xã hội còn nhiều hạn chế. Các em nhận thức thế giới dưới dạng

tổng thể, khả năng phân tích chưa cao, tư duy cụ thể còn chiếm ưu thế. Vì thế

học sinh lớp Hai nhận thức thế giới xung quanh dựa vào những đối tượng thực

hoặc những thay thế. Do đó, những kết luận mà học sinh rút ra chủ yếu dựa

vào kinh nghiệm sống và những quan sát trực tiếp mà ít dựa trên luận chứng

logic. Việc dạy học sinh lớp Hai đòi hỏi phải nắm chắc đặc điểm tâm lí này, từ

đó lựa chọn, bổ sung hình thức và phương pháp dạy học phù hợp.

Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, việc học tập của học

sinh phải dựa trên các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, hướng

tới sự phát triển năng lực cá nhân thay cho việc học “áp đặt” những kiến thức

sẵn có bằng cách dạy học sinh tự học, tự khám phá và trải nghiệm để chiếm

lĩnh kiến thức. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp tích hợp hoạt

động giáo dục ngoài giờ lên lớp vào trong giảng dạy môn Tự nhiên và xã

hội ở lớp Hai”

pdf13 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 2566 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp tích hợp hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vào trong giảng dạy môn tự nhiên và xã hội ở lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 viên không chỉ
dạy cho học sinh những kiến thức giáo viên có, mà giáo viên phải dạy cho học
sinh những nội dung kiến thức mà người học cần. Vì vậy ngay từ lớp đầu cấp
tiểu học người giáo viên cần phải dẫn dắt học sinh biết vận dụng vào vốn hiểu
biết và dựa vào kinh nghiệm của bản thân để tự nghiên cứu tìm tòi phát hiện
ra những kiến thức mới. Đồng thời giáo viên phải biết tổ chức các hoạt động
học tập đa dạng, phong phú nhằm kích thích, khơi dậy sự sáng tạo của học
sinh, giúp học sinh phát triển tư duy và rèn kĩ năng sống thông qua các môn
học đặc biệt là môn Tự nhiên và xã hội.
Để học sinh lĩnh hội được các kiến thức về môi trường tự nhiên và xã hội
một cách tự nhiên, sinh động, giúp các em hứng thú trong học tập, thu hút
được tính tích cực học tập của học sinh, tham gia vào bài học một cách chủ
động, cần phải có những biện pháp tổ chức hoạt động dạy- học phù hợp với
đặc điểm tâm lý, năng lực của học sinh.
1. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
- Từ nhận thức trên, qua nghiên cứu chương trình môn Tự nhiên và Xã
hội, tôi chọn lọc ra những bài có thể lồng ghép tổ chức thành hoạt động ngoài
giờ lên lớp. Để làm được việc này, tôi phân mảng từng dạng bài để chọn ra
biện pháp thực hiện có hiệu quả nhất. Sau khi đã xác định được nội dung và
tìm được biện pháp thực hiện khả quan, với vai trò là khối trưởng tôi đã trao
đổi với giáo viên trong tổ khối, cùng giáo viên thống nhất cách làm, hình thức
tổ chức, địa điểm học tập cho từng bài một cách cụ thể.
a. Tổ chức mô hình hoạt động ngoài trời:
Lâu nay giáo viên quen truyền
tải kiến thức cho học sinh gò bó trong
bốn bức tường. Với cách học này dễ
gây cho học sinh nhàm chán, làm cho
học sinh tiếp thu thụ động, hạn chế
khả năng tư duy của học sinh. Vậy để
giúp học sinh phát triển tư duy, kĩ
năng tốt hơn chúng ta cần nghiên cứu
chương trình, lựa chọn hình thức học
tập phù hợp.
Cụ thể như mô hình hoạt động Quan sát cây xanh trong sân trường
Saùng kieán kinh nghieäm – Lôùp 2
Giaùo vieân: Hoaøng Thò Thuûy 4
ngoài trời, với mô hình học tập này sẽ giúp học sinh năng động, thoải mái,
khắc sâu kiến thức thông qua hoạt động cụ thể của chính mình.
*Ví dụ:
Khi dạy bài : Cây sống ở đâu?
 Cây sống trên cạn.
Giáo viên cần tổ chức cho học sinh quan sát thực tế. Giáo viên để chính
học sinh quan sát cây cối thật trong sân trường, vườn trường. Ngoài ra nếu có
điều kiện có thể tổ chức cho học sinh
đi tham quan những vườn hoa, công
viên trong thị xã.
Trước khi tham quan giáo viên
cần định hướng cho học sinh : Quan
sát tìm hiểu xem đó là cây gì? Cây
sống ở đâu? Cây đó có đặc điểm gì?
Cây đó có ích lợi gì?...
Tổ chức cho học sinh quan sát
theo tổ nhóm, cử thư kí của nhóm để
ghi lại những điều đã quan sát được.
Hướng dẫn học sinh quan sát bằng các giác quan: Mắt nhìn, tay sờ, mũi
ngửi... Sau khi học sinh quan sát, giáo viên tập trung học sinh tại sân trường
và yêu cầu các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Học sinh được trực tiếp quan sát nên các em "tự mình" khám phá được
cây sống ở đâu? Cây có đặc điểm gì và có lợi ích gì? – Các em sẽ nhớ lâu kiến
thức mình đã khám phá, tìm hiểu; giúp các em được trao đổi, giao tiếp với bạn
tạo sự hứng thú, tự tin trong học tập.
b. Tham quan học tập:
 Không chỉ được học tập, khám phá thiên nhiên, học sinh còn được tham
quan học tập để biết được môi trường xã hội. Qua các buổi tham quan, học
sinh sẽ rút ra được kiến thức từ
bài học một cách tự nhiên, sinh
động bằng mắt thấy, tai nghe.
*Ví dụ:
 Dạy bài : Trường học
Giáo viên tổ chức cho học
sinh đi tham quan toàn bộ khuôn
viên nhà trường và các dãy phòng.
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh
quan sát, tìm hiểu tên trường , ý
nghĩa tên trường, vị trí của Học sinh tham quan các phòng chức năng của nhà trường
Quan sát cây hoa hồng
Saùng kieán kinh nghieäm – Lôùp 2
Giaùo vieân: Hoaøng Thò Thuûy 5
trường, tổng số các phòng học, các phòng chức năng, vị trí các phòng học, các
phòng chức năng...
Thông qua tham quan trường học dưới sự hướng dẫn của giáo viên,
học sinh sẽ hiểu biết hơn về trường học của mình. Từ đó học sinh sẽ thêm yêu
quí ngôi trường và có ý thức bảo vệ, giữ gìn ngôi trường thêm sạch đẹp.
*Ví dụ:
 Dạy bài : Cuộc sống xung quanh
Theo phân phối chương trình bài Cuộc sống xung quanh dạy ở tuần
21 , tuần 22, nhưng với mục đích tham quan học tập và để lồng ghép hoạt
động ngoài giờ lên lớp vào bài học, tôi đã mạnh dạn ghép hai tiết tự nhiên xã
hội tuần 21,22 vào tuần 21. Ngoài hai tiết trên tôi lấy thêm một tiết hoạt động
ngoại khóa thành ba tiết liền kề trong một buổi để tổ chức cho học sinh đi
tham quan tìm hiểu cuộc sống xung quanh của người dân thị xã Long Khánh.
Tiết 1, tiết 2:
Học sinh đi tham quan
Lựa chọn địa điểm cho học sinh đi
tham quan. Trước tiên học sinh sẽ đi tham
quan theo trục đường Thích Quảng Đức: có
các cơ quan Điện lực Long Khánh, Bưu
chính viễn thông. Sau đó ra đường Hùng
Vương học sinh tham quan tìm hiểu về Nhà
văn hóa, bệnh viện. Theo trục đường Cách
Mạng Tháng Tám học sinh tìm hiểu về các
trường cấp 3, các cơ quan hành chính như:
Kho bạc, Chi cục thuế, Phòng tài nguyên môi
trường,
phòng
Giáo dục
- Đào tạo, Ngân hàng, Doanh trại quân
đội, Đài truyền thanh....
Trong quá trình học sinh đi tham
quan, giáo viên là người hướng dẫn, định
hướng cho học sinh quan sát, tìm hiểu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát
đường giao thông, xe cộ đi lại và tìm hiểu
người dân thị xã làm nghề gì để sinh
sống...
Thông qua hoạt động tham quan
học tập, học sinh được mắt thấy, tai nghe, được trực tiếp tìm hiểu và qua đó
học sinh được rèn kĩ năng sống. Học sinh biết tên, nhiệm vụ của các cơ quan
Học sinh đang tham quan bệnh viện Long Khánh
Học sinh đang tham quan “cuộc sống xung
quanh” nơi trường đóng chân.
Saùng kieán kinh nghieäm – Lôùp 2
Giaùo vieân: Hoaøng Thò Thuûy 6
hành chính ở địa phương, trực tiếp thấy công việc của người dân ở thị xã Long
Khánh.
Sau khi tham quan về, ở tiết 3 giáo viên tổ chức cho học sinh họp
nhóm để học sinh trao đổi ý kiến nói lại cho nhau nghe những điều đã quan
sát được. Lúc này, giáo viên lắng nghe, hướng dẫn cho học sinh bổ sung thêm
những điều có ở thực tế nhưng học sinh chưa trình bày hết. Đồng thời kết hợp
mở rộng cho học sinh xem một số hình ảnh về nghề nghiệp của người dân ở
các vùng ven thị xã Long Khánh: trồng lúa, trồng cà phê, vườn cây ăn trái,
làm nấm...
Học sinh kể về nghề nghiệp của bố mẹ, của người thân. Cho học sinh
nêu ý kiến về cuộc sống và con người ở địa phương ngay tại nơi nhà em ở, từ
đó học sinh thêm yêu quí quê hương.
Qua bài học giáo dục học sinh ý thức, lòng tự hào về quê hương và
cùng góp phần làm cho quê hương mình ngày càng đẹp hơn.
c. Lồng ghép các trò chơi học tập:
Tổ chức trò chơi trong học tập để tạo hứng thú cho học sinh trong học
tập là việc làm thực sự cần thiết. Và trong môn Tự nhiên và xã hội thì trò chơi
học tập cần phải tổ chức thực hiện thường xuyên. Các trò chơi trong môn Tự
nhiên và xã hội ta có thể lồng ghép được rất phong phú. Ở đây tôi muốn đề
cập tới các trò chơi học tập gắn với hoạt động ngoài giờ lên lớp trong môn Tự
nhiên và xã hội.
Mô hình tổ chức các trò chơi học tập ở ngoài sân trường. Thông qua
các trò chơi học tập học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng.
*Ví dụ:
 Khi dạy bài : Cơ quan vận động
- Sử dụng hình thức trò chơi học tập
* Bước 1: Chọn địa điểm – Tổ chức cho học sinh xếp thành vòng tròn
Giáo viên cho học sinh thực hiện một số động tác thể dục: động tác
vươn thở, động tác chân, động tác lườn, động tác toàn thân... hoặc múa một,
hai bài múa tập thể.
 * Bước 2: Học sinh nêu ý kiến: trong các động tác thể dục và bài múa
các em vừa thực hiện, bộ phận nào của cơ thể đã cử động?
 * Bước 3: Học sinh quan sát nhận biết cơ quan vận động
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành theo nhóm: Tự nắn bàn tay, cổ
tay, cánh tay của mình để biết dưới lớp da có gì? Thực hành cử động ngón tay,
bàn tay, cánh tay... để biết nhờ đâu các bộ phận đó cử động được. Chỉ và nói
tên các cơ quan vận động của cơ thể.
 Hay khi dạy bài : Mặt trời và phương hướng
Saùng kieán kinh nghieäm – Lôùp 2
Giaùo vieân: Hoaøng Thò Thuûy 7
Để lồng ghép hoạt động ngoài giờ lên lớp vào tiết học này tôi điều
chỉnh thời lượng cho tiết học: lấy một tiết hoạt động ngoại khóa kết hợp với
một tiết chính Tự nhiên và xã hội.
+ Tiết 1, sau khi cung cấp cho học sinh 4 phương chính và biết qui
ước phương mặt trời mọc là phương Đông; giúp học sinh biết được nguyên
tắc xác định phương hướng mặt trời.
+ Tiết 2, tôi tổ chức cho học sinh ra sân thực hành xác định phương
hướng.
*Bước 1: Nhóm đôi học sinh thực hành xác định phương hướng theo
nguyên tắc xác định phương hướng bằng mặt trời.
- Một học sinh đưa tay phải về phương Đông, phương mặt trời mọc,
tay trái chỉ phương Tây, trước mặt là phương Bắc, sau lưng là phương Nam.
Một học sinh quan sát, nhận xét, chỉnh sửa cho bạn, học sinh vừa thực hành
vừa nhắc nguyên tắc xác định phương hướng để nhớ kiến thức lâu hơn.
* Bước 2: Chơi trò chơi“ Tìm phương hướng bằng mặt trời’’
- Chuẩn bị: Mỗi nhóm
chuẩn bị 5 tấm bìa, một tấm vẽ
hình mặt trời; bốn tấm còn lại,
mỗi tấm viết tên một phương:
Đông, Tây, Nam, Bắc.
- Giáo viên chia lớp thành
4 nhóm, mỗi nhóm khoảng 9 học
sinh
-Nhóm trưởng phân công:
1 bạn làm trục, 1 bạn đóng vai
mặt trời, mỗi bạn đóng vai một phương, một người sẽ làm quản trò.
- Khi người quản trò nói“ Ò ó o... mặt trời mọc’’ – Bạn học sinh làm
mặt trời sẽ chạy ra đứng một chỗ nào đó, lập tức bạn làm trục sẽ chạy theo
đứng dang tay ( tay phải đưa về hướng mặt trời mọc) các bạn còn lại ai cầm
tấm bìa ghi tên phương nào sẽ đứng đúng vào vị trí của phương đó. Bạn nào
đứng sai vị trí là thua, sẽ phải ra ngoài để bạn khác vào chơi. Tương tự như
vậy lần chơi sau quản trò hô“ Mặt trời lặn’’, học sinh sẽ tiếp tục xác định các
phương còn lại.
* Bước 3: Thi đua xác định phương hướng giữa các nhóm
- Lần lượt các nhóm thực hiện, lớp theo dõi, nhận xét. Bình chọn
nhóm thực hiện tốt nhất. Giáo viên tuyên dương các nhóm thực hiện tốt, nắm
vững bài học.
Qua việc học mà chơi, chơi mà học, học sinh sẽ thấy thích thú nhiều
hơn trong học tập. Vì các em được tự mình tìm tòi, khám phá và nắm bắt
Saùng kieán kinh nghieäm – Lôùp 2
Giaùo vieân: Hoaøng Thò Thuûy 8
được kiến thức một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Giáo viên lúc này đóng vai trò
là người dẫn dắt, chính học sinh là người chủ động tìm tòi tiếp thu kiến thức.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp gắn với môn Tự nhiên và xã hội không
chỉ gây hứng thú học tập cho học sinh mà thông qua đó học sinh còn được rèn
kĩ năng sống. Qua trò chơi học tập học sinh biết được cần làm gì để cơ quan
vận động phát triển tốt; biết xác định phương hướng bằng mặt trời nếu đến
khu vực nào, nơi nào các em cũng sẽ dễ dàng xác định được các hướng Đông,
Tây, Nam, Bắc.
d. Thực hành, trải nghiệm:
Khi tích hợp hoạt động ngoài giờ lên lớp vào môn Tự nhiên và xã hội
học sinh không chỉ được tham gia các trò chơi học tập, tham quan, học tập
ngoài trời mà học sinh còn được thực hành, trải nghiệm. Đó là cơ hội để các
em vận dụng kiến thức của mình vào hoạt động "thực tế".
Khi tổ chức cho học thực hành sẽ giúp cho học sinh khắc sâu các kiến
thức đã học. Học sinh không chỉ học lí thuyết suông mà các em còn được thực
hành trải nghiệm điều đó giúp các em mạnh dạn, tự tin, vận dụng các điều đã
học vào thực tế.
* Ví dụ: Bài: Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp
 Bài : Đường giao thông
 Với bài: Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp, tổ chức cho học sinh
làm vệ sinh trường lớp, quét dọn, lau chùi lớp học, nhặt rác dọn vệ sinh sân
trường và trước cổng trường.
Qua việc làm cụ thể quét dọn, làm vệ sinh trường lớp, học sinh sẽ có ý
thức hơn trong việc giữ vệ sinh trường lớp. Biết được ích lợi của việc giữ vệ
sinh trường lớp để từ đó cùng góp phần làm cho trường lớp sạch đẹp hơn.
Giáo viên không cần rao giảng hay nhắc nhở nhiều về ý thức giữ vệ sinh vì
thông qua bài học hơn ai hết học sinh sẽ hiểu để trường học sạch đẹp thì bản
thân mỗi em phải có ý thức giữ gìn, bảo vệ.
Qua bài học rèn kĩ năng: biết giữ gìn vệ sinh chung, biết nhắc nhở
mọi người giữ vệ sinh môi trường.
Khi dạy bài :“Đường giao thông“, giáo viên tổ chức cho học sinh thực
hành, quan sát, tìm hiểu về đường giao thông ở ngay khu vực trước cổng
trường.
Tổ chức cho học sinh tham quan và thực hành quan sát các biển báo,
đèn tín hiệu ở ngay ngã tư của hai con đường tiếp giáp với trường. Sau khi
học sinh quan sát xong, giáo viên hướng dẫn học sinh cách đi bộ qua đường
và tổ chức cho từng nhóm học sinh thực hành qua đường.
Saùng kieán kinh nghieäm – Lôùp 2
Giaùo vieân: Hoaøng Thò Thuûy 9
Ngoài việc học kiến thức trong
sách vở, học sinh phải được thực
hành để biết đi như thế nào là an toàn
và không vi phạm trật tự an toàn giao
thông, đồng thời các em cũng nhận
biết các biển báo và tín hiệu đèn để đi
bộ qua đường đúng lúc, đảm bảo an
toàn cho bản thân và cho người tham
gia giao thông.
Trên đây là một số biện pháp
tích hợp hoạt động ngoài giờ lên lớp
vào trong giảng dạy môn Tự nhiên và xã hội ở lớp Hai mà tôi đã tổ chức thực
hiện trong thực tế có hiệu quả.
Dưới đây là một giáo án tích hợp hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
gắn với môn Tự nhiên và xã hội.
Bài :Cuộc sống xung quanh
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh tham quan tìm hiểu cuộc sống xung quanh từ đó biết kể một
số nghề nghiệp và nói được những hoạt động sinh sống của người dân ở địa
phương mình.
- Biết được môi trường cộng đồng cảnh quan tự nhiên, các phương tiện
giao thông và các vấn đề môi trường của cuộc sống xung quanh
- Học sinh có ý thức gắn bó và yêu mến quê hương.
- Ham thích môn học, thích đi tham quan tìm hiểu
- GDBVMT: Có ý thức bảo vệ môi trường
II. CHUẨN BỊ:
- Một số tranh ảnh về nghề nghiệp, đời sống sinh hoạt của người dân ở
thị xã Long Khánh.
- Học sinh chuẩn bị giấy bút, nón
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Bài mới:
Giới thiệu: Cuộc sống xung quanh
 * Tiết 1 và tiết 2: Học sinh tham quan
Hướng dẫn học sinh thực hành đi bộ qua đường
Saùng kieán kinh nghieäm – Lôùp 2
Giaùo vieân: Hoaøng Thò Thuûy 10
Bước 1: Định hướng tham quan
- Ổn định học sinh trong lớp
- Nêu một số quy định khi đi tham quan
- Phát phiếu giao việc ghi một số câu hỏi
để định hướng cho học sinh tham quan
 Câu hỏi gợi ý:
1.Ghi lại tên các cơ quan hành chính và trường
học em thấy trên đường đi tham quan.
2. Các cơ quan đó nằm trên đường nào?
3. Quang cảnh đường phố và xe cộ đi lại như thế
nào?
4. Hãy ghi lại (hoặc mô tả lại) những biển báo
giao thông trên đường mà em nhìn thấy.
5. Quan sát và cho biết người dân ở địa phương
sinh sống bằng những nghề gì?
Bước 2: Tập hợp học sinh các lớp
- Mỗi lớp xếp thành hai hàng
- Nhắc lại những quy định khi đi tham quan: đi
trật tự, không nói chuyện, không phá hàng chạy
nhảy đùa giỡn, ghi chép lại những điều quan sát
được theo câu hỏi hướng dẫn...
Bước 3: Hướng dẫn học sinh đi tham quan
- Hướng dẫn học sinh đi từ cổng trường ra
đường Nguyễn Tri Phương - đường Hùng
Vương - đường Cách Mạng Tháng Tám -
đường Nguyễn Văn Cừ
- Giới thiệu các cơ quan hành chính, chức năng
của các cơ quan hành chính ở địa phương,
hướng dẫn học sinh quan sát đường phố, quan
sát xem người dân làm nghề gì? Mọi người
tham gia giao thông như thế nào?...
Bước 4: Tổng kết nhận xét buổi tham quan
 ( Học sinh ra chơi, nghỉ ngơi)
 * Tiết 3: Làm việc tại lớp
 *Hoạt động 1: Báo cáo thu hoạch
Mục tiêu: Học sinh báo cáo những điều đã ghi
- Học sinh ổn định
- Học sinh nghe
-Học sinh đọc các câu hỏi
- Học sinh chuẩn bị giấy,
bút
-Học sinh tập hợp ngoài
sân
- Học sinh nghe
-Học sinh đi tham quan,
quan sát, tìm hiểu ghi nhận
những điều nhìn thấy vào
giấy nháp.
Saùng kieán kinh nghieäm – Lôùp 2
Giaùo vieân: Hoaøng Thò Thuûy 11
nhận được trong quá trình tham quan.
Tiến hành: Thảo luận nhóm, đàm thoại
Bước 1: Tổ chức học sinh học nhóm, nói cho
nhau nghe những điều vừa quan sát được ( học
sinh nói theo câu hỏi gợi ý)
Bước 2: Yêu cầu các nhóm trình bày, lớp theo
dõi bổ sung
- Gợi ý học sinh nêu câu hỏi cho nhóm bạn
Giáo viên chốt ý, nhận xét, tuyên dương các
nhóm quan sát và trình bày tốt.
 *Hoạt động 2: Liên hệ
Mục tiêu: Giúp học sinh liên hệ về cuộc sống
xung quanh nơi mình đang ở
Tiến hành: Đàm thoại
- Ba ,mẹ em làm nghề gì? Làm việc ở đâu?
- Những người dân ở khu phố hay ở xóm em
làm những nghề gì?
- Nhận xét về cảnh quan môi trường và tình
hình giao thông nơi em ở?
* Giáo viên cho học sinh xem tranh ảnh về một
số ngành nghề của người dân thị xã Long
Khánh.
- Lớn lên em mơ ước làm nghề gì?
- Muốn đạt được mơ ước đó ngay từ bây giờ các
em phải làm gì?
- Các em cần làm gì để góp phần làm cho quê
hương Long Khánh luôn tươi đẹp?
* Chốt : Chăm ngoan học giỏi, vâng lời cha
mẹ, thầy cô , giữ vệ sinh môi trường, thực hiện
trật tự an toàn giao thông là góp phần làm cho
quê hương Long Khánh sạch đẹp, văn minh.
*Dặn dò:
- Sưu tầm thêm tranh ảnh về quê hương Long
Khánh.
- Ôn: Chủ đề gia đình, nhà trường, cuộc sống
xung quanh- chuẩn bị tiết sau ôn tập
- Học sinh làm việc theo
nhóm, nói cho nhau nghe
những điều đã quan sát .
- Các nhóm trình bày , lớp
bổ sung
- Học sinh nêu câu hỏi thắc
mắc cho nhóm bạn trả lời
- Học sinh trả lời
-Học sinh nêu ý kiến
- Học sinh xem tranh, kể
các nghề trong tranh
- Học sinh trình bày ý kiến
- Học sinh lắng nghe
Saùng kieán kinh nghieäm – Lôùp 2
Giaùo vieân: Hoaøng Thò Thuûy 12
IV/ KẾT QUẢ
Với một số biện pháp tích hợp hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vào
môn Tự nhiên và xã hội tôi nhận thấy kết quả học tập của học sinh được nâng
lên rõ rệt. Không chỉ gây hứng thú học tập, kích thích khả năng tìm tòi, ham
hiểu biết ở học sinh mà còn giúp học sinh khắc sâu kiến thức, nhớ bài lâu .
Kiến thức đối với học sinh không còn sáo rỗng mà gắn vào thực tế, giúp rèn kĩ
năng sống cho các em. Thông qua trò chơi, các buổi tham quan học tập, thực
hành học sinh được trải nghiệm, vận dụng vốn sống vào bài học, giúp các em
mạnh dạn tự tin hơn.
Bảng kết quả môn Tự nhiên và xã hội cuối học kì 2 năm 2012
Xếp loại A+ A B
Số lượng 25 10 0
Tỉ lệ 71,4% 28,6% 0%
V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Muốn tổ chức tích hợp các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đạt hiệu
quả, giáo viên cần phải có sự nghiên cứu, đầu tư về nội dung, hình thức tổ
chức sao cho phù hợp nhất. Muốn vậy cần:
- Nghiên cứu về nội dung chương trình sách giáo khoa, cần xem kĩ bài
nào có thể tích hợp tổ chức thành hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Cần có sự bàn bạc trong khối lớp để tổ chức được đồng loạt, thống nhất
cách điều hành, phân công nhiệm vụ một cách cụ thể; chuẩn bị hệ thống câu
hỏi giúp học sinh quan sát tập trung, đúng nội dung.
- Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường để được hỗ trợ (nếu cần
thiết).
- Cần rút đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi lần tổ chức để lần sau tổ chức
đạt hiệu quả cao hơn.
VI/ KẾT LUẬN:
Để phát triển con người toàn diện góp phần hình thành năng lực, phẩm
chất tư duy cho học sinh thì việc dạy tốt tất cả các môn học là một yêu cầu
không thể thiếu. Người giáo viên không những dạy tốt các môn Toán, Tiếng
Việt, hình thành tri thức cho học sinh mà còn phải dạy tốt tất cả các môn học
khác nhau. Việc dạy tốt môn Tự nhiên xã hội là một yêu cầu đã và đang được
quan tâm song song với những môn khác. Cùng với việc đổi mới các phương
pháp dạy học thì tích hợp hoạt động ngoài giờ lên lớp vào môn Tự nhiên - xã
Saùng kieán kinh nghieäm – Lôùp 2
Giaùo vieân: Hoaøng Thò Thuûy 13
hội sẽ góp phần tạo ra không khí vui tươi, hồn nhiên sinh động. Học sinh
không chỉ được tiếp thu kiến thức mà còn được thực hành, trải nghiệm thông
qua đó học sinh được rèn các kĩ năng giúp các em mạnh dạn tự tin trong cuộc
sống.
Tích hợp các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vào giảng dạy môn
Tự nhiên và Xã hội góp phần thực hiện công tác đổi mới phương pháp dạy
học, lấy học sinh làm trung tâm và góp phần trong phong trào thi đua “Trường
học thân thiện - Học sinh tích cực“./.
Long Khánh, ngày 05 tháng 8 năm 2012
Người thực hiện
Hoàng Thị Thủy

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_tich_hop_hoat_dong_giao_duc_ngoai_gio_len_lop_vao_trong_giang_day_mon_tu_nhien.pdf
Sáng Kiến Liên Quan