Đề tài Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và sức khỏe
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
“Mùa xuân ai đi hái hoa, mà em đi nuôi dạy trẻ. Sao em muốn đàn em
mau khỏe, sao em muốn đàn em mau ngoan. Hay bởi vì em quá yêu thương
những đôi môi đỏ, những đôi má đào ” Chẳng hiểu sao lời bài hát đó cứ mãi
vang vọng trong tôi từ lúc mới chân ướt chân ráo bước vào trường sư phạm và
theo tôi cho tới tận bây giờ.
Xuất phát từ tình yêu với trẻ thơ, chọn cho mình con đường trở thành một
cô giáo mầm non. Bản thân tôi luôn mong sao cho trẻ lớp tôi nói riêng và toàn
thể trẻ em trên thế giới này nói chung sẽ có một sức khỏe tốt nhất để học tập và
vui chơi. Để mai này sau khi lớn lên, các con sẽ trở thành những con ngoan, trò
giỏi, những công dân có ích của đất nước mình. Người ta vẫn hay nói rằng “Trẻ
em hôm nay, thế giới ngày mai”. Thế giới ngày mai có phát triển được hay
không tất cả phụ thuộc vào lớp măng non mà chúng ta đang ươm trồng, dạy dỗ
hôm nay . Vậy phải làm sao cho lớp măng non đó phát triển hơn nữa ? Đó luôn
là câu hỏi, là thử thách đối với toàn ngành giáo dục của chúng ta nói chung.
Bản thân tôi cho rằng điều quan trọng nhất mà chúng ta cần quan tâm đối
với trẻ em, đặc biệt là trẻ em mầm non đó là sự phát triển thể chất của các em.
Nếu có một cơ thể khỏe mạnh, trẻ sẽ có điều kiện để phát triển toàn diện về trí
tuệ và tâm hồn bởi thể chất và tâm hồn vốn có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Điều này đã được chứng minh rất nhiều qua các bộ môn khoa học về sinh lý và
tâm lý của trẻ. Khoa học sinh lý và tâm lý đã chỉ rõ rằng một cơ thể khỏe mạnh
là tiền đề vật chất giúp con người phát triển trí óc của mình. Như vậy, việc giáo
dục thể chất giúp trẻ phát triển thể chất là một việc làm vô cùng cần thiết đối với
mỗi người giáo viên chúng ta
ũng như được trực tiếp vận động với các trò chơi dân gian tôi hy vọng đem lại cho trẻ những hiểu biết cơ bản nhất về các chất dinh dưỡng và tác dụng của thể dục thể thao cũng như việc ăn uống có lợi như nào đối với cơ thể trẻ. Sau đây là một số bài thơ, bài vè mà tôi đã sưu tầm và sáng tác được: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 3-4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỆ SINH DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE 27 | 36 Tập thể dục Sáng dậy sớm Tập thể thao Da hồng hào Người khỏe mạnh Làm việc tốt Giúp nước nhà Dang tay ra Cúi người xuống Ngẩng đầu lên Và làm thế này (Chạy, chạy, chạy) Cho người nó khỏe. Buổi sáng Buổi sáng thức dậy Thể dục thể thao Sức khỏe dồi dào Da mặt hồng hào Rồi nào đến lớp C1 thân yêu! Giờ ăn Giờ ăn cô đã dạy rồi Khi ăn chớ để cơm rơi ra bàn Giờ ăn không nói chuyện riêng Không khua thìa bát, cô cho cắm cờ. Rửa tay sạch Cô dặn bé Trước khi ăn Khi tay bẩn Phải rửa ngay Bằng xà phòng Với nước sạch Bé ghi lòng Lời cô dặn. Đồng dao đi chợ Dềnh dềnh dàng dàng Đi chợ mua hàng Mua con cua càng Về nhà nấu canh Mát bổ cho người Phát triển chiều cao Ăn nhiều bạn nhé! Bé đánh răng Mỗi sáng thức dậy Bé luôn đánh răng Tay cầm bàn chải Li nước trên tay Bé đánh răng ngay Vệ sinh sạch sẽ. Giữ hàm răng đẹp Bé đừng cắn bút, mút tay Khiến hàm răng xấu, lại gây bệnh nhiều Hàm răng giúp bé sớm chiều Học hành, ca hát, nói điều dễ thương. Mâm cỗ ngày Tết M©m cç ngµy tÕt Cã ch¶ cã nem Cã m¨ng nÊu miÕn Cã bãng nÊu t«m Cã t«m chiªn rßn Cã b¸nh ch-ng xanh Cã nÊm xµo rau ¡n mau chãng lín MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 3-4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỆ SINH DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE 28 | 36 Vè rau củ Ve vẻ vè ve Nghe vè rau củ Bắp cải, cà rốt Bé ăn hàng ngày Da hồng mắt sáng Ai cũng mến yêu Bé ngoan bé giỏi Ăn thật nhiều rau Ve vẻ vè ve Ve vẻ vè ve Vè lớp bé Ve vẻ vè ve Nghe vè lớp bé Thể dục thể thao Các bé rất tài Ăn ngoan, ngủ ngon Bé nào cũng khỏe Ve vẻ vè ve Ve vẻ vè ve Hai bàn chân bé Hai bàn chân bé Mười ngón hiền ngoan Đi dép gọn gàng Ngày ngày đến lớp. (Quỳnh Châu) Giữ chân cho sạch Này đôi dép đỏ Em xỏ rất vừa Dép mẹ vừa mua Giữ chân cho sạch. (Huy Cận) Áo quần Áo quần em mặc Mẹ giặt vừa khô Sạch sẽ thơm tho Em không bôi bẩn. (Nhược Thủy) Bé giữ vệ sinh môi trường Sân trường bé chơi Thấy lá vàng rơi Vung vãi khắp nơi Cùng đi nhặt lá Bỏ vào thùng rác Các nơi đều sạch Không khí trong lành Giúp bé học hành Chăm ngoan, khỏe mạnh. Tập quét nhà Cái chổi lúa Dựng góc nhà Theo em ra Và đi quét Mẹ dặn trước Quét trong ra Gần đến xa Sân sạch bóng Dù bụi đọng Rác ngổn ngang Giúp mẹ làm Vui chẳng ngại. Bé tập làm vệ sinh Cứ đến chiều thứ sáu Bé tập làm vệ sinh Lau thật sạch lớp mình Cùng các cô, các bạn. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 3-4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỆ SINH DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE 29 | 36 Tắm gội Mùa hè nóng nực Ra lắm mồ hôi Lúc học, lúc chơi Áo, quần bụi bám Nước này mát lắm Ta phải bảo nhau Tắm rửa gội đầu Cho người sạch sẽ Bé tập làm vệ sinh Cứ đến chiều thứ sáu Bé tập làm vệ sinh Lau thật sạch lớp mình Cùng các cô, các bạn. Một số trò chơi dân gian được tôi sáng tác lời mới như: Lộn cầu vồng Lộn cầu vồng Ta tập thể thao Cho người thêm cao Da sáng dáng xinh Nào hai chúng ta Cùng lộn cầu vồng! Kéo cưa lừa xẻ Kéo cưa lừa xẻ Bạn nào ăn khỏe Thì người mau lớn Bạn nào lười ăn Thì thành em bé....Ê!...Ê! Nu na nu nống Nu na nu nống Đánh trống phất cờ Mở cuộc thi đua Xem ai ăn khỏe Trứng, thịt, cá, tôm Hoa quả rau xanh Thì giành chiến thắng. Dung dăng dung dẻ Dung dăng dung dẻ Dắt trẻ đến trường Vào lớp C1 Tham dự hội thi "Bé khỏe bé đẹp" Bé nào ăn khỏe Chăm tập thể thao Sức khỏe dồi dào Thân hình cao lớn Thì giành chiến thắng Xì xà xì xụp Ngồi thụp xuống xem ! MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 3-4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỆ SINH DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE 30 | 36 Qua quá trình áp dụng biện pháp này vào thực tế, tôi thấy trẻ lớp tôi đã có một số những hiểu biết cơ bản ban đầu về ý thức vệ sinh giữ gìn sức khỏe, bảo vệ cơ thể của bản thân. Tôi càng vui hơn nữa khi thấy trẻ không chỉ đọc các bài vè, bài thơ, chơi các trò chơi này ở lớp mà trẻ còn thích thú đọc và chơi cả ở nhà cho ông bà, bố mẹ xem, Điều này cho thấy, trẻ thưc sự có hứng với các bài thơ, bài vè, trò chơi do tôi sưu tầm và sáng tác ra bởi nó thật sự gần gũi với cuộc sống hàng ngày của trẻ. 7. Kết hợp cùng Ban giám hiệu nhà trường, nhân viên y tế và phụ huynh chú ý giáo dục các kĩ năng vệ sinh dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ * Kết hợp cùng Ban Giám Hiệu nhà trường trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục các kĩ năng vệ sinh dinh dưỡng và sức khỏe để phát triển thể chất cho trẻ. Năm học 2014 - 2015, Ngành giáo dục vẫn đặc biệt quan tâm đến việc phát triển thể chất, nâng cao thể lực cho trẻ. Phòng giáo dục và đào tạo nơi tôi đang công tác cũng tổ chức nhiều chuyên đề về phát triển vận động, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Không những vậy, trong năm học này Ban giám hiệu trường tôi cũng đặc biệt quan tâm, dành nhiều đầu tư cũng như chú trọng tới công tác chăm sóc nuôi dưỡng phát triển thể chất cho trẻ hơn. Bản thân tôi là một giáo viên yêu nghề, cùng với mong muốn làm sao cho trẻ lớp tôi có điều kiện để phát triển thể chất, nâng cao thể lực được tốt hơn. Chính vì vậy, tôi luôn chú ý kết hợp cùng Ban giám hiệu nhà trường trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng, phát triển thể chất cho trẻ, đặc biệt là trong công tác giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng- sức khỏe cho trẻ. Ngay từ đầu năm học, tôi đã đề xuất tham mưu cùng Ban giám hiệu nhà trường tổ chức các chuyên đề phát triển vận động và chuyên đề về giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng và sức khỏe ở tại trường mầm non. Trong các buổi họp chuyên môn, tôi thường mạnh dạn đưa ra những câu hỏi để mọi người cùng trao đổi, thảo luận về vấn đề làm sao để giáo dục kĩ năng vệ sinh, dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ một cách tốt nhất. Học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, tôi có điều kiện và tự tin hơn để truyền đạt những kiến thức, giáo dục về vệ sinh, dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ một cách tốt hơn. * Kết hợp cùng nhân viên y tế theo dõi tình hình sức khỏe và học hỏi kiến thức vệ sinh dinh dưỡng, các cách phòng và xử lí các bệnh thường gặp, tai nạn thương tích ở trẻ. Như chúng ta đã biết, trong điều 26 quy chế nuôi dạy trẻ mầm non quy định “Nhà trường phải định kỳ cân cho trẻ và ghi vào biểu đồ tăng trưởng. Trẻ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 3-4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỆ SINH DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE 31 | 36 dưới một năm và trẻ duy dinh dưỡng cân hàng tháng. Trẻ trên một năm cân hàng quý”. Việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho trẻ đều kỳ và chính xác là rất cần thiết.Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, tôi luôn chú ý kết hợp cùng nhà trường, nhân viên y tế tổ chức cân, đo định kì 4 lần/ năm cho trẻ. Qua mỗi lần cân, đo, tôi lập bảng biểu theo dõi tình trạng cân và chiều cao của các trẻ SDD và thấp còi. Nhờ đó, tôi có thể dễ dàng quan tâm và chú ý có kế hoạch dinh dưỡng hợp lí để phát triển chiều cao, cân nặng dành riêng cho các trẻ đó. Không chỉ vậy, qua các đợt kết hợp cùng nhà trường và nhân viên y tế của trạm y tế xã khám sức khỏe cho trẻ (2 lần / 1 năm), tôi luôn chú ý tới sức khỏe, các bệnh thường gặp của trẻ như viêm họng, sâu răng, ho, sổ mũi...Tôi tích cực tranh thủ thời gian để trao đổi với nhân viên y tế về tình hình của trẻ cũng như các cách phòng và chữa bệnh cho trẻ. Qua đó, tôi rút kinh nghiệm cho bản thân trong công tác chăm sóc trẻ hàng ngày. Nhân viên y tế là người có vốn hiểu biết chuyên sâu về các cách vệ sinh cá nhân đúng cách cũng như tình hình, nhu cầu dinh dưỡng đảm bảo hợp lí cho trẻ. Vì vậy, tôi luôn tranh thủ thời gian để học hỏi các kiến thức kinh nghiệm chăm sóc vệ sinh cá nhân cũng như dinh dưỡng cho trẻ từ nhân viên y tế của trường. Ngoài ra, trong những lần trao đổi, tôi cũng thường được cung cấp thêm kiến thức về các biện pháp xử lí các tình huống khẩn cấp, các tai nạn thương tích mà trẻ dễ gặp phải như : hóc xương cá, bỏng, điện giật, đuối nước... * Kết hợp tuyên truyền với phụ huynh về giáo dục các kĩ năng vệ sinh dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ. Bản thân trẻ sinh ra và lớn lên trong vòng tay ba mẹ. Chính vì vậy, gia đình có ý nghĩa rất lớn tới sự phát triển thể chất cũng như tinh thần cho trẻ. Sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình là một việc vô cùng cần thiết. Do vậy, tôi luôn tìm cách tuyên truyền, trao đối với phụ huynh về tình hình sức khoẻ của trẻ. Sự tuyên truyền, vận động phụ huynh cùng tham gia giáo dục các kĩ năng vệ sinh dinh dưỡng và sức khỏe giúp trẻ phát triển thể chất được diễn ra dưới nhiều hình thức: + Trong các cuộc họp Phụ huynh đầu năm và sơ kết học kì, tôi nói lên thực trạng tình trạng trẻ tại lớp, số trẻ, tên trẻ SDD, TC. Tuyên truyền với phụ huynh chú ý cân, đo trẻ thường xuyên và tổ chức thảo luận về các vấn đề giáo dục sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ. + Trong các giờ đón, trả trẻ hàng ngày: Tôi trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ (ho, sổ mũi,..), thói quen vệ sinh, giờ ăn, giờ ngủ trong ngày của trẻ... Bên cạnh đấy, tôi cũng vận động phụ huynh mang các nguyên vật liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 3-4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỆ SINH DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE 32 | 36 không dùng đến nữa như vỏ chai, vỏ hộp, lốp xe cũ...để chúng tôi làm đồ dùng, đồ chơi rèn luyện sức khoẻ cho các cháu... Ngoài ra, đối với những phụ huynh là nông dân, bận rộn, không có nhiều thời gian theo dõi, chú ý đến chế độ dinh dưỡng sức khoẻ của trẻ trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, tôi luôn trực tiếp tuyên truyền về các vấn đề đó. Ví dụ: Ngay từ khi chuyển mùa, khi thời tiết ẩm thấp là không gian lí tưởng cho các vi khuẩn gây các bệnh như thuỷ đậu, sởi...tôi đã trao đổi với phụ huynh, nhắc phụ huynh giữ vệ sinh cho trẻ. Cho trẻ ăn nhiều các chất dinh dưỡng để có cơ thể khoẻ mạnh để phòng chống sự xâm hại của các vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, tôi cũng tích cực kêu gọi phụ huynh chú ý giáo dục các kĩ năng, thói quen vệ sinh tốt trong sinh hoạt và ăn uống cho trẻ. Hình ảnh: Giáo viên trao đổi cùng phụ huynh tại bảng tuyên truyền + Bảng tuyên truyền: Bảng tuyên truyền là một phương tiện trao đổi gián tiếp của cô giáo với phụ huynh. Đối với trẻ MGB 3-4 tuổi, tôi đặt ra nhiệm vụ hàng đầu là làm sao có thể giáo dục phát triển thể chất cho trẻ một cách tốt nhất. Và tôi đã sử dụng bảng tuyên truyền như một công cụ của mình. Trong bảng tuyên truyền, tôi sắp xếp nhiều mục để phụ huynh dễ dàng quan sát và chú ý như: Thực đơn trong tháng (Thực đơn tuần chẵn- tuần lẻ), bảng theo dõi cân, đo của trẻ, Phòng dịch theo mùa (Với các thông tin về dịch bệnh, cách phòng, tránh), Thông tin khoa học (các thông tin về nhu cầu dinh dưỡng, khẩu phần hợp lý, các biện pháp phát triển các giác quan cho trẻ...) + Trao đổi thông tin với phụ huynh qua mạng xã hội facebook, zalo: Facebook, zalo là 2 mạng xã hội được phần lớn người dân Việt Nam chúng ta MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 3-4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỆ SINH DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE 33 | 36 yêu thích trên khắp cả nước. Đối với các bậc phụ huynh lớp tôi cũng vậy, nhiều gia đình bố mẹ bận rộn không có điều kiện đến đón con và trao đổi trực tiếp với cô giáo. Nếu cứ chờ phụ huynh đến để tuyên truyền, trao đổi trong khi các bậc phụ huynh lại rất bận thì việc tuyên truyền sẽ rất khó thành công. Vì vậy, mạng xã hội lại là cầu nối mới giúp giáo viên chúng tôi và phụ huynh trao đổi để gần gũi nhau hơn. Ưu điểm của các mạng xã hội này là có thể tải lên các video, hình ảnh hàng ngày hoạt động của trẻ. Như vậy, khi có vấn đề gì thắc mắc và cần trao đổi, phụ huynh có thể nói chuyện trực tiếp với tôi và ngược lại. Tôi sử dụng mạng xã hội facebook và zalo cũng như một phương pháp tuyên truyền giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ đến phụ huynh thông qua các tài liệu các bài viết có nội dung liên quan đến sức khỏe được tôi chia sẻ trên mạng. Có thể nói công tác kết hợp với phụ huynh là một việc vô cùng cần thiết. Nó không chỉ tạo mối quan hệ gắn bó giữa cô giáo và phụ huynh mà còn góp phần nâng cao trong việc chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng trẻ đựoc tốt hơn. Tóm lại, việc giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ là một việc làm không hề đơn giản. Nó yêu cầu sự kết hợp, phối hợp lần nhau cả ở gia đình và nhà trường. IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN Qua một thời gian nghiên cứu và thực hiện các biện pháp mà tôi vừa nêu trên, tôi nhận thấy tình hình sức khỏe của trẻ lớp tôi đã tăng lên rõ rệt. Trẻ có ý thức hơn trong việc bảo vệ, giữ gìn sức khỏe của bản thân, kĩ năng vệ sinh cá nhân của trẻ cũng thành thạo hơn. Điều này được thể hiện cụ thể thông qua kết quả ở 2 bảng sau: Bảng khảo sát đánh giá khả năng thực hiện các thói quen tốt trong sinh hoạt, vệ sinh dinh dưỡng của trẻ tháng 4/2015 Tổng số trẻ: 41 Khă năng nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt Giữ gìn sức khỏe và an toàn Trẻ đạt 38/41= 93% 39/41=95% 40/41=97,5% Chưa đạt 3/41= 7% 2/41=5% 1/41=2,5% Như vậy, so với đầu năm: + Số trẻ có khă năng nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe đã tăng 13%. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 3-4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỆ SINH DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE 34 | 36 + Số trẻ làm được một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt cũng tăng 10% + Số trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ sức khỏe cũng tăng 17,5%. Ngoài ra, kết quả cụ thể về tình hình sức khỏe, cân nặng của trẻ cũng có những chuyển biến đáng mừng: Bảng theo dõi cân nặng, chiều cao của trẻ tháng 4/2015 Tổng số trẻ 41 Cân nặng Chiều cao SDD BT BP BT TC Số trẻ 1 40 0 41/41 0 Tỷ lệ 2,5% 97,5 % 0 100% 0 Như vậy, số trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi ở lớp tôi đã được giảm đáng kể, không còn trẻ nào thuộc kênh thấp còi, số trẻ suy dinh dưỡng từ 6 trẻ giảm xuống còn 1 trẻ. Tóm lại, sau một thời gian thực hiện các biện pháp giúp trẻ phát triển thể chất thông qua việc giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng và sức khỏe, tôi nhận thấy tình trạng sức khoẻ, thể lực của trẻ lớp tôi đã tăng lên rõ rệt. Trẻ có thể thực hiện các vận động theo yêu cầu của cô cũng như biết ăn uống đa dạng các loại thức ăn hơn, khả năng miễn dịch của trẻ đối với các loại bệnh cũng tốt hơn. Điều này là một động lực rất lớn đối với tôi và càng làm cho tôi thêm phấn khởi, yêu nghề và có nghị lực hơn trong công tác được giao. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 3-4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỆ SINH DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE 35 | 36 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN: Trong quá trình thực hiện các biện pháp trong đề tài : “Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và sức khỏe", tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm như sau: - Giáo viên phải nắm vững kiến thức các phương pháp phát triển thể chất, kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ cũng như nắm được đặc điểm phát triển thể chất của trẻ. - Kế hoạch tổ chức, đầu tư phải có nhiều thời gian - Thực hiện tốt công tác chuyên môn, tham mưu để có sự quan tâm, động viên kịp thời và chỉ đạo sâu sát của ban giám hiệu - Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để có sự giúp đỡ theo yêu cầu của nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện. - Chú ý tới chế độ sinh hoạt hàng ngày, thực hiện chăm sóc nuôi dưõng trẻ đúng quy chế. Tích cực rèn luyện, giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ. II. KHUYẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT Để thực hiện tốt hoạt động giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và sức khỏe trong giai đoạn hiện nay, thông qua việc thực hiện các biện pháp trên đã phần nào đạt được một số kết quả như đã nêu. Bản thân tôi xin có một số đề xuất sau: * Đối với nhà trường: - Tiếp tục tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập ở các đơn vị bạn để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. - Đầu tư kinh phí mua thêm một số trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và sức khỏe. - Có các biện pháp, kiến nghị để mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ. * Đối với Phòng Giáo dục: - Hằng năm, Phòng giáo dục nên tăng cường hơn nữa các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp thực hiện các biện pháp giáo dục về dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ - Cung cấp thêm các tiến bộ khoa học kỹ thuật như: Học tập qua băng hình, đĩa ghi hình... để cung cấp thêm tư liệu cho giáo viên. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 3-4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỆ SINH DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE 36 | 36 Trên đây là "Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và sức khỏe" của tôi và đã được áp dụng trong năm học 2014 - 2015. Tôi rất mong được các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến để giúp tôi có thêm kinh nghiệm để việc nâng cao phát triển thể chất cho trẻ mầm non 3-4 tuổi đạt hiệu quả cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2015 MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 3-4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỆ SINH DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE 37 | 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các hoạt động giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe cho trẻ mầm non (Theo chương trình giáo dục mầm non mới)- NXB giáo dục Việt Nam. Tác giả: Phạm Mai Chi- Vũ Yến Khanh- Nguyễn Thị Hồng Thu. 2. Giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp- Viện chiến lược và chương trình giáo dục. Trung tâm nghiên cứu chiến lược và phát triển chương trình giáo dục mầm non- NXB Giáo dục. 3. Cẩm nang chăm sóc sức khỏe trẻ em trong trường mầm non- NXB Giáo dục. Tác giả: TS. Thu Hiền- BS. Hồng Thu- Bs. Anh Sơn. 4. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non- NXB Đại học Sư phạm. Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên)- Lê Thị Kim Anh- Đinh Văn Vang. 5. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non Mẫu giáo bé (3-4 tuổi)- NXB Giáo dục Việt Nam. Tác giả: TS. Trần Thị Ngọc Châm- TS. Lê Thu Hương- PGS.TS. Lê Thị Ánh Tuyết. 6. Phương pháp giáo dục thể chất trẻ em- NXB ĐH Quốc gia Hà Nội- Tác giả: Hoàng Thị Bưởi. 7. Giáo dục học mầm non- NXB ĐH Quốc Gia Hà Nội. Tác giả: Phạm Thị Châu-Nguyễn Thị Oanh- Trần Thị Sinh. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 3-4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỆ SINH DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE 38 | 36 MỤC LỤC Tên đề mục Trang A. Đặt vấn đề 1 B. Giải quyết vấn đề 3 I. Cơ sở lí luận 3 II. Cơ sở thực tiễn 4 III. Các biện pháp thực hiện 6 1. Khảo sát, điều tra đối với giáo viên, phụ huynh và học sinh. 6 2. Xây dựng kế hoạch giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ theo từng chủ đề trong năm học 8 3. Tạo môi trường học tập, trang trí góc lớp - làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo, tích hợp giáo dục trẻ. 11 4. Sử dụng biện pháp lặp đi lặp lại. Tích cực lồng ghép giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. 15 5. Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giáo dục vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ thông qua các giờ học và trong giờ hoạt động chiều. 24 6. Tích cực sưu tầm, sáng tạo thơ ca hò vè, đặt lời mới cho các trò chơi vận động dân gian, để giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ. 26 7. Kết hợp cùng Ban giám hiệu nhà trường, nhân viên y tế và phụ huynh chú ý giáo dục các kĩ năng vệ sinh dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ. 30 IV. Kết quả thực hiện 33 C. Kết luận và khuyến nghị 35 D. Tài liệu tham khảo
File đính kèm:
- skkn_phat_trien_the_chat_cho_tre_3_4_tuoi_1826.pdf