Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Câu lạc bộ phát thanh măng non của Liên đội Trường Tiểu học Cồn Thoi

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

 1.1. Lý do về mặt lý luận

Hoạt động Đội là một trong những hoạt động không thể thiếu trong các mặt hoạt động giáo dục ở trường Tiểu học và THCS. Đặc trưng của hoạt động Đội chính là tổ chức các hoạt động tuyên truyền, các hoạt động học tập, vui chơi giải trí, định hướng học sinh thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy để cùng với nhà trường giáo dục học sinh trở thành con ngoan trò giỏi, là người có ích cho xã hội. Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là trường giáo dục thiếu nhi Việt Nam trong và ngoài nhà trường, là đội dự bị của Đoàn Thanh niên Công sản Hồ Chí Minh; lực lượng nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi”.

Nhiệm vụ chính của nhà trường là thực hiện mục tiêu “Dạy và học tốt”. Thực hiện được mục tiêu này không những là trách nhiệm của riêng cá nhân hay tập thể nào mà là trách nhiệm chung của xã hội. Dưới mái trường XHCN, giáo dục học sinh thực hiện đúng theo 5 điều Bác dạy, với mục đích giúp các em sau này là người công dân có ích cho xã hội là chức năng trách nhiệm của HĐSP nói chung của mỗi người thầy nói riêng, trong đó vai trò của giáo viên Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh trong mỗi nhà trường không kém phần quan trọng.

Một trong những công tác trọng tâm của hoạt động Đội chính là công tác tuyên truyền. Qua tuyên truyền, các em sẽ hiểu thêm về truyền thống vẻ vang của dân tộc, truyền thống của Đảng, Đoàn, Đội, các ngày kỷ niệm truyền thống trong năm, .; qua tuyên truyền, các em sẽ hiểu thêm một số kiến thức về các lĩnh vực học tập, văn hoá, y tế, .; qua truyên truyền nhắc nhở, định hướng các em có những hành động, suy nghĩ đúng trong đời sống xã hội,.

Hiện nay, công tác tuyên truyền trong hoạt động Đội ở nhà trường được tổ chức với rất nhiều hình thức đa dạng và phong phú như: sinh hoạt chủ điểm tháng, tuần; các hội thi; phát thanh măng non; đội tuyên truyền măng non; về nguồn; . Trong đó, phát thanh măng non hàng tuần là một hoạt động không thể thiếu. Phát thanh măng non chính là kênh thông tin hiệu quả và thiết thực nhất. Thông qua phát thanh măng non, học sinh biết được tin tức về hoạt động Đội trong và ngoài nhà trường; hiểu thêm về truyền thống của Đảng, Đoàn, Đội, các gương anh hùng liệt sỹ, .; một số kiến thức, kỹ năng trong đời sống ;. Chính vì vậy, để làm tốt công tác tuyên truyền thì việc xây dựng Chương trình phát thanh phải được thực hiện thường xuyên và phải phong phú về mặt nội dung.

 

doc39 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 4462 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Câu lạc bộ phát thanh măng non của Liên đội Trường Tiểu học Cồn Thoi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u mỗi năm học và tích cực bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cho Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ và cộng tác viên
Vào đầu mỗi năm học, tổng phụ trách tham mưu với Hiệu trưởng thành lập Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ phát thanh măng non gồm 10 thành viên, trong đó Giáo viên là 4, đội viên là 6. 
Ngoài chủ nhiệm câu lạc bộ chịu trách nhiệm chung, câu lạc bộ chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm 3 thành viên, đó là nhóm viết tin bài, nhóm biên tập và nhóm phát thanh.
Hình thành các lực lượng cộng tác viên giúp đỡ hỗ trợ có chức năng khác nhau như:
 - Cộng tác viên viết tin là các thành viên trong hội đồng sư phạm mà trực tiếp giúp đỡ là các Đoàn viên trong nhà trường, các giáo viên chủ nhiệm lớp.
 - Cộng tác viên đọc tin là học sinh (các Đội viên) có khả năng đọc tin bài một cách diễn tả, rõ ràng. Riêng với đối tượng cộng tác viên này, chúng tôi phải tranh thủ nhận được sự đồng ý của cha mẹ học sinh vì các em phải về muộn hơn so với các bạn khác.
 - Cộng tác viên phụ trách âm thanh, văn nghệ là Ban Văn thể nhà trường.
3.1.4. Đa dạng hóa trong việc thu thập tin bài
Theo sự phân công nhiệm vụ của các nhóm trong câu lạc bộ, các thành viên trong nhóm viết tin bài và lực lượng cộng tác viên chủ động viết bài, thu thập thông tin theo kế hoạch rồi chuyển cho nhóm biên tập. 
Nội dung tin bài: Chúng tôi hình thành hệ thống tin bài trong mỗi chương trình phát thanh, được phân thành các thể loại khác nhau nhưng tất cả bản tin đọc đều mang tính tổng hợp, tin vắn. Ở phần này, chúng tôi xác định đây là phần mấu chốt quyết định. Các tin bài dưới các dạng:
- Gương điển hình “Người tốt- Việc tốt”, “Nghĩa cử cao đẹp”, “Tấm lòng vàng”, tinh thần vượt khó trong học tập, tập trung ở nội dung thực hiện 5 điều Bác dạy.
 - Thông tin về phong trào thi đua học tập của các chi đội, các sao nhi đồng, tập trung ở nội dung phản ánh tình hình học tập của đội viên, nhi đồng trong thời gian tuần qua (khối, chi đội, sao, đội viên, nhi đồng) và động viên khen ngợi.
 - Thông tin về hoạt động của Liên đội.
 - Thông tin mang tính hưởng ứng các chủ đề do ngành, do nhà trường đề ra như: Qui định Trật tự an toàn giao thông, Quyền và bổn phận trẻ em, Biết ơn thầy cô, Em yêu chú bộ đội, 
- Thông tin về hoạt động tham gia hưởng ứng các ngày lễ lớn, kỉ niệm truyền thống trong năm như ngày thành lập Đội TNTP, ngày thành lập Đoàn, ngày 30/4,
- Thông tin phản ánh về các hoạt động ngoài giờ như tham gia trào rèn luyện thân thể, trật tự nề nếp khi ra về, giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, không ăn quà rong, lễ phép với người ngoài khi họ đến trường, phong trào kế hoạch nhỏ, mô hình Xe đạp 1000 đồng cùng bạn đén trường, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy nổ vào mùa khô, phòng bệnh kịp thời v.v trên cơ sở phát hiện nhân tố tập thể tích cực nhằm tuyên dương khen ngợi và các biện pháp ngăn chặn những hiện tượng chưa tốt, thiếu lành.
	- Hướng dẫn những phương pháp học tập, chăm sóc sức khỏe bản thân, tuyên truyền các bệnh truyền nhiễm, ...
- Các thông báo của nhà trường như chuẩn bị tham gia (hoặc kết quả) cuộc thi “Giữ vở sạch- Viết chữ đẹp”, kế hoạch ôn thi học kì, Hội thi văn nghệ TDTT do nhà trường tổ chức, tham gia Hội thi “Rung chuông vàng”, Hội thi “Tin học trẻ huyện Kim Sơn”, Thi “Giải Toán Violympic” hay Thi “Giao thông thông minh” trên mạng,
 - Giới thiệu bài thơ hay, một giọng hát hay, giọng kể hay của học sinh trong trường
Với những tin bài hay, chúng tôi có biện pháp lưu trữ và phát thanh lại trong những thời điểm thích hợp khác nếu có điều kiện như giờ ra về.
3.1.5. Đổi mới nội dung biên tập các chương trình phát thanh
Cần có sự đổi mới nội dung các chương trình phát thanh
Cấu trúc của một chương trình phát thăng măng non:
+ Mở đầu:	Lời giới thiệu, lời chúc
	Nêu những nội dung chính của Chương trình.
+ Nội dung:	(Phát theo các nội dung biên tập)
+ Kết thúc:	Lời chào tạm biệt 
Cách biên tập nội dung:
Thường mỗi Bài phát thanh măng non phát theo chủ điểm của tháng được biên tập theo trình tự các nội dung như sau:
+ Điểm tin hoạt động của Liên đội trong thời gian qua.
+ Nghe lịch sử ngày lễ lớn trong tháng. Chẳng hạn:
Bảng 3.1. Bảng minh họa các chủ điểm của tháng
THÁNG
CHỦ ĐIỂM
NGÀY LỄ LỚN
11
Kính yêu thầy cô
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/ 11)
12
Em yêu chú bộ đội
Ngày thành lập QĐND (22/ 12)
03
Tiến bước lên Đoàn
Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3)
+ Phương hướng hoạt động của Liên đội trong thời gian tới.
+ Nghe bài hát hay câu chuyện có nội dung liên quan đến chủ điểm.
Ngoài ra, có thể biên tập theo chuyên mục:
+ Chuyªn môc: ChuyÖn b¹n t«i (tháng 01)
+ Chuyên mục Góc nhìn học trò qua câu chuyện “Những tiêng ve” (Chương trình tháng 05).
+ Chuyên mục "Các loại hoa quả tốt trong mùa hè" (Chương trình tháng 04).
- Hoặc có thể biên tập xen kẽ các nội dung nêu trên.
 - Về phần nhạc hiệu nhạc nền, ráp nhạc cho các tiết mục, bài hát của trường chúng tôi đề nghị và được Ban Văn thể giúp đỡ.
3.1.6. Nâng cao chất lượng âm thanh, nâng cao chất lượng giọng đọc tin bài các chương trình phát thanh để thu hút người nghe
- Thời lượng phát thanh: Chúng tôi bàn bạc và cùng thống nhất thực hiện thời gian phát thanh 2 lần/ngày vào thời điểm đầu giờ và sau khi hoạt động ra giữa giờ vào thứ ba và thứ năm hàng tuần trong cả 2 ca.
Mỗi chương trình sẽ phát trong vòng 5 - 12 phút.
Sau mỗi chủ điểm, chương trình sẽ tổng hợp và phát thanh những tin đáng lưu ý hay những thành tựu trong thời gian qua.
Thời gian đầu, 1 đến 2 tháng, để quen việc, chúng tôi dành thời gian cho hệ thống âm thanh (Phòng thu âm, loa phóng thanh, đường dây, thu thập chọn lọc tin, hướng dẫn các Phát thanh viên “Nhí” của chương trình, làm nhạc hiệu, ráp nhạc ...) nên thời lượng phát thanh có khoảng cách khá xa: nửa tháng một chương trình.
Ngoài ra, toàn thể các thành viên liên quan chương trình phát thanh măng non sẽ họp định kỳ l lần / tháng để rút kinh nghiệm và bàn bạc hướng tới.
 	- Đối tượng phục vụ: Học sinh, giáo viên trong toàn trường.
	- Hình thức: Phát “sống” chỉ thực hiện cho việc phát Bản tin hoạt động Đội, hoặc các chuyên mục mang tính thời sự.
3.1.7. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phát thanh măng non
Hiện nay, việc ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động của nhà trường được thực hiện thường xuyên và mang lại hiệu quả khá tốt. Hầu hết các trường đều đã được trang bị hệ thống máy vi tính, các thiết bị âm thanh như Radio, âm ly, loa,; do đó hiệu quả công việc khá tốt. Đặc biệt, nó hỗ trợ tốt cho hoạt động Đội, trong đó có công tác tuyên truyền thông qua hoạt động chương trình phát thanh măng non.
Bên cạnh đó, việc kết nối internet - Cổng thông tin đa năng - cũng đã thiết lập đến từng trường. Việc truy cập, tìm kiếm thông tin đã thuận lợi, nhanh chóng và đa dạng hơn trước.
Do đó, việc xây dựng nội dung chương trình Phát thanh măng non gặp rất nhiều thuận lợi. Chúng ta có thể xây dựng chương trình phát thanh với nhiều chuyên mục hơn, bài viết tốt hơn mà đa số các bài viết đó ta có thể tìm kiếm trên mạng internet.
Các thiết bị thực hiện cho phát thanh ở nhà trường ngày càng hiện đại. Lúc trước ta chỉ có thể đọc hàng ngày, rồi sau đó là thu vào băng cassette để phát những lần sau. Nhưng hiện nay chúng ta có thể sử dụng một số phần mềm thu âm để chúng ta thu và phát rất nhiều lần sau đó mà chất lượng khá tốt.
Với việc nhà trường đã được trang bị khá đầy đủ về máy móc, đã kết nối mạng internet, để phát huy có hiệu quả CNTN vào việc thực hiện các hoạt động phát thanh măng non tại trường, chúng ta phải làm tốt một số công việc sau:
- Thu và phát bằng việc sử dụng phần mềm thu âm: Thực hiện cho các chuyên mục: bản tin y tế, gương anh hùng liệt sỹ, các ngày kỷ niệm lớn của đất nước, những câu chuyện về Bác, những mẩu chuyện ngắn, Với hình thức này thì ta có thể sử dụng lâu dài do sau khi thu âm thì chúng ta sẽ chuyển và tạo thành những đĩa CD để lưu trữ và phát khi cần thiết. Do vậy, việc thực hiện phát thanh măng non sẽ tiện lợi hơn.
Có rất nhiều phần mềm dùng thu âm nhưng ở đây tôi chọn phần mềm Goldwave. Đây là phần mềm tương đối dễ sử dụng và nó có phần điều chỉnh âm thanh (mix) khá tốt, có thể cắt hay thêm các đoạn âm thanh và có chất lượng âm thanh tốt.
	- Phát “sống” và thu vào Băng cassette hoặc đĩa (tuỳ điều kiện): Thực hiện các chuyên mục bản tin hoạt động Đội, các thông báo, tuyên tryền một số nội dung cần thiết, 
- Thu âm và phát bằng phần mềm tin học đối với các chương trình: Ngày này năm xưa, kể chuyện Bác Hồ, Bạn có biết, những mẩu chuyện ngắn, một số bài hát thiếu nhi,  Những chương trình này là những bài viết có tính chất sử dụng lâu dài, có thể sử dụng nhiều lần. Chúng ta thực hiện như sau:
+ Cài đặt và kết nối thiết bị:
Chúng ta có thể tải phần mềm Goldwave trên mạng internet hoặc mua các đĩa phần mềm và tiến hành cài đặt theo hướng dẫn vào máy vi tính. Tuy nhiên, chúng ta nên mua đĩa chương trình vì như thế chúng ta có thể dùng bản đầy đủ (full) để thu âm được lâu hơn.
out
AMPLY
:
Kết nối thiết bị: chúng ta sử dụng dây nối 1-2 (một đầu crack 3,5mm; 2 đầu crack búp sen. Đầu crack 3,5mm ta nối vào cổng mic của máy vi tính, 2 đầu búp sen ta nối vào cổng out (rec). Nối micro vào Amply.
+ Các bước tiến hành thu âm:
Chuẩn bị nội dung: tài liệu in sẵn (phong chữ lớn), thực hiện phân chia đoạn hoặc bài, đưa cho phát thanh viên đọc trước khi thu 5 – 10 phút. Chúng ta có thể thực hiện thu nhiểu nội dung trong một buổi. Chọn địa điểm thu yên tĩnh (có thể phòng vi tính) hoặc chọn thời gian thu khi học sinh nghỉ học để tránh tạp âm.
Tiến hành thu: mở chương trình, chọn thẻ New (mở 1 trang mới), khi đó xuất hiện bảng New Sound, trong mục Duration ta có thể chọn độ dài của đoạn âm thanh mà chúng ta thu. Thường thì tôi chọn 10 phút, sau đó click OK.
Chọn thời gian thu
Khi bắt đầu thu thì chúng ta click vào Start Recording (xem hình). Cho đến khi thu xong thì click vào Stop Recording.
Click chọn khi bắt đầu thu
 Sau đó chọn File -> Save -> chọn đường dẫn (nơi cần lưu) -> đặt tên -> save.
Click chọn để lưu bài phát thanh
Sau khi thu xong thì chúng ta có thể sử dụng chương trình ghi đĩa Nero để tạo thành những Đĩa CD và dùng máy Cassette có đĩa để phát khi đến nội dung chương trình phát thanh. Ta nên thu và lưu theo từng bài và tạo thành những đĩa với nội dung riêng biệt theo từng nội dung chuyên mục, bên ngoài có bìa ghi tên và thứ tự bài để tạo thuận lợi cho việc biên soạn và phát thanh.
Để hoạt động Câu lạc bộ phát thanh măng non của Liên đội Trường Tiểu học Cồn Thoi đạt chất lượng cao, Liên đội phải thực hiện một cách đồng bộ, có sự phối hợp linh hoạt các biện pháp trên. Các biện pháp được đề xuất trong đề tài vừa là tiền đề, vừa là kết quả của nhau; quan hệ gắn bó với nhau, cùng hỗ trợ nhau, bổ sung nhau trong suốt quá trình hoạt động phát thanh măng non. Do đó, Liên đội phải tiến hành triển khai thực hiên chúng một cách đồng bộ, nhất quán thì hoạt động Câu lạc bộ phát thanh măng non mới đạt được chất lượng cao.
3.2. KHẢO NGHIỆM MỨC ĐỘ CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ PHÁT THANH MĂNG NON CỦA LIÊN ĐỘI TRƯỜNG TIỂU HỌC CỒN THOI
Để khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất, tôi tiến hành xin ý kiến bằng phiếu hỏi đối với:
	 - CBQL Trường Tiểu học Cồn Thoi: 3 đồng chí;
	 - GV phụ trách Đội và Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học Cồn Thoi: 17 đồng chí;
	 - Cán bộ công chức ủy ban nhân dân xã Cồn Thoi: 10 đồng chí.
	- Phụ huynh học sinh: 10 phụ huynh.
	Trong đó:
	 - Hỏi về mức độ cần thiết của biện pháp, có 3 mức độ là: Rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết lắm.
	 - Hỏi về tính khả thi của biện pháp, có 3 mức độ là: Khả thi cao, khả thi, không khả thi lắm.
Để thống kê các ý kiến đánh giá của các đối tượng khảo nghiệm về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ, đề tài quy ước như sau:
	 - Với mỗi ý kiến đánh giá là rất cần thiết hoặc rất khả thi: 3 điểm;
	 - Với mỗi ý kiến đánh giá là cần thiết hoặc khả thi: 2 điểm;
	 - Với mỗi ý kiến đánh giá là không cần thiết lắm hoặc không khả thi lắm: 1 điểm.
	 - Với ý kiến không đánh giá: 0 điểm. 
Bảng 3.2. Mức độ cần thiết và tính khả thi của các biệp pháp nâng cao chất lượng hoạt động Câu lạc bộ phát thanh măng non đề xuất
TT
BIỆN PHÁP
MỨC ĐỘ CẦN THIẾT
TÍNH KHẢ THI
∑
Thứ bậc
∑
Thứ bậc
1
Nâng cao nhận thức của Cán bộ quản lý, nhân viên, các thầy cô phụ trách và Đội viên, nhi đồng toàn Liên đội về hoạt động Câu lạc bộ phát thanh măng non.
115
2,88
1
117
2,93
1
2
Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất là điều kiện tiên quyết cho các chương trình phát thanh thành công
99
2,48
7
114
2,85
4
3
Thành lập Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ phát thanh măng non vào đầu mỗi năm học và tích cực bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cho Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ và cộng tác viên
106
2,65
6
114
2,85
4
4
Đa dạng hóa trong việc thu thập tin bài
108
2,70
5
112
2,80
6
5
Đổi mới nội dung biên tập các chương trình phát thanh
115
2,88
1
116
2,90
2
6
Nâng cao chất lượng âm thanh, nâng cao chất lượng giọng đọc tin bài các chương trình phát thanh để thu hút người nghe
113
2,83
3
106
2,65
7
7
Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phát thanh măng non
112
2,80
4
115
2,88
3
2,75
2,84
Số liệu thống kê tổng hợp thứ bậc về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Câu lạc bộ phát thanh măng non ở bảng 3.1 cho thấy có sự đồng thuận nhất định giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của 7 biện pháp được đề xuất. Có những biện pháp có thứ bậc về mức độ cần thiết và tính khả thi như nhau. Bên cạnh đó, tính khả thi và mức độ cần thiết của một vài biện pháp lại có thứ bậc không đồng nhất. Theo tôi cũng là một đánh giá khách quan bởi vì có biện pháp rất cần thiết nhưng khó thực hiện, quá trình thực hiện phải giải quyết nhiều mối quan hệ và ngược lại.
	Để khẳng định tính chính xác về sự đồng thuận giữa mức độ cần thiết và tính khả thi, đề tài sử dụng công thức tính hệ số tương quan Spiecman để tính:
	R= 1 - , trong đó:
	 - R: hệ số tương quan
	 - D: hệ số thứ bậc giữa hai đại lượng cần đo
	 - N: số biện pháp
Từ kết quả khảo nghiệm, tính được hệ số tương quan thứ bậc R≈0,68 cho phép kết luận tương quan trên là thuận và tương đối chặt chẽ hay mức độ cần thiết và tính khả thi của 7 biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Câu lạc bộ phát thanh măng non được đề xuất trong đề tài là tương đối phù hợp và tương đối thống nhất với nhau, có nghĩa là cần thiết ở mức độ nào thì tính khả thi cũng tương ứng. Mối quan hệ được thể hiện bằng biểu đồ sau:
()
(Biện pháp)
Biểu đồ 3.1. Mức độ cần thiết và tính khả thi của các biệp pháp nâng cao chất lượng hoạt động Câu lạc bộ phát thanh măng non đề xuất
	Mặc dù sự đồng thuận giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Câu lạc bộ phát thanh măng non được đề xuất không phải là tuyệt đối nhưng kết quả khảo nghiệm đã khẳng định chắc chắn rằng tất cả 7 biện pháp và từng biện pháp được đề xuất đều rất cần thiết và tính khả thi cao, có thể ứng dụng vào việc tổ chức hoạt động Câu lạc bộ phát thanh măng non để từng bước nâng cao chất lượng hoạt động Câu lạc bộ phát thanh măng non của Liên đội Trường Tiểu học Cồn Thoi. 
	Tóm lại, các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Câu lạc bộ phát thanh măng non của Liên đội Trường Tiểu học Cồn Thoi đề xuất là một hệ thống đa dạng, năng động, không có biện pháp nào là vạn năng. Mỗi biện pháp đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Do đó các biện pháp phải được thực hiện một cách có hệ thống và đồng bộ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Khi đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Câu lạc bộ phát thanh măng non của Liên đội Trường Tiểu học Cồn Thoi phải dựa vào lý luận về biệp pháp hoạt động Câu lạc bộ phát thanh măng non, dựa vào nhiệm vụ, mục tiêu của bậc học, vào thực tiễn cụ thể của Liên đội. Từ đó căn cứ vào những định hướng, những nguyên tác xây dựng, đề xuất biện pháp đầy đủ, chính xác, khoa học. Đề tài đã đề xuất được 7 biện pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng hoạt động Câu lạc bộ phát thanh măng non của Liên đội Trường Tiểu học Cồn Thoi. Bẩy biện pháp trên là kết quả của quá trình tìm hiểu, nghiên cứu lý luận về biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Câu lạc bộ phát thanh măng non; phân tích thực trạng hoạt động này của Liên đội Trường Tiểu học Cồn Thoi. Đây là một hệ thống các biện pháp có mối quan hệ qua lại, hỗ trợ, bổ sung cho nhau tạo nên tính đa dạng, năng động và khả năng thích ứng tốt. Nếu được đưa vào ứng dụng sẽ từng bước nâng cao chất lượng hoạt động Câu lạc bộ phát thanh măng non góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh Trường Tiểu học Cồn Thoi trong giai đoạn hiện nay.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
	1.1. Câu lạc bộ phát thanh măng non là câu lạc bộ của tổ chức Đội, được thành lập nhằm tuyên truyền về các hoạt động của Đội, thông qua đó góp phần giáo dục các em đội viên, thiếu nhi theo mục tiêu của tổ chức Đội. Việc thành lập và tổ chức hoạt động câu lạc bộ phát thanh măng non là một trong những giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục của Đội, việc nâng cao chất lượng và hiệu quả chương trình phát thanh măng non trong liên đội sẽ góp phần thực hiện hiệu quả công tác giáo dục của Đội, đồng thời tạo sân chơi lành mạnh thiết thực cho đội viên tại liên đội. Đây là loại hình hoạt động đặc thù của tổ chức Đội do Đội viên, nhi đồng trực tiếp tổ chức và thực hiện dưới sự hướng dẫn của Phụ trách Đội thể hiện tính tự quản của tổ chức Đội. 
	1.2. Tìm hiểu thực trạng biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Câu lạc bộ phát thanh măng non của Liên đội Trường Tiểu học Cồn Thoi, tôi thấy Liên đội đã có sự quan tâm đến hoạt động Câu lạc bộ phát thanh măng non và đã thực hiện tốt một số khâu trong quá trình hoạt động Câu lạc bộ. Tuy nhiên sự quan tâm ấy còn chưa thường xuyên, chưa sâu sắc. Các biện pháp còn chưa toàn diện, phù hợp và năng động. Vì thế mà chất lượng hoạt động Câu lạc bộ phát thanh măng non còn chưa cao.
	1.3. Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn, để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động Câu lạc bộ phát thanh măng non của Liên đội Trường Tiểu học Cồn Thoi, đề tài đề xuất 7 biện pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng hoạt động Câu lạc bộ phát thanh măng non của Liên đội Trường Tiểu học Cồn Thoi, đó là:
Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức của Cán bộ quản lý, nhân viên, các thầy cô phụ trách và Đội viên, nhi đồng toàn Liên đội về hoạt động Câu lạc bộ phát thanh măng non.
Biện pháp 2. Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất là điều kiện tiên quyết cho các chương trình phát thanh thành công.
Biện pháp 3. Thành lập Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ phát thanh măng non vào đầu mỗi năm học và tích cực bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cho Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ và cộng tác viên.
Biện pháp 4. Đa dạng hóa trong việc thu thập tin bài.
Biện pháp 5. Đổi mới nội dung biên tập các chương trình phát thanh.
Biện pháp 6. Nâng cao chất lượng âm thanh, nâng cao chất lượng giọng đọc tin bài các chương trình phát thanh để thu hút người nghe.
Biện pháp 7. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phát thanh măng non. 
2. KIẾN NGHỊ
Chương trình Phát thanh măng non, theo tôi, là một hoạt động không thể thiếu của Đội TNTP Hồ Chí Minh nên cần có sự quan tâm đồng bộ hơn trong một vài vấn đề như sau:
- Về kinh phí (chế độ thù lao bồi dưỡng cho Cộng tác viên): Được phép trích từ quĩ Đội để giải quyết vấn đề này một cách hợp lý và cần có sự hỗ trợ kinh phí của nhà trường.
- Trong các hội nghị giao ban tổng phụ trách Đội, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng đội huyện Kim Sơn tổ chức cần quan tâm, giành thời gian trao đổi về hoạt động phát thanh măng non nhằm phổ biến nhân rộng “điều hay” và rút kinh nghiệm ở những liên đội đã có câu lạc bộ.
- Cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa Chi đoàn và Liên đội của trường, sự hợp tác nhiệt tình của đội ngũ giáo viên phụ trách chi đội (giáo viên chủ nhiệm).
- Ban Giám Hiệu, Hội đồng thi đua của nhà trường xem đây (tiếng nói của chương trình phát thanh măng non) cũng là một phương tiện, một ý kiến đóng góp trong tiêu chuẩn đánh giá thành tích hoạt động của anh chị phụ trách, của lớp, của cá nhân học sinh.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cong_tac_doi_ve_phat_thanh_mang_non_0708.doc
Sáng Kiến Liên Quan