Đề tài Lựa chọn và áp dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho học sinh lớp 10
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1. Lý do chọn đề tài.
Thể Dục Thể Thao (TDTT) là một lĩnh vực quan trọng của đời sống con người,
nó có quan hệ mật thiết với xã hội. Khi xã hội phát triển thì nhu cầu tập luyện TDTT
càng tăng lên.
Tập luyện TDTT nhằm nâng cao và phát triển tố chất thể lực, sức nhanh, sức
mạnh, sức bền, độ dẻo dai và sự khéo léo. Nó còn làm cho cơ thể phát triển một cách
toàn diện về trí tuệ và thể chất, nâng cao năng suất lao động. Như Hồ Chủ Tịch đã
nói: “ Một người dân yếu ớt sẽ làm cho cả nước yếu ớt. Một người dân khỏe mạnh sẽ
làm cho cả nước khỏe mạnh. Vậy nên tập luyện TDTT bồi bổ sức khỏe là bổn phận
của mỗi người dân yêu nước ”.
Đặc biệt trong đời sống hiện đại, một con người hoàn hảo thì phải có sự hoàn
thiện về trí lực và thể lực. Vì thế trong chương trình giảng dạy Thể Dục ở các cấp Bộ
GD- ĐT đã đưa bộ môn điền kinh nói chung, và môn chạy cự ly 100m nói riêng vào
chương trình để rèn luyện sức khỏe và các tố chất thể lực cho học sinh.
Điền kinh nói chung và môn chạy cự ly 100m nói riêng là một trong những
môn thể thao cơ bản, có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục thể chất và huấn
luyện thể thao ở nước ta. Trong chương trình TDTT cho học sinh THPT, nó là một
môn học trọng điểm. Thông qua học tập và tập luyện các môn điền kinh nói chung và
môn chạy 100m nói riêng sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, cải thiện và
nâng cao chức năng của các cơ quan nội tạng, phát triển toàn diện các tố chất thể lực
và năng lực hoạt động cơ bản cho học sinh nâng cao sức khỏe. Thêm vào đó tính ganh
đua của nó khá mạnh, sự thắng thua trong thi đấu đôi khi chỉ hơn kém nhau hơn 1%
giây. Vì vậy nó rất thuận lợi cho việc bồi dưỡng phẩm chất, ý chí, đạo đức, tác phong
và tinh thần đoàn kết hợp tác của học sinh.Có thể nói môn chạy cự ly 100m là một
môn học trọng điểm không thể thiếu trong mọi chương trình. Các môn thể thao khác
không thể tách rời nó, môn chạy cự ly 100m là nền tảng của các môn thể thao khác
iện ngoại cảnh như: Nắng, gió, ánh sáng, không khí Vì vậy trong quá trình giảng dạy người giáo viên đóng vai trò chủ đạo tổ chức, điều khiển và sắp xếp hợp lý các nội dung và lượng vận động phù hợp với nguyên tắc sư phạm chung. Tác động của buổi tập phải toàn diện về các mặt giáo dưỡng, giáo dục sức khỏe. Trong các nội dung của môn thể dục thì chạy ngắn có vai trò quan trọng liên quan đến các nội dung khác. Sức nhanh nói chung và sức nhanh khi di chuyển rất cần thiết cho các hoạt động sống. Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng hai nhóm: Nhóm thực nghiệm: Ngoài những bài tập theo phân phối chương trình chuẩn thì tôi có sử dụng thêm những bài tập phát triển sức mạnh tốc độ để nâng cao thành tích cho học sinh. Nhóm đối chứng: Tôi soạn theo phân phối chương trình chuẩn của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Nhiệm vụ cụ thể của hai nhóm nhƣ sau: Nhiệm vụ 1: Xây dựng khái niệm cụ thể kỹ thuật chạy 100m và tìm hiểu đặc điểm chạy của học sinh. Một số bài tập bổ trợ kỹ thuật xuất phát thấp, chạy lao, chạy giữa quảng, bài tập bổ trợ thể lực. Nhiệm vụ 2: Một số bài tập hoàn thiện kỹ thuật xuất phát thấp, chạy lao, chạy giữa quảng, bài tập bổ trợ phát triển thể lực. Phối hợp hoàn thiện ba giai đoạn kỹ thuật: xuất phát- chạy lao- chạy giữa quảng. Nhiệm vụ 3: Kỹ thuật đánh đích, hoàn thiện kỹ thuật chạy 100m, luật điền kinh, bài tập bổ trợ phát triển thể lực. Nhiệm vụ 4: Kiểm tra, đánh giá quá trình tập luyện của học sinh. Do đặc thù riêng của môn học nên một buổi học sẽ học 2 tiết. Theo phân phối chương trình chuẩn thì nội dung chạy 100m sẽ học trong 12 tiết, tiết 13 sẽ kiểm tra và học chung với nội dung thể dục nhịp điệu. Ở đây tôi chỉ đưa vào những bài tập của nội dung chạy ngắn. Còn nội dung của thể dục nhịp điệu thì dạy theo phân phối chương trình và tôi không đưa vào. Như vậy nội dung chạy ngắn sẻ học trong 6 buổi. Phần mở đầu ở mỗi buổi học của 2 nhóm là giống nhau. Bài tập cụ thể của 2 nhóm ở mỗi buổi học như sau: Nhóm đối chứng. Buổi học 1: Trang 14 + Giới thiệu kỹ thuật chạy ngắn. + Chạy bước nhỏ. + Chạy nâng cao đùi. + Chạy đạp sau. + Chạy tăng tốc độ 30m. + Kiểm tra thử 100m Bài tập về nhà: Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy tăng tốc độ 30m. Buổi học 2: + Chạy bước nhỏ. + Chạy nâng cao đùi. + Chạy đạp sau. + Chạy tăng tốc độ 30m. + Thực hiện kỹ thuật sau các lệnh: “vào chỗ”, “sẵn sàng”, “chạy”. + Xuất phát thấp với bàn đạp chạy 20m. Bài tập về nhà: Chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, xuất phát thấp không bàn đạp cự ly khoảng 60m. Buổi học 3: + Chạy bước nhỏ. + Chạy nâng cao đùi. + Chạy đạp sau. + Chạy tăng tốc độ 30m. + Thực hiện kỹ thuật sau các lệnh: “vào chỗ”, “sẵn sàng”, “chạy”. + Xuất phát thấp với bàn đạp chạy 15m. + Chạy có giới hạn độ dài bước. + Chạy lặp lại các đoạn ngắn 20- 30m. Bài tập về nhà: Chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, xuất phát thấp không bàn đạp cự ly khoảng 100m. Buổi học 4: + Chạy bước nhỏ. + Chạy nâng cao đùi. + Chạy đạp sau. + Thực hiện kỹ thuật sau các lệnh: “vào chỗ”, “sẵn sàng”, “chạy”. + Xuất phát thấp với bàn đạp chạy 15m. + Chạy tốc độ cao đoạn ngắn cự ly 20m. Bài tập về nhà: Chạy đạp sau, chạy tốc độ cao đoạn ngắn cự ly 20m, chạy nâng cao đùi. Buổi học 5: + Luật điền kinh (phần chạy ngắn). + Chạy bước nhỏ. + Chạy nâng cao đùi. + Chạy đạp sau. Trang 15 + Chạy tốc độ cao đoạn ngắn cự ly 20m. + Kỹ thuật đánh đích. Bài tập về nhà: Chạy đạp sau, chạy tốc độ cao đoạn ngắn cự ly 20m, chạy nâng cao đùi, luật điền kinh (phần chạy ngắn). Buổi học 6: + Xuất phát thấp với bàn đạp hoàn thành cự ly 100m. + Phối hợp 4 giai đoạn kỹ thuật, hoàn thành cự ly 100m. Bài tập về nhà: Chạy đạp sau, chạy tốc độ cao đoạn ngắn cự ly 20m, phối hợp 4 giai đoạn kỹ thuật, hoàn thành cự ly 100m. Nhóm thực nghiệm. Buổi học 1: + Giới thiệu kỹ thuật chạy 100m. + Chạy đạp sau. + Tại chỗ thực hiện động tác đánh tay. + Vịn tay vào tường thực hiện động tác đạp chân. + Chạy nhanh tại chỗ. + Bật xa di chuyển. + Thực hiện kỹ thuật sau các lệnh: “vào chỗ”, “sẵn sàng”, “chạy” và chạy cự ly 20m. + Kiểm tra thử chạy 100m. Bài tập về nhà: Chạy đạp sau, tại chỗ thực hiện động tác đánh tay, bật xa tại chỗ, chạy nhanh tại chỗ. Buổi học 2: + Chạy đạp sau. + Tại chỗ thực hiện động tác đánh tay. + Chạy nhanh tại chỗ. + Bật xa di chuyển. + Kỹ thuật xuất phát thấp có bàn đạp cự ly 20m tốc độ tối đa. + Chạy lặp lại các đoạn 30- 40m tốc độ gần tối đa. + Bật cao tại chỗ Bài tập về nhà: Chạy đạp sau, thực hiện động tác đánh tay, bật xa tại chỗ, bật cao tại chỗ ôm gối, chạy tốc độ cao cự ly 60m. Buổi học 3: + Tại chỗ thực hiện động tác đánh tay. + Chạy nhanh tại chỗ. + Kỹ thuật xuất phát thấp có bàn đạp cự ly 20m tốc độ tối đa. + Chạy tốc độ 30m. + Chạy tốc độ 60m. + Chạy có giới hạn độ dài bước. Bài tập về nhà: Thực hiện động tác đánh tay, bật xa tại chỗ, bật cao tại chỗ ôm gối, chạy nhanh tại chỗ, xuất phát thấp không bàn đạp chạy tốc độ cao cự ly 60m. Buổi học 4: Trang 16 + Chạy nhanh tại chỗ. + Thực hiện kỹ thuật xuất phát thấp có bàn đạp chạy cự ly 20m tốc độ tối đa. + Chạy có giới hạn độ dài bước. + Chạy lặp lại các đoạn 30m tốc độ tối đa. + Xuất phát thấp với bàn đạp hoàn thành cự ly 100m. Bài tập về nhà: Thực hiện động tác đánh tay, bật xa tại chỗ, bật cao tại chỗ ôm gối, chạy nhanh tại chỗ, xuất phát thấp không bàn đạp chạy tốc độ cao cự ly 100m. Buổi học 5: + Chạy nhanh tại chỗ. + Vịn tay vào tường thực hiện động tác đạp chân. + Thực hiện kỹ thuật xuất phát thấp có bàn đạp chạy cự ly 20m tốc độ tối đa. + Chạy biến tốc 20m tốc độ tối đa. + Xuất phát thấp với bàn đạp hoàn thành cự ly 100m. + Kỹ thuật đánh đích. Bài tập về nhà: Thực hiện động tác đánh tay, bật xa tại chỗ, bật cao tại chỗ ôm gối, xuất phát thấp không bàn đạp chạy tốc độ cao cự ly 100m. Buổi học 6: + Giới thiệu luật điền kinh nội dung chạy ngắn. + Chạy nhanh tại chỗ. + Kỹ thuật xuất phát thấp có bàn đạp cự ly 20m tốc độ tối đa. + Chạy biến tốc 20m tốc độ tối đa. + Xuất phát thấp với bàn đạp hoàn thành cự ly 100m. Bài tập về nhà: Bật xa tại chỗ, bật cao tại chỗ ôm gối, chạy tốc độ cao cự ly 60m, xuất phát thấp không bàn đạp chạy tốc độ cao cự ly 100m. Trên đây là những bài tập trong quá trình học nội dung chạy ngắn của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng. Ở đây tôi chỉ đưa ra những bài tập của nội dung chạy ngắn còn nội dung của thể dục nhịp điệu thì tôi không đưa vào. Ta có thể nhận thấy rằng, mặc dù số lượng bài tập của nhóm thực nghiệm nhiều hơn tuy nhiên ở một số bài tập thì khi một nhóm 4 học sinh thực hiện xong thì sẽ có thời gian nghĩ giữa quãng khá dài sau đó mới thực hiện lần tập tiếp theo như chạy đạp sau, chạy tốc độ cao cự ly 30m, xuất phát thấp bàn đạp cự ly 20mNgoài ra có những bài tập sẽ tập chung cả lớp nên thời gian dành cho những bài tập sẽ không dài như đánh tay tại chỗ, tại chỗ bật xa, bật cao tại chỗ vì vậy lượng vận động là hợp lý, lượng vận động sẽ không liên tục và không quá sức với các em. So sánh những bài tập giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng thì ta có thể nhận thấy rằng; buổi tập theo phân phối chương trình chuẩn thì quá lạm dụng những bài tập bổ trợ như chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùivà hầu như buổi tập nào cũng đưa những bài tập bổ trợ đó vào phần cơ bản. Đây cũng chính là thực trạng chung của nhiều trường THPT. Còn buổi tập của nhóm thực nghiệm thì chỉ sử dụng những bài tập bổ trợ đó vào phần khởi động, những bài tập còn lại thì ngoài những bài tập bổ trợ Trang 17 cơ bản thì có đưa vào những bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích cho học sinh. III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 1. Hiệu quả của đề tài. Để đánh giá hiệu quả của đề tài thì tôi tiến hành kiểm tra thành tích của học sinh trước và sau khi học nội dung chạy ngắn. Thang điểm để đánh giá thành tích của học sinh là như nhau và theo nội dung chương trình. Thang điểm để đánh giá kết quả tập luyện nội dung chạy 100m của học sinh như sau: Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Nữ 20.20 20.00 19.80 19.60 19.40 19.20 19.00 18.60 18.20 18.00 Nam 18.20 18.00 17.80 17.60 17.40 17.20 17.00 16.60 16.20 16.00 Kết quả thu được trong quá trình kiểm tra kết thúc nội dung học của học sinh như sau: Bảng 1: Tỷ lệ điểm của học sinh trước khi học nội dung chạy ngắn: Lớp Sĩ số Giỏi 9- 10 Khá 7- 8 Đạt 5- 6 Không đạt < 5 10A3 48 2=4.2% 7=14.6% 21=43.8% 18=37.4% 10B9 44 3=6.8% 9=20.5% 13=29.6% 19=43.1% 10B10 47 2=4.3% 6=12.8% 24=51.1% 15=31.8% Bảng 1 Với bảng 1 thì tôi có biểu đồ tương ứng: 4.2 14.6 43.8 37.4 6.8 20.5 29.6 43.1 4.3 12.8 51.1 31.8 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 10A3 10B9 10B10 Không đạt Đạt Khá Giỏi Hình 1: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ điểm của học sinh trước khi học nội dung chạy ngắn. Trang 18 Bảng 2: Tỷ lệ điểm của học sinh sau khi học nội dung chạy ngắn: Lớp Sĩ số Giỏi 9- 10 Khá 7- 8 Đạt 5- 6 Không đạt < 5 10a3 48 7=14.6% 13=27.1% 27=56.2% 1=2.1% 10b9 44 13=29.6% 20=45.5% 9=20.5% 2=4.4% 10b10 47 15=34.1% 23=48.9% 7=14.9% 1=2.1% Bảng 2 Với bảng 2 thì tôi có biểu đồ tương ứng: 14.6 27.1 56.2 2.1 29.6 45.5 20.5 4.4 34.1 48.9 14.9 2.1 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 10A3 10B9 10B10 Không đạt Đạt Khá Giỏi Hình 2: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ điểm của học sinh sau khi học nội dung chạy ngắn Như vậy qua tỷ lệ của bảng 1 và bảng 2 thì kết quả của hai nhóm có tỷ lệ lần lượt như sau: Trước khi học nội dung chạy ngắn: Tỷ lệ giỏi của nhóm đối chứng là 4,2%, tỷ lệ khá là 1,4%, tỷ lệ đạt là 43,8 và tỷ lệ không đạt là 37,4%. Tỷ lệ giỏi của nhóm thực nghiệm là 6,8% đối với lớp 10b9 và 4,3% đối với lớp 10b10. Tỷ lệ khá là 20,5% đối với lớp 10b9 và 12,8% đối với 10b10. Tỷ lệ đạt là 29,6% đối với lớp 10b9 và 51,1% đối với 10b10. Tỷ lệ không đạt là 43,1% đối với lớp 10b9 và 31,1% đối với lớp 10b10. Sau khi học nội dung chạy ngắn: Trang 19 Tỷ lệ giỏi của nhóm đối chứng là 14,6%, tỷ lệ khá là 27,1%, tỷ lệ đạt là 56,2% và tỷ lệ không đạt là 2,1. Tỷ lệ giỏi của nhóm thực nghiệm là 29,6% đối với lớp 10b9 và 34,1% đối với lớp 10b10. Tỷ lệ khá là 45,5% đối với lớp 10b9 và 48,9% đối với 10b10. Tỷ lệ đạt là 20,5% đối với lớp 10b9 và 14,9% đối với 10b10. Tỷ lệ không đạt là 4,4% đối với lớp 10b9 và 2,1% đối với lớp 10b10. Qua kết quả thu được của nội dung chạy ngắn có thể nhận thấy rằng những bài tập phân phối theo chương trình chuẩn chỉ mang lại hiệu quả là học sinh tập luyện để nâng cao sức khỏe là chính, còn những học sinh có thể hình và sức khỏe tốt thì những bài tập đó lại quá nhẹ đối với các em. Vì vậy việc áp dụng những bài tập phát triển sức mạnh tốc độ vào trong quá trình dạy học sẽ tăng cường được lượng vận động phù hợp với từng học sinh, qua đó nâng cao thành tích chạy 100m. Điều này thể hiện rất rõ ở nhóm đối chứng. 2. Kết luận Thực trạng dạy và học nội dung chạy 100m ở trường THPT Điểu Cải có vai trò rất quan trọng trong quá trình tập luyện, cũng như nâng cao tinh thần tập luyện của học sinh. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập. Sự thích thú là động lực thúc đẩy con người hoạt động, chiếm lĩnh những tri thức và phát triển năng lực sáng tạo, độc lập trong học tập, trong cuộc sống nói chung và trong tập luyện nội dung 100m nói riêng. Trong quá trình giảng dạy 6 tuần và 1 buổi kiểm tra, qua nghiên cứu và tiến hành điều tra thực trạng, khảo sát thực tế quá trình học tập và tập luyện nội dung chạy 100m tôi đã thu hoạch và rút ra một số vấn đề sau: Thứ nhất: Học sinh nhận thức về nội dung chạy 100m còn rất thấp, mặc dù môn chạy 100m có vị trí rất quan trọng làm nền tảng cho tất cả những môn thể thao khác. Các em còn có tư tưởng xem nhẹ môn học chạy 100m, xem đó như là môn học không học cũng biết, để vui chơi, đùa giỡn, chưa nhận thức đúng bản chất môn học, xem nó không quan trọng bằng những môn học khác. Thứ 2: Đa số các em tỏ thái độ thờ ơ với môn học này. Thứ 3: Cơ sỏ vật chất còn thiếu thốn, sân bãi không đủ rộng để cho học sinh tập luyện. IV. ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Như vậy sau hơn 6 tuần áp dụng đổi mới phương pháp tập luyện để nâng cao thành tích chạy ngắn cho nhóm thực nghiệm với việc áp dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ, tăng dần lượng vận động phù hợp thì thành tích đã tăng cao rõ rệt so với nhóm đối chứng. Từ những vấn đề trên tôi mạnh dạn đưa ra những đề xuất để tăng cường hứng thú tập luyện cho học sinh, giúp học sinh có được những thành tích nhất định trong quá trình học bộ môn thể dục nói chung và nội dung cự ly ngắn nói riêng. Qua đó giúp học sinh có được sức khỏe để học những môn khác đạt được hiệu quả tốt hơn. Trang 20 Thứ nhất: Nhà trường quan tâm nhiều hơn nữa đến việc trang bị sân bãi bảo đảm cho học sinh tập luyện. Đồng thời tổ chức các cuộc thi đấu điền kinh có khen thưởng để khích lệ tinh thần tập luyện của học sinh. Thứ hai: Giáo viên giảng dạy bộ môn không ngừng trau dồi phẩm chất, thái độ, đổi mới phương pháp dạy học tích cực hơn. Nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm. Thứ ba: Học sinh phải nhận thức đúng đắn tầm quan trọng, ý nghĩa của môn học đối với sức khỏe, cuộc sống và công việc sau này của mình. Chú ý nghe giáo viên phân tích, thị phạm động tác, nghiêm túc hơn nữa trong giờ học và mạnh dạn hỏi giáo viên những gì chưa hiểu và thắc mắc về kỹ thuật động tác hay kiến thức chuyên môn có liên quan. Cần sử dụng linh hoạt những kiến thức thực tế vào giờ học. Trên đây là một số nghiên cứu ở mức độ cá nhân và bản thân cũng chua có nhiều kinh nghiệm, chỉ mới công tác trong ngành được ba măm nên rất cần nhận được những ý kiến đóng góp bổ sung để đề tài của tôi hoàn chỉnh hơn, từ đó áp dụng rộng rãi vào thực tế. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, những giáo viên có kinh nghiệm cho đề tài của mình được hoàn thiện hơn, để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Qua đó hoàn thành mục tiêu xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về tất cả các mặt trí tuệ, đạo đức và thể chất. Trang 21 V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình điền kinh ĐH thể dục thể thao 1 Nhà xuất bản thể dục thể thao năm 2000. 2. Giáo trình lý luận và phương pháp Thể dục thể thao Đại học Thể dục thể thao II. Dương Thế Hiển năm 2002. 3. Phạm Viết Vượng. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. Nhà xuất bản giáo dục năm 1999. 4. Lịch sử Thể dục thể thao Nhà xuất bản Thể dục thể thao Hà Nội năm 2000. 5. Sách giáo viên thể dục lớp 10 Nhà xuất bản giáo dục năm 2006. Định quán, ngày tháng năm 20 NGƢỜI THỰC HIỆN NGUYỄN VIẾT CHIÊN Trang 22 MỤC LỤC Sơ lược lý lịch khoa học Trang I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Lý do chọn đề tài. ....................................................................................... 3 2. Mục đích nghiên cứu. ................................................................................. 4 3. Phương pháp nghiên cứu. ........................................................................... 4 4. Phạm vi nghiên cứu. ................................................................................... 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu. ................................................................................ 4 6. Thời gian, địa điểm nghiên cứu. ................................................................. 4 II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI .............................................................. 5 1. Cơ sở lý luận của vấn đề cần nghiên cứu .................................................... 5 2. Cơ sở thực tiển của vấn đề cần nghiên cứu ................................................. 5 3. Lựa chọn và áp dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ ................. 5 3.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 5 3.2. Nguyên lý kỹ thuật chạy .......................................................................... 7 3.2.1. Khái niệm ............................................................................................ 7 3.2.2. Cơ sở các động tác trong chu kỳ chạy .................................................. 8 3.3. Lựa chọn và áp dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ trong chạy 100m ...................................................................................................... 10 3.3.1. Một số bài tập bổ trợ ............................................................................ 10 3.3.2. Phương pháp tổ chức những bài tập bổ trợ vào tập luyện ..................... 11 4. Nội dung, biện pháp thực hiện ................................................................... 12 4.1. Một vài nét về trường THPT Điểu Cải ................................................... 12 4.1.1. Thực trạng tổ bộ môn thể dục ............................................................... 12 4.1.2. Cơ sở vật chất bộ môn .......................................................................... 12 4.2. Nội dung, biện pháp thực hiện ................................................................ 13 III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................ 17 1. Hiệu quả của đề tài ..................................................................................... 17 2. Kết luận ...................................................................................................... 19 IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG ........................... 19 V. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 21 Trang 23 SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Đơn vị:Trƣờng THPT Điểu Cải CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Định Quán, ngày 07 tháng 02 năm 2011 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2011-2012. Tên sáng kiến kinh nghiệm: “ LỰA CHỌN VÀ ÁP DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH CHẠY 100M CHO HỌC SINH LỚP 10”. Họ và tên tác giả: NGUYỄN VIẾT CHIÊN Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường THPT Điểu Cải Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... - Phương pháp giáo dục - Lĩnh vực khác: ........................................................ Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị Trong Ngành 1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây) - Có giải pháp hoàn toàn mới - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây) - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả 3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt Khá Đạt - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt Khá Đạt - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt Khá Đạt Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm. XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên và ghi rõ họ tên) (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) BM04-NXĐGSKKN
File đính kèm:
- lua_chon_va_ap_dung_mot_so_bai_tap_phat_trien_suc_manh_toc_do_nham_nang_cao_thanh_tich_chay_100m_cho.pdf