Đề tài Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong dạy học địa lý cấp THCS
I. Phần mở đầu:
I.1. Lý do chọn đề tài.
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là xây
dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục. Đảng, nhà
nước và nhân dân đã tin tưởng và giao trọng trách cao quý cho ngành giáo dục: “ Nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ hội nhập hiện nay để đáp ứng lòng mong
muốn của Bác xây dựng đất nước Việt Nam đoàng hoàng hơn, to đẹp hơn sánh vai với
các cường quốc năm châu.
Những năm gần đây, Nghị quyết của Trung ương Đảng và các văn kiện của nhà
nước, của Bộ giáo dục & Đào tạo đều nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới phương pháp
dạy học. Trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy học là thay đổi lối dạy truyền thụ một
chiều ( chủ yếu là bắt người học ghi nhớ kiến thức) sang lối dạy tích cực có sự hướng dẫn
giúp đỡ của người dạy nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện
thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, có niềm vui và hứng thú trong học tập.
Chuyển từ hình thức đồng loạt cả lớp sang tổ chức dạy học theo các hình thức tương tác:
Học cá nhân, học theo nhóm, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ vận dụng sáng tạo
kiến thức đã học tránh thiên về ghi nhớ máy móc, không nắm được bản chất vấn đề.
Dạy học tích hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện và phát
triển kĩ năng tư duy, phân tích tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa cho người học. Sự
phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật trong giai đoạn hiện nay đang đòi hỏi sự
thay đổi căn bản và toàn diện về nội dung và phương pháp giáo dục. Quan điểm dạy học
tích hợp là một định hướng trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, là một bước
chuyển từ cách tiếp cận nội dung giáo dục sang tiếp cận năng lực nhằm đào tạo con người
có tri thức mới, năng động, sáng tạo khi giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
Việc vận dụng tốt phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý ở
trường THCS có vai trò quan trọng góp phần bổ sung kiến thức các môn học khác, giúp
học sinh hứng thú, say mê học tập, góp phần nâng cao hiệu quả bài học, thực hiện tốt
định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS hiện nay
a ( Địa lí lớp 8) Khi dạy, GV có thể đặt ra các câu hỏi để học sinh có thể liên hệ với thực tế MT như: - Khí hậu nước ta đã mang lại cho địa phương em những thuận lợi và khó khăn gì? Ô nhiễm không khí Nguyên nhân - Khói bụi từ các nhà máy, động cơ giao thông và hoạt động sinh hoạt của con người đã thải vào không khí. Hậu quả - Tạo nên những trận mưa A xít, làm tăng hiệu ứng nhà kính, khiến cho Trái Đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở hai cực tan chảy, mực nước đại dương dâng cao. - Khí thải còn làm thủng tầng ô dôn. Biện pháp khắc phục - Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ bầu khí quyển của người dân. - Trong sản xuất công nghiệp giảm thiểu lượng khí thải vào khí quyển bằng cách sử dụng kĩ thuật công nghệ cao. - Trồng rừng và bảo vệ rừng Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý cấp THCS --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trịnh Thị Thủy+ Bùi Thị Dịu Năm học: : 2014-2015 36 - Làm thế nào để phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó khăn đó? * Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam Khi dạy phân tích đặc điểm chung sông ngòi nước ta, GV cũng có thể đặt một số câu hỏi để giáo dục môi trường như: - Đặc điểm của sông ngòi nước ta đã tạo cho nước ta những thuận lợi và khó khăn gì trong hoạt động và phát triển kinh tế? - Để khắc phục những khó khăn do sông ngòi đem lại thì biện pháp tích cực và tối ưu nhất là gì? Hoặc: Khi dạy phần khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông, GV đặt một số câu hỏi như sau: - Có những nguyên nhân nào làm cho nước sông bị ô nhiễm? Liên hệ ở địa phương em. - Để nước sông không bị ô nhiễm chúng ta phải làm gì? Tóm lại: Thông qua dạy học tích hợp bảo vệ môi trường tuyên truyền cho các em về ý nghĩa của môi trường đối với cuộc sống. Tác động của con người, đặc biệt trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống trên Trái Đất, tài nguyên thiên nhiên ngày một cạn kiệt, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng đang đe doạ sức khoẻ của con người, khí hậu toàn cầu đang thay đổi, hạn hán, lũ lụt, lỗ thủng tầng ôzôn đang là những vấn đề có tính toàn cầu. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng và trong nhà trường, giáo dục cho mọi người về trách nhiệm và ý thức bảo vệ môi trường vì cuộc sống của hành tinh không chỉ cho hôm nay mà cho cả tương lai. Công tác giáo dục không phụ thuộc vào tôn giáo, dân tộc mà phải được thực hiện đối với mỗi công dân tương lai ngay từ khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường và cả ở tuổi trước khi đến trường, qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức giáo dục khác nhau. Vấn đề giáo dục môi trường ở nhà trường làm cho giáo viên và học sinh có ý thức thường xuyên và luôn nhạy cảm đối với mọi khía cạnh của môi trường, thu nhận được những thông tin, kiến thức cơ bản về môi trường và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa con người với môi trường, phát triển những kĩ năng cơ bản bảo vệ và gìn giữ môi trường, kĩ năng dự đoán, phòng tránh và giải quyết những vấn đề môi trường nảy sinh, tham gia tích cực vào những hoạt động khôi phục, bảo vệ và gìn giữ môi trường, có ý thức về tầm quan trọng của môi trường trong sạch đối với sức khỏe con người, với chất lượng cuộc sống chúng ta. c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp Để tổ chức dạy học tích hợp thành công cần có các điều kiện sau: Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý cấp THCS --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trịnh Thị Thủy+ Bùi Thị Dịu Năm học: : 2014-2015 37 - Phương pháp dạy học: Các phương pháp dạy học được áp dụng theo định hướng hành động, tích hợp giữa truyền thụ kiến thức lý thuyết với hình thành rèn và luyện kỹ năng thực hành nhằm tạo điều kiện cho người học chủ động tham gia và hình thành cho người học năng lực thực hành. - Phương tiện dạy học: Phương tiện dạy học được thiết kế, phát triển phù hợp với đối tượng HS và chương trình đào tạo. * Đối với giáo viên - Để thành công trong tiết dạy việc chuẩn bị của giáo viên là vô cùng quan trọng. Ngoài việc xác định mục đích, yêu cầu, đồ dùng dạy học liên quan đến bài dạy thì giáo viên còn dự kiến mục dạy nào cần phải tích hợp, tích hợp nội dung gì, thời gian là bao lâu, qua nội dung tích hợp sẽ giáo dục cho học sinh những gì.... - Để nâng cao chất lượng môn Địa lý người giáo viên phải yêu nghề, có tâm huyết với nghề, có bề dày kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình với công việc - Không ngừng trau dồi kiến thức, nắm vững kiến thức về bộ môn, phải biết phối hợp các phương pháp khác để phát huy tối ưu nhất hiệu quả của việc dạy học tích hợp. - Giảng dạy tích hợp là dạy kết hợp lý thuyết và thực hành, do vậy giáo viên phải đảm bảo dạy được cả lý thuyết và thực hành. Ngoài kiến thức chuyên môn, kỹ năng tay nghề thì giáo viên phải có trình độ xác định các mục tiêu bài dạy, phân bố thời gian hợp lý, chọn lựa phương pháp dạy học phù hợp, khả năng bao quát và điều hành hoạt động của HS. Giáo viên cũng cần có sự kiểm soát, củng cố những nhận thức đúng, uốn nắn những nhận thức chưa đúng. Việc kiểm soát sự thực hiện qua thông tin, tự đánh giá, điều chỉnh - Thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để học sinh thấy được ngoài lời giảng, lời giải thích, thuyết trình của giáo viên các em còn được xem những video, những hình ảnh thực tế sinh động, những hình ảnh các môn học khác liên quan đến môn Địa lý - Trong giảng dạy luôn tạo được không khí giờ dạy nhẹ nhàng thoải mãi học mà chơi, chơi mà học, giúp đỡ được cả 3 đối tượng HS đặc biệt là đối tượng HS giỏi và đối tượng HS yếu kém nhằm mục đích hạ tỉ lệ HS yếu kém, nâng cao tỉ lệ HS khá giỏi giúp các em có hứng thú học tập và yêu thích môn học. * Đối với học sinh - Xây dựng cho bản thân một kế hoạch, thời gian biểu cụ thể, hợp lý, đảm bảo hài hòa giữa học tập, sinh hoạt, giải trí và giúp đỡ gia đình... - Nắm vững kiến thức cơ bản, chú ý tới những mục SGK cần lưu ý. Chịu khó học bài và làm bài tập ở nhà. Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý cấp THCS --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trịnh Thị Thủy+ Bùi Thị Dịu Năm học: : 2014-2015 38 - Tránh quay cóp - học vẹt vì thuộc bài chưa chắc đã áp dụng để làm bài tập được. HS cũng tự xây dựng cho mình một tủ sách riêng. - Thành thạo các kỹ năng Địa lí, biết tư duy lozich - Học sinh phải chủ động, tích cực, độc lập, có tinh thần hợp tác. HS được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, các em phải trực tiếp quan sát, thảo luận, làm bài tập, giải quyết nhiệm vụ đặt ra theo cách nghĩ của mình, tự lực tìm kiếm nhằm khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp xếp. Ngoài ra HS còn phải tiếp nhận đối tượng qua các phương tiện nghe, nhìn,...và phân tích đối tượng nhằm làm bộc lộ và phát hiện ra các mối quan hệ bản chất, tất yếu của sự vật, hiện tượng. Từ đó, vừa nắm được kiến thức vừa nắm được phương pháp thực hành d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp. Tất cả các giải pháp, biện pháp được xây dựng để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài đặt ra đều phải được thực hiện đồng bộ, không nên xem nhẹ biện pháp này và đặt nặng biện pháp kia. Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới luôn có mối quan hệ gắn bó với nhau, tồn tại trong sự tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định. Sự thay đổi sự vật, hiện tượng này có thể bắt nguồn từ sự thay đổi sự vật hiện tượng khác, và đồng thời nó sẽ ảnh hưởng đến một sự vật, hiện tượng khác nữa. Do đó, khi nhận thức về một vấn đề, chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ rồi vội vàng kết luận bản chất và quy luật của chúng. Vì vậy, để nhận thức đúng đắn một vấn đề phải đặt chúng trong mối liện hệ giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng đó, trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp, trên cơ sở đó ta mới nhận thức đúng và đầy đủ một vấn đề. e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Qua thực tế giảng dạy bộ môn Địa lý trong trường phổ thông tôi nhận thấy vẫn còn nhiều học sinh không thích học bộ môn này và coi đây là môn phụ, môn học khô khan, kiến thức rộng ( Cả tự nhiên và kinh tế xã hội, cả kiến thức trong nước cũng như các Châu lục và các nước khác trên thế giới). Sau nhiều năm giảng dạy, đi dự giờ các đồng nghiệp chúng tôi nhận thấy rằng nếu như trong tiết dạy nếu như giáo viên chỉ sử dụng một vài phương pháp thông dụng như thuyết trình, giải thích, sử dụng đồ dùng trực quan trong bài dạy thì sẽ khiến bài học nặng nề, khô khan học sinh sẽ cảm thấy nhàm chán. Do vậy nếu chúng ta biết tích hợp nội dung kiến thức phù hợp trong từng bài dạy, tiết dạy sẽ thêm phần hấp dẫn, sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh, dần dần sẽ khiến các em yêu thích môn học Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý cấp THCS --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trịnh Thị Thủy+ Bùi Thị Dịu Năm học: : 2014-2015 39 Với kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lý cấp THCS, chúng tôi đã khảo nghiệm ở học sinh, các em ngày càng yêu thích môn học hơn, thấy môn học không nhàm chán, không khô khan như các em nghĩ và chất lượng bộ môn ngày càng nâng cao cả chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn. II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. - Sau khi thực hiện sáng kiến: “Dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý cấp THCS”. Chúng tôi nhận thấy có rất nhiều em nắm chắc bài chắc hơn, có kỹ năng giải các dạng bài tập, biết phân tích đánh giá các sự vật, hiện tượng Địa lý, biết mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần tự nhiên, giữa tự nhiên với kinh tế xã hội và ngược lại. Các em say mê hơn trong học tập, chất lượng đại trà cũng như mũi nhọn ngày càng được nâng, làm cho tiết dạy thêm phần hấp dẫn, thu hút được sự chú ý của học sinh - Về chủ đề bảo vệ môi trường các em đã không xả giác bừa bãi mà để đúng nơi quy định. Đặc biệt là nhà trường thực hiện tốt phong trào thu gom giấy vun thực hiện phong trào kế hoạch nhỏ. + Các chi đội chăm sóc công trình măng non, trồng và bảo vệ cây xanh hiệu quả tạo khuôn viên sân trường xanh – sạch – đẹp. - Về chủ đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam từ năm 2012 – 2014 cụ thể như sau: Thông qua các hoạt động phong trào của nhà trường như hoạt động ngoại khóa, chương trình văn nghệ, trình diễn thời trangHS khối 9 đã thể hiện được rất rõ việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam. + Năm học 2012 – 2013 nhà trường đã tổ chức thi hát dân ca, riêng khối 9 có 16 tiết mục văn nghệ trong đó 5 tiết mục văn nghệ hát dân ca quan họ, 3 tiết mục hát dân ca Nam Bộ và 2 tiết mục hát dân ca Huế, 2 tiết mục hát dân ca các dân tộc thiểu số trong đó có dân tộc Ê đê. + Tổ chức điều tra thăm dò của giáo viên về hoạt động thực địa ngoại khóa tìm hiểu địa phương đã có trên 70% số phiếu muốn đi tìm hiểu các làng nghề truỳên thống, các phong tục tập quán sinh hoạt, sản xuất của các dân tộc thiểu số trên địa bàn thị trấn. + Năm học 2013 – 2014 trong chương trình “Thắp sáng ước mơ ” nhà trường tổ chức nhân ngày 26/3 có tổ chức thi văn nghệ, thi hóa trang giữa các khối lớp mang trang phục các các dân tộc trên thế giới và nước ta. Nhưng đã có 31/31lớp hóa trang thành các dân tộc Việt Nam như dân tộc Mèo (8a1), dân tộc Thái (6a8), dân tộc Ê đê (6a6), dân tộc Mường (8a5)Kết quả đó thật sự chưa nhiều song ta thấy được nhận thức của học sinh về văn hóa các dân tộc ở nước ta đã tăng lên đáng kể. Các em đã ý thức được việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam trong thời đại hiện nay là hết sức cần Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý cấp THCS --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trịnh Thị Thủy+ Bùi Thị Dịu Năm học: : 2014-2015 40 thiết, các em chính là thế hệ nối tiếp để giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của con người Việt Nam III. Phần kết luận, kiến nghị. III.1. Kết luận. Trong quá trình giảng dạy các bộ môn khoa học nói chung và môn Địa lí nói riêng, thì việc truyền thụ kiến thức và phương pháp giảng dạy của người thầy đối với học sinh trong một tiết dạy là quan trọng nhất. Trong giảng dạy phải làm sao để phát huy được tất cả các đối tượng học sinh cùng tích cực hoạt động. Đa số các em hiểu bài nắm bài ngay tại lớp, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em. Muốn đạt được điều đó người thầy phải có bề dày kinh nghiệm, yêu nghề có tâm huyết với nghề và phải thật sự thương yêu, tận tuỵ với học sinh, nhiệt tình và sát sao với từng đối tượng học sinh, hiểu rõ hoàn cảnh của các em để áp dụng vào tiết giảng sao cho không khí của tiết học được nhẹ nhàng, thoải mái, trò thích học. Người giáo viên phải biết băn khoăn, trăn trở khi học sinh không hiểu bài, biết vui mừng phấn khởi khi học sinh thành đạt. Hay nói cách khác là người dạy phải lấy kết quả của học sinh làm thước đo tay nghề của mình. Dưới sự hướng dẫn của thầy từ dễ đến khó, từ cụ thể đến tổng quát, có như vậy học sinh mới được đào sâu ôn luyện kiến thức, giúp các em hiểu bài nắm chắc kiến thức cơ bản, nắm sâu, nắm rộng, từ đó các em có hứng thú và yêu thích bộ môn. Bên cạnh đó giáo viên phải luôn chú trọng đến việc hình thành cho học sinh các phương pháp học tập đặc trưng của bộ môn để các em biết tự đặt ra và trả lời các câu hỏi: Cái gì ? Ở đâu? Như thế nào? Tại sao? có như vậy các em mới phát triển tư duy Địa lý. Từ đó các em ham học và yêu thích môn học. Có tình yêu thiên nhiên và người lao động thể hiện qua việc tôn trọng tự nhiên, và các thành quả kinh tế- xã hội của đất nước Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung. Các em cũng có động lực để tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ, cải tạo cảnh quan môi trường mà trước hết là nơi các em sinh sống, học tập, và vui chơi. III.2. Kiến nghị: Để việc tích hợp đạt hiệu quả cao * Đối với Bộ GD & ĐT cần “Đổi mới Chương trình và SGK giáo dục phổ thông vì dạy học tích hợp đã trở thành nguyên lí cơ bản của giáo dục hiện đại cho nên phần nội dung môn học trong mô hình câu trúc SGK không nên trình bày đơn vị bài học theo tiết học, mà nên theo chủ đề nội dung ứng với các tình huống tích hợp. Cố gắng để các chủ đề này được sắp xếp làm sao không phá vỡ quá nhiều logic nội tại của nội dung khoa học mỗi môn học, phân môn trong SGK. Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý cấp THCS --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trịnh Thị Thủy+ Bùi Thị Dịu Năm học: : 2014-2015 41 Cần triển khai các chuyên đề, các đợt tập huấn về việc dạy học tích hợp vào không chỉ môn Địa lí mà trên tất cả các môn học THCS. Nên có sự phối hợp đồng bộ giữa chương trình các môn học và vận dụng linh hoạt các phương pháp tích hợp với mỗi lĩnh vực kiến thức cần đạt được. Bên cạnh đó, tăng cường các giờ thực hành, hoạt động ngoại khoá theo chủ đề,... Giảm giờ dạy lí thuyết của giáo viên, tăng thời lượng hoạt động học tập của học sinh. Xây dựng hệ thống bài tập mở, bài tập gắn với thực tiễn, bài tập có nội dung vận dụng kiến thức liên môn... * Đối với nhà trường. Đối với nhà trường cần chú trọng hơn đến vấn đề này, bằng những cách làm khác nhau, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như tổ chức các chuyên đề, các tiết học ngoại khóa hay hoạt động ngoài giờ lên lớp tích hợp các vấn đề như môi trường, biển đảo, vấn đề văn hóa..sẽ tạo hừng thú học tập cho HS. - Mua bổ sung thường xuyên tài liệu liên quan đến bộ môn Địa lý ( Vì số liệu bộ môn nó luôn thay đổi) - Hàng năm nên tổ chức cho các em đi ngoại khóa để các em tìm hiểu thêm các kiến thức về quê hương đất nước từ đó giáo dục các em ý thức bảo vệ tài nguyên, bảo vệ đất nước, bảo vệ chủ quyền dân tộc. * Đối với giáo viên: - Phải có tinh thần trách nhiệm cao, phải nhiệt tình, say mê với công việc, tận tụy với học sinh. Phải có sự đầu tư, chú trọng hơn nữa trong giảng dạy, giáo dục học sinh, quan tâm đổi mới phương pháp dạy học - Phải không ngừng trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ để vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, tham khảo quy trình vận dụng kiến thức liên môn vào nội dung bài học Trên đây là một vài kinh nghiệm trong quá trình dạy học nhiều năm chúng tôi tích lũy được. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Địa lý THCS. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Buôn trấp, ngày 25 tháng 2 năm 2015 Đồng tác giả Trịnh Thị Thủy Bùi Thị Dịu Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý cấp THCS --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trịnh Thị Thủy+ Bùi Thị Dịu Năm học: : 2014-2015 42 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN (Ký tên, đóng dấu) Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý cấp THCS --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trịnh Thị Thủy+ Bùi Thị Dịu Năm học: : 2014-2015 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO STT Tên tài liệu Tác giả 1 Sách giáo khoa địa lý 6,7,8,9 Nhà xuất bản giáo dục 2 Tài liệu chuẩn KT- KN địa lý Nhà xuất bản giáo dục 3 Lý luận dạy học Địa lý Nguyễn Dược- Nguyễn Đức Vũ 6 Địa lý Tự nhiên Việt Nam Đặng duy Lợi 7 Luật bảo vệ môi trường. Tài liệu tập huấn giáo dục về tài nguyên môi trường biển, hải đảo cấp THCS. 2012 NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2008. 8 Luật biển Việt Nam được Quốc hội của Việt Nam thông qua vào ngày 21/6/2012 Luật số 06/2003/QH11 của Quốc hội : Luật biên giới quốc gia Nhà xuất bản quốc gia 9 Tài nguyên Biển Đông. Việt Nam, NXB Giáo dục, 2002, Phùng Ngọc Đĩnh. 10 Địa lí tự nhiên Việt Nam, NXBGD, 1999 Vũ Tự Lập 11 Các dân tộc ít người ở Việt Nam, Tập 1, 2. NXB Khoa học xã hội 1976 (T.1), 1984 (T.2). 12 Sổ tay các dân tộc ít người ở Việt Nam . NXB Khoa học xã hội, 1983. 13 Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nguyễn Văn Huy. NXB Giáo dục,1997 14 Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, NXB Giáo dục, 1997 15 Ngoài ra tài liệu còn sử dụng tư liệu của một số trang web: dantri.com.vn; Báo điện tử; www.f5news.vn; Thư viện bài giảng điện tử, tư liệu các dân tộc Tạp chí Du lịch www.unescovietnam.vn; Các trang mạng Internet
File đính kèm:
- kinh_nghiem_day_hoc_theo_chu_de_tich_hop_trong_day_hoc_dia_ly_cap_thcs_9101.pdf