Đề tài Kinh nghiệm dạy bài “phương hướng trên bản đồ. kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí” (Địa lí lớp 6)

I. Phần mở đầu

1. Lí do chọn đề tài.

Cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới hoạt động tích cực, chủ

động, sáng tạo của học sinh, chống lại thói quen học tập thụ động. Đổi mới phương

pháp dạy học bao gồm đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của GV và HS, đổi

mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới hình thức tương tác trong dạy học, đổi mới

kĩ thuật dạy học.

Mục đích của đổi mới PPDH ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy truyền thụ

một chiều sang dạy học theo “Phương pháp dạy học tích cực” với các kĩ thuật dạy,

học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo,

rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến

thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin,

niềm vui, niềm hứng thú trong học tập; làm cho học là quá trình kiến tạo; học sinh

tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thông tin, tự hình thành tri

thức, có phẩm chất và năng lực của con người mới tự tin, năng động, sáng tạo trong

cuộc sống. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, dạy học sinh cách tìm ra chân

lí. Chú trọng hình thành các năng lực, dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa

học, dạy cách học. Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương

lai. Những điều đã học cần thiết cho bản thân học sinh và cho sự phát triển của xã

hội.

Qua nhiều năm giảng dạy môn Địa lí lớp 6 và qua trao đổi với đồng nghiệp, tôi

nhận thấy có một số đơn vị kiến thức quả là khó trong việc truyền thụ cho học sinh.

Về phía GV, để giảng cho HS hiểu được, nắm được và biết vận dụng vào thực tế

kiến thức đó thật là vất vả. Về phía HS, đây là những kiến thức cơ bản Địa lí đại

cương, lại là những kiến thức trừu tượng nên rất khó đối với những HS có lực học

trung bình và yếu. Một trong những đơn vị kiến thức đó là bài “ Phương hướng trên

bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí”. Để các em tiếp thu và hiểu được, nắm vững

được kiến thức thì phải có phương pháp dạy học phù hợp, phải tìm cách làm sao để

các em tiếp thu dễ nhất.

Với lí do đó tôi đã trăn trở, tìm tòi chọn đề tài này để nghiên cứu, trao đổi với

các bạn đồng nghiệp nhằm tìm ra phương pháp tối ưu giúp HS hiểu được đơn vị kiến

thức trên

pdf16 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 2386 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Kinh nghiệm dạy bài “phương hướng trên bản đồ. kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí” (Địa lí lớp 6)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơn vị kiến thức đó là bài “ Phương hướng trên 
bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí”. Để các em tiếp thu và hiểu được, nắm vững 
được kiến thức thì phải có phương pháp dạy học phù hợp, phải tìm cách làm sao để 
các em tiếp thu dễ nhất. 
 Với lí do đó tôi đã trăn trở, tìm tòi chọn đề tài này để nghiên cứu, trao đổi với 
các bạn đồng nghiệp nhằm tìm ra phương pháp tối ưu giúp HS hiểu được đơn vị kiến 
thức trên. 
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 
 SKKN-Năm học 2014 - 2015 
 GV: Nguyễn Thị Nga – THCS Lê Văn Tám Trang 3 
 Tôi viết kinh nghiệm này nhằm giải quyết những khó khăn trong việc lựa chọn 
phương pháp giảng dạy phù hợp trong việc truyền thụ kiến thức bài “ Phương hướng 
trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí” (Địa lí lớp 6). 
 3. Đối tƣợng nghiên cứu. 
 - Các phương pháp dạy học bộ môn Địa lí THCS. 
 4. Phạm vi nghiên cứu. 
 - Bài giảng bộ môn Địa lí lớp 6, áp dụng cho học sinh khối 6 trường THCS Lê 
Văn Tám, huyện Krông Ana. 
 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. 
 - Phương pháp lí luận: Nghiên cứu tài liệu. 
 - Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi với đồng nghiệp. 
 - Phương pháp thực tế: Trải nghiệm thực tế, thống kê. 
 II. Phần nội dung. 
 1. Cơ sở lí luận: 
 - Dựa vào yêu cầu, nhiệm vụ của bộ môn. 
 - Dựa vào yêu cầu của đổi mới phương pháp bộ môn. 
 - Muốn có một tiết dạy hay, thành công thì yêu cầu đầu tiên là phải có phương 
pháp giảng dạy phù hợp với đơn vị kiến thức đó, với đối tượng học sinh của lớp đó. 
Do đó đối với đề tài này tôi đã sử dụng phương pháp trực quan, đàm thoại gợi mở 
kết hợp thảo luận nhóm, suy nghĩ – cặp đôi – chia sẻ, liên hệ thực tế nhằm phát huy 
trí tưởng tượng và tư duy logic của các em để giảng dạy thành công. 
 2. Thực trạng: 
 a. Thuận lợi – khó khăn: 
 * Thuận lợi: 
 - Nhà trường có đủ phòng học cho các lớp, số lượng học sinh mỗi lớp đúng 
tiêu chuẩn, không phải học dồn, học ghép. 
 - Đa số học sinh ngoan, yêu thích môn Địa lí, có ý thức học tập tốt. 
 - Nhà trường mua sắm tương đối đầy đủ sách giáo khoa, tư liệu, ĐDDH phục 
vụ cho giảng dạy môn Địa lí. 
 * Khó khăn: 
 - Một số học sinh ý thức học tập chưa cao, chưa tích cực, chưa nhiệt tình, còn 
lơ là, tư duy logic còn hạn chế. 
 - Một số cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, 
chưa mua đủ dụng cụ, sách vở liên quan đến bộ môn cho con học tập. 
 b. Thành công – hạn chế: 
 * Thành công: 
 - GV nghiên cứu, nắm vững, vận dụng, kết hợp tốt các phương pháp dạy học 
tích cực. 
 - Học sinh tích cực, hứng thú học tập, không thụ động khi tìm hiểu kiến thức. 
 SKKN-Năm học 2014 - 2015 
 GV: Nguyễn Thị Nga – THCS Lê Văn Tám Trang 4 
 * Hạn chế: 
 - GV làm việc nhiều, nói nhiều. 
 - Một số học sinh không hiểu, không xác định được kinh độ, vĩ độ của một 
địa điểm trên bản đồ. 
 c. Mặt mạnh – hạn chế: 
 - GV chủ động về kiến thức và phương pháp thì giảng dạy thành công. 
Ngược lại, nếu GV không chuẩn bị chu đáo về bài soạn, về ĐDDH thì rất lúng túng, 
dễ sa vào dạy chung chung, mơ hồ dẫn đến học sinh khó hiểu. 
 - Đây là nội dung kiến thức trừu tượng nên những em học khá, giỏi thường 
ham thích học hỏi, thích khám phá tự nhiên thì rất hứng thú. Còn những em học lực 
trung bình và yếu thường rất ngại khi tiếp thu và trình bày ý kiến của bản thân. 
 d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động: 
 - GV nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, các phương pháp thể hiện, chuẩn bị 
đầy đủ các đồ dùng liên quan đến bài dạy; giảng dạy nhiệt tình, có tinh thần trách 
nhiệm cao trong công việc. 
 - Học sinh phối hợp tốt với giáo viên, tích cực xây dựng bài. 
 e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra. 
 - Đây là nội dung kiến thực trừu tượng nên nếu GV không nghiên cứu kĩ 
bài, không tìm ra phương pháp tối ưu để giảng dạy thì rất khó thành công. Một số 
đồng nghiệp rất băn khoăn khi lựa chọn phương pháp. Nếu chỉ thuyết trình và đàm 
thoại thì chưa đủ. Nếu sử dụng phương pháp trực quan không tốt thì dẫn đến nhàm 
chán. Hoặc không liên hệ thực tế thì học sinh chẳng hiểu gì cả  
 - Về phía học sinh, những em học yếu thường hay ngại tiếp thu, ngại trình 
bày ý kiến của mình dẫn đến nhút nhát, lười không chịu suy nghĩ và hổng kiến thức. 
 - Vì vậy GV phải khéo léo để dẫn dắt các em cùng chú ý nghe giảng, cùng 
tiếp thu, cùng xây dựng bài để nắm bắt kiến thức tùy theo mức độ trí tuệ của các em. 
 3. Giải pháp, biện pháp. 
 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: 
 - Trong đề tài này tôi tiến hành thực hiện phương pháp dạy học cụ thể nhằm 
mục đích thảo luận với đồng nghiệp để áp dụng vào thực tế học sinh để giảng dạy 
đạt hiệu quả cao nhất. 
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp: 
 Tôi xin trình bày một tiết giáo án cụ thể về môn Địa lí lớp 6: 
 Tiết 4. Bài 4: PHƢƠNG HƢỚNG TRÊN BẢN ĐỒ. KINH ĐỘ, 
VĨ ĐỘ VÀ TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ (Địa lí lớp 6). 
 I. Mục tiêu bài học: 
 1. Kiến thức: 
 SKKN-Năm học 2014 - 2015 
 GV: Nguyễn Thị Nga – THCS Lê Văn Tám Trang 5 
 - Học sinh biết và nhớ được các quy định về phương hướng trên bản đồ. 
 - Hiểu thế nào là kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí của một địa điểm. 
 2. Kĩ năng: 
 - Biết cách tìm phương hướng, kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí của một điểm trên 
bản đồ và trên quả Địa Cầu. 
 3. Thái độ: 
 - Học sinh có tính tích cực, tự giác học bài. 
 - Yêu thích khám phá thiên nhiên. 
 III. Phƣơng tiện dạy học: 
 - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. 
- Bản đồ Đông Nam Á 
- Quả Địa Cầu. 
 IV. Các hoạt động trên lớp: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
 - Tỉ lệ bản đồ là gì? Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ? (Là tỉ số giữa khoảng cách trên 
bản đồ so với khoảng cách tương ứng ngoài thực địa. Tỉ lệ bản đồ cho biết bản đồ 
được thu nhỏ bao nhiêu so với thực địa). 
 - Trên bản đồ tỉ lệ 1: 200 000, một đoạn đường đo được là 5 cm. Trên thực tế, 
đoạn đường đó dài bao nhiêu km? ( 10 km). 
2. Bài giảng: 
 Khi nghe bản tin dự báo thời tiết trên truyền hình: có một cơn bão đang hình 
thành trên biển Đông, để làm tốt công tác phòng chống bão và theo dõi diễn biến 
cơn bão chuẩn xác cần phải xác định được vị trí và đường di chuyển của bão. Hoặc 
một tàu của ngư dân đi đánh cá bị nạn đang phát tín hiệu cấp cứu, cần phải xác định 
vị trí chính xác của con tàu đó để làm công tác cứu hộ. Để làm được nhũng công 
việc trên, ta phải nắm vững phương pháp xác định phương hướng và tọa độ địa lí các 
địa điểm trên bản đồ. 
Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính 
HĐ 1: Tìm hiểu Phƣơng hƣớng trên bản đồ. 
* HS làm việc cá nhân/ phương pháp trực quan và 
thảo luận theo nhóm nhỏ. 
- Trái Đất là một quả cầu tròn, làm thế nào xác định 
được phương hướng trên mặt quả Địa Cầu? 
(Lấy hướng tự quay của Trái Đất để chọn Đông, Tây 
; hướng vuông góc với hướng chuyển động của Trái 
Đất là hướng Bắc, Nam. Đã có bốn hướng cơ bản 
Đông, Tây, Nam, Bắc rồi định ra các hướng khác). 
1. Phƣơng hƣớng trên bản 
đồ. 
 SKKN-Năm học 2014 - 2015 
 GV: Nguyễn Thị Nga – THCS Lê Văn Tám Trang 6 
- GV giới thiệu: Việc xác định phương hướng trên 
bản đồ, bao giờ cũng xuất phát từ một điểm trung 
tâm. Nếu ở ngoài thực địa thì điểm trung tâm là vị trí 
đứng của người quan sát. Có xác định được điểm 
trung tâm trên bản đồ thì mới thì mới xác định được 
các phương hướng ở xung quanh. Trên bản đồ, phần 
chính giữa bao giờ cũng là trung tâm, phía trên là 
hướng bắc, phía dưới là hướng nam, phía tay phải là 
hướng đông, phía tay trái là hướng tây. 
- GV treo bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, yêu cầu 
HS lên xác định các hướng: Bắc, Nam, Tây, Đông, 
Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam, Đông Nam. 
- Học sinh đọc SGK và quan sát hình 10 trong SGK 
để nhận biết quy định về phương hướng trên bản đồ. 
Hình 10: Các hướng chính 
- Học sinh tìm và chỉ hướng các đường kinh tuyến và 
vĩ tuyến trên quả Địa Cầu. 
(Kinh tuyến nối cực Bắc với cực Nam cũng là đường 
chỉ hướng Bắc – Nam. Vĩ tuyến là đường vuông góc 
với các kinh tuyến và chỉ hướng Đông – Tây). 
- Vậy cơ sở xác định phương hướng trên bản đồ là 
dựa vào yếu tố nào? 
- Dựa vào các đường kinh 
tuyến, vĩ tuyến để xác định 
phương hướng trên bản đồ. 
+ Kinh tuyến: Đầu trên chỉ 
hướng Bắc, đầu dưới chỉ 
 SKKN-Năm học 2014 - 2015 
 GV: Nguyễn Thị Nga – THCS Lê Văn Tám Trang 7 
- Trên thực tế, có những bản đồ không thể hiện kinh 
tuyến, vĩ tuyến, làm thế nào để xác định được 
phương hướng? 
- Xác định các hướng còn lại ở hình sau: 
- Các hướng của hình trên như sau: 
- HS thực hành tìm phương hướng đi từ điểm O đến 
các điểm A,B,C,D ở hình 13 SGK. 
hướng Nam. 
+ Vĩ tuyến: Bên phải chỉ 
hướng Đông, bên trái chỉ 
hướng Tây. 
- Có những bản đồ, lược đồ 
không thể hiện các đường 
kinh tuyến vĩ tuyến thì dựa 
vào mũi tên chỉ hướng Bắc 
rồi tìm các hướng còn lại. 
 B B 
 B Đ 
 T N 
 T B 
 N Đ 
 SKKN-Năm học 2014 - 2015 
 GV: Nguyễn Thị Nga – THCS Lê Văn Tám Trang 8 
Hình 13: Bản đồ khu vực Đông Bắc Á 
(Trước hết HS phải xác định được đâu là các đường 
kinh tuyến, đâu là các đường vĩ tuyến: phía sau trị số 
chỉ kinh tuyến có chữ Đ hoặc T, phía sau trị số chỉ vĩ 
tuyến có chữ B hoặc N. 
 O đến A: hướng Bắc 
O đến B: hướng Đông 
O đến C: hướng Nam 
O đến D: hướng Tây). 
HĐ 2: Tìm hiểu Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí. 
* HS làm việc cá nhân/ phương pháp trực quan. 
- Dựa vào SGK tìm hiểu xem: Muốn tìm vị trí của 
một địa điểm trên quả Địa Cầu hoặc trên bản đồ thì 
người ta phải làm thế nào? ( Xác định được chỗ cắt 
nhau của hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua 
điểm đó). 
- Trên hình 11: điểm C là chỗ gặp nhau của đường 
kinh tuyến và vĩ tuyến nào? ( 200 T và 100B). 
(Khoảng cách từ C đến kinh tuyến gốc xác định kinh 
độ của điểm C. Khoảng cách từ C đến xích đạo(vĩ 
tuyến gốc) xác định vĩ độ của điểm C). 
- Nếu địa điểm cần tìm không nằm trên các đường 
kinh tuyến và vĩ tuyến kẻ sẵn thì ta làm thế nào? 
( Kẻ qua địa điểm đó một kinh tuyến và một vĩ tuyến 
2. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ 
địa lí. 
a. Khái niệm kinh độ, vĩ độ, 
tọa độ địa lí. 
 SKKN-Năm học 2014 - 2015 
 GV: Nguyễn Thị Nga – THCS Lê Văn Tám Trang 9 
song song với kinh tuyến và vĩ tuyến gốc. Kéo dài hai 
đườg đó tới khung bản đồ. Đọc trị số của các kinh 
tuyến, vĩ tuyến đi qua điểm đó, xem chúng cách kinh 
tuyến gốc và vĩ tuyến gốc bao nhiêu độ. Trị số của 
các khoảng cách đến kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc 
là trị số tọa độ của địa điểm đó). 
- Vậy kinh độ, vĩ độ của địa điểm là gì? Tọa độ địa lí 
của một điểm là gì? 
- Một HS viết tọa độ địa lí của điểm A, B như sau: 
A {150 T , 
0
0
10
20
N
T
A 
Em nhận xét đúng, sai, tại sao? ( Bạn viết như vậy là 
sai, vì: Điểm A không có vĩ độ, điểm B có vĩ độ viết 
trên, kinh độ viết dưới). 
HĐ 3: Bài tập. 
* HS làm việc theo nhóm. 
- Nhóm 1, 4: Bài tập a SGK: Giả sử chúng ta muốn 
tới thăm thủ đô một số nước trong khu vực Đông 
Nam Á bằng máy bay. Dựa vào bản đồ hình 12, hãy 
cho biết hướng bay từ 
 + Hà Nội đến Viêng chăn 
 + Hà Nội đến Gia-cac-ta 
- Kinh độ và vĩ độ của một 
địa điểm là số độ chỉ 
khoảng cách từ kinh tuyến 
và vĩ tuyến đi qua điểm đó 
đến kinh tuyến gốc và vĩ 
tuyến gốc. 
- Tọa độ địa lí của một điểm 
chính là kinh độ và vĩ độ 
của địa điểm đó trên bản đồ. 
b. Cách viết tọa độ địa lí của 
một điểm. 
- Viết kinh độ ở trên, vĩ độ 
ở dưới. 
- Ví dụ: 
 
0
0
110
10
D
B
B 
3. Bài tập: 
 SKKN-Năm học 2014 - 2015 
 GV: Nguyễn Thị Nga – THCS Lê Văn Tám Trang 10 
 + Hà Nội đến Ma-ni-la 
 + Cu-a-la Lăm-pơ đến Băng Cốc 
 + Cu-a-la-lăm-pơ đến Ma-ni-la 
 + Ma-ni-la đến Băng Cốc. 
 Hình 12: Bản đồ khu vực Đông Nam Á 
- Nhóm 2: Bài tập b SGK: Hãy ghi tọa độ địa lí của 
các điểm A,B,C trên bản đồ hình 12: 
- Nhóm 3: Bài tập c SGK: Tìm trên hình 12 các điểm 
có tọa độ địa lí: 
 
0
0
140
0
D
,
0
0
120
10
D
N 
- Điểm H trên hình 12 có tọa độ địa lí bao nhiêu? 
a. Hướng bay tới thăm thủ 
đô các nước Đông Nam Á: 
+ Hà Nội đến Viêng chăn: 
hướng Tây Nam 
 + Hà Nội đến Gia-cac-ta: 
hướng Nam 
 + Hà Nội đến Ma-ni-la: 
hướng Đông Nam 
 + Cu-a-la Lăm-pơ đến 
Băng Cốc: hướng Bắc 
 + Cu-a-la-lăm-pơ đến Ma-
ni-la: hướng Đông Bắc 
 + Ma-ni-la đến Băng Cốc: 
hướng Tây. 
b. Tọa độ địa lí của các 
điểm A,B,C trên bản đồ 
hình 12: 
 
0
0
130
10
D
B
A 
0
0
110
10
D
B
B 

0
0
130
0
DC 
c. Trên hình 12 các điểm có 
tọa độ địa lí: 
 
0
0
140
0
D
,
0
0
120
10
D
N 
 là điểm E và Đ. 
 SKKN-Năm học 2014 - 2015 
 GV: Nguyễn Thị Nga – THCS Lê Văn Tám Trang 11 
0
0
125
0
D
H



 3. Thực hành/luyện tập: 
 - Căn cứ vào đâu người ta xác định phương hướng trên bản đồ? ( Dựa vào 
các đường kinh tuyến, vĩ tuyến đối với những bản đồ có vẽ hệ thống kinh, vĩ tuyến ; 
đối với những bản đồ không vẽ hệ thống kinh, vĩ tuyến thì dựa vào mũi tên chỉ hướng 
Bắc rồi tìm ra các hướng còn lại). 
 - Cách viết tọa độ địa lí của một địa điểm? cho ví dụ. ( Viết kinh độ ở trên, vĩ 
độ ở dưới) 
 - Xác định phương hướng trên bản đồ cực Bắc, cực Nam: 
 (Ở bản đồ vùng cực Bắc (hình 1): chính giũa là hướng Bắc, xung quanh là 
hướng Nam. Ở bản đồ vùng cực Nam( hình 2): chính giữa là hướng Nam, xung 
quanh là hướng Bắc). 
 - Làm bài tập sau: (Dùng cho HS khá giỏi) Nếu một chiếc máy bay xuất phát 
từ thủ đô Hà Nội, bay thẳng theo hướng Bắc 1000 km, rồi rẽ sang hướng Đông 1000 
km, sau đó đi về hướng Nam cũng 1000 km, cuối cùng cũng lại bay về theo hướng 
Tây 1000 km. Hỏi máy bay đó có về đúng nơi xuất phát là thủ đô Hà nội không? 
 ( Muốn xác định hướng Bắc, Nam của một địa điểm phải dựa vào hướng 
các kinh tuyến, còn muốn xác định hướng Đông, Tây lại phải dựa vào hướng các vĩ 
tuyến. Do các kinh tuyến trên Trái Đất đều chụm đầu ở cực, cho nên mạng lưới kinh, 
vĩ tuyến không phải là một mạng lưới ô vuông, mà là một mạng lưới các hình thang 
cân, đáy nhỏ hướng về phía cực. Độ dài của cung 10 trên các vĩ tuyến ngắn dần từ 
 SKKN-Năm học 2014 - 2015 
 GV: Nguyễn Thị Nga – THCS Lê Văn Tám Trang 12 
xích đạo đến cực. Ví dụ cung 10 trên xích đạo dài 111 324 km, còn cung 10 trên vĩ 
tuyến 800 chỉ còn 19 395 km. 
 Nếu từ một điểm xuất phát gần xích đạo, máy bay bay lên phía Bắc là bay 
theo hướng kinh tuyến về phía cực Bắc. Khi bay xuống phía Nam cũng là bay theo 
hướng kinh tuyến. Hai đoạn đường này là hai cạnh bên của một hình thang cân. 
 Khi bay về phía Đông và phía Tây(tức theo hướng vĩ tuyến), hai đoạn đường 
này là hai cạnh đáy lớn và nhỏ của hình thang cân. Nếu mỗi đoạn đường đều dài 
bằng 1000 km thì máy bay không thể về được đúng nơi xuất phát). 
 4. Hƣớng dẫn, dặn dò: 
 - Về nhà học bài kĩ, làm bài tập 1,2 trang 17 SGK. 
 - Tìm hiểu bài 5. 
 c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp: 
 - Để thực hiện tốt nội dung đã nói ở trên, GV phải nghiên cứu kĩ để cân nhắc, 
lựa chọn phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh, đó là học sinh trường Lê Văn 
Tám trong diện đại trà ở mức trung bình. Vì vậy GV phải sử dụng phương pháp trực 
quan có hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ để học sinh dễ quan sát nhất, dễ nhận biết nhất, dễ 
làm được bài tập nhất. Bên cạnh đó phải kết hợp phương pháp đàm thoại gợi mở vừa 
để dẫn dắt học sinh vừa phát huy tính tích cực của học sinh. 
 - Phải có đủ các thiết bị dạy học (các hình 10,11,12,13 SGK, quả Địa Cầu, bản 
đồ địa lí tự nhiên Việt Nam) thì mới thực hiện thành công bài dạy. 
 d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp. 
 - Trong đề tài này tôi đã sử dụng hình vẽ kết hợp phương pháp trực quan, đàm 
thọai gợi mở, hướng dẫn học sinh từ cái nhìn trừu tượng đến cái nhìn cụ thể, từ hiểu 
trừu tượng đến nắm bắt kiến thức cụ thể, thực tế. 
 e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. 
 - Năm học 2013 – 2014 tôi được phân công giảng dạy môn Địa lí lớp 6, năm 
học 2014 - 2015 tôi cũng được phân công giảng dạy môn Địa lí lớp 6. Năm học 2014 
– 2014 tôi áp dụng kinh nghiệm trên và thu được kết quả như sau: (so sánh với năm 
học 2013 – 2014) 
Năm học 2013 – 2014 
. 
Lớp 
Tổng 
số 
HS 
Biết xác định 
phương hướng 
trên bản đồ 
Biết xác định kinh 
độ, vĩ độ, tọa độ 
địa lí một địa điểm 
trên bản đồ 
Biết xác định được vị trí 
các địa điểm trên bản đồ 
khi biết tọa độ địa lí 
SL % SL % SL % 
6A1 39 39 100,0 30 76,9 25 64,1 
6A2 36 27 75,0 21 58,3 14 38,9 
6A3 37 26 70,3 18 48,7 7 18,9 
 SKKN-Năm học 2014 - 2015 
 GV: Nguyễn Thị Nga – THCS Lê Văn Tám Trang 13 
TC 112 72 64,3 67 59,8 28 25,0 
Năm học 2014- 2015 
Lớp 
Tổng 
số 
HS 
Biết xác định 
phương hướng 
trên bản đồ 
Biết xác định kinh 
độ, vĩ độ, tọa độ 
địa lí một địa điểm 
trên bản đồ 
Biết xác định được vị trí 
các địa điểm trên bản đồ 
khi biết tọa độ địa lí 
SL % SL % SL % 
6A1 42 42 100,0 40 95,2 39 92,9 
6A2 41 35 85,4 30 73,2 30 73,2 
6A3 43 38 88,4 31 72,1 31 72,1 
TC 126 115 91,3 101 80,2 91 72,2 
 Đối chiếu với kết quả của năm học 2013 – 2014, năm học 2014 – 2015, số học 
sinh biết xác định phương hướng trên bản đồ tăng 12,7%; số học sinh biết xác định 
kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí một địa điểm trên bản đồ tăng 33,5%, số học sinh biết 
xác định được vị trí các địa điểm trên bản đồ khi biết tọa độ địa lí tăng 45,8%. Kết 
quả đó cho thấy việc dạy bài “Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ 
địa lí” theo phương pháp nêu trên đạt hiệu quả cao hơn nhiều so với các phương 
pháp cũ. Đa số học sinh hiểu bài, biết xác định được phưong hướng trên bản đồ, kinh 
độ, vĩ độ và tọa độ địa lí của các địa điểm, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực 
tế và hứng thú học tập hơn. 
 4. Kết quả thu đƣợc qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của đề tài nghiên cứu. 
 Như vậy, so với năm học trước, năm học 2014 – 2015 tôi áp dụng kinh nghiệm 
trên đã thu được kết qủa khả quan hơn. Số lượng học sinh biết được kiến thức, hiểu 
được kiến thức và biết vận dụng kiến thức về phương hướng trên bản đồ, kinh độ, vĩ 
độ và tọa độ địa lí nhiều hơn. 
 - Qua khảo nghiệm tôi nhận thấy cần phải áp dụng phương pháp này để giảng 
dạy các đơn vị kiến thức khác trong môn Địa lí để có kết qủa cao hơn. 
 - Giá trị khoa học: Với kinh nghiệm giảng dạy trên đây tôi đã vận dụng vào 
giảng dạy ở tất cả các lớp 6 ở trường THCS Lê Văn Tám đạt kết qủa cao hơn năm 
trước. Tôi viết ra đây để đồng nghiệp cùng tham khảo, góp ý bổ sung cho hoàn thiện 
hơn để có thể áp dụng vào giảng dạy tại đơn vị. 
 III. Phần kết luận, kiến nghị: 
 1. Kết luận: 
 - Đối với bài dạy “Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí” 
tôi đã vận dụng phối hợp các phương pháp cụ thể như trực quan, đàm thoại gợi mở, 
thảo luận nhóm đã cho kết quả cao hơn năm trước (khi tôi chưa vận dụng phương 
 SKKN-Năm học 2014 - 2015 
 GV: Nguyễn Thị Nga – THCS Lê Văn Tám Trang 14 
pháp này). Vì thế tùy thuộc vào từng bài chúng ta có thể áp dụng để giảng dạy. Theo 
tôi, đối với những bộ môn khác cũng có thể vận dụng để giảng dạy, nhất là những 
kiến thức trừu tượng. 
 2. Kiến nghị: 
 - Đối với phòng GD&ĐT: Tổ chức các chuyên đề về giảng dạy bộ môn Địa lí 
để GV trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. 
 - Đối với nhà trường: Mua sắm đầy đủ các ĐDDH liên quan đến bô môn Địa lí. 
 Đối với GV bộ môn Địa lí: Bài dạy “Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ 
độ và tọa độ địa lí”, GV phải nghiên cứu kĩ lưỡng phương pháp cần áp dụng, bởi vì 
đây là một bài dạy khó, nội dung kiến thức trừu tượng, khó hình dung. Vì vậy GV 
phải khéo léo trong việc lựa chọn phương pháp giảng dạy kết hợp với trực quan để 
chuyển tải kiến thức giúp học sinh dễ biết, dễ hiểu, dễ vận dụng. 
 Người viết 
 Nguyễn Thị Nga 
 SKKN-Năm học 2014 - 2015 
 GV: Nguyễn Thị Nga – THCS Lê Văn Tám Trang 15 
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN 
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN 
 SKKN-Năm học 2014 - 2015 
 GV: Nguyễn Thị Nga – THCS Lê Văn Tám Trang 16 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Sách giáo khoa Địa lí lớp 6, NXB GD. 
 2. Sách giáo viên Địa lí lớp 6, NXB GD. 
 3. Sách Hỏi – Đáp về Địa lí THCS, NXB GD. 
 4. Tài liệu tập huấn giáo viên dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến 
thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí cấp THCS, NXB 
GD. 
 5. Giáo dục kĩ năng sống trong môn Địa lí ở trường Trung học cơ sở, NXB 
GD. 

File đính kèm:

  • pdfkinh_nghiem_day_bai_phuong_huong_tren_ban_do_kinh_do_vi_do_va_toa_do_dia_li_dia_li_lop_6_0224.pdf
Sáng Kiến Liên Quan