Đề tài Hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông

I. Lý do chọn đề tài

Từ nhiều thế kỷ qua ta vẫn tin rằng các tri thức khoa học là con đường tìm kiếm

chân lý, do đó giáo dục chủ yếu là truyền thụ cho người học các tri thức khoa

học, tức là các nhận thức về chân lý, và lẽ tự nhiên, phương pháp dạy học chủ

yếu là do người thầy thuyết giảng và truyền thụ các niềm tin về chân lý đó cho

người học với sự cảm hoá bằng các lập luận lôgích và các thực nghiệm, nhiệm

vụ của người học trò là tiếp thụ một cách đầy đủ, trung thành, nhưng là thụ

động, các niềm tin chân lý trong các "tri thức khoa học" được truyền giảng đó.

Cho đến đầu thế kỷ 20, khi bắt đầu phát hiện ra có những sự thật trong tự nhiên

không thể suy diễn ra từ các nguyên lý của khoa học cổ điển, thì người ta mới

bắt đầu nghi ngờ cái sức mạnh "vạn năng" của khoa học cổ điển, và từ đó xem

xét lại vị trí và vai trò của nghiên cứu khoa học, coi việc làm khoa học không

đồng nhất với việc tìm kiếm chân lý. Mục đích của khoa học không phải là đi

tìm chân lý, mà là tìm cách giải quyết vấn đề, tìm những trả lời chấp nhận được

cho những bài toán mà con người gặp phải trong cuộc sống. nhà triết học và

giáo dục lớn của Hoa Kỳ John Dewey đã phát biểu "Học sinh đến trường không

phải để tiếp thu những tri thức đã được ghi vào trong một chương trình mà rồi

có lẽ sẽ không bao giờ dùng đến, nhưng chính là để giải quyết các vấn đề, giải

quyết các "bài toán" của nó, những thực tế mà nó gặp hằng ngày”. Từ những

thực trạng trên Giáo viên trong tổ cần phải nghiên cứu tìm ra một phương pháp

hữu hiệu trong quá trình giảng dạy, và bản thân Tôi đã nhận thấy việc HƯỚNG

DẪN HỌC SINH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở

TRƯỜNG PHỔ THÔNG là một bước rất cần thiết để đạt được mục đích giáo

dục ngày nay là không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ cho người học những kiến

thức

pdf31 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 3918 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
GV: Hoàng Thị Thanh Hương Trang 16 
Làm việc theo nhóm: Phân công trong nhóm (cử nhóm trưởng, thư kí, phân việc 
cho các thành viên trong nhóm). Từng cá nhân làm việc độc lập, sau đó thảo 
luận trong nhóm và cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ của nhóm. Mỗi nhóm cử 
đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm (không nhất thiết phải là nhóm 
trưởng hay thư kí mà có thể là một thành viên bất kì của nhóm) 
Làm việc chung cả lớp: (thảo luận tổng kết trước toàn lớp) Các nhóm lần lượt 
báo cáo kết quả và thảo luận chung (các nhóm nhận xét, đóng góp ý kiến và bổ 
sung cho nhau). Gv tổng kết và chuẩn xác kiến thức. 
Tổ chức cho HS học tập theo nhóm ngay tại lớp bị hạn chế bởi không gian chật 
hẹp của lớp học, bởi thời gian hạn định của tiết học nên GV phải biết tổ chức 
hợp lí mới có hiệu quả. Không nên lạm dụng các hoạt động nhóm và cần đề 
phòng xu hướng hình thức. Ở trường THPT mỗi tiết học chỉ nên tổ chức từ 1 
đến 2 hoạt động nhóm đối với những câu hỏi, vấn đề đặt ra khó và phức tạp, đòi 
hỏi phải có sự hợp tác giữa các cá nhân mới hoàn thành nhiệm vụ. Trong hoạt 
động nhóm, tư duy tích cực của HS phải được phát huy và ý nghĩa quan trọng 
của nó là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động. 
5. Ví dụ về bài học theo kiểu dạy học giải quyết vấn đề 
Ta xét bài học về sự rơi tự do của các vật ( vật lí 10 cơ bản) 
a. Xác định vấn đề cần giải quyết 
Ở bài học 3 chương trình vật lí lớp 10 ban cơ bản, học sinh đã được học về 
chuyển động thẳng biến đổi đều và giải những bài tập về chuyển động thẳng 
biến đổi đều 
Sách giáo khoa đưa bài rơi tự do ngay sau bài chuyển động thẳng biến đổi đều 
để chúng ta có thể áp dụng ngay các kiến thức đã học trong bài trước vào bài 
mới như một cách khắc sấu và vận dụng kiến thức cũ linh hoạt, đồng thời trong 
bài mới chúng ta cũng cần cung cấp cho các em thêm những kiến thức mới về 
Trường THPT Kiệm Tân SKKN 2014-2015 
GV: Hoàng Thị Thanh Hương Trang 17 
sự rơi tự do và loại bỏ một số suy nghĩ sai lầm từ trước đối với sự rơi của các 
vật trong không khí 
Ở bài rơi tự do giáo viên có thể sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề , hoạt 
động nhóm để giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới 
b. Nội dung của bài 
 Tìm hiểu sự rơi của các vật trong không khí. Loại bỏ sai lầm vật nặng luôn rơi 
nhanh hơn vật nhẹ 
Tìm hiểu sự rơi của các vật trong chân không: nhận xét đặc điểm sự rơi của các 
vật, nguyên nhân rơi và gia tốc rơi tự do 
Giải được một số bài tập đơn giản về sự rơi tự do 
c. Tổ chức các tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quết vấn đề học 
tập trong 2 tiết học của bài rơi tự do 
Ở bài này cần có một số kiến thức bài cũ. trước bài rơi tự do ta có 1 tiết bài tập 
và một tiết tự chọn rèn luyện việc vận dụng các công thức chuyển động thẳng 
biến đổi đều, cần giúp học sinh nắm vững bài tập sau và ghi nhớ kết luận 
Đề bài: Chứng ming rằng, trong chuyển động thẳng biến đổi đều, hiệu hai 
quãng đường đi được trong hai khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau là một 
lượng không đổi 
Lấy mốc thời gian là khi vật có vận tốc đầu vo, ta hãy tính độ dài của đường đi 
từ thời điểm t đến thời điểm t t ; và từ thời điểm t t đến thời điểm 2t t  
Ta có: 20
1
2
ts v t at  ; 
 20
1
( ) ( )
2
t ts v t t a t t       
Trường THPT Kiệm Tân SKKN 2014-2015 
GV: Hoàng Thị Thanh Hương Trang 18 
2
2 0
1
( 2 ) ( 2 )
2
t ts v t t a t t        
Quãng đường vật đi được sau thời gian t : 21 0
1
. . . .
2
t t tl s s v t a t a t t        
Quãng đường vật đi được sau thời gian 2 t : 
   2 2 0
1
. 2 2
2
t t t tl s s v t a t t t t t t t t                
   2 0
1
. 2 3
2
l v t a t t t      
 22 0
3
. . . . .
2
l v t a t a t t      
Vậy hiệu quãng đường vật đi được trong 2 khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau 
là 
 22 1 .l l l a t     
Kết quả trên cho thấy l không phụ thuộc thời gian mà chỉ phụ thuộc gia tốc và 
khoảng thời gian mà ta chọn lúc ban đầu 
Ta có thể rút ra một đặc điểm của chuyển động thẳng biến đồi đều là hiệu quãng 
đường đi được trong hai khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau là một số không 
đồi 
 Tình huống 1: 
Giáo viên nêu ra tình huống có vấn đề thứ nhất: Trong không khí các vật rơi 
như thế nào? Yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình rơi của các vật trong 
không khí ? 
Trường THPT Kiệm Tân SKKN 2014-2015 
GV: Hoàng Thị Thanh Hương Trang 19 
Vấn đề đặt ra là: khi các vật rơi trong không khí, thông thường vật năng rơi 
nhanh hơn vật nhẹ nhưng trong nhiều trường hợp vật nhẹ lại có thể rơi 
nhanh hơn vật nặng, Tại sao? 
Vấn đề này đơn giản, từ một số thí nghiệm và việc quan sát thí nghiệm cũng 
như thảo luận với các bạn, học sinh có thể nhận ra và giải quyết vấn đề. Do 
sức cản không khí là nguyên nhân làm các vật rơi nhanh chậm khác nhau. 
GV yêu cầu lớp phân ra thành các nhóm và làm 4 thí nghiệm như trong 
SGK rồi trình bày kết quả mà các nhóm tìm được. 
Lần 
TN 
Vật làm TN Kết quả 
TN1 Tờ giấy (phẳng) và hòn sỏi. Hòn sỏi rơi nhanh hơn 
TN2 Tờ giấy (vo tròn) và hòn sỏi. Rơi nhanh như nhau. 
TN3 Tờ giấy (vo tròn) tờ giấy (phẳng) Giấy (vo tròn) rơi nhanh 
TN4 Viên bi, tấm bìa phẳng. Viên bi rơi nhanh. 
KL: Quá trình rơi phụ thuộc vào sức cản của không khí. Loại bỏ sai lầm vật 
nặng luôn rơi nhanh hơn vật nhẹ) 
 Tình huống 2: Giáo viên nêu ra tình huống có vấn đề vậy nếu loại bỏ 
được sức cản của không khí thì các vật rơi nhanh chậm thế nào? Kiểm 
chứng bằng cách gì? 
Vấn đề đặt ra là : nếu loại bỏ được nguyên nhân làm cho các vật rơi nhanh 
chậm khác nhau thì các vật rơi như thế nào? Môi trường nào thỏa mãn điều 
đó? 
Trường THPT Kiệm Tân SKKN 2014-2015 
GV: Hoàng Thị Thanh Hương Trang 20 
Kiểu hướng dẫn giải quyết vấn đề: Hướng dẫn tìm tòi sáng tạo từng phần, 
sử dụng phương pháp thực nghiệm 
Hs: có thể tiên đoán, các vật rơi như nhau nếu loại bỏ được sức cản không 
khí. 
 Học sinh có thể thảo luận tìm ra một môi trường lí tưởng mà tại đó không có 
sức cản không khí, đó chính là môi trường ‘không có không khí’. Học sinh sẽ 
liên tưởng đến một môi trường thật sự lí tưởng tại đó không còn sức cản lên vật 
rơi đó chính là chân không. Học sinh có thể suy luận rằng nếu loại bỏ được 
nguyên nhân làm các vật rơi nhanh chậm khác nhau thì khi đó các vậ sẽ rơi 
nhanh như nhau 
 Đến đây khả năng và điều kiện chưa cho phép các em có thể làm một ống 
chân không nên giáo viên có thể cung cấp ống Niuton ( bộ thí nghiệm vật lí lớp 
10) để các em tiến hành theo nhóm và rút ra kết luận từ thực nghiệm 
 + Thả viên bi chì và lông chim cùng rơi trong ống hút hết không khí ( 
chân không) 
 + GV nhận xét kết quả của các nhóm. Đồng thời cho các em xem việc các 
nhà bác học kiểm chứng việc rơi tự do như thế nào trong phòng thí nghiệm 
thông qua clip tại địa chỉ https://www.youtube.com/watch?v=3fpZZEPugOw 
Trường THPT Kiệm Tân SKKN 2014-2015 
GV: Hoàng Thị Thanh Hương Trang 21 
Video này sẽ thực hiện thí nghiệm thả rơi quả cầu và lông chim trong buồng 
chân không lớn nhất thế giới tại NASA. 
Nhà vật lý Brian Cox đã làm thí nghiệm này tại Buồng mô phỏng không gian 
trực thuộc Cơ sở năng lượng không gian của NASA tại Ohio. Buồng này cao 
37.2 mét, rộng 30.5 mét. Đây là buồng chân không lớn nhất thế giới, nơi lý 
tưởng để thực hiện lại thí nghiệm quả bóng và lông gà. 
 Tình huống 3: đưa ra định nghĩa về sự rơi tự do. Trong thực tế có thể 
xem những vật nào là vật rơi tự do? Tại sao? 
Vấn đề: đưa ra định nghĩa chính xác về sự rơi tự do. 
Hướng dẫn giải quyết vấn đề: hướng dẫn tìm tòi quy về phương pháp đã biết 
Để hình thành định nghĩa rơi tự do học sinh suy luận khi đã loại bỏ được sức 
cản không khí thì vật rơi dưới tác dụng của lực gì ? 
Học sinh có thể suy luận rằng vật 
rơi vì có lực trái đất hút nó, lực này 
lớp 8 các em đã được biết đó là 
trọng lực. Dẫn đến hình thành được 
định nghĩa của sự rơi tự do 
Trong thực tế, để loại bỏ hoàn toàn 
sức cản không khí là rất khó, nên 
những vật rơi mà sức cản không khí 
tác dụng lên vật nhỏ hơn trọng lực 
của vật rất nhiều lần thì có thể xem 
là rơi tự do 
Từ kết luận này học sinh cũng dẽ 
dàng chấp nhận thì ngiệm của 
Trường THPT Kiệm Tân SKKN 2014-2015 
GV: Hoàng Thị Thanh Hương Trang 22 
galileo tại tháp nghiệng thành Pisa có thể xem là thì nghiệm rơi tự do 
 Tình huống 4: Giáo viên nêu ra tình huống có vấn đề yêu cầu các nhóm 
tìm hiểu phương rơi và chiều rơi của sự rơi tự do và trình bày cách lập 
luận hoặc cách kiểm chứng các kết luận 
Vấn đề: chứng minh phương rơi và chiều rơi của vật rơi tự do 
Hướng dẫn giải quyết vấn đề: hướng dẫn tìm tòi quy về phương pháp đã biết 
Học sinh sẽ dễ dàng nhận ra theo cảm tính chiều rơi hướng xuống và 
phương rơi thẳng đứng. nhưng phải dùng một cách gì đó chứng minh được 
điều nhận định của mình là đúng 
Các em có thể dùng kiến thức đã biết về dây rọi có phương thẳng đứng Vậy 
muốn chứng minh phương rơi là thẳng đứng thì cần so sánh phương rơi tự 
do với phương của dây rọi 
Học sinh có thể tiến hành treo dây rọi lên, rồi thả một vật rơi tự do thì nhận 
thấy vật rơi theo phương của dây rọi. Điều đó giúp ta có thể kết luận phương 
của vật rơi tự do là phương thẳng đứng 
 Tình huống 5: Giáo viên nêu ra tình huống có vấn đề Làm cách nào để 
tìm được tính chất chuyển động rơi tự do 
Vấn đề: phải chứng minh được rằng rơi tự do là một chuyển động thẳng 
nhanh dần đều 
Hướng dẫn giải quyết vấn đề: hướng dẫn tìm tòi quy về phương pháp đã biết 
 Đây là một tình huống rất khá khó, học sinh khó có thể tự tìm hiểu mà 
không có sự trợ giúp của giáo viên và sự làm việc tích cực của cả tập thể 
Giáo viên nhắc lại một đặc điểm của chuyển động thẳng biến đổi đều đã học 
ở tiết bài tập về chuyển động biến đổi đều là hiệu quãng đường đi được 
Trường THPT Kiệm Tân SKKN 2014-2015 
GV: Hoàng Thị Thanh Hương Trang 23 
trong hai khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau là một số không đồi để hướng 
dẫn học sinh giải quyết vần đề này 
Vậy làm thế nào để có thể ghi lại được hình ảnh rơi tự do. Cho học sinh xem 
clip kèm theo để có thể hiểu các nhà bác học đã làm lại thí nghiệm rơi tự do 
như thế nào và hiểu phương pháp chụp ảnh hoạt nghiệm 
Giới thiệu với học sinh phương pháp mà các nhà bác học sử dụng là chụp 
ảnh hoạt nghiệm ( file “CHUP ANH HOAT NGHIEM” kèm theo), 
Nêu kết quả của việc chụp ảnh hoạt nghiệm hình 4.3 sgk 
Học sinh làm việc nhóm và xử lí kết quả hình 4.3sgk ( phóng lớn) để đi đến 
kết luận rơi tự do là một chuyển động thẳng nhanh dần đều 
Vấn đề đặt ra tiếp theo là: làm cách nào để xác định quãng đươc vật rơi 
trong hai khoảng thời gian liên tiếp. Nếu lấy 1 vạch chia nhỏ nhất trên thước 
là 0,5 cm, Ta lấy 5 vị trí cuối vì chúng ở khá xa nhau, học sinh có thể dễ 
dàng hơn trong việc đo khoảng cách giữa 2 vị trí . 
Trường THPT Kiệm Tân SKKN 2014-2015 
GV: Hoàng Thị Thanh Hương Trang 24 
Học sinh đo 4 quãng đường đi được liên tiếp trong 1/31s. Ghi nhận vào 
bảng 
Quảng đường vật 
đi được sau 1/31s 
liên tiếp 
Kết quả (cm) 
1l 6 
2l 7 
3l 8 
4l 9 
Từ đây học sinh có thể kết luận rằng rơi tự do là một chuyển động thẳng biến 
đổi đều với hiệu quãng đưởng đi được sau những khoảng thời gian bằng nhau là 
như nhau 1l cm  
 Tình huống 6: Giáo viên yêu cầu học sinh xây dựng các công thức rơi tự 
do 
Vấn đề: Chuyển động rơi tự do là một trường hợp riêng của chuyển động 
thẳng biến đổi đều ta cần đi xây dựng những công thức xác định vận tốc, 
đường đi dùng riêng cho trường hợp rơi tự do 
Hướng dẫn giải quyết vấn đề: hướng dẫn tìm tòi quy về phương pháp đã biết 
Trường THPT Kiệm Tân SKKN 2014-2015 
GV: Hoàng Thị Thanh Hương Trang 25 
Ở tình huống này học sinh có thể tự lực giải quyết dựa trên nền tảng kiến 
thức cũ có chú ý đền đặc điểm của sự rơi tự do 
 Chuyển động thẳng biến đổi 
đều 
Rơi tự do 
 Vận tốc đầu và gốc 
thời gian 
0 0t  lúc vật có vận tốc đầu 
0v 
0 0t  lúc vật có vận tốc 
đầu 0v =0 
 Gia tốc 0v va
t

 g 
 Vận tốc tại thời điểm 
t 
0v v at  v gt 
Quãng đường vật đi 
được sau thời gian t 
21
2
os v t at  
21
2
s gt 
Mối liên hệ giữa vận 
tốc và gia tốc 
2 2
02. .a s v v  
22. .g s v 
 Tình Huống 7: Nếu rơi tự do là một chuyển động nhanh dần đều với gia 
tốc không đổi thì làm cách nào để đo được gia tốc rơi tự do 
Vấn đề đặt ra : đo gia tốc rơi tự do của các vật tại cùng một vị trí 
Kiểu hướng dẫn giải quyết vấn đề: Hướng dẫn tìm tòi quy về phương pháp 
đã biết 
Dưa trên những kiến thức đã biết về chuyển động thẳng biến đổi đều, kết 
hợp với những kiến thức đã xây dựng được trong bài học sinh có thể nêu các 
phương án đo gia tốc rơi tự do 
Một số phương án học sinh đưa ra: 
Trường THPT Kiệm Tân SKKN 2014-2015 
GV: Hoàng Thị Thanh Hương Trang 26 
Phương án 1: Ở ảnh hoạt nghiệm 4.3 ta tính được 1l cm  , và biết thời gian 
1
31
t s  ta tính được gia tốc rơi tự do theo công thức 2.l g t   
Phương án 2: Nếu đo được quãng đường vật rơi tự do và thời gian rơi ta có 
thể tính gia tốc rơi tự do theo công thức 2
1
2
s gt 
Từ phương án 1 học sinh có thể tính ra g=9,61m/s2. 
Giáo viên giới thiệu bộ thí nghiệm trong bài thực hành để học sinh bước đầu 
làm quen và chuẩn bị cho tiết thực hành sau 
Trường THPT Kiệm Tân SKKN 2014-2015 
GV: Hoàng Thị Thanh Hương Trang 27 
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Tôi nghĩ rằng "giải quyết vấn đề" là một nội dung mới phù hợp với triết lý về 
khoa học và giáo dục hiện đại, có khả năng rèn luyện tư duy sáng tạo và năng 
lực tìm kiếm, đổi mới kiến thức của người học, đáp ứng tốt những yêu cầu về 
giáo dục trong thế kỷ 21 
Để nâng cao chất lượng của việc dạy và học môn vật lý ở trường THPT, thì 
việc sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề rất cần thiết và cũng có vai trò 
quan trọng, quyết định đến chất lượng dạy và học của môn vật lý. Đối với 
phương pháp này giúp học sinh nắm vững, đào sâu, mở rộng kiến thức, từ đó 
nâng cao chất lượng học tập môn vật lý của học sinh. 
Muốn vận dụng được tốt phương pháp này thì 
Đối với giáo viên 
Phải hiểu rõ học sinh, đặc biệt là trình độ phát triển trí tuệ của học sinh để đưa 
ra tình huống vừa sức, phù hợp giúp học sinh vừa học vừa phát triển nhận thức 
 phải nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, đưa ra tình huống hấp dẫn, kịch tính, kích 
thích sự chú ý của học sinh. 
Tổ chức, điều khiển, dẫn dắt, uốn nắn hoạt động nhận thức của tập thể học sinh, 
giúp mọi em học sinh trong lớp theo kịp nhịp độ chung, vượt qua các trở ngại, 
phối hợp tốt với tập thể để hoạt động nhận thức 
Đánh giá được sư phát triển trí tuê, sự hình thành các kĩ năng thông qua hoạt 
động nhận thức để hướng tới sự phát triển cao hơn trong các giai đoạn học tập 
tiếp theo của học sinh 
Đối với học sinh : Học sinh là chủ thể của mọi hoạt động nhận thức được lựa 
chọn, tổ chức điều hành bởi giáo viên. Học sinh có nhiệm vụ phát huy hết 
những điều kiện thuận lợi cũng như bộc lộ những khó khăn của cá nhân. Nói 
Trường THPT Kiệm Tân SKKN 2014-2015 
GV: Hoàng Thị Thanh Hương Trang 28 
khác đi học sinh phải đọc kĩ nội dung bài học trước ở nhà, ôn lại kiến thức cũ có 
liên quan, rèn luyện những kĩ năng, tự điểu chỉnh, tự đánh giá bản thân trong sự 
hỗ trợ của bạn bè, của giáo viên và phải tích cực tham gia thảo luận để giải 
quyết vấn đề. 
Phương pháp này có thể vận dụng cho các môn học khác. Thế nhưng không 
phải bài dạy nào cũng vận dụng được phương này, tuỳ theo nội dung bài dạy mà 
giáo viên vận dụng phương pháp cho phù hợp. Vì vậy mỗi giáo viên phải không 
ngừng học hỏi, nghiên cứu để tìm ra những phương pháp dạy học tốt hơn nhằm 
nâng cao chất lượng giảng dạy của mình. 
Trường THPT Kiệm Tân SKKN 2014-2015 
GV: Hoàng Thị Thanh Hương Trang 29 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. SGK và Sách giáo viên vật lí lớp 10 ban cơ bản và ban KHTN – NXB GD 
2. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lý ở trường phổ 
thông – Tác giả : Nguyễn Đức Thâm- Nguyễn Ngọc Hưng. NXB ĐH quốc gia 
Hà Nội 1999 
3. Didactich vật lý – Giáo trình phương pháp dạy học vật lý sinh viên ĐHSP TP 
HCM khóa 27 
4. Trang  
5. Cách triển khai phương pháp hoạt động nhóm hiệu quả- nguồn internet 
Trường THPT Kiệm Tân SKKN 2014-2015 
GV: Hoàng Thị Thanh Hương Trang 30 
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI 
Trường THPT Kiệm Tân 
––––––––––– 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
–––––––––––––––––––––––– 
................................, ngày tháng năm 
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Năm học: ..................................... 
––––––––––––––––– 
Tên sáng kiến kinh nghiệm: ................................................................................. 
............................................................................................................................... 
................................................................................................................................ 
Họ và tên tác giả: ............................................................. Chức vụ: ..................... 
Đơn vị: ................................................................................................................... 
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực 
khác) 
- Quản lý giáo dục  
- Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................  
- Phương pháp giáo dục  
- Lĩnh vực khác: ........................................................  
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: 
 Tại đơn vị  Trong Ngành  
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây) 
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn
  
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, 
đúng đắn  
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng 
ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây) 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có 
hiệu quả cao  
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn 
ngành có hiệu quả cao  
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 
cao  
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị 
có hiệu quả  
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng 
ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) 
Trường THPT Kiệm Tân SKKN 2014-2015 
GV: Hoàng Thị Thanh Hương Trang 31 
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính 
sách: 
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  
Trong ngành  
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện 
và dễ đi vào cuộc sống: 
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả 
trong phạm vi rộng: 
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  
Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại  
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao 
chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến 
kinh nghiệm cũ của mình. 
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến 
kinh nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên 
môn trường xem xét, đánh giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác 
hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác 
giả. 
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của 
tác giả và người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi 
bản sáng kiến kinh nghiệm. 
NGƯỜI THỰC HIỆN 
SKKN 
(Ký tên và ghi rõ họ tên) 
XÁC NHẬN CỦA TỔ 
CHUYÊN MÔN 
(Ký tên và ghi rõ họ tên) 
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 
(Ký tên, ghi rõ 
họ tên và đóng dấu) 

File đính kèm:

  • pdfskkn_huong_dan_hoc_sinh_giai_quyet_van_de_trong_day_hoc_vat_ly_o_truong_pho_thong_3952.pdf
Sáng Kiến Liên Quan