Đề tài Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số phương pháp dạy học tích cực trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong xu thế hội nhập và phát triển, thế kỉ XXI đòi hỏi con người phải luôn

năng động, sáng tạo; có khả năng tìm kiếm, xử lí thông ti n và ứng phó với các tình

huống trong đời sống. Nhằm đáp ứng yêu cầu này, mục tiêu giáo dục phổ thông

của nước ta đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho học sinh (HS) sang

trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành động, năng

lực thực tiễn. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp giảng dạy cũng là tất yếu nhằm

phát huy tính tích cực của học sinh. Với bản chất là hình thành và phát triển cho

HS khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những tình huống,

phương pháp giáo dục kĩ năng sống (KNS) rõ ràng là một trong những phương

pháp ưu thế đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay. Hơn nữa, rèn luyện KNS cho HS

còn được xác định là một trong những nội dung cơ bản của Phong trào thi đua

“Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” trong các trường phổ thông, giai

đoạn 2008-2013 do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo.

Giáo dục KNS là một yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ. Đó là lí do khiến

giáo dục KNS trở thành xu thế chung của nhiều nước trên thế giới. Dù Ngữ Văn là

một môn học có khả năng đặc biệt trong việc giáo dục KNS cho HS nhưng thực tế

cho thấy vấn đề giáo dục KNS ở trường phổ thông mới chỉ được chú trọng từ năm

học 2010-2011. Do vậy việc làm thế nào để tích hợp nội dung giáo dục KNS trong

nội dung bài học và thông qua các phương pháp triển khai nội dung bài học đến

nay vẫn là sự thử nghiệm tìm đường của các giáo viên dạy văn

pdf23 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 2983 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số phương pháp dạy học tích cực trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ánh giá, cho điểm. 
Lưu ý là khi xây dựng dự án, khâu chọn vai rất quan trọng. Nếu vai trò đảm 
nhiệm quá khó hoặc nếu vai không phù hợp HS cũng khó mà thực thi được nhiệm 
vụ của mình. Chẳng hạn như khi dạy bài Trình bày một vấn đề, GV có thể cho 
trước một số vấn đề để HS lựa chọn. Sau khi HS thống nhất chọn đề tài, GV cho 
Sáng kiến kinh nghiệm 2012 
 - 13 - 
HS tìm vai thích hợp. Nếu đề tài là: Thời trang cuộc sống hoặc Thời trang học 
đường thì HS có thể vào vai nhà thiết kế thời trang, phóng viên chuyên mục thời 
trang,... Nếu đề tài là: Vấn đề bạo lực học đường, Tuổi trẻ và tình yêu,... HS cũng 
có thể vào vai phóng viên, biên tập viên, chuyên gia tâm lí,...Và quan trọng là sau 
khi trình bày HS phải rút ra được các bước thực hiện trình bày và xác định được 
tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề. 
Bên cạnh đó, GV nhất thiết phải có một bài trình bày để hệ thống kiến thức 
cho HS nếu không PPDH này sẽ phản tác dụng. Mặc dù thực hiện PPDH theo dự 
án HS rất hứng thú nhưng nếu GV quá lạm dụng hoặc phó thác hoàn toàn vào HS 
thì có thể sẽ làm cho HS không nắm được kiến thức một cách hệ thống. Từ đó dẫn 
tới việc HS phải sử dụng sách giải hoặc đi học thêm để tự tích lũy kiến thức cho 
mình, để đối phó với thầy cô và gia đình. 
Tóm lại, với PPDH theo dự án GV sẽ chỉ là người hướng dẫn, định hướng 
việc tìm hiểu cũng như chiếm lĩnh nội dung kiến thức trong bài học của học sinh. 
HS chính là người thiết kế dự án, lên kế hoạch, thiết lập ý tưởng, tìm hiểu, phân 
tích và thể hiện nội dung bài học trong sự tương tác lẫn nhau. Với PP này bài học 
luôn luôn mới, đặc biệt trong thời đại hiện nay, chỉ với một chiếc máy tính ta đã có 
“cả thế giới trong tầm tay” thì HS hoàn toàn có khả năng thể hiện những bài học đa 
dạng. Ngoài ra, với PPDH theo dự án này HS còn có thể tạo ra các ấn phẩm bên 
cạnh những bài trình chiếu. 
2.3. Phƣơng pháp trò chơi 
PP trò chơi thường được tổ chức đầu tiết dạy để tạo tâm thế hứng thú cho HS 
đi vào tìm hiểu bài học hoặc để kiểm tra những kiến thức đã học qua, hoặc sử dụng 
ở cuối giờ để củng cố nội dung bài học. Nhưng GV cũng có thể thực hiện PP trò 
chơi này ở giữa tiết học để nối kết các hoạt động của bài học; tạo sự chuyển ngoặt 
sôi nổi, hợp lí. Đặc biệt là GV có thể tổ chức các trò chơi trong các bài ôn tập 
nhằm củng cố, khắc sâu và hệ thống các kiến thức đã học theo những đơn vị nhất 
định. 
Sáng kiến kinh nghiệm 2012 
 - 14 - 
Việc tổ chức hình thức chơi rất đa dạng, cũng là câu hỏi trắc nghiệm nhưng 
GV có thể cho HS thi đua dưới hình thức Ai nhanh hơn, Ai tài thế,... hoặc cũng có 
thể mô phỏng các trò chơi do đài truyền hình tổ chức như: Rung chuông vàng, 
Chung sức, Đấu trường 100, Đuổi hình bắt chữ,... Ví dụ như sau bài học GV cho 5 
câu hỏi củng cố. Nếu GV muốn tính điểm cho cả lớp và tất cả các HS đều tham gia 
thì tổ chức theo hình thức là mỗi câu hỏi tất cả các HS đều trả lời cho đến kết quả 
cuối cùng. Nhưng nếu GV chỉ tính điểm cho những HS nào trả lời đến đích cuối 
cùng thì có thể cho loại dần bằng cách chỉ cho phép những HS nào có câu trả lời 
đúng mới được trả lời câu hỏi kế tiếp, còn HS trả lời sai sẽ phải dừng lại. Nếu GV 
muốn phân loại HS thì có thể chỉ cho 3 đến 4 câu hỏi trắc nghiệm, còn lại là câu 
hỏi suy luận có độ khó cao để phân định điểm số của HS. 
Luật chơi phụ thuộc nội dung và mục đích. Bởi cùng một nội dung nhưng có 
thể chơi với nhiều cách khác nhau như ghép đáp án đúng, ghép tranh đoán nội 
dung, đi tìm kho báu bằng cách qua mỗi chặng thử thách là một câu hỏi, giải ô 
chữ,... 
Người tổ chức chơi thông thường là GV, nhưng trong một số trường hợp GV 
có thể gợi ý, khuyến khích các em xây dựng trò chơi. Ví dụ đối với các bài học có 
ứng dụng PPDH nhóm hoặc DH dự án, tôi khuyến khích các em xây dựng trò chơi 
củng cố sau phần trình bày của mình. Kết quả rất khả quan, HS các nhóm theo dõi 
tập trung vào bài trình bày của bạn hơn để có thể trả lời câu hỏi của các nhóm, HS 
thích thú hơn khi được tham gia trò chơi do chính bạn mình thiết kế, trò chơi càng 
độc đáo thì sự phấn khích của HS càng cao, các HS trong nhóm cũng gắn kết hơn, 
chủ động sáng tạo trong việc thiết kế các trò chơi. 
PP này đặc biệt ứng dụng hiệu quả ở các bài ôn tập. Vì những kiến thức ở bài 
học này HS đều đã học qua, vấn đề là kiến thức phải được hệ thống lại và nâng cao 
hơn. Nhưng nếu GV sử dụng cách dạy lâu nay như nêu vấn đề hay phát vấn thôi thì 
HS rất thụ động. Áp dụng PP trò chơi cho bài ôn tập, tôi phân khối lượng bài cho 
từng nhóm để tránh trùng lặp, yêu cầu đặt ra là HS các nhóm phải thiết kế một trò 
chơi sử dụng toàn bộ các bài được giao để đặt câu hỏi, ngoài ra phải ôn tập lại các 
nội dung còn lại để tham gia trò chơi của nhóm khác. Đặc biệt phải giới hạn thời 
Sáng kiến kinh nghiệm 2012 
 - 15 - 
gian để HS thiết kế trò chơi phù hợp. Điểm số của mỗi HS được tính bằng tổng 
điểm của quá trình tham gia thảo luận trong nhóm, những công việc đã làm, biểu 
hiện trên lớp học (có tham gia điều hành cùng nhóm mình không, có trả lời tốt câu 
hỏi của nhóm khác không,...). 
Tuy nhiên để HS làm tốt vai trò của mình, GV phải có những chỉ dẫn cụ thể 
như đưa ra những hình thức chơi mà HS có thể áp dụng và hình dung ra phải áp 
dụng như thế nào, cách thiết kế câu hỏi,... Bên cạnh đó, GV cũng phải kiểm tra 
trước hệ thống câu hỏi HS các nhóm đã xây dựng để giúp HS có những điều chỉnh 
đúng hướng, đáp ứng yêu cầu của bài học. Dĩ nhiên là GV cũng chỉ dẫn dắt, góp ý 
chứ không nên áp đặt hay cầm tay chỉ việc để HS được phát huy khả năng sáng tạo 
của mình. GV có thể cho HS các nhóm lần lượt triển khai trò chơi của mình rồi GV 
chốt lại cuối cùng nhưng cũng có thể xen kẽ phần thực hiện của HS với phần củng 
cố của GV. 
Với phương pháp trò chơi này, không những việc học trở nên hứng thú hơn 
mà HS còn được rèn luyện nâng cao các kĩ năng khác như: hợp tác, tổ chức, dẫn 
dắt vấn đề, xử lí tình huống,... Nhưng khi tổ chức hình thức dạy học bằng PP trò 
chơi, GV phải nghĩ ra các hình thức chế tài nhất định để HS chơi trong luật, có ổn 
định trật tự bởi với mô hình lớp học trong trường phổ thông của chúng ta hiện nay 
rất khó cho GV khi tổ chức PP này mà không ảnh hưởng đến các lớp học xung 
quanh. Đây cũng là điều mà người viết gặp khó khăn nhất khi tổ chức dạy học 
bằng PP trò chơi, bởi khi đã chơi là có thắng - thua vì vậy HS dễ phấn khích và ồn 
ào hơn các giờ học thông thường, ngoài ra cũng không ngoại trừ trường hợp HS cố 
tình gây rối. Dù có những khó khăn nhất định, nhưng đây vẫn là một trong những 
PP rất hiệu quả trong việc tạo hứng thú cho HS trong giờ học môn Văn và rèn 
luyện KNS hữu hiệu cho các em. 
Sáng kiến kinh nghiệm 2012 
 - 16 - 
2.4. Thiết kế tiết dạy minh họa: Tiết 99 - Làm văn 
 VIẾT QUẢNG CÁO 
Mục tiêu 
bài dạy: 
 Kiến thức 
 Kĩ năng 
- Khái niệm văn bản quảng cáo, vai trò của quảng cáo 
trong đời sống. 
- Yêu cầu và cách viết quảng cáo cho một sản phẩm hoặc 
một dịch vụ. 
- Biết lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp với nội dung 
quảng cáo. 
- Biết viết các văn bản quảng cáo thông thường. 
Yêu cầu về 
kiến thức của 
học sinh 
1. Kiến thức về CNTT: HS biết soạn thảo văn bản, biết cách 
tìm thông tin, biết sử dụng các phần mềm, biết xử lí‎ thông 
tin và thiết kế bài học. 
2. Kiến thức chung về môn học: HS nắm được cách hành văn, 
cách sử dụng từ ngữ chọn lọc, và đặc điểm của quảng cáo. 
Yêu cầu về 
trang thiết bị 
dạy học 
1. Trang thiết bị/Đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT: 
a. Phần cứng: Máy tính, máy chiếu, máy chụp hình kĩ thuật 
số, máy quay phim (điện thoại). 
b. Phần mềm: MS Word, MS PowerPoint, Windows Media 
Player, Herosoft, SnagIt 7, Hot Potatoes 6, eMindMaps 
2. Những đồ dùng dạy học khác: Bảng, phấn màu, áp phích, 
panô, tờ rơi, quảng cáo 
Chuẩn bị việc 
giảng dạy 
1. Phần chuẩn bị của Giáo viên: Thu thập các loại tư liệu về 
quảng cáo; chụp hình các panô, áp phích, tờ rơi; cắt một số 
quảng cáo tĩnh và động trên web, hướng dẫn HS cách làm 
bài, chia nhóm, giúp HS hình thành‎ ý ‎tưởng; duyệt bài, góp 
ý ‎cho HS cách thực hiện, trình bày. 
2. Phần chuẩn bị của Học sinh: Tất cả học sinh đều soạn bài 
vào vở theo cách chia trang vở làm hai: nội dung chính ghi 
bên phải tập, phần bên trái để trống dùng để bổ sung nội 
dung khi lên lớp; cả 3 nhóm đều phải họp nhóm, thiết lập ý 
tưởng, sưu tập thông tin và thiết kế bài; nhiệm vụ các thành 
viên và công việc mà mỗi thành viên đã làm được phải 
Sáng kiến kinh nghiệm 2012 
 - 17 - 
được ghi lại một cách chi tiết. 
Kế hoạch giảng 
dạy 
1. Dẫn nhập 
- Kiểm tra bài cũ 
- Giới thiệu bài mới: Thời đại công nghiệp, quảng cáo mọi 
nơi mọi lúc. Vậy quảng cáo là gì? Làm thế nào để quảng 
cáo hiệu quả? 
2. Bài mới 
Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt 
 Hoạt động 1: Giáo 
viên giới thiệu cấu trúc 
bài, nêu yêu cầu về nhiệm 
vụ của từng nhóm. 
 Hoạt động 2: 
Nhóm 1 lên trình bày 
nội dung phần I (Vai trò 
và yêu cầu chung của 
văn bản quảng cáo). 
Yêu cầu phải nêu được: 
 Văn bản quảng cáo ở 
đâu? (Ti vi, báo, đài, tờ 
rơi,) 
 Mục đích của quảng 
cáo là gì? 
 Quảng cáo có vai trò 
như thế nào? 
 Yêu cầu chung của văn 
bản quảng cáo? 
- Giáo viên theo dõi, nhận 
xét về phần trình bày và 
thảo luận của học sinh, 
củng cố những nội dung 
chính của phần 1 bằng 
phần trình chiếu: MS 
PowerPoint. 
 Cho HS xem quảng 
cáo ví dụ, GV gợi ‎ý để 
HS rút ra nhận xét. 
 Lưu ý‎ học sinh về vai 
trò của quảng cáo 
trong đời sống hàng 
I. Vai trò và yêu cầu chung 
của văn bản quảng cáo: 
1. Văn bản quảng cáo trong 
đời sống: 
- Hình thức quảng cáo: áp 
phích, pa-nô, báo, tờ rơi, đài 
phát thanh, truyền hình. 
 Khái niệm: 
- Thông tin về sản phẩm, dịch 
vụ. 
- Thuyết phục khách hàng tin 
vào chất lượng, lợi ích, sự 
tiện lợi của sản phẩm. 
- Tăng thêm lòng ham thích 
mua hàng và sử dụng dịch 
vụ của họ. 
2. Yêu cầu chung của văn bản 
quảng cáo: 
- Nội dung thông tin: Độc đáo, 
gây ấn tượng, thể hiện được 
tính ưu việt của sản phẩm, dịch 
vụ. 
Sáng kiến kinh nghiệm 2012 
 - 18 - 
ngày. 
 Chú ‎ ý các yêu cầu cụ 
thể đối với một văn 
bản quảng cáo. 
- Hình thức: Ngắn gọn, hấp dẫn 
tạo ấn tượng, trung thực, tôn 
trọng pháp luật và thuần phong 
mĩ tục. 
 Hoạt động 3: Nhóm 2 
trình bày nội dung phần 
II (Cách viết văn bản 
quảng cáo). Yêu cầu: 
 Các nhóm phải thực 
hành viết quảng cáo. 
 Xác định được cách 
viết quảng cáo về nội 
dung và hình thức. 
- Giáo viên theo dõi 
nhận xét về phần thảo 
luận của các nhóm, nội 
dung trình bày của nhóm 
2, nhấn mạnh trọng tâm 
bài học. Và chú ý‎ những 
nội dung học sinh chưa 
giải quyết được. Định 
hướng cho HS đi sâu vào 
bài học và mở rộng nội 
dung có liên quan. 
II. Cách viết văn bản quảng 
cáo 
1. Xác định nội dung cơ bản 
cho lời quảng cáo 
2. Chọn hình thức quảng cáo 
- Trình bày theo kiểu qui nạp, 
so sánh và sử dụng từ ngữ 
khẳng định tuyệt đối để 
thuyết phục. 
- Kết hợp với tranh ảnh, hình 
thức trình bày. 
3. Củng cố 
- Tổng kết bài bằng cách cho học sinh sơ đồ hoá bài học. 
GV đối chiếu bằng sơ đồ đã chuẩn bị (Mindmap). 
- Giáo viên cho HS làm bài tập củng cố nhằm kiểm tra 
mức độ hiểu bài của HS và khắc sâu kiến thức chính cũng 
như mở rộng thêm nội dung bài học cho HS (Câu hỏi trắc 
nghiệm – thiết kế trò chơi: Rung chuông vàng ). 
 Vòng 1: 
 Câu 1: Văn bản quảng cáo càng nêu đầy đủ đặc điểm, 
ý nghĩa, tác dụng của sản phẩm càng gây được ấn 
tượng mạnh đối với khách hàng. 
a. Đúng b. Sai 
 Câu 2: Mục đích của văn bản quảng cáo là : 
a. Thông tin, thuyết phục khách hàng. 
b. Giới thiệu hoạt động của các tổ chức, cơ quan, 
trường học, doanh nghiệp,... 
c. Thu hút mọi người vào những lợi ích chung của 
cộng đồng. 
d. Cả ba mục đích trên. 
Sáng kiến kinh nghiệm 2012 
 - 19 - 
 Câu 3: Khâu khó khăn, quan trọng nhất khi xây dựng 
hình ảnh của một văn bản quảng cáo là : 
a. Thiết kế ý tưởng. 
b. Xác định mục đích, đối tượng. 
c. Phác thảo nội dung thông tin về sản phẩm. 
d. Sử dụng các thủ pháp để tăng hiệu quả hấp dẫn, 
thuyết phục. 
 Vòng 2: 
HS xem một đoạn clip và dựa vào những kiến thức 
đã học về mục đích, yêu cầu của văn bản quảng cáo để 
nhận xét. 
- Giao bài tập cho cả lớp, HS làm ấn phẩm với nội dung: 
Viết quảng cáo về các hoạt động chào mừng 26/3 ở lớp 
em. 
Kiến thức, 
KNS: 
- Học sinh không chỉ biết cách viết quảng cáo mà còn biết 
đánh giá nhận xét về một quảng cáo. 
- Rèn luyện tư duy đánh giá, phân tích. 
- KNS: hợp tác, chia sẻ, sáng tạo, thuyết trình, 
III. HIỆU QUẢ 
Qua thực tiễn dạy học của bản thân những năm gần đây và từ thực tế dạy học 
các lớp 10 ban Cơ bản tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, tôi nhận thấy các 
phương pháp này có những ưu điểm sau đây: 
- Kiến thức đúng trọng tâm, tích hợp liên môn, lồng ghép nội dung giáo dục KNS 
nhẹ nhàng nhưng hiệu quả. 
- Phát huy được khả năng nhiều mặt của học sinh, kích thích động cơ, hứng thú 
học tập của người học, phát huy tính độc lập, khả năng sáng tạo. Người học tự 
định hướng hoạt động học tập, tự khám phá, tích hợp, trình bày, tự chủ động tổ 
chức hoạt động học tập, dám chịu trách nhiệm. 
- Rèn luyện cho HS năng lực làm việc theo nhóm, vận dụng kiến thức lí thuyết, 
năng lực thiết kế, khả năng tổ chức, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải 
quyết những vấn đề phức hợp, năng lực đánh giá, kĩ năng ứng dụng CNTT, 
Đồng thời còn rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn, cho các em. 
- Gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội. 
Sáng kiến kinh nghiệm 2012 
 - 20 - 
- Phát huy vai trò tích cực của học sinh trong việc tự khám phá, chiếm lĩnh tác 
phẩm. Tạo hứng thú, kích thích khả năng tư duy của học sinh trong mỗi giờ 
học. 
Đặc biệt là sau một năm học áp dụng các PP dạy học này bên cạnh các PP 
truyền thống thì 100% HS đều đồng ý là môn Văn rất cần thiết và hữu ích với các 
em trong cuộc sống sau này. Tuy nhiên, có đến 43% HS nói thêm là càng yêu thích 
môn Văn thì lại càng thấy đây là môn học khó, đòi hỏi tư duy và sáng tạo chứ 
không như các em nghĩ ban đầu: Văn chỉ là môn học thuộc bài. 
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ 
Ba PPDH trên chỉ là một trong những kiểu dạy học lấy hoạt động học của 
người học làm trung tâm. Mỗi PPDH đều có những điểm khả thủ và những hạn chế 
riêng, vì vậy khi vận dụng PPDH đòi hỏi người GV phải hết sức linh hoạt lựa chọn 
sao cho phù hợp với đặc trưng bài học, năng lực học sinh, điều kiện áp dụng của 
từng thời điểm,... 
Trong quá trình vận dụng, tôi nhận thấy cả ba PP đều đòi hỏi người GV phải 
dụng công nhiều trong khâu chuẩn bị, lên kế hoạch giảng dạy. Kế hoạch giảng dạy 
càng chi tiết thì xác xuất thành công càng cao. Đặc biệt là với phương pháp dạy 
học theo dự án, giáo viên phải chấp nhận tốn nhiều thời gian đầu tư hơn là giờ học 
thông thường bởi ngoài khâu soạn giảng, GV còn phải chuẩn bị, chỉ dẫn, điều 
chỉnh cho việc chuẩn bị của HS. 
Ngoài ra để thực hiện được những tiết dạy như thế này đòi hỏi GV phải có 
một quá trình tập luyện từng bước cho HS, bởi nếu áp dụng tức thời HS sẽ khó 
hoàn thành nhiệm vụ, hoặc có thể tạo ra những sản phẩm không tốt bởi chưa quen. 
Hơn nữa để triển khai thuận lợi các PPDH này đòi hỏi sự đồng thuận cao của tổ bộ 
môn, sự ủng hộ của lãnh đạo trong nhà trường. 
Người viết có may mắn được giảng dạy trong một môi trường mà ngay từ 
năm 2002 chủ trương của lãnh đạo nhà trường đã là: đẩy mạnh ứng dụng công 
nghệ thông tin trong dạy học, tích cực đổi mới PPGD, phát huy vai trò tích cực của 
chủ thể trò trong giờ học cho nên việc áp dụng các PP mới trong dạy học luôn 
Sáng kiến kinh nghiệm 2012 
 - 21 - 
được khuyến khích. Nhưng cũng không phải không còn những vướng mắc thuộc 
về qui chế như phân phối chương trình, thời gian hạn hẹp, áp lực thi cử, điều kiện 
HS khó khăn,... Vì vậy, nếu được kiến nghị người viết mong các cấp lãnh đạo cao 
hơn như Sở Giáo Dục và Đào Tạo, Bộ Giáo Dục Đào Tạo thay đổi quy chế, cho 
phép giáo viên được lựa chọn một số bài nằm trong khung để dạy mà không phải 
dạy hết tất cả các bài để có nhiều thời gian đầu tư hơn, hiệu quả bài dạy cao hơn; 
thêm nữa đề thi mở cũng là một cách giảm tải cho GV và HS; ngoài ra nếu được 
đầu tư hơn về cơ sở vật chất để HS được học hai buổi với các trang thiết bị hiện đại 
chắc chắn hiệu quả dạy học sẽ cao hơn rất nhiều. 
 V. KẾT LUẬN 
 Tóm lại, để phát huy được chủ thể - trò và lồng ghép các KNS vào bài học 
hiệu quả đòi hỏi người giáo viên Ngữ Văn phải linh hoạt trong việc vận dụng các 
PP, bên cạnh đó cũng phải có một sự dụng công nhất định. PPDH không phải là 
chìa khóa vạn năng, nhưng người làm nên công năng của PP chính là GV chứ 
không phải ai khác. Không một phương pháp nào có tính tối ưu và vận dụng một 
cách độc lập trong một bài học. Vì vậy vận dụng các PPDH mới không có nghĩa là 
loại bỏ các PPDH truyền thống, vấn đề là ứng dụng sao cho phù hợp. Đây chỉ là 
một vài kinh nghiệm mang tính chất cá nhân mà bản thân tôi trong quá trình áp 
dụng thấy có hiệu quả phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay, nhưng cũng có thể 
không phù hợp với quan điểm dạy học của từng người. Vì vậy người viết rất mong 
nhận được sự đóng góp ý kiến và trao đổi chân thành của các đồng nghiệp về việc 
áp dụng các PPDH khác nhau trong giáo dục KNS cho HS để tôi có một sự kết hợp 
phương pháp tối ưu hơn, hiệu quả hơn trong quá trình giảng dạy! 
Xin chân thành cảm ơn. 
Long Bình Tân, ngày 14 tháng 04 năm 2012 
 Ngƣời viết 
 Nguyễn Quỳnh Anh 
Sáng kiến kinh nghiệm 2012 
 - 22 - 
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 - tập 2, Nhiều tác giả, Nxb Giáo dục, 2006. 
2. Thiết kế bài giảng ngữ văn 10, Nguyễn Văn Đường (chủ biên), Nxb Hà Nội, 
2006. 
3. Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ Văn ở trường THPT, Nhiều tác giả, Nxb 
Giáo dục Việt Nam, 2010. 
4. Những giá trị sống cho Tuổi trẻ , Diane TillMan, Nxb TP.HCM, 2000. 
5. Quá trình dạy - tự học, Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 
1997. 
6. Vận dụng dạy học theo dự án để dạy các học phần tài nguyên khoáng sản, Đậu 
Thị Hòa, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, số 2/2011, tr.143-
150. 
7. Sổ tay phương pháp giảng dạy và đánh giá, TS.Lê Văn Hảo (chủ biên), Trường 
Đại học Nha Trang, 2008. 
8. Các Website: 
Sáng kiến kinh nghiệm 2012 
 - 23 - 
MỤC LỤC 
 Trang 
I. Lý do chọn đề tài.................................................................................. 1 
II. Tổ chức thực hiện . ............................................................................. 4 
1. Cơ sở lý luận ....................................................................................... 4 
1.1. Quan niệm về kĩ năng sống .............................................................. 4 
1.2. Đặc điểm của các phương pháp ........................................................ 5 
1.2.1. Phương pháp dạy học nhóm ........................................................ 6 
1.2.2. Phương pháp dạy học theo dự án ................................................ 6 
1.2.3. Phương pháp trò chơi .................................................................. 7 
2. Nội dung, biện pháp thực hiện . ........................................................... 8 
2.1. Phương pháp dạy học nhóm ............................................................. 8 
2.2. Phương pháp dạy học theo dự án .................................................... 11 
2.3. Phương pháp trò chơi ..................................................................... 13 
2.4. Thiết kế tiết dạy minh họa .............................................................. 16 
III. Hiệu quả .......................................................................................... 19 
IV. Đề xuất, khuyến nghị ...................................................................... 20 
V. Kết luận ............................................................................................ 21 
VI. Tài liệu tham khảo ........................................................................... 22 

File đính kèm:

  • pdfgiao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_qua_mot_so_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_trong_chuong_trinh_ngu_va.pdf
Sáng Kiến Liên Quan