Đề tài Giải pháp thực hiện công tác xã hội hóa ở trường THPT Thới Lai

GIẢI PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC

NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Ở TRƯỜNG THPT THỚI LAI

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4-11-2013, của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã xác định rõ các quan điểm, mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo trong thời gian tới; các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo; định hướng các mục tiêu, đối tượng cần ưu tiên đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và đổi mới chính sách, cơ chế tài chính để huy động sự tham gia đóng góp của xã hội vào phát triển giáo dục và đào tạo, góp phần hoàn thành mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Để thực hiện được mục tiêu trên phải huy động mọi nguồn lực, mọi thành phần tham gia vào quá trình giáo dục, trong đó có công tác xã hội hóa giáo dục.

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự nghiệp trồng người với quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”. Quan điểm đó cũng đã xác định vai trò và tầm quan trọng của công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường đối với hiệu quả hoạt động giáo dục, đó không chỉ là những đóng góp vật chất mà còn là những ý kiến đóng góp của người dân cho quá trình đổi mới giáo dục. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục là một biện pháp hữu hiệu để thực hiện mục tiêu quản lý giáo dục, đem lại nguồn sức mạnh tổng hợp giúp cho nhà trường đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, lao động góp phần hiện đại hoá giáo dục, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

 

doc23 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 1631 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Giải pháp thực hiện công tác xã hội hóa ở trường THPT Thới Lai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ội hóa giáo dục của nhà trường với lãnh đạo địa phương. Tạo nhiều cơ hội để các cấp lãnh đạo đến thăm trường nhân các ngày lễ trong năm như: Ngày lễ khai giảng, tổng kết năm học, lễ 20/11 Trong công tác tham mưu, cần phải kiên trì, nhẫn nại, không chùn bước, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi sao cho phù hợp, không tham mưu lặt vặt theo vụ việc, phải chuẩn bị kỹ về nội dung để trình bày một cách có khoa học, hệ thống, toàn diện, trọng tâm vấn đề .
Chính quyền địa phương, các ban ngành và phụ huynh đến dự lễ tổng kết năm học
Trong công tác tham mưu, Hiệu trưởng là người thay mặt nhà trường thương thuyết với các cá nhân, tổ chức bên trong và bên ngoài nhằm đem lại lợi ích cho đơn vị một cách linh hoạt, đạt được mục tiêu (bao gồm các cuộc đàm phán giữa cấp trên, cấp dưới, đối nội, đối ngoại). Khi đối ngoại, hiệu trưởng phải tranh thủ các nguồn lực để phát triển nhà trường; làm tốt vai trò tham mưu với cơ quan quản lý cấp trên. Khi đối nội, hiệu trưởng là hạt nhân của sự đoàn kết, là người có ảnh hưởng quan trọng trong việc giữ vững ổn định và phát triển nhà trường, thận trọng xử lý thông tin, chuẩn bị kỹ các vấn đề trước khi đàm phán thương thuyết: Mục tiêu đạt được, đặc điểm đối tượng, nội dung đàm phán, tình huống phát sinh, sử dụng cách diễn đạt hợp lý, tậng dụng các phương tiện hỗ trợ.
Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các đơn vị bạn, với các tổ chức xã hội và quần chúng nhân dân, cải tiến lề lối làm việc, xây dựng văn hóa nhà trường hài hòa, thân thiện tạo niềm tin trong nhân dân.
Chỉ đạo giáo viên nghiêm túc thực hiện các cuộc vận động của ngành như cuộc vận động “Xây dựng nhà trường văn hóa- Nhà giáo mẫu mực- Học sinh thanh lich.” Thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tập thể công chức, viên chức trong toàn nhà trường thi đua hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. Tất cả những nội dung trên được nhà trường lồng ghép linh hoạt vào các hoạt động dạy học và giáo dục thực hiện các nhiệm vụ giáo dục đã đề ra trong từng năm học. Đến nay toàn thể công chức, viên chức trong nhà trường nắm được tất cả những quy định, văn bản hành chính.liên quan đến ngành và không có trường hợp nào vi phạm đạo đức nhà giáo. Điều đó tạo được lòng tin rất lớn đối với các cấp lãnh đạo và phụ huynh.
d) Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm và Ban đại diện cha mẹ học sinh
Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối đồng thuận giữa nhà trường- gia đình và xã hội, là người nắm rõ đặc điểm, hoàn cảnh gia đình của từng học sinh, giáo viên chủ nhiệm cũng là người thay mặt hiệu trưởng triển khai mọi chủ trương của nhà trường đến phụ huynh. Do vậy, việc lựa chọn, bố trí giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm là hết sức quan trọng. Nhà trường phải biết chọn những giáo viên có kinh nghiệm công tác, năng lực trong giảng dạy, có kỹ năng giáo tiếp tốt, có uy tín với đối với phụ huynh học sinh, đồng nghiệp. Đó là phẩm chất cần thiết của giáo viên chủ nhiệm trong công tác vận động xã hội hóa đối với phụ huynh học sinh.
Đầu năm học, nhà trường thành lập tổ chủ nhiệm với thành phần hiệu trưởng là tổ trưởng tổ chủ nhiệm đồng thời phân công 3 giáo viên dày dặn kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm giữ vai trò chủ nhiệm khối. Tổ chủ nhiệm có nhiệm vụ làm công tác tham mưu cho Ban giám hiệu nhà trường về các hoạt động của công tác chủ nhiệm nói chung và công tác xã hội hóa nói riêng. Tổ chủ nhiệm tổ chức họp giáo viên chủ nhiệm định kỳ 4 lần trong năm học hoặc họp đột suất để truyền đạt các chủ trương của lãnh đạo nhà trường về công tác xã hội hóa đến giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh.
Trong cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm luôn có nội dung bầu Ban đại diện phụ huynh của lớp. Để các hoạt động của lớp đạt kết quả tốt, nhận được nhiều hỗ trợ từ phụ huynh thì giáo viên chủ nhiệm phải có khả năng xét đoán, tìm hiểu thông tin về phụ huynh của lớp một cách chính xác để lựa chọn được những người có uy tín, có tâm huyết hỗ trợ cho hoạt động của lớp và của trường.
Ban đại diện cha mẹ học sinh – những người đóng vai trò quan trọng trong công tác xã hội hóa
Phụ huynh là lực lượng chính giúp nhà trường thực hiện hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục. Lãnh đạo nhà trường không thể tiếp cận với tất cả phụ huynh học sinh trong nhà trường để truyền đạt các chủ trương lớn của nhà trường về công tác xã hội hóa. Vì vậy, ban đại diện cha mẹ học sinh giữ vai trò là cầu nối giữa nhà trường và phụ huynh và là người trực tiếp triển khai, đề ra các hình thức hỗ trợ nhà trường trong công tác vận động nhân dân tham gia vào hoạt động giáo dục.
e) Thực hiện đúng quy trình và công khai minh bạch công tác xã hội hóa
Trên cơ sở nắm vững các văn bản hướng dẫn của các cấp về công tác xã hội hóa, hiệu trưởng xây dựng kế hoạch thực hiện, lấy ý kiến trong lãnh đạo nhà trường, xin chủ trương của cấp trên và triển khai đến hội đồng sư phạm và nhân dân. Những hồ sơ, thủ tục thực hiện công tác xã hội hóa đều phải được công khai minh bạch trong Hội đồng sư phạm, phụ huynh học sinh và nhân dân.
Cụ thể, trong năm học 2014-2015, do quy mô lớp học tăng trong khi phòng học của trường thiếu và xuống cấp, tôi đã mạnh dạn thực hiện công tác xã hội hóa với hình thức vận động các tổ chức xã hội, phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí để sửa chữa 02 phòng học đã xuống cấp. Để thực hiện công tác vận động đúng quy trình, tôi đã nghiên cứu kỹ công văn 1386/HD-SGDĐT-PC ngày 16 tháng 8 năm 2012 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ về việc hướng dẫn quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện cho việc hỗ trợ cơ sở vật chất, cụ thể là:
- Bước 1: Làm hồ sơ dự án công trình cần sửa chữa gồm có:
+ Bảng dự trù kinh phí xây dựng, sửa chữa (Nhờ cựu học sinh làm công tác xây dựng thiết kế)
	+ Bảng thiết kế công trình (Nhờ cựu học sinh làm công tác xây dựng thiết kế)
	+ Kế hoạch vận động, sửa chữa
	+ Kế hoạch xây dựng, sửa chữa
	+ Bản đề nghị xin chủ trương vận động (01 bản gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, 01 bản gửi UBND huyện)
- Bước 2: Gửi hồ sơ về Sở Giáo dục và Đào tạo để xin phê duyệt dự án
- Bước 3: Sau khi được Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, tôi đã triển khai kế hoạch vận động rộng rãi đến phụ huynh, các doanh nghiệp, chính quyền địa phương để thực hiện vận động.
- Bước 4: Thành lập Ban quản lý công trình xây dựng, sửa chữa trong nhà trường (Thành phần gồm Ban giám hiệu, đại diện ban thanh tra nhân dân, phụ huynh học sinh). Ban quản lý có nhiệm vụ theo dõi, quản lý vật tư, quyết toán công trình. Bên cạnh đó thành lập Ban giám sát công trình có trách nhiệm giám sát toàn diện tất cả các mặt, các khâu của việc huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân, cha mẹ học sinh để đầu tư cho công trình; giám sát việc nghiệm thu, bàn giao và quyết toán công trình theo đúng quy định, đúng mục đích và đảm bảo hiệu quả.
Như vậy, trong quá trình làm hồ sơ vận động, thay vì nhà trường phải có nguồn kinh phí chi trả cho việc thiết kế và lập dự toán công trình thì chúng tôi đã liên hệ với cựu học sinh của trường đang công tác trong lĩnh vực xây dựng để tranh thủ sự hỗ trợ.
Bảng công khai các hoạt động giáo dục, trong đó có công tác xã hội hóa
Định kỳ sau mỗi đợt làm công tác vận động, nhà trường đều thông báo kịp thời kết quả đã thực hiện cho phụ huynh học sinh và ban Đại diện cha mẹ học sinh biết số tiền đã huy động, công khai rõ ràng, minh bạch các khoản thu từ phụ huynh học sinh, các nhà hảo tâm hỗ trợ, đều có chứng từ lưu lại.
  Viết thư cảm ơn đến phụ huynh học sinh, các tập thể, cá nhân, các tổ chức xã hội kịp thời đúng lúc, nhằm động viên tuyên dương họ,  để họ thấy được sự đóng góp của họ là vinh dự, trách nhiệm, tạo thuận lợi cho những lần thực hiện công tác xã hội hóa tiếp theo.
4. Kết quả kiểm chứng
Với những giải pháp được vận dụng vào việc thực hiện công tác xã hội hóa tại trường THPT Thới Lai trong 2 năm qua cho thấy có sự tác động làm thay đổi rõ rệt hiệu quả của hoạt động giáo dục, cụ thể là:
a) Về chất lượng giáo dục
Trong năm học qua nhà trường đã duy trì và đạt được nhiều kết quả cao trong hoạt động giáo dục với 30 học sinh giỏi cấp thành phố, 2 học sinh đạt giải hội thi KHKT cấp thành phố, 01 học sinh tham dự cuộc thi kiến thức liên môn cấp quốc gia, tỷ lệ học lực, hạnh kiểm tăng cao so với cùng kỳ. 
Về lĩnh vực nghiên cứu khoa học trong học sinh, nhà trường đã mời những phụ huynh là kỹ trong các lĩnh vực cơ khí, nông nghiệphỗ trợ nhà trường tập huấn, khơi nguồn ý tưởng nghiên cứu, hướng dẫn để học sinh thực hiện. Kết quả, trong thời gian qua nhà trường đã có học sinh đạt giải trong các cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp thành phố và cấp quốc gia.
Về chất lượng 2 mặt giáo dục:
STT
Khối
TSHS/Nữ
HẠNH KIỂM
TỐT
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
KXL
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
1
10
700/377
458
65.4
171
24.4
34
4.86
37
5.3
0
0
2
11
470/239
367
78.1
68
14.5
18
3.83
17
3.6
0
0
3
12
342/173
276
80.7
45
13.2
16
4.68
5
1.5
0
0
Toàn trường
1512/789
1,101
72.82
284
18.78
68
4.5
59
3.9
0
0
* Đánh giá về hành kiểm
	- Hạnh kiểm Tốt tăng 32,47% so vớ cùng kỳ, tăng 29.82% so với kế hoạch.
	- Hạnh kiểm Khá tăng 4,11% so với cùng kỳ, tăng 3,78% so với kế hoạch.
	- Hạnh kiểm TB giảm 21,6% so với cùng kỳ, giảm 20,5% so với kế hoạch.
	- Hạnh kiểm Yếu giảm 15%% so với cùng kỳ, giảm 13% so với kế hoạch.
STT
Khối
TSHS/Nữ
HỌC LỰC
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
KÉM
KXL
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
1
10
700/377
45
6.43
197
28.1
319
45.6
127
18
11
1.6
1
0.14
2
11
470/239
49
10.4
150
31.9
205
43.6
62
13
4
0.9
0
0
3
12
342/173
16
4.68
128
37.4
169
49.4
29
8.5
0
0
0
0
Toàn trường
1512/789
110
7.28
475
31.42
693
45.83
218
14.42
15
0.99
1
0.07
* Đánh giá về học lực: 
	- Học lực Giỏi tăng 1.92% so với cùng kỳ, giảm 1.72% so với kế hoạch.
	- Học lực Khá tăng 3.61% so với cùng kỳ, giảm 8.58% so với kế hoạch.
	- Học lực TB giảm 2.37% so với cùng kỳ, tăng 5.83% so với kế hoạch.
	- Học lực Yếu giảm 2.97% so với cùng kỳ, tăng 6.42% so với kế hoạch.
	- Học lực Kém tăng 0.62% so với cùng kỳ, giảm 2% so với kế hoạch.
b) Về cơ sở vật chất
Những chậu hoa kiểng được các tổ chức, cá nhân, cựu học sinh tặng nhà trường
Việc đẩy mạnh công tác xã hội hóa đã mang lại những chuyển biến tích cực trong việc chỉnh tranh cơ sở vật chất, tạo cảnh quan môi trường sư phạm xanh – sạch – đẹp. Cụ thể, từ nguồn kinh phí vận động, nhà trường đã tổ chức sửa chữa, bổ sung thiết bị đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ tốt cho hoạt động dạy học: 
- Thay đèn, quạt ở đã hỏng các phòng học để đảm bảo phòng học thoáng mát và đủ ánh sáng cho học sinh học tập.
- Vận động trong giáo viên, phụ huynh, UBND thị trấn Thới Laihỗ trợ đá, cát, xi măng và nhân công để nâng cấp đường đi từ cổng vào trường với chiều dài 57m và chiệu rộng 3m, độ dày bê tông là 20cm:
Phụ huynh, giáo viên cùng góp công làm con đường đi vào trường
+ Xi măng: 110 bao;
+ Đá: 21 khối;
+ Cát: 13 khối.
- Vận động kinh phí sửa chữa 02 phòng học: 36.348.000 đồng.
- Phụ huynh và cựu học sinh qua các năm học tặng trường 40 chậu hoa kiểng để trang trí cho khuôn viên nhà trường và còn nhiều sự hỗ trợ khác
c) Về kết quả thực hiện công tác xã hội hóa hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Đại diện chính quyền tặng xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp năm học mới
Năm học 2015-2016, nhà trường đón nhận sự hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệpđể giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong học tập và học sinh ôn thi THPT quốc gia như sau:
+ Tập: 2100 cuốn
+ Xe đạp: 8 chiếc
+ Thẻ bảo hiểm y tế: 25
+ Tổng số gạo phục vụ bữa cơm trưa cho học sinh ôn thi THPT quốc gia: 620 kg.
+ Số tiền hỗ trợ bữa cơm trưa cho học sinh ôn thi THPT quốc gia: 5.790.000 đồng.
Kết quả trên đây đã cho thấy toàn xã hội rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của nhà trường, giúp đỡ cho nhiều học sinh có cơ hội đến trường.
5. Bài học kinh nghiệm
Qua một thời gian  thực hiện công tác xã hội hóa tại trường THPT Thới Lai nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục, bản thân đã rút ra được một vài kinh nghiệm trong quá trình thực hiện như sau:
Bảng vinh danh các tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục của nhà trường
Ghi nhận sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và phụ huynh học sinh bằng nhiều hình thức như gửi thư cảm ơn, vinh danh trên bảng vinh danh đặt ở nơi trang trọngđể thể hiện sự trân trọng của nhà trường vì những đóng góp, hỗ trợ của họ .
Hiệu trưởng phải luôn chủ động, sáng tạo trong quản lý, điều hành, xác định tầm quan trọng của công tác xã hội hóa trong hoạt động giáo dục từ đó có những tác động phù hợp, quan tâm đúng mức, coi đó là một trong những thành tố quan trọng góp phần vào hiệu quả hoạt động giá dục của nhà trường.
Biện pháp có tính quyết định trong công tác tham mưu là phải hoạch định được bước đi thích hợp, kế hoạch xây dựng cần cụ thể, có chọn lọc. Việc tham mưu không phải một lần có kết quả ngay được mà phải tham mưu nhiều lần, luôn đặt lợi ích tập thể, lợi ích của học sinh lên hàng đầu, vì vậy phải có lòng kiên trì, nhẫn nại, nắm bắt được thời cơ thích hợp để tham mưu mới có hiệu quả, công tác tham mưu phải được thực hiện thường xuyên, chủ động tích cực, dứt điểm tránh hình thức.
Làm công tác tuyên truyền tốt từ trong nhà trường, gia đình và xã hội có như vậy mới tạo thành sức mạnh tổng hợp trong việc huy động nguồn lực, vật lực, tài lựcđem lại lợi ích cho nhà trường một cách hợp lý.
Vận động phù hợp trên quan điểm thống nhất chủ trương, phải có sự đồng thuận từ nhân dân, nắm vững các văn bản hướng dẫn, công khai minh bạch rõ ràng các khoản thu chi để phụ huynh giám sát, theo dõi.
Nhà trường cần phải chủ động, phát huy nội lực, chú trọng đến nâng cao chất lượng giáo dục, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Từ đó nâng dần uy tín của nhà trường đối với phụ huynh học sinh. Chứng minh cho phụ huynh và chính quyền địa phương thấy được hiệu quả hoạt động của nhà trường, từ đó sẳn sàng tham gia hỗ trợ mọi mặt khi nhà trường đề xuất.
6. Tính khả thi
Sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện trên tại trường THPT Thới Lai dựa cơ sở điều kiện thực tế của nhà trường và của địa phương. Sáng kiến góp phần định hướng các bước đi tiếp theo trong lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2015-2020. Nhà trường đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp.
Qua kết quả kiểm chứng có thể thấy rằng, hiệu quả của công tác xã hội hóa mang lại là rất cao góp phần nâng cao chất lượng các mặt hoạt động giáo dục của nhà trường từ chất lượng hai mặt giáo dục đến cơ sở vật chấtđáp ứng được những yêu cầu của đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo trong thời gian tới đồng thời phát huy được sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân chăm lo đến sự nghiệp giáo dục.
Việc áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã làm thay đổi bộ mặt nhà trường, vị thế của trường đã được nâng lên trong niềm tin của chính quyền địa phương và nhân dân. Lãnh đạo các cấp, các ngành đánh giá cao về sự nỗ lực của nhà trường trong việc thực hiện công tác xã hội hóa thời gian qua. So với điều kiện hiện tại của địa phương là một huyện ngoại thành kinh tế còn khó khăn thì sự nỗ lực đó rất đáng ghi nhận. Điều đó cho thấy sáng kiến kinh nghiệm có tính khả thi cao.
III. KẾT LUẬN
Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu cho giáo dục là đầu tư cho phát triển lâu dài và bền vững. Xuất phát từ yêu cầu trên mà trong quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện các hoạt động giáo dục đã huy động được mọi gia đình, mọi người dân, các đoàn thể trong xã hội cùng tham gia.
	Đề tài đã nêu lên những thuận lợi, khó khăn của đơn vị trong việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp cụ thể, phù hợp với đặc điểm, tình hình của đơn vị đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.
	Trong quá trình thực hiện công tác xã hội hóa với những giải pháp mà hiệu trưởng đã áp dụng, nhà trường đã gặt hái được những kết quả khả quan, điều đó chứng tỏ rằng các giải pháp đưa ra là phù hợp và có tính khả thi cao. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện sẽ không tránh khỏi những hạn chế, vì vậy rất mong nhận được sự đóng góp của Hội đồng khoa học và quý đồng nghiệp để đề tài được áp dụng rộng rãi và hiệu quả hơn.
Người viết
Nguyễn Hữu Định
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG THPT THỚI LAI
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ CẦN THƠ
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiai-phap-thuc-hien-cong-tac-xa-hoi-hoa-giao-duc-nham-nang-cao-hieu-qua-hoat-dong-giao-duc-o-truong-.doc
Sáng Kiến Liên Quan