Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

1. Nhằm thực hiện theo Nghị quyết số 05-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số, giai đoạn 2008-2015 trên địa bàn huyện KonPlông”.

2. Làm chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của học sinh dân tộc thiểu số. Nâng cao trách nhiệm của toàn thể giáo viên, gia đình và cộng đồng trong việc giúp đỡ học sinh dân tộc thiểu số được tiếp bước đến trường.

3. Xây dựng kế hoạch cụ thể và đưa ra nhiều biện pháp thực hiện có hiệu quả. Nâng cao ý thức tự học, tự bồi dưỡng, đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá đối với học sinh.

4. Xây dựng đội ngũ giáo viên vững về chuyên môn, nhiệt huyết trong công tác và trách nhiệm cao.

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN

- Số học sinh dân tộc thiểu số trong giờ học còn thụ động, chưa chủ động tích cực trong việc tìm ra kiến thức mới, còn e ngại, rụt rè khi đưa ra ý kiến của mình, một số không ít học sinh ý thức chưa cao trong học tập và rèn luyện.

- Trình độ dân trí thấp, cha mẹ chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học của con cái. Hầu hết cha mẹ học sinh chưa thực sự quan tâm việc học hành của con cái. Một số em nghỉ học vô lí do để đi hái lá kim cương, hái sim bán kiếm tiền, đi làm ruộng, theo bố mẹ lên rừng nên ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của mình.

- Ý thức, động cơ, thái độ học tập của học sinh còn thấp, ham chơi, không thích học tập.

- Một số em do học yếu, mất căn bản, xấu hổ, mặc cảm. Vào lớp hay bị thầy cô la rầy, các bạn chê cười, đối xử thiếu thân thiện nên nghỉ học, bỏ học.

- Giáo viên chủ nhiệm chưa thực hiện hết vai trò trách nhiệm, thiếu động viên nhắc nhở học sinh, chưa làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Một số giáo viên chưa gần gũi, giúp đỡ học sinh, tính yêu nghề mến trẻ còn nhiều hạn chế.

- Ở khu vực miền núi vùng sâu, vùng xa, các em có tư tưởng lập gia đình từ rất sớm, vì vậy đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các em học sinh nữ lớp 9 bỏ học sớm.

 - Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm ở các trường còn thiếu nhiều chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học các môn học thực nghiệm

 

doc6 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 8193 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
---------------------------------------
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ
	Người thực hiện: Phạm Văn Thắng
	Chức vụ: Trưởng phòng
	 Đơn vị: Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện KonPlông.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
1. Nhằm thực hiện theo Nghị quyết số 05-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số, giai đoạn 2008-2015 trên địa bàn huyện KonPlông”.
2. Làm chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của học sinh dân tộc thiểu số. Nâng cao trách nhiệm của toàn thể giáo viên, gia đình và cộng đồng trong việc giúp đỡ học sinh dân tộc thiểu số được tiếp bước đến trường.
3. Xây dựng kế hoạch cụ thể và đưa ra nhiều biện pháp thực hiện có hiệu quả. Nâng cao ý thức tự học, tự bồi dưỡng, đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá đối với học sinh.
4. Xây dựng đội ngũ giáo viên vững về chuyên môn, nhiệt huyết trong công tác và trách nhiệm cao.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
- Số học sinh dân tộc thiểu số trong giờ học còn thụ động, chưa chủ động tích cực trong việc tìm ra kiến thức mới, còn e ngại, rụt rè khi đưa ra ý kiến của mình, một số không ít học sinh ý thức chưa cao trong học tập và rèn luyện.
- Trình độ dân trí thấp, cha mẹ chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học của con cái. Hầu hết cha mẹ học sinh chưa thực sự quan tâm việc học hành của con cái. Một số em nghỉ học vô lí do để đi hái lá kim cương, hái sim bán kiếm tiền, đi làm ruộng, theo bố mẹ lên rừng nên ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của mình.
- Ý thức, động cơ, thái độ học tập của học sinh còn thấp, ham chơi, không thích học tập.
- Một số em do học yếu, mất căn bản, xấu hổ, mặc cảm. Vào lớp hay bị thầy cô la rầy, các bạn chê cười, đối xử thiếu thân thiện nên nghỉ học, bỏ học.
- Giáo viên chủ nhiệm chưa thực hiện hết vai trò trách nhiệm, thiếu động viên nhắc nhở học sinh, chưa làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Một số giáo viên chưa gần gũi, giúp đỡ học sinh, tính yêu nghề mến trẻ còn nhiều hạn chế.
- Ở khu vực miền núi vùng sâu, vùng xa, các em có tư tưởng lập gia đình từ rất sớm, vì vậy đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các em học sinh nữ lớp 9 bỏ học sớm.
	- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm ở các trường còn thiếu nhiều chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học các môn học thực nghiệm.
III. GIẢI PHÁP
Để nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh trên địa bàn Huyện cần đưa ra các giải pháp cụ thể, đi sâu vào từng đối tượng, tham mưu với chính quyền địa phương trong việc vận động học sinh ra lớp. Cụ thể như sau:
- Thứ nhất: Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện 3 cuộc vận động lớn của ngành và phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
+ Ngành Giáo dục và Đào tạo Huyện cùng các đơn vị trường phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể từ huyện đến xã, Hội phụ huynh học sinhtuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên tiếp tục thực hiện có hiệu quả 3 cuộc vân động lớn và phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh đến trường” của ngành Giáo dục và Đào tạo.
+ Tuyên truyền thường xuyên và gắn liền với phong trào lớn của ngành là “Học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhằm củng cố lòng yêu ngành, yêu nghề, ý thức tu dưỡng đạo đức, nhân cách, lối sống và ý thức vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong đội ngũ cán bộ giáo viên.
+ Phát huy và nêu cao tinh thần của gia đình các em học sinh. Nhà trường hướng dẫn mỗi gia đình phải xây dựng được góc học tập, quan tâm nhiều hơn đến vấn đề học bài ở nhà và trước khi lên lớp của các em học sinh.
- Thứ hai: Tăng cường công tác quản lí của lãnh đạo nhà trường và nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên là nền tảng căn bản nâng cao chất lượng dạy và học.
+ Cán bộ quản lí trong nhà trường là người tiên phong trong công tác vận động và duy trì sĩ số học sinh. Không chỉ đưa ra các kế hoạch cụ thể, cán bộ quản lí còn là người theo dõi trực tiếp quá trình thay đổi ý thức của các em học sinh, đẩy mạnh tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong nhà trường. Do đó, chất lượng của học sinh gắn liền với công tác quản lí của lãnh đạo nhà trường, người quản lí tốt, nhiệt tình mới đưa ra kết quả tốt.
+ Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo tìm ra giải pháp duy trì tốt sĩ số học sinh và chống bỏ học. Nêu cao tinh thần phê và tự phê trong mọi hoạt động của nhà trường để phát huy những giáo viên có nhiệt huyết trong công việc và từ đó nêu gương, nhân rộng.
+ Nhà trường tăng cường chỉ đạo giáo viên tự học tiếng địa phương tại nơi mình đang giảng dạy để tạo mối gần gũi giữa gia đình và nhà trường. Thể hiện được mối quan tâm của giáo viên và lãnh đạo ngành trong vai trò giúp đỡ học sinh tiếp bước đến trường.
+ Đối với giáo viên cần tích cực nâng cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng trong mọi thời gian và hoàn cảnh. Tham gia các lớp đào tạo trên chuẩn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.
+ Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học tự tạo trong công tác giảng dạy của tất cả giáo viên. Vận dụng tối đa đồ dùng dạy học trong từng tiết dạy, sử dụng hình ảnh cụ thể, sinh động nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và hứng thú học tập của học sinh.
+ Khuyến khích giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đi sâu vào đổi mới phương pháp giảng dạy.
+ Thường xuyên tổ chức các kì sát hạch phân loại giáo viên theo trình độ và từ đó phân công kèm cặp giữa các giáo viên lâu năm với giáo viên yếu tay nghề.
- Thứ ba: Đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
+ Tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên và tăng cường kiểm tra đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng theo từng bộ môn đồng thời phát huy tính tự giác và sáng tạo của học sinh.
+ Đánh giá học sinh theo đúng khả năng của các em, tích cực chống “Bệnh thành tích trong giáo dục” và tình trạng học sinh “Ngồi nhầm lớp” tại các cơ sở.
- Thứ tư: Giảm thiểu tối đa tình trạng học sinh nghỉ học thường xuyên và thực hiện chống bỏ học.
+ Hoạt động dạy và học cần chú ý quan tâm đến việc phân luồng các đối tượng học sinh, vừa quan tâm đến bồi dưỡng học sinh giỏi vừa phụ đạo học sinh yếu kém. Khắc phục lổ hổng kiến thức nhằm giúp các em có hứng thú trong học tập.
+ Tích cực vận động chống bỏ học giữa chừng bằng nhiều hình thức, đặc biệt đề cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm đối với lớp. Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp phải thật sự xứng đáng là người phụ trách trực tiếp, gần gũi và thân thiện với các em, kịp thời nắm bắt hiện tượng, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh nghỉ học, tìm cách động viên, thuyết phục các em trở lại trường.
+ Phối hợp và tham mưu với Đảng ủy UBND xã giải pháp khắc phục tình trạng học sinh thường xuyên nghỉ học; phối hợp với các khối đoàn thể, đoàn thanh niên tăng cường vận động học sinh ra lớp và duy trì tốt sĩ số học sinh. Lập danh sách những em thường xuyên vắng học để trực tiếp báo cáo với cha, mẹ và UBND xã có biện pháp vận động và duy trì sĩ số học sinh.
+ Thường xuyên tổ chức họp phụ huynh học sinh để tư vấn, vận động phụ huynh khuyến khích cho con em mình đi học.
+ Cử các cán bộ, giáo viên chủ nhiệm thường xuyên xuống thôn, làng nắm bắt tình hình, tâm tư nguyện vọng của phụ huynh và học sinh để làm tốt công tác vận động và duy trì sĩ số học sinh tại thôn mình phụ trách.
+ Bằng nhiều biện pháp khuyến khích, nhắc nhở khác nhau đối với các học sinh thường xuyên nghỉ học theo mùa vụ, tự ý bỏ học đi làm xa.
+ Hạn chế bớt các hủ tục lạc hậu gây mê tín ảnh hưởng đến học tập của các em.
- Thứ năm: Chống tình trạng học sinh ngồi nhằm lớp và học sinh không đạt chuẩn kiến thức lên lớp.
+ Thường xuyên khảo sát học sinh yếu kém bằng các hình thức khác nhau để sàng lọc các đối tượng học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức lên lớp và học sinh ngồi nhầm lớp.
+ Lên kế hoạch và bồi dưỡng kiến thức cho các em yếu kém. Đưa ra nhiều biện pháp kèm cặp để giúp các em hòa nhập với cộng đồng và chống bỏ học giữa chừng. 
- Thứ sáu: Tăng cường hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT trong trường học.
+ Tổ chức các buổi ngoại khóa cho học sinh ở lại bán trú nhằm tạo môi trường vui chơi lành mạnh cho các em học sinh.
+ Tăng cường tuyên truyền đối với các em học sinh bằng nhiều hình thức ngoại khóa, sinh hoạt lớpnhằm nâng cao ý thức tự học và thấy được vai trò của việc học.
+ Tổ chức hội thi TDTT, thi đua giữa các lớp trong nhà trường, có các hình thức khen thưởng khích lệ để học sinh có sân chơi lành mạnh và giao lưu với các bạn bè trong trường. Từ đó các em có thể mạnh dạn giao tiếp và học hỏi lẫn nhau.
	Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm về các giải pháp nâng cao chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn Huyện. 
	 Konplông, ngày 19 tháng 05 năm 2014
	 Người viết	
	 PHẠM VĂN THẮNG
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_nang_cao_chat_luong_hoc_sinh_dtts_2619.doc
Sáng Kiến Liên Quan