Đề tài Dùng phương pháp trò chơi để nâng cao hiệu quả luyện tập môn bóng rổ cho học sinh trung học phổ thông

DÙNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ LUYỆN TẬP MÔN BÓNG RỔ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

I. ĐẶT VẤN ĐỀ :

 - Giáo dục thể chất trong trường học nói chung và trong trường THPT nói riêng giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe cho học sinh. Mục đích của giáo dục thể chất cho học sinh là nhằm hoàn thiện cấu trúc và các chức năng cơ thể, thông qua đó giáo dục đạo đức, trí tuệ, tinh thần, óc thẩm mỹ . Bồi dưỡng tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong có khoa học, tạo cho các em sự ham thích và thói quen luyện tập TDTT .

 - Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và khoa học công nghệ thì thể dục thể thao cũng được nâng lên một tầm cao mới, được nhiều người quan tâm luyện tập.

 - Giáo dục thể chất trong trường học hiện nay cũng đang được Đảng và Nhà Nước đặc biệt quan tâm. Bởi phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất là một nhân tố quan trọng không thể thiếu được trong hệ thống giáo dục con người mới phát triển toàn diện của đất nước ta hiện nay. Vấn đề giáo dục thể chất cho học sinh cần được quan tâm, cần được xem như một vấn đề mang tính chiến lược, đặc biệt trong công tác đào tạo thế hệ trẻ cho tương lai, cần phải làm cho công tác giáo dục thể chất trong trường học có chất lượng ngày càng cao, hoàn thiện chương trình giảng dạy nội khóa trong nhà trường ngày càng phù hợp, đồng thời việc luyện tập TDTT, rèn luyện thể chất trở thành thói quen hàng ngày của mỗi học sinh.

 - Trong chương trình môn thể dục THPT từ năm học 2006 - 2007 thì số tiết học nội dung thể thao tự chọn cũng được Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo đặc biệt quan tâm và bố trí với số tiết khá nhiều, trong đó có môn bóng rổ mà hiện nay trên thế giới và cả ở nước ta đang được phát triển rất mạnh, từ đó tác động đến sự ham thích luyện tập môn thể thao này, không chỉ riêng các em học sinh ở thị thành mà còn cả các em ở những vùng nông thôn cũng đang trên đà phát triển.

 

doc20 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 4566 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Dùng phương pháp trò chơi để nâng cao hiệu quả luyện tập môn bóng rổ cho học sinh trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông chỉ riêng các em học sinh ở thị thành mà còn cả các em ở những vùng nông thôn cũng đang trên đà phát triển. 
 - Thực hiện theo quy chế 40 của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo, cùng với hướng dẫn thực hiện của Sở Giáo Dục và Đào Tạo Thanh Hóa thì bắt đầu từ năm học 2011- 2012. Để đánh giá kết quả học tập môn thể dục của các em học sinh ở các cấp có sự thay đổi rõ nét.
+ Trước đây đánh giá kết quả học tập môn thể dục của các em học sinh giống như các môn học văn hóa khác, phải chấm và tính điểm kiểm tra, tính điểm của từng học kì và tính điểm trung bình cả năm học.
+ Hiện nay đánh giá kết quả học tập môn thể dục của các em học sinh thì chỉ đánh giá: ĐẠT hoặc CHƯA ĐẠT chứ không tính điểm . Chính vì vậy ít nhiều cũng đã làm ảnh hưởng đến tâm lí của học sinh đối với sự lựa chọn và hứng thú của các em với nội dung bóng rổ cũng như với các nội dung học khác trong phân phối chương trình của môn thể dục. 
 - Với chuyên môn của bản thân tôi và điều kiện thuận lợi về sân bãi, dụng cụ, trang thiết bị của trường THPT Yên Định 2 Tôi đã mạnh dạn đưa vào giảng dạy môn bóng rổ cho các em học sinh của trường. Bước đầu giảng dạy cũng gặp không ít khó khăn: Kinh nghiệm giảng dạy, huấn luyện đối với môn bóng rổ của bản thân còn hạn chế, luật và kỹ thuật của môn bóng rổ khá phức tạp, học sinh còn nhiều bỡ ngỡ đối với môn này. Nhưng qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu, bản thân tôi cũng đã đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu để giảng dạy có hiệu quả môn bóng rổ này, trong khi vận dụng các phương pháp, biện pháp tôi thấy phương pháp trò chơi đem lại hiệu quả cao, gây được sự hứng thú cho học sinh khi luyện tập, từ đó các em tự giác, tích cực luyện tập.Với thực tế đã áp dụng phương pháp này đạt hiệu quả, tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm: “Dùng phương pháp trò chơi để nâng cao hiệu qủa luyện tập môn bóng rổ cho học sinh trung học phổ thông”. Với kiến thức của bản thân về môn bóng rổ còn nhiều hạn chế nhất định, sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp đón đọc , góp ý động viên chân thành để sáng kiến kinh nghiệm này ngày được hoàn chỉnh hơn, góp phần hoàn thành tốt công tác giáo dục thể chất cho các em học sinh.
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1 Cơ Sở Lý Luận:
 - Môn bóng rổ được ra đời vào cuối thế kỷ 19 (1891) do một giáo viên giáo dục thể chất người Mỹ sáng lập. Vào thời đó các môn thể thao chủ yếu là chơi ngoài trời, nên đến mùa đông thì hoạt động luyện tập và thi đấu thể thao gần như bị ngưng lại. Với trăn trở đó ông đã nghiên cứu và sáng lập ra môn bóng rổ.
 - Môn bóng rổ ban đầu được lấy ý tưởng từ môn Bóng đá nhưng do vì ở môn này dùng chân để khống chế bóng nên có nhiều lỗi va chạm mạnh dễ dẫn đến chấn thương vì thế Ông đã đưa ra ý tưởng là dùng tay để khống chế bóng thì sẽ ít bị va chạm và từ đó môn bóng rổ được ra đời.
 - Môn bóng rổ phát triển từ Mỹ, Nhật, Trung Quốc và một số nước phát triển.
 - Ở Việt Nam tuy chưa xác định chính xác quá trình, thời điểm khởi đầu của môn bóng rổ nhưng vào khoảng năm 1930 tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Huế, Sài Gòn đã xuất hiện một số người tham gia luyện tập môn bóng rổ.
 - Ở miền Bắc: sau khi miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng, Đảng và Nhà Nước đã quan tâm đến đời sống, sức khỏe nhân dân, cùng với phong trào luyện tập thể dục thể thao cho nên môn bóng rổ đã nhanh chóng được khôi phục và phát triển mạnh mẽ đặc biệt là trong quân đội, sinh viên học sinh và thanh niên ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định.
 - Ở miền Nam: môn bóng rổ phát triển mạnh và phổ biến rộng rãi ở các khu người Hoa sinh sống, trong Quân Đội, trong các trường dòng
-Bóng rổ là một môn thể thao có tác dụng nâng cao các tố chất của cơ thể như:
Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự dẻo dai và tính khéo léo, đặc biệt là phát triển tích cực tính linh hoạt và trí thông minh.
 - Luyện tập môn bóng rổ sẽ nâng cao tinh thần, ý chí quyết tâm, cũng như khắc phục mọi khó khăn.
 - Phạm vi sân bóng rổ không lớn chỉ (28mx15m) nhưng có 10 cầu thủ hoạt động liên tục với cường độ cao trong khoảng thời gian 40 phút. Cùng với xu hướng phát triển của bóng rổ hiện đại đòi hỏi phải nhanh, cao, mạnh, sự khéo léo và chính xác cho nên tính kiên trì luyện tập phải nỗ lực rất cao.
 - Trong thi đấu bóng rổ, sự phối hợp giữa các vận động viên rất chặt chẽ thành một hệ thống liên hoàn. Nếu một vị trí yếu hoặc thiếu ý thức phối hợp toàn đội sẽ dẫn đến thất bại, vì vậy cá nhân phải luôn gắn kết với tập thể và chính điều này có tác dụng lớn cho việc giáo dục đạo đức, nhân cách con người cũng như tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong luyện tập và thi đấu.
 - Luyện tập môn bóng rổ sẽ giúp cho các giác quan phát triển ở mức cao, giúp người tập mở rộng tầm quan sát, xử lý nhanh và đúng lúc.
 Tóm lại: Những động tác trong môn bóng rổ đều mang tính bột phát và có tính sáng tạo cao. Do đó luyện tập môn bóng rổ là cơ sở để hoàn thiện nhân cách con người mới phát triển toàn diện.
 - Trong chương trình giáo dục thể chất cho học sinh THPT. Môn bóng rổ cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng, giúp cho học sinh say mê vận động và phát triển toàn diện. Vì vậy, áp dụng phương pháp trò chơi vào trong tiết học thể dục với nội dung tự chọn bóng rổ, thực sự đã tạo được sự hứng thú tập luyện và đem lại hiệu quả cao. 
2. Thực trạng của vấn đề:
2.1. Thuận Lợi: 
- Ban giám hiệu trường THPT Yên Định 2 rất quan tâm đến hoạt động TDTT và phong trào rèn luyện thân thể trong giáo viên và học sinh do đó luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để phong trào rèn luyện thân thể trong nhà trường được phát triển.
 - Điều kiện sân bãi cho môn bóng rổ đã được nhà trường đầu tư xây dựng.
 - Sở Giáo Dục và Đào Tạo quan tâm và cung cấp tương đối đầy đủ dụng cụ cho luyện tập như là bóng, lưới và bộ cột rổ....
 - Bề dày thành tích của nhà trường về lĩnh vực thể dục thể thao cũng nổi trội hơn so với các trường khác trên địa bàn Huyện Yên Định
 - Đa phần các em học sinh ham hoạt động thể dục thể thao
 - Hoạt động thể dục thể thao trong đội ngũ giáo viên của trường luôn được thường xuyên luyện tập, từ đó cũng có tác động đến sự yêu thích luyện tập của các em học sinh.
 - Nhu cầu cao từ phía các em học sinh được vận động giải trí sau những giờ học mệt mỏi.
 - Thành tích môn Bóng Rổ trên thế giới, trong khu vực và trong Nước đã và đang phát triển rất mạnh.
 - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo về việc đầu tư nên đa phần các cơ sở trường học hiện nay khá khang trang, tiện nghi khá đầy đủ và bê tông hóa nên cũng là một thuận lợi cho môn Bóng Rổ phát triển tốt.
 - Giáo viên thể dục của nhà trường được tập huấn chuyên môn về môn bóng rổ.
2.2. Khó khăn:
 - Do môn bóng rổ là môn thể thao mới đưa vào phần thể thao tự chọn và là môn tương đối mới đối với khu vực Huyện Yên Định do đó một số học sinh vẫn bỡ ngỡ khi luyện tập môn này.
 - Phân phối chương trình theo sách giáo khoa dành cho môn bóng rổ tương đối đơn giản.
 - Do điều kiện Nhà trường chưa có sân tập và thi đấu trong nhà nên ít nhiều cũng đã ảnh hưởng đến việc luyện tập trong thời tiết trời mưa hoặc nắng to. 
 - Năng lực chuyên môn bóng rổ của giáo viên còn có những hạn chế nhất định.
 - Trang phục của học sinh cũng là một yếu tố khiến cho các em ngại vận động, đặc biệt là với các em học sinh nữ. 
3. Các giải pháp giải quyết vấn đề: 
 3.1. Tiến hành phân nhóm và kiểm tra trước thực nghiệm:
 Môn bóng rổ là một môn mới, luật và kỹ thuật khá phức tạp cho nên việc giảng dạy khi chưa áp dụng phương pháp trò chơi thì không làm cho học sinh ham thích và lười luyện tập dẫn đến kết quả của nội dung này chưa cao. Cụ thể là: Tôi đã kiểm tra ở hai nhóm lớp trước khi tiến hành áp dụng phương pháp trò chơi. 
+ Nhóm 1: Gồm các lớp 12B3 có 46 em; lớp 11C5 có 45 em; lớp 11C6 có 45em. Tổng số nhóm 1 có 136 em ( nhóm thực nghiệm).
+ Nhóm 2: Gồm các lớp 12B2 có 47 em; lớp 11C4 có 45 em; lớp 11C7 có 44 em. Tổng số nhóm 2 có 136 em (nhóm đối chứng). 
Bảng kết quả kiểm tra trước thực nghiệm:
 Xếp loại
So sánh
 Giỏi
 Khá
Trung bình
 Yếu
SL 
 %
SL
 %
 SL
 %
 SL
 %
Nhóm thực nghiệm (NTN)
26
19.1
67
49.3
36
26.5
7
5.1
Nhóm đối chứng (NĐC)
28
20.6
68
50.0
35
25.7
5
3.7
 Sau khi kiểm tra và so sánh kết quả của hai nhóm (Thực nghiệm và Đối chứng) thì cả hai nhóm có thành tích là tương đương nhau.
3.2. Áp dụng các trò chơi vào thực nghiệm:
 Sau khi kiểm tra có kết quả của hai nhóm (Thực nghiệm và Đối chứng). Bản thân tôi đã tiến hành áp dụng phương pháp trò chơi vào nội dung thể thao tự chọn với môn bóng rổ dành cho nhóm 1 (Nhóm thực nghiệm) để định hướng kỹ thuật và tạo sự hứng thú luyện tập cho học sinh bằng các trò chơi cụ thể sau đây:
* Trò chơi 1: “Dẫn bóng tiếp sức”
 + Cách tổ chức: Giáo viên chia lớp thành các đội có số lượng học sinh nam và nữ tương ứng nhau, mỗi đội cử ra một người để làm trọng tài giám sát. Sau đó tiến hành cho bốc thăm tham gia trò chơi.
 + Cách chơi: mỗi đội chia đôi số lượng đứng đối diện thành hai hàng dọc khoảng cách là 10m, khi có lệnh của trọng tài Em thứ nhất của từng đội chạy dẫn bóng từ bên A đến bên B trao cho đồng đội thứ 2 của mình. Người thứ 2 tiếp tục dẫn bóng từ bên B về bên A trao cho đồng đội thứ 3. Người cuối cùng của đội nào về trước thì đội đó được tính là thắng.
Thông qua trò chơi này tác động đến tính tự giác tích cực và phát huy khả năng vận động của các em học sinh.
Tương tự như cách tổ chức trên, tùy theo trình độ, khả năng của học sinh mà giáo viên có thể cho các em dẫn bóng ở các đường di chuyển phức tạp hơn (dẫn bóng luồn cọc).
G
 x x x x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x x x x 
 A 10m B 
 (Hình 1) 
 * Trò chơi 2: “Chuyền và bắt bóng nhanh”
	+ Cách tổ chức: Giáo viên chia lớp thành các đội có số lượng học sinh nam và nữ tương ứng nhau, mỗi đội cử ra một người để làm trọng tài giám sát. Sau đó tiến hành cho bốc thăm tham gia trò chơi.
	+ Cách chơi: mỗi đội xếp thành hai hàng dọc đối diện nhau khoảng cách là 5m. Khi nghe tín hiệu còi của giáo viên thì em thứ nhất của từng đội từ bên A chuyền bóng theo kỹ thuật ấn định của giáo viên sang cho đồng đội số 2 của mình ở bên B. Người thứ nhất sau khi chuyền xong quay sang trái chạy vòng về phía cuối hàng của mình. Tương tự cho em thứ hai của bên B sau khi chuyền xong cũng thực hiện tương tự như em thứ nhất. Em cuối cùng của đội nào bắt được bóng trước xem như đội đó thắng cuộc.
* Lưu ý: trong khi thực hiện nếu đội nào có biểu hiện gian lận hoặc phạm những lỗi quy định thì tùy mức độ mà giáo viên tính cộng thời gian hoặc xử thua.
 + Giáo viên dựa vào trình độ thể lực và kỹ thuật của học sinh mà có thể cho các em thực hiện số lần chuyền bóng nhiều hơn và kỹ thuật chuyền đa dạng hơn.
 G
 x x x x x x x x x x x x
 x x x x x x 	 x x x x x x 
 x x x x x x x x x x x x
 x x x x x x x x x x x x
 A 5m	 B 
 (Hình 2)
 * Trò chơi 3: “Chuyền bóng xa”
 + Cách tổ chức: Giáo viên chia lớp thành các đội có số lượng học sinh nam và nữ tương ứng nhau, mỗi đội cử ra một người để làm trọng tài theo dõi và giám sát kết quả của đọi bạn. Sau đó tiến hành cho bốc thăm tham gia trò chơi. 
 + Cách chơi: Từ vạch xuất phát thứ tự từng em của mỗi đội sẽ thực hiện kỹ thuật chuyền bóng xa về phía trước (giáo viên đã ấn định kỹ thuật chuyền)giáo viên xác định và cộng tổng thành tích của từng thành viên mỗi đội thông qua những vạch kẻ trên sân cho đến thành viên cuối cùng. Đội nào có tổng chiều dài dài hơn thì đội đó được xếp thứ hạng trên.
 +Thông qua trò chơi tạo sự hứng thú cho các em luyện tập và nâng cao thể lực.
 x x x x x x 5m 10m 15m 20m
 x x x x x x 
 x
 x x x x x x G 
 x x x x x x 
 ( Hình 3 )
* Trò chơi 4: “Ném rổ nhanh, chính xác” 
	+ Cách tổ chức: giáo viên chia lớp thành nhiều đội có số lượng học sinh nam và nữ tương ứng nhau, mỗi đội cử một người để làm trọng tài giám sát khi đội bạn tham ra chơi. Sau đó tiến hành cho bốc thăm tham gia trò chơi.
	+ Cách chơi: Mỗi đội đứng sau vạch xuất phát thành một hàng dọc và được trang bị mỗi thành viên một quả bóng. Giáo viên quy định thời gian và phát tín hiệu còi, thứ tự từng thành viên của đội sẽ ném bóng vào rổ. Sau khi ném xong tự nhặt bóng và về xếp vào phía cuối hàng của mình. Khi hết thời gian ấn định đội nào có số lần ném vào rổ nhiều hơn thì được xếp thứ hạng trên. 
*Lưu ý: khi ném rổ không được dẫm chân lên vạch xuất phát (khoảng cách 3m) với hình chiếu bảng rổ. 
 G
 3m 
 x x x x x x x x x
 x x x x x x x x x 	 
 ( Hình 4 )
* Trò chơi 5: Dẫn, chuyền và bắt bóng tiếp sức.
 + Cách tổ chức: Giáo viên chia lớp thành nhiều đội có số lượng học sinh nam và nữ tương ứng nhau, mỗi đội cử ra một người để làm trọng tài giám sát. Sau đó tiến hành cho bốc thăm tham gia trò chơi. 
 + Cách chơi: Mỗi đội tập trung thành một hàng dọc ngay sau vạch xuất phát (A) và được trang bị một quả bóng rổ. Người thứ nhất của mỗi đội cầm một quả bóng và luôn ở tư thế sẵn sàng. Khi nghe tín hiệu còi xuất phát của trọng tài , người thứ nhất của mỗi đội thực hiện động tác dẫn bóng nhanh về phía trước, vòng qua bên phải mốc cờ (C) và dẫn bóng ngược lại. Khi dẫn bóng đến mốc (B) thì làm động tác chuyền bóng cho đồng đội thứ hai của mình đang đứng chờ sẵn ở phía sau vạch xuất phát (A) rồi di chuyển về đứng phía sau hàng của mình. Đồng đội đứng thứ hai của mỗi đội thực hiện động tác bắt bóng sau vạch xuất phát, dẫn và chuyền bóng cho thành viên thứ ba của đội mình. Trò chơi kết thúc khi thành viên cuối cùng của mỗi đội dẫn bóng về đến vạch xuất phát. Trọng tài sẽ xác định thứ hạng của các đội.
* Lưu ý : 
 - Người thứ nhất của mỗi đội trước khi nghe tín hiệu còi xuất phát của trọng tài thì không được dẫm hoặc vượt qua vạch xuất phát.
 - Các thành viên còn lại của mỗi đội khi bắt bóng thì chân không được dẫm, vượt qua vạch xuất phát.
 - Dẫn và chuyền bóng theo đúng luật bóng rổ qui định.
 A B C 
 x x x x x x x x 
 x x x x x x x x 
 x x x x x x x x 
 x x x x x x x x
 0m 5m 15m 
 G 
 ( Hình 5 ) 
* Trò chơi 6: Trò chơi phối hợp ( Dẫn, chuyền, bắt bóng và ném rổ ).
 + Cách tổ chức: Giáo viên chia lớp thành nhiều đội có số lượng học sinh nam và nữ tương ứng nhau, mỗi đội cử ra một người làm trọng tài giám sát. Sau đó tiến hành cho bốc thăm tham gia trò chơi.
 + Cách chơi: Theo thứ tự đã bốc thăm, từng đội tập trung thành hai hàng dọc ở hai bên khu ném phạt, những thành viên có số lẻ thì xếp thành một hàng dọc phía bên trái (A) theo thứ tự 1-3-5-7... Và được trang bị mỗi Em một quả bóng. Những thành viên có số chẵn thì xếp thành một hàng dọc phía bên phải (B) theo thứ tự 2-4-6-8...Trọng tài phát tín hiệu xuất phát và bấm giờ . Em số 1 sẽ thực hiện động tác chuyền bóng chéo ngang cho Em số 2 bên phải rồi tiếp tục di chuyển về trước. Em số 2 làm động tác bắt bóng và chuyền chéo ngang cho Em số 1đang di chuyển lên, cứ như vậy cho đến cuối đoạn đường sao cho số chẵn là người cầm bóng để làm động tác ném rổ ( thực hiện 2 bước ném rổ đối với Học Sinh khối 11và khối 12). Sau khi ném rổ xong thì Em số 2 thực hiện động tác dẫn bóng vòng chạy theo đường biên dọc về tập trung phía sau hàng dọc số lẻ (A). Em số 1 vòng chạy theo đường biên dọc về tập trung phía sau hàng dọc số chẵn (B).Sau khi Em thứ 2 của đôi thứ nhất thực hiện ném rổ xong thì đôi thứ hai mang số 3-4 thực hiện nội dung như đôi thứ nhất, tiếp đến đôi thứ ba, thứ tư...cho đến hết khi mỗi thành viên của mỗi đội được ném rổ 1 lần. trọng tài sẽ xác định thời gian của mỗi đội và xếp thứ hạng dựa trên thời gian, số lỗi kĩ thuật và số quả ném vào rổ để xếp hạng.
*Lưu ý: - Từng thành viên của các đội phải thực hiện đầy đủ các nội dung.
 - Không được xuất phát trước tín hiệu còi của trọng tài hoặc khi đôi trước mình chưa thực hiện xong động tác ném rổ.
 - Mỗi đôi phải thực hiện đủ 05 lần chuyền và bắt bóng đồng thời phải luôn đảm bảo di chuyển trên vạch đã quy định khi chuyền và bắt bóng.
 G ( Hình 6 )
4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 
 Qua thực tế giảng dạy môn thể dục tại trường THPT Yên Định 2, với sự cố gắng nghiên cứu, trau dồi, học hỏi kinh nghiệm qua đồng nghiệp, bản thân tôi đã giảng dạy môn bóng rổ có áp dụng phương pháp trò chơi và đã đạt được kết quả nhất định.
4.1. Hiệu quả chung của giờ học:
- Tiết học thể dục với môn bóng rổ sinh động hơn.
- Học sinh hăng say tích cực luyện tập hơn.
- Ý thức tự giác luyện tập của học sinh được nâng lên.
- Khắc phục được tình trạng lười luyện tập.
- Lượng vận động trong tiết học được nâng lên.
- Thể lực của học sinh được cải thiện.
- Ý thức tổ chức kỷ luật của học sinh tốt hơn.
4.2. Kết quả đánh giá xếp loại cụ thể của nội dung Bóng Rổ thông qua áp dụng phương pháp trò chơi trong năm học 2012-2013 giữa hai nhóm:
Nhóm 1: ( Nhóm thực nghiệm ) có áp dụng phương pháp trò chơi.
Nhóm 2 : ( Nhóm đối chứng ) Không áp dụng phương pháp trò chơi.
Bảng kết quả kiểm tra sau thực nghiệm:
 Xếp loại
So sánh
 Giỏi
 Khá
 Trung bình
 Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Nhóm thực nghiệm
72
59.5
52
38.2
12
8.8
0
0
Nhóm đối chứng
34
25.0
74
54.428
28
20.6
0
0
Tóm lại: Qua thực tiễn giảng dạy nội dung bóng rổ, nhóm được giảng dạy có áp dụng phương pháp trò chơi thì tiết học tạo được sự hứng thú và sự tự giác luyện tập của các em học sinh đồng thời kết quả học tập cũng tốt hơn so với nhóm không áp dụng phương pháp trò chơi.
III. KẾT LUẬN: 
Từ việc xác định môn thể dục trong trường THPT là môn học quan trọng, một môn học chính khóa góp phần giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện. Vì vậy việc nghiên cứu để tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả tiết học là điều hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng to lớn. Không riêng bản thân tôi mà còn rất nhiều thầy cô bộ môn đang từng giờ, từng ngày tìm tòi nghiên cứu để tìm ra những giải pháp, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiết dạy thể dục. Với phương pháp trò chơi cùng một số trò chơi mà bản thân tôi nêu trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm đã được vận dụng vào thực tế giảng dạy đạt kết quả tốt. Nhưng đây cũng mới chỉ là một kết quả nhất định đóng góp chung vào sự nghiệp giáo dục. Rất mong được sự đóng góp ý kiến xây dựng của các thầy cô để tôi có thêm kinh nghiệm cùng các thầy cô hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy của mình, cùng nhau giáo dục thế hệ trẻ trở thành con người phát triển toàn diện, có sức khỏe, có tri thức và có tinh thần trách nhiệm với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa.
IV. KIẾN NGHỊ: 
	- Sở Giáo dục đào tạo Thanh Hóa nên tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao trình độ môn bóng rổ cho giáo viên Giáo Dục Thể Chất trong trường học. Và đặc biệt là duy trì tổ chức thi để công nhận học sinh giỏi đối với môn Thể Dục theo hàng năm giống như các môn học khác, bởi lẽ Thể Dục trong trường học cũng là môn học chính khóa theo quy định của Đảng và Nhà Nước.
	- Trường THPT Yên Định 2 tạo điều kiện để đưa vào tổ chức thi đấu đối với môn bóng rổ cho học sinh được tham gia thi đấu trong các dịp kỷ niệm của trường cũng như tham gia thi cấp Tỉnh đối với môn bóng rổ nếu có. Đồng thời đầu tư hơn nữa về sân bãi, dụng cụ, trang thiết bị cần thiết cho việc dạy và học của bộ môn.
Xác nhận của Hiệu Trưởng Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm
 này là do tôi viết. không sao chép của ai
 Thanh hóa ngày 10 Tháng 5 Năm 2013
 Người viết
 Phạm Viết Hải
V. MỤC LỤC
 TRANG
 ĐẶT VẤN ĐỀ  1
 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 3
1. Cơ sở lý luận........ 3
2. Thực trạng của vấn đề... .. 4
2.1. Thuận lợi..4
2.2. Khó khăn..5
3. Các giải pháp giải quyết vấn đề . 6
3.1. Tiến hành phân nhóm và kiểm tra trước thực nghiệm.6
3.2.Áp dụng các trò chơi vào thực nghiệm.7
 Trò chơi 1.7
 Trò chơi 2.8
 Trò chơi 3.9
 Trò chơi 4...........10
 Trò chơi 5...11
 Trò chơi 6......12-13
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.... 14
KẾT LUẬN...15
KIẾN NGHỊ...16
 Xác nhận của thủ trưởng cơ quan..17
 Người viết cam kết và ký tên.....17
MỤC LỤC.....18
 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO..19. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1. Sách giáo khoa môn thể dục Lớp 10
(Nhà Xuất Bản Giáo Dục Năm 2006)
2. Sách giáo khoa môn thể dục Lớp 11.
(Nhà Xuất Bản Giáo Dục Năm 2006)
3. Sách giáo khoa môn thể dục khối 12.
(Nhà Xuất Bản Giáo Dục Năm 2006)
 4. Cẩm nang bóng rổ.
 5. Luật bóng rổ.

File đính kèm:

  • docskkn_dung_phuong_phap_tro_choi_de_nang_cao_hieu_qua_luyen_tap_mon_bong_ro_cho_hs_thpt_9798.doc
Sáng Kiến Liên Quan