Đề tài Đổi mới nội dung và hình thức để nâng cao hiệu quả giời chào cờ đầu tuần ở trường THPT Triệu Sơn 2

I. Lý do chọn đề tài

 Chào cờ là những giây phút vô cùng thiêng liêng khi ta đứng trang nghiêm dưới lá cờ tổ quốc hát vang bài quốc ca. Trong nhà trường, giờ chào cờ thường được tổ chức vào tiết đầu tiên của ngày thứ hai hàng tuần. Giờ chào cờ nhằm hun đúc tinh thần dân tộc, lòng yêu nước ở mỗi công dân, từ đó thể hiện quyết tâm làm việc có hiệu quả cho tuần mới. Giờ chào cờ có vai trò quan trọng bởi nó là dịp để đánh giá, tổng kết hoạt động thi đua của tuần trước và vạch ra nhiệm vụ, phương hướng chủ đề hoạt động của tuần mới. Đây cũng là dịp để giáo dục ý thức đạo đức, tính kỷ luật, kỹ năng cho học sinh. Nhưng thực tế hiện nay tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần ở mỗi trường thực hiện mỗi khác, đôi lúc lãng phí thời gian, không phát huy tác dụng giáo dục cho học sinh, gây sự nhàm chán trong học sinh. Vì vậy với tình hình đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay chúng ta phải làm thế nào và bằng cách nào để có một tiết chào cờ đầu tuần hiệu quả. Tức là vừa đánh giá thi đua, triển khai kế hoạch vừa tạo được tính chất thiêng liêng của một buổi chào cờ, gây sự chú ý, thích thú của học sinh, giáo dục học sinh lòng yêu Tổ quốc, yêu dân tộc, tạo được sự hứng thú trong học tập, rèn luyện kỷ năng sống cho học sinh, đồng thời giúp các em nâng cao kiến thức, tầm hiểu biết mà thực tế các tiết học trên lớp các em chưa có điều kiện tiếp cận hoặc chưa có điều kiện để ôn lại.

 Là một giáo viên đồng thời là Bí thư Đoàn trường nhiều năm làm công tác Đoàn và được giao nhiệm vụ tổ chức các giờ chào cờ. Tôi luôn trăn trở tìm tòi để đổi mới nội dung và hình thức để nâng cao hiệu quả các giờ chào cờ.

 Trên cơ sở đó, từ những tháng đầu kỳ I của năm học 2012 – 2013 đến nay tôi đã phối kết hợp tổ chức các buổi sinh hoạt dười cờ bằng việc đổi mới cả nội dung và hình thức như đưa ra chủ đề cho từng tuần, từng tháng, tạo diễn đàn để học sinh được thể hiện, bày tỏ ý kiến và nhận thấy rằng học sinh đón nhận một cách tự nhiên, sôi động, hứng thú khi tham gia vào những hoạt động ấy.Giờ chào cờ đã góp phần to lớn vào việc nâng cao kiến thức hiểu biết và sự thư giãn thoải mái cho các em, góp phần giáo dục đạo đức cho các em, giúp các em nâng cao hiểu biết kiến thức tự nhiên, xã hội, lịch sử, địa lý. Từ những lí do trên tôi muốn chia sẻ với các đồng nghiệp kinh nghiệm “Đổi mới nội dung và hình thức để nâng cao hiệu quả giờ chào cờ đầu tuần ở Trường THPT Triệu Sơn 2”

 

doc32 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 1784 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Đổi mới nội dung và hình thức để nâng cao hiệu quả giời chào cờ đầu tuần ở trường THPT Triệu Sơn 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưởng đến nhà trường
 Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm. Người lớn, cả thầy cô lẫn cha mẹ, có khi không hay biết, có khi xem đó như là một phần tự nhiên của tuổi mới lớn nên để các em tự giải quyết (trừ khi những hành vi này đi đến thái quá) mà không biết rằng những hành vi bạo lực được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây ra những tổn thương thể chất hoặc tâm lý cho nạn nhân, và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường học tập chung vì các em học sinh không cảm nhận được sự an toàn ngay trong chính ngôi trường của mình. Đã có không ít học sinh từ chối đến trường vì sợ bị bạn bè trêu chọc, đánh đập. Điều đó cho thấy môi trường nhà trường không còn tính lành mạnh, sự hấp dẫn và là nỗi sợ hãi của học sinh.
 Ngoài ra, những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ làm ảnh hưởng đến thành tích thi đua của lớp, của trường và ảnh hưởng đến danh tiếng của nhà trường cũng như các thầy cô. Cũng không quên nói tới những hành vi bạo lực của giáo viên làm cho môi trường giáo dục ở nhà trường mất đi tính quy phạm, uy tín, danh dự người giáo viên bị hạ thấp và tất nhiên hiệu quả dạy học sẽ không thể đạt được như mong đợi. Đó là chưa kể, những hành vi bạo lực của giáo viên có thể làm cho học sinh có cảm giác lo lắng và sợ hãi khi đến tiết học của mình.
* Ảnh hưởng đến xã hội
 Xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Nho giáo với những lễ nghi, phép tắc và chuẩn mực đạo đức. Chính nhờ những lễ nghi, phép tắc đó mà xã hội luôn được ổn dịnh. Những nét văn hóa ấy đã ăn sâu vào trong tâm thức của mỗi người dân Việt với sự tôn trọng lễ nghĩa giữa cha con, anh em, thầy trò, bằng hữu. Thế nhưng, kể từ khi đất nước chuyển hướng theo cơ chế kinh tế thị trường, cùng với đó là xu thế toàn cầu hóa, đất nước mở cửa hội nhập thì những nét văn hóa truyền thống đã dần thay đổi. Những chuẩn mực đạo đức quý giá ấy đã dần bị phai nhạt, thay vào đó là những nét văn hóa hiện đại, lai căng. Sự tiếp biến văn hóa là điều không thể tránh khỏi, thế nhưng để những nét văn hóa không phù hợp du nhập vào và làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp là những điều không nên. Giờ đây, có những học trò ngang nhiên cãi lại thầy, thậm chí đánh thầy ngay trên bục giảng đến mức ngất xỉu; bạn bè đánh đấm, đâm chém nhau xảy ra khá thường xuyên. Chính những hành động ấy đã càng làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động.
 Cùng với những ảnh hưởng tới văn hóa truyền thống của xã hội thì hành vi bạo lực chốn học đường cũng đã là một phần không nhỏ làm mất trật tự xã hội. Những vụ bạo lực học đường không chỉ xảy ra trong khuôn viên nhà trường mà phần lớn còn xảy ra ở bên ngoài nhà trường. Những vụ bạo lực học đường có thể là giữa một học sinh với một học sinh những cũng có thể là những hành vi “đánh hội đồng” và cả những vụ bạo lực học đường có sự tham gia của những người ngoài, vì thế sự mất trật tự xã hội mà nó gây ra không phải là nhỏ. Một khi những vụ bạo lực học đường diễn ra thì nó đã làm cho môi trường xã hội không còn tính lành mạnh, nếu không có những biện pháp ngăn chặn thì sự “ô nhiễm môi trường xã hội” này sẽ ngày càng lan rộng và ảnh hưởng đến đời sống, văn hóa xã hội của cả một quốc gia.
 Có thể thấy rằng hậu quả của hành vi bạo lực học đường đang ngày càng hiển hiện trong đời sống tâm lý của học sinh, của gia đình, của nhà trường và xã hội, nó là hồi chuông cảnh báo cho những ai thực sự quan tâm đến thế hệ trẻ và tương lai của đất nước, sẽ còn tốn nhiều thời gian, công sức, của cải để chúng ta giải quyết vấn nạn bạo lực học đường. Tuy nhiên, để làm được điều đó cần phải có nhận thức đúng đắn về vấn đề bạo lực  học đường, một quyết tâm cao độ đánh tan vấn nạn bạo lực học đường, của toàn ngành giáo dục, của các cấp liên ngành, của các lực lượng liên quan, của gia đình, nhà trường, của giáo viên và 
học sinh.
5. Giải pháp.
- Đối với những người gây ra bạo lực học đường: cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức:
+ Giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương.
+ Địa ngục do ta mà có, thiên đường cũng do chính ta tạo nên ý thức rõ ràng về hành động và hậu quả hành động do bản thân thực hiện
+ Nơi lạnh nhất ko phải là bắc cực mà là nơi không có tình thương Nhận thức rõ vai trò sức mạnh của tình người.
- Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ.
- Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác.
Bốn giải pháp cấp thiết xóa bạo lực học đường
- Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực.
- Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình.
- Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội. Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa, đạo đức và chấp hành luật pháp của mọi người dân.
- Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người thầy và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh.
- Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh.
 Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo
lực học đường.
PHỤ LỤC 3 : MỘT SỐ MẪU CHUYỆN VỀ BÁC HỒ 
1. Thời gian quý báu lắm
Sinh thời, Bác Hồ của chúng ta yêu cái gì nhất, ghét cái gì nhất? Kể cũng hơi khó trả lời cho thật chính xác, bởi ở ta không có thói quen “tự bạch” và kín đáo, ý nhị vốn là một đặc điểm của lối ứng xử phương Đông.
Tuy nhiên, theo dõi qua tác phẩm, hoạt động và sinh hoạt đời thường, điều ta có thể thấy rõ cái mà Người ghét nhất, “ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm” là các thói quan liêu, tham nhũng, xa hoa, lãng phí tiền bạc và thời gian của nhân dân.
Ở một mức độ khác, thấp hơn, những người có điều kiện tiếp xúc và làm việc với Bác Hồ, điều thấy rõ nhất là Bác rất khó chịu khi thấy cán bộ làm việc không đúng giờ.
Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Người thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.
Trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí cấp tướng đến làm việc với Bác sai hẹn mất 15 phút, tất nhiên là có lý do: mưa to, suối lũ, ngựa không qua được. Bác bảo:
- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai đi bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan, không chuẩn bị đầy đủ các phương án, nên chú đã không giành được chủ động.
Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. Bác hỏi:
- Chú đến chậm mấy phút?
- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!
- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.
Bác quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu, vì vậy thường không bao giờ để bất cứ ai phải đợi mình.
Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh chị em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Tin vui đến làm náo nức cả lớp học, mọi người hồi hộp chờ đợi.
Bỗng chuyển trời đột ngột, mây đen ùn ùn kéo tới, rồi một cơn mưa dồn dập, xối xả, tối đất, tối trời, hai ba tiếng đồng hồ không dứt. Ai cũng xuýt xoa, tiếc rẻ: mưa thế này, Bác đến sao được nữa, trời hại quá.
Giữa lúc trời đang trút nước, lòng người đang thất vọng, thì từ ngoài hiên lớp học có tiếng rì rào, rồi bật lên thành tiếng reo át cả tiếng mưa ngàn, suối lũ:
- Bác đến rồi, anh em ơi! Bác đến rồi!
Trong chiếc áo mưa ướt sũng nước, quần xắn đến quá đầu gối, đầu đội nón, Bác hiện ra giữa niềm ngạc nhiên, hân hoan và sung sướng của tất cả mọi 
người.
Về sau, anh em được biết: giữa lúc Bác chuẩn bị đến thăm lớp thì trời đổ mưa to. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị Bác cho báo hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác...
Nhưng Bác không đồng ý: “Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì biết đến khi nào? Thà chỉ một mình Bác và một vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cho cả lớp học phải chờ uổng công!”.
Ba năm sau, giữa Thủ đô Hà Nội đang vào xuân, câu chuyện có thêm một đoạn mới. Vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc, hàng trăm đại biểu các tầng lớp nhân dân thủ đô tập trung tại Ủy ban Hành chính thành phố để lên chúc tết Bác Hồ. Sắp đến giờ lên đường trời bỗng đổ mưa như trút. Giữa lúc mọi người còn đang lúng túng thu xếp phương tiện cho đoàn đi để Bác khỏi phải chờ lâu thì bỗng xịch, một chiếc xe đậu trước cửa. Bác Hồ từ trên xe bước xuống, cầm ô đi vào, lần lượt bắt tay, chúc tết mỗi người, trong nỗi bất ngờ rưng rưng cảm động của các đại biểu.
Thì ra, thấy trời mưa to, thông cảm với khó khăn của ban tổ chức và không muốn các đại biểu vì mình mà vất vả, Bác chủ động, tự thân đến tại chỗ chúc tết các đại biểu trước. Thật đúng là mối hằng tâm của một lãnh tụ suốt đời quên mình, chỉ nghĩ đến nhân dân, cho đến tận phút lâm chung, vẫn không quên dặn lại: “Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thời giờ và tiền bạc của nhân dân”.
2. Bác Hồ với việc sử dụng nhân tài
   Lần đầu tiên Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh là lúc ông cùng kiều bào ta ở Pháp ra sân bay đón Bác - năm 1946, khi ấy Người sang thăm nước Cộng hoà Pháp với tư cách là thượng khách của Chính phủ Pháp.
   Ông có vinh dự được tham gia đoàn đại biểu thay mặt Hội Việt kiều tại Pháp đến thăm Bác, nghe Bác kể về tình hình trong nước và đề nghị kiều bào ta báo cáo tình hình hoạt động. Ông đã cùng với Bác đi thăm bà con Việt kiều, thăm Đảng Cộng sản Pháp và các danh lam, thắng cảnh. Trong các cuộc đi thăm đó, Bác ăn mặc rất giản dị. Bác đi dép cao su, nơi nào có sân sạch là bác ngồi xuống, nhân dân lao động và trẻ em quây quần xung quanh Bác. Bà con Việt kiều ở Pháp lúc đó rất tin tưởng ở Người.
   Sau một thời gian cùng Bác đi thăm các nơi, một hôm Bác nói với ông:
    - Ngày kia Bác về nước, chú có về cùng Bác?
   Bác không hỏi là ông có muốn về hay không. Tuy vậy, đối với ông, việc về nước đã được chuẩn bị từ lâu, nên không có gì cập rập. Ngoài ông ra, còn có hai người cùng về với Bác là: Võ Quy Huân và bác sĩ Trần Hữu Tước.
   Bác cháu cùng nhau về nước trên một chiếc tàu chiến của Pháp. Sau khi về nước một thời gian ngắn, Bác giao cho ông chức Cục trưởng Cục quân giới.
   Trong kháng chiến chống Pháp, những năm đầu Bác gửi thư cho ông, động viên và nhắc nhở là trong chiến tranh nhân dân phải làm sao để các địa phương có thể tự túc được lương thực và huy động được lực lượng tại chỗ, có vũ khí tiêu diệt Pháp. Chúng ta phải tự sản xuất lấy vũ khí. Đó là quan điểm chiến tranh nhân dân.
   Năm 1950, Bác chỉ định ông kiêm chức Thứ trưởng Bộ Công thương, ông có dịp gặp Bác thường xuyên ở các phiên họp của Hội đồng Chính phủ. Có lần, Bác nói với ông, đại ý:
    - Nếu vì những lý do nào đó mà cản trở công việc của chú, thì chú hãy báo cáo cho Bác biết.
   Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, những ý kiến do ông đề xuất đều được Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Văn Tiến Dũng chấp nhận, tạo điều kiện thuận lợi làm việc.
   Khi chúng ta đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Bác nói:
    - Tôi đem chú Nghĩa về để kháng chiến. Bây giờ cuộc kháng chiến vô cùng ác liệt, chưa biết diễn biến sẽ ra sao, chú Nghĩa đang ở Hà Nội, tại sao không mời chú ấy tham gia quốc phòng.
   Sau đó, Bác chỉ định ông làm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, với tư cách là Thư ký quốc phòng.
   Ba tháng sau, đồng chí Lê Đức Thọ mời ông tới nhà riêng và nói:
    - Anh làm ba nhiệm vụ một lúc thì nặng quá, cho nên chức vụ "chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước" để trên cử người khác thay.
   Sau này, ông mới biết là Bác không đồng ý. Bác nói với các đồng chí trong Bộ Chính trị:
    - Chú Nghĩa hồi kháng chiến chống Pháp làm bao nhiêu nhiệm vụ mà cũng làm được (Cục trưởng Cục Quân giới, Cục trưởng Cục Pháo binh, Thứ trưởng Bộ Công thương). Tại sao sau mấy chục năm chú ấy lại không làm được ba việc?
   Cách đối xử của Bác với đồng chí Trần Đại Nghĩa đã thể hiện sự chung thuỷ, có trước có sau - một trong những đức tính quý báu của Người. Đức tính quý báu ấy là tấm gương để chúng ta học tập.
   Câu chuyện trên đây còn là bài học về sử dụng nhân tài. Hiện nay ở nước ta đã và đang có hiện tượng chảy máu chất xám. Nếu không có sự thay đổi thì hiện tượng này sẽ còn tiếp diễn. Những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi của các trường đại học trong nước đều không muốn làm cho các cơ quan nhà nước, vì thu nhập thấp. Các em vào làm ở các công ty liên doanh của nước ngoài có lương cao. Còn sinh viên có học bổng đi học tại các nước, nhiều em không trở về nước làm việc, bởi chế độ đãi ngộ, lương và điều kiện làm việc thấp. Như vậy chúng ta đã lãng phí rất lớn, bởi số tiền đưa các em đi đào tạo ở nước ngoài không phải là nhỏ, trong lúc đó đất nước ta còn nghèo.
   Vậy mà ngay từ năm 1946, khi mới giành được độc lập, đất nước ở trong tình thế vô cùng khó khăn, Bác đã mọi tìm cách thu hút nhân tài để phục vụ đất nước. Bài học này cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
3. Đôi dép Bác Hồ
    Đôi dép của Bác “ra đời’’ vào năm 1947, được ‘’chế tạo’’ từ một chiếc lốp ô tô quân sự của thực dân Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc.
Đôi dép đo cắt không dày lắm, quai trước to bản, quai sau nhỏ rất vừa chân Bác.
Trên đường công tác, Bác nói vui với các cán bộ đi cùng:
- Đây là đôi hài vạn dặm trong truyện cổ tích ngày xưa... Đôi hài thần đất, đi đến đâu mà chẳng được.
 Gặp suối hoặc trời mưa trơn, bùn nước vào dép khó đi, Bác tụt dép xách tay. Đi thăm bà con nông dân, sải chân trên các cánh đồng đang cấy, đang vụ gặt, Bác lại xắn quần cao lội ruộng, tay xách hoặc nách kẹp đôi dép...
Mười một năm rồi vẫn đôi dép ấy...  Các chiến sĩ cảnh vệ cũng đã đôi ba lần “xin’’ Bác đổi dép nhưng Bác bảo “vẫn còn đi được’’.
 Cho đến lần đi thăm Ấn Độ, khi Bác lên máy bay, ngồi trong buồng riêng thì mọi người trong tổ cảnh vệ lập mẹo dấu dép đi, để sẵn một đôi giầy mới...
Máy bay hạ cánh xuống Niu-đê-li, Bác tìm dép. Mọi người thưa:
- Có lẽ đã cất xuống khoang hàng của máy bay rồi... Thưa Bác....
- Bác biết các chú cất dép của Bác đi chứ gì. Nước ta còn chưa được độc lập hoàn toàn, nhân dân ta còn khó khăn, Bác đi dép cao su nhưng bên trong lại có đôi tất mới thế là đủ lắm mà vẫn lịch sự - Bác ôn tồn nói. 
 Vậy là các anh chiến sĩ phải trả lại dép để Bác đi vì dưới đất chủ nhà đang nóng lòng chờ đợi...
 Trong suốt thời gian Bác ở Ấn Độ, nhiều chính khách, nhà báo, nhà quay phim... rất quan tâm đến đôi dép của Bác. Họ cúi xuống sờ nắn quai dép, thi nhau bấm máy từ nhiều góc độ, ghi ghi chép chép... làm tổ cảnh vệ lại phải một phen xem chừng và bảo vệ “đôi hài thần kỳ” ấy.
 Năm 1960, Bác đến thăm một đơn vị Hải quân nhân dân Việt Nam. Vẫn đôi dép “thâm niên” ấy, Bác đi thăm nơi ăn, chốn ở, trại chăn nuôi của đơn vị. Các chiến sĩ rồng rắn kéo theo, ai cũng muốn chen chân, vượt lên để được gần Bác hơn. Bác vui cười nắm tay chiến sĩ này, vỗ vai chiến sĩ khác. Bỗng Bác đứng lại: 
- Thôi, các cháu dẫm làm tụt quai dép của Bác rồi...
 Nghe Bác nói, mọi người dừng lại cúi xuống yên lặng nhìn đôi dép rồi lại ồn ào lên:
- Thưa Bác, cháu, cháu sửa...
- Thưa Bác, cháu, cháu sửa được ạ...
 Thấy vậy, các chiến sĩ cảnh vệ trong đoàn chỉ đứng cười vì biết đôi dép của Bác đã phải đóng đinh sửa mấy lần rồi...
Bác cười nói:
- Cũng phải để Bác đến chỗ gốc cây kia, có chỗ dựa mà đứng đã chứ!
 Bác “lẹp xẹp” lết đôi dép đến gốc cây, một tay vịn vào cây, một chân co lên tháo dép ra:
- Đây! Cháu nào giỏi thì chữa hộ dép cho Bác...
 Một anh nhanh tay giành lấy chiếc dép, giơ lên nhưng ngớ ra, lúng túng. Anh bên cạnh liếc thấy, “vượt vây” chạy biến... Bác phải giục:
- Ơ kìa, ngắm mãi thế, nhanh lên cho Bác còn đi chứ. 
Anh chiến sĩ, lúc nãy chạy đi đã trở lại với chiếc búa con, mấy cái đinh:
- Cháu, để cháu sửa dép...
Mọi người dãn ra. Phút chốc, chiếc dép đã được chữa xong.
Những chiến sĩ không được may mắn chữa dép phàn nàn:
- Tại dép của Bác cũ quá. Thưa Bác, Bác thay dép đi ạ...
Bác nhìn các chiến sĩ nói:
- Các cháu nói đúng... nhưng chỉ đúng có một phần... Đôi dép của Bác cũ nhưng nó chỉ mới tụt quai. Cháu đã chữa lại chắc chắn cho Bác thế này thì nó còn ‘’thọ’’ lắm! Mua đôi dép khác chẳng đáng là bao, nhưng khi chưa cần thiết cũng chưa nên... Ta phải tiết kiệm vì đất nước ta còn nghèo...
Mọi người nhìn nhau, thấm thía lời Bác dạy.
4. Chú để Bác thuyết minh cho
     Khi còn hoạt động ở chiến khu Việt Bắc, Bác thường xem phim với các đồng chí phục vụ trong cơ quan. Đó là những giờ phút Bác cháu thoải mái sau nhiều ngày làm việc trong hoàn cảnh thiếu thốn, căng thẳng.
Một lần, máy chiếu phim đã chạy đều đều, trên màn ảnh diễn ra những cảnh nối tiếp nhau, tiếng đối thoại của các nhân vật sôi nổi nhưng người xem không ai hiểu gì cả, vì đó là phim nước ngoài mà không có thuyết minh.
Như biết rõ yêu cầu của mọi người, Bác hỏi đồng chí phụ trách chiếu phim:
- Sao chú không thuyết minh cho mọi người nghe?
Đồng chí phụ trách thưa với Bác là phim mới nhập về, không có bản thuyết minh kèm. Nhưng vì thực hiện lịch chiếu phim do cơ quan quy định nên cứ thực hiện chương trình
 Với nụ cười đôn hậu, Bác nói:
- Chú để Bác thuyết minh cho.
 Bác cầm micrô, tóm tắt đoạn phim vừa chiếu và trực tiếp thuyết minh hết bộ phim. Mọi người càng thêm mến phục Bác.
Hòa bình lập lại, cơ quan của Bác chuyển về Hà Nội. Lịch chiếu phim trong cơ quan Bác vẫn được duy trì.
 Thường vào tối thứ bảy, tại phòng lớn ngôi nhà Phủ Chủ tịch có chương trình chiếu phim. Tối ấy nghe có phim hay, người xem khá đông. Đúng giờ, Bác tới. Người ra hiệu cho mọi người ngừng vỗ tay rồi nhanh nhẹn ngồi vào ghế. Một số cháu nhỏ tíu tít ngồi quanh Bác.
  Buổi chiếu phim “Hoàng tử cóc” bắt đầu. Mọi người trật tự theo dõi phim. Song lần này, đồng chí thuyết minh chưa xem trước, nên nhiều đoạn  lời thuyết minh và hình ảnh không ăn nhập với nhau. Người xem khó theo dõi. Có người xì xào, phàn nàn Nhiều người quay lại chỗ đặt máy chiếu  có ý chờ đợi
Hiểu rõ hoàn cảnh, Bác bảo đồng chí thuyết minh:
 - Chú thuyết minh như vậy làm mất cả cái hay của bộ phim. Chú để Bác thuyết minh cho.
  Nói rồi, Bác cầm micrô chăm chú theo dõi hình ảnh, lắng nghe đối thoại và thuyết minh trực tiếp bộ phim Pháp này. Mọi người chăm chú theo dõi. Có lúc Bác giải thích thêm. Lời thuyết minh rõ ràng, ngắn gọn. Giọng Bác ấm áp. Người xem hướng cả lên màn ảnh.
“ Cảnh cung điện huy hoàng của nhà vua Hoàng tử bắn cung để chọn vợ. Mũi tên trúng một con cóc. Hoàng tử buồn bã vì phải sống chung với nàng cóc. Song có điều lạ là từ khi chung sống với nàng cóc, Hoàng tử được ăn những bữa cơm ngon hơn yến tiệc trước đây, nhà cửa luôn luôn ngăn nắp sạch, đẹp. Hoàng tử bí mật theo dõi. Cuối cùng, nàng cóc hiện nguyên hình là một cô gái đẹp, duyên dáng. Từ đó, hai người sống cuộc đời hạnh phúc”
Phim kết thúc. Bác hỏi mọi người:
- Phim có hay không?
- Dạ, hay lắm ạ! Mọi người như đồng thanh trả lời.
  Bác hỏi lại:
- Hay vì sao?
 Và không đợi câu trả lời, Bác giải thích luôn:
 - Hay vì nội dung tốt. Câu chuyện răn mọi người muốn có lứa đôi hạnh phúc, thì đừng quá lệ thuộc vào hình thức bên ngoài; cần phải có cái đẹp  bên trong, cái đẹp bản chất, về phẩm giá con người. Các tài tử đóng khéo, màu sắc đẹp, tình tiết hấp dẫn 
 Người xem hôm ấy hiểu thêm về nội dung phim, về Bác: Làm việc gì Bác cũng muốn đem lại điều bổ ích cho mọi người, phục vụ mọi người.

File đính kèm:

  • docskkn_doi_moi_noi_dung_va_hinh_thuc_de_nang_cao_hieu_qua_gio_chao_co_dau_tuan_o_truong_thpt_trieu_son.doc
Sáng Kiến Liên Quan