Đề tài Các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển vận động cho trẻ nhà trẻ ở trường mầm non

1: Đặt vấn đề:

Giáo dục mầm non gắn liền và chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phát triển chung xã hội,không chỉ vì trẻ em là nguồn nhân lực tương lai của đất nước mà còn vì cha mẹ các em là nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội.Bởi vậy nghiên cứu sự phát triển của giáo dục mầm non chính là đổi mới những vấn đề liên quan tới phát triển nguồn nhân lực một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Những năm gần đây giáo dục mầm non đựơc xác định là vấn đề có tầm chiến lược lâu dài trong việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước. Trẻ em những năm đầu của cuộc sống còn rất non nớt, rất cần sự chăm sóc của người lớn, đó là sự chăm sóc không chỉ là vật chất mà còn cả về tinh thần. Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ đã có những vận động nhưng đó chỉ là những vận động nhỏ từ các cơ non nớt của trẻ. Cùng với thời gian các cơ trong cơ thể lớn dần vận động của trẻ ngày một thay đổi rõ rệt và sự tham gia tích cực của hệ xương, hệ cơ và sự điều khiển của hệ thần kinh. Khi trẻ vận động, gân, cơ, khớp cùng phối hợp vận động và phát triển. Nó giúp cho thể lực của trẻ phát triển hài hòa. Do đó các hoạt động rèn luyện vận động phát triển thể lực cho trẻ đóng một vai trò cần thiết trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Nó có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển thể lực và giúp hệ thần kinh của trẻ phát triển.

Vai trò đầu tiên của các hoạt động phát triển thể chất là nâng cao phát triển thể lực sức khoẻ. Các hoạt động tập luyện, vui chơi, ngoài việc giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động còn giúp trẻ có sức khoẻ tốt cân đối hài hoà. Có thể thấy một số công trình nghiên cứu khoa học đã xác định được rằng, cử động có mối quan hệ với quá trình nhận thức, vì một lý do nào đó mà cử động phát triển chậm thì dù có được chăm sóc vệ sinh tốt, trẻ vẫn bị phát triển chậm về thần kinh, tâm lý.

Đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ, ngoài việc chăm sóc cẩn thận và nuôi dưỡng theo nhu cầu phát triển, trẻ còn cần phải có sự giao tiếp tình cảm, luyện tập thường xuyên có mục đích với người lớn dưới hình thức trò chơi. Bên cạnh đó chúng ta thấy rằng các trò chơi liên quan đến vận động của cơ thể làm cho trẻ sảng khoái tinh thần vui vẻ, trẻ trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn và tự tin hơn. Xuất phát từ vai trò quan trọng của các hoạt động phát triển thể chất nhằm nâng cao thể lực cho trẻ, tôi thấy việc tổ chức các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.

 

docx23 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 7842 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển vận động cho trẻ nhà trẻ ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g như đã nói lên hết đặc điểm của cả lứa tuổi này. Đây là giai đoạn mà với chúng chơi là cuộc sống. Chơi là hoạt động rất tự nhiên trong cuộc sống của con người. Nó đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Không chơi, trẻ không phát triển được. Không chơi đứa trẻ chỉ tồn tại chứ không phải là đang sống. Đó là một thực tế mang tính quy luật. Trẻ chơi với niềm đam mê, hứng thú của mình, chơi một cách vô tư không đắn đo, toan tính, bởi “trẻ em như búp trên cành”. Ngay từ khi mới chào đời tiếng ru ầu ơ của bà, của mẹ đã dần khắc sâu vào tâm hồn trẻ, nó thấm dần vào máu thịt nuôi dưỡng những tâm hồn còn non dại ấy. Trò chơi và tuổi thơ là hai người bạn thân thiết, không thể tách ra được. Chính trò chơi đã giúp cho sự phát triển của trẻ được toàn diện, cân bằng và nhịp nhàng, đó là phương tiện hiệu quả nhất giúp trẻ phát triển. Xuất từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ em và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này, chúng tôi thấy việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa. Di sản văn hoá truyền thống Việt Nam có nhiều loại hình khác nhau, trong đó có thể nói, trò chơi dân gian cũng là một di sản văn hoá quý báu của dân tộc. Trò chơi dân gian là những trò chơi được sáng tạo, lưu truyền tự nhiên, rộng rãi từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang đậm bản sắc văn hóa dân gian. Nó được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó nó tích tụ cả trí tuệ và niềm vui sống của bao thế hệ người Việt xưa. Đặc biệt đối với trẻ nhà trẻ, trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng. Nó làm cho thế giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở; tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời; làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các em. Chính vì vậy, trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, giới thiệu trong nhà trường tuỳ theo lứa tuổi của trẻ. Đúng như PGS. TS Nguyễn Văn Huy, giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cũng đã nói về trò chơi dân gian với trẻ em: “Trò chơi dân gian nó chứa đựng cả nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Những tâm hồn được chắp thêm đôi cánh, giúp trẻ phát triển tư duy và sáng tạo những cái mới và cho trẻ sự khéo léo. Không chỉ có vậy mà trẻ còn hiểu thêm về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương đất nước”. Có thể nói rằng lục tìm trong những kí ức về tuổi thơ của người lớn đầy ăm ắp những trò chơi trốn tìm, bắn bi, rồng rắn lên mây, nu na nu nống, ô ăn quan, nhưng đất nước đang trên đà hội nhập cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa hiện đại hóa, những trò chơi dân gian dần bị mai một và lãng quên dần thay thế bởi những trò chơi điện tử, những khoảng đất giờ cũng được thay vào đó là những nhà máy, những công rình lớn. Đó là sự thiệt thòi lớn với trẻ khi không được làm quen và chơi với những trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cùng với sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại thì có biết bao trò chơi của trẻ dần được thay thế bằng những cỗ máy hiện đại, công phu, với đầy đủ các chức năng, màu sắc sặc sỡ, Chính vì lẽ đó mà trò chơi dân gian ngày dần bị mai một theo sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại, tiên tiến.
2.2.1 Vai trò của trò chơi dân gian đối với sự phát triển vận động cho trẻ nhà trẻ.
Trò chơi dân gian có các vận động làm tăng quá trình tuần hoàn hô hấp làm thay đổi trạng thái cơ thể giữa các hoạt động, giúp trẻ trở về trạng thái cân bằng, tăng cường lực sống đem lại sự vui vẻ, thoải mái cho trẻ.
Trò chơi dân gian góp phần nâng cao nhận thức còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và trí tưởng tượng. Nội dung của các trò chơi dân gian phong phú, tên trò chơi hấp dẫn, hành động thỏa mãn nhu cầu về thể lực, trí tuệ của trẻ, luật chơi, cách chơi khá đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu, đồ dùng đồ chơi kèm theo cũng không đòi hỏi sự đầu tư kinh phí nhiều, có thể tận dụng đồ dùng vận dụng sẵn có xung quanh ta.
Trò chơi dân gian có thể tổ chức ở mọi nơi mọi lúc nó ít bị gò bó. Đối tượng tham gia chơi cũng linh hoạt có thể chơi một mình hoặc số đông.
2.2.2: Chức năng giáo dục của trò chơi dân gian:
Trò chơi dân gian được xem là một hình thức giáo dục đơn giản, giúp hình thành nhân cách cũng như phát triển thể chất cho trẻ một cách hiệu quả. Thông qua trò chơi dân gian các vận động cơ bản của trẻ được rèn luyện, nhờ đó mà trẻ trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát, khéo trong các giờ hoạt động.
Trò chơi dân gian giúp giáo dục nhân cách cho trẻ và vừa là phương tiện để trẻ phát triển ngôn ngữ rất hiệu quả, phát triển trí tưởng tượng phong phú.
Trò chơi dân gian còn có ý nghĩa quan trong trong việc rèn luyện kĩ năng sống, đặc biệt góp phần hình thành nhân cách văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc cho trẻ.
2.2.3: Đặc điểm hoạt động, vận động của trò chơi dân gian.
Đối với các trò chơi dân gian của trẻ em thì các hoạt động, vận động của trò chơi có đặc điểm đơn giản, dễ chơi. Và đối với trẻ nhà trẻ thì trò chơi mang tính bắt chước là chủ yếu.
2.3: Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 18-36 tháng tuổi.
Tốc độ tăng trưởng chậm lại, chức năng các cơ quan hoàn thiện.
Tâm lý tình cảm: Đây là giai đoạn phát triển đột phá, rất quan trọng và là nền tảng cho sự hình thành cá tính và nhân cách sau này, trẻ bắt đầu khám phá thế giới xung quanh một cách mãnh liệt.
Những nét đặc trưng của phát triển tâm sinh lý:
Biết đi, nói nhờ đó trẻ chủ động giao tiếp, thích tự mình tìm hiểu thế giới xung quanh, trẻ rất hiếu động.
Bước đầu tách mẹ tự lập: cai sữa, xa mẹ đi nhà trẻ, mâu thuẫn với người lớn vì phải ghép vào kỷ luật. Sự cấm kỵ nghiêm ngặt hoặc thiếu chăm sóc làm mất tính độc lập, giảm năng lực tìm hiểu thế giới để thích nghi. Các rối loạn thường gặp là khó ăn ngủ, hiếu động, hay quấy khóc, bẳn tính
3. Các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển vận động cho trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ.
Theo như nghiên cứu thì tôi có đưa ra các biện pháp như sau:
3.1: Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
Kho tàng các trò chơi dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ nhỏ. Vì thế, giáo viên nên có sự cân nhắc lựa chọn cho trẻ chơi các trò chơi có luật chơi và cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu.
Bên cạnh đó, trong trường mầm non lại có sự phân chia trẻ theo nhiều độ tuổi. Mỗi độ tuổi lại có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác nhau. Chính vì thế, các trò chơi cũng cần phải được lựa chọn cho phù hợp với từng độ tuổi.
Cụ thể: Với trẻ lứa tuổi nhà trẻ: khả năng chú ý có chủ định còn kém, nhận thức còn đơn giản. Vì vậy trẻ chỉ có thể chơi được các trò chơi đơn giản như: " Lộn cầu vồng",
" Chi chi chành chành", " Tập tầm vông", " Nu na nu nống", " Dung dăng dung dẻ"...
Khi lựa chọn các trò chơi dân gian cho trẻ nhà trẻ, tôi thực hiện theo các tiêu chí sau:
Trò chơi đơn giản.
Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm.
Giúp củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động, kỹ năng cho trẻ.
Gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ.
Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp.
3.2: Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, lời ca, địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi dân gian.
3.2.1: Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các trò chơi dân gian:
Trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi dân gian nào đó, giáo viên cần tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như việc có hay không có đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho trò chơi.
3.2.2: Dạy trẻ đọc thuộc lời ca ( đối với những trò chơi có lời đồng dao ):
Một đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian đó là khi chơi trẻ không bao giờ chỉ hùng hục thực hiện các vận động của mình mà chúng thường vừa chơi vừa hát hoặc đọc lời đồng dao nào đó. Các bài đồng dao đó khiến cho không khí chơi vui vẻ, nhộn nhịp hơn. Mặc dù không phải bài đồng dao nào cũng có ý nghĩa, song bài nào cũng phù hợp với tư duy hồn nhiên của trẻ.
Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc hoặc lời đồng dao. Chính vì vậy, tôi thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian trước khi hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ như: hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời...Khi trẻ đã thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế, trẻ chơi rất hứng thú và tích cực tham gia chơi.
3.2.3: Chuẩn bị địa điểm để tổ chức trò chơi:
Mỗi trò chơi dân gian có một cách chơi và luật chơi khác nhau. Có những trò chơi vận động mang tính tập thể rất cao, thường có số lượng trẻ tham gia chơi lớn và đòi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng. nhưng có nhưng trò chơi trẻ chỉ chơi cá nhân hoặc chơi nhóm nhỏ thì chỉ cần địa điểm vừa tầm chơi. Vì vậy giáo viên cần nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ chơi.
3.3: Tổ chức các trò chơi phù hợp với tính chất của hoạt động.
Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Vì thế, hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như hoạt động chung được tổ chức nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát triển thể chất; hay như ở hoạt động góc trẻ lại được mở rộng thêm về kinh nghiệm sống và kỹ năng chơi theo nhóm. Chính vì vậy, giáo viên cần chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian cho phù hợp với tính chất của từng hoạt động.
Đặc biệt khi tích hợp trò chơi dân gian trong hoạt động chung, giáo viên cần lựa chọn trò chơi phù hợp với đặc điểm của từng môn học.
3.4: Động viên tất cả các trẻ tham gia vào trò chơi.
Một ưu thế của trò chơi dân gian chính là ở chỗ nó có thể dung nạp tất cả những ai muốn chơi. Không bao giờ trò chơi dân gian quy định số người chơi nhất định. Vì vậy tôi luôn khuyến khích, động viên tất cả các trẻ tham gia chơi càng đông càng vui. Trong khi chơi, mọi trẻ đều bình đẳng như nhau. Nếu trẻ nào ích kỷ, chơi không đúng luật chơi, chen lấn các bạn khác sẽ bị tập thể phê phán, loại trừ bằng cách không cho chơi chung. Qua đó tinh thần tập thể của các trẻ được nâng lên rất nhiều
4: Kết luận.
Để giáo dục mầm non phát triển và hoàn thiện theo đúng nghĩa là cái gốc vững chắc của nền giáo dục, chúng ta phải có cái nhìn toàn diện khách quan về thực trạng giáo dục mầm non từ đó Nhà nước chỉ đạo các cấp các ngành các địa phương có kế hoạch quan tâm đúng mức hơn nữa tới giáo dục mầm non.Để giáo dục mầm non không bị coi là đã lãng quên như lời của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiên Nhân đã nói.
Qua việc nghiên cứu đề tài trên, tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau:
Trò chơi dân gian có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Trò chơi dân gian vừa giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa góp phần nâng cao nhận thức, phát triển các giác quan, tăng cường thể lực cho trẻ, giúp trẻ trở thành những người lao động tài giỏi trong tương lai.
Những trẻ chơi một cách hăng hái, hoạt động nổi bật trong khi chơi thường cũng chính là những đứa trẻ thông minh, tháo vát và biết tổ chức trong cuộc sống.
Cần phải tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian để phát triển ở trẻ tinh thần tập thể, biết nhường nhịn bạn bè, biết giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của mình với bạn khác.
Khi tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ giáo viên cần tìm hiểu kỹ cách chơi, luật chơi và chuản bị đầy đủ các yếu tố cần thiết để tiến hành trò chơi.
Trên đây là bài tiểu luận tìm hiểu về “Các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển vận động cho trẻ nhà trẻ ở trường mầm non”, sẽ không thể tránh được các sai sót và thiếu sót. Vì vậy em mong sẽ nhận được sự giúp đỡ của cô giáo để em có thể hoàn thiện hơn bài tiểu luận của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1: Đào Thanh Âm (chủ biên) (2007), Giáo dục học Mầm non, Tập II, III, NXB ĐHSP.
2: Đặng Hồng Phương (2008), Giáo trình lý luận và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ lứa tuổi Mầm non, NXB ĐHSP
3: Lê Thu Hương – Lê Thị Ánh Tuyết. (Đồng chủ biên) (2007), Hưỡng dẫn thực hiện chương trình giáo dục Mầm non – nhá trẻ, NXB Giáo dục.
4: Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên) (2007), Tâm lý học trẻ em lứa tuổi Mầm Non, NXB ĐHSP.
5: Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên) (1996), Tổ chức- hưỡng dẫn trẻ mẫu giáo chơi, NXB ĐHQG Hà Nội.
PHỤ LỤC
GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Chủ đề: Những con vật đáng yêu.
Đề tài :VĐCB “Đi trong đường ngoằn ngoèo”
TCVĐ: “Mèo và chim sẻ”
Lứa tuổi: 24-36 tháng
Thời gian: 13-15 phút
Số lượng: 15 trẻ
Ngày soạn: 20/4/2016
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.Kiến thức:
- Trẻ biết vận động:Đi trong đường ngoằn ngoèo
- Trẻ biết đi trong đường ngoằn ngoèo
- Trẻ biết tên trò chơi, biết chơi trò chơi: Mèo và chim sẻ
2. Kỹ năng:
-Trẻ biết phối hợp nhịp nhàng chân tay,mắt nhìn về phía trước,không dẫm chân vào vạch 2 bên đường. .
3. Thái độ:
- Trẻ chú ý tham gia vận động theo hướng dẫn của cô.
- Tham gia chơi cùng cô.
II/ CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô
- Giáo án điện tử
- Một mũ mèo
- 2 con đường ngoằn ngoèo dài 3m, rộng 30-35cm
2. Đồ dùng của bé
- Mỗi trẻ một mũ chim sẻ
III/ CÁCH TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Hoạt động 1: ổn định gây hứng thú
Cho trẻ đứng quanh cô
-Chơi trò chơi “Con thỏ”
-Trò chuyện: Trò chơi nói về con gì? Con thỏ sống ở đâu?
Hôm nay là sinh nhật Bạn thỏ, lớp mình có muốn đến dự sinh nhật bạn thỏ không?
Nhưng đường đến nhà bạn thỏ rất xa. chúng mình phải đi bằng tầu hoả đấy. Nào các con cùng lên tầu với cô.
Hoạt động 2: Hướng dẫn
a) Khởi động: Đi theo nhạc bài “Đoàn tàu nhỏ xíu”
Trẻ đi vào vòng tròn, kết hợp các kiểu đi.
b) Trọng động
* BTPTC: Tới ga rồi. Chúng mình vừa đi tàu về rất mỏi. Giờ cả lớp cùng tập vài động tác theo bài “Con gà trống”cho khoẻ nhé.
- Động tác tay: Tay giơ cao hạ xuống (4 lần)
- Động tác chân: Tay chống hông khuỵu gối (6 lần)
- Động tác lườn: Tay chống hông quay sang hai bên (4 lần)
- Động tác bật: Bật tại chỗ (4 lần)
Các con thấy người khoẻ hơn chưa? Đường đi vào nhà bạn thỏ còn 1 đoạn nữa đấy nhưng đoạn đường này rất khó đi. Trước khi đi cô mời các con đứng về hai bên nào.
* VĐCB: Muốn đến được nhà bạn Thỏ các con phải đi qua 1 con đường ngoằn ngoèo.Các con chú đi kẻo dẫm vào hoa của nhà bạn thỏ nhé.
- Lần 1: Cô đi mẫu.
- Lần 2: Cô đi và phân tích thao tác: Chuẩn bị cô đứng trước vạch xuất phát 2 chân chụm vào nhau. Khi nghe hiệu lệnh đi cô đi phối hợp chân tay nhịp nhàng. Mắt nhìn phía trước tới chỗ ngoằn ngoèo cô đi chậm hơn để không dẫm vào hoa 2 bên đường. Đền nhà bạn thỏ cô nói “Chào bạn thỏ” rồi về chỗ
- Cô mời trẻ làm mẫu.
- Trẻ thực hiện lần 1: (Cô bao quát , sửa sai cho trẻ).
- Các con ơi đã đến giờ tổ chức sinh nhật cho bạn thỏ rồi. Cô đã chuẩn bị cho bạn thỏ rất nhiều quà đấy. Các con có muốn tặng quà cho Bạn thỏ không?
À các con phải đi nối tiếp nhau lên tặng quà cho bạn thỏ, sau đó các con đi về chỗ của mình (bật nhạc cho trẻ đi)
Trẻ đi lần 2
- Chúng mình cùng chúc mừng sinh nhật bạn thỏ nào! Bạn Thỏ rất vui và cám ơn các con.
* TCVĐ: Cô giới thiệu tên trò chơi: Mèo và chim sẻ
- Cách chơi: Chim mẹ và chim con đi kiếm ăn gặp mèo đuổi đàn chim sẻ bay nhanh về tổ
- Luật chơi:Ai mà bị mèo bắt được sẽ phải ra ngoài 1 lần chơi
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
Cô nhận xét động viên khuyến khích trẻ sau mỗi lần chơi.
c) Hồi tĩnh:
Cho trẻ làm chim sẻ bay nhẹ nhàng vài vòng trong lớp học theo nhạc bài “Chim mẹ, chim con”
Hoạt động 3: Kết thúc (1-2 phút)
- Cô và trẻ đi theo nhạc nhẹ nhàng ra khỏi phòng học.
- Trẻ đứng quanh cô
- Trẻ chơi cùng cô
- 1-2 trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ đi thành vòng tròn
Trẻ tập theo cô.
- Trẻ đứng về 2 bên hàng
- Trẻ nghe cô phân tích vận động
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ trả lời
- Trẻ đi theo yêu cầu của cô
- Cô và trẻ nói “Chúc mừng sinh nhật bạn thỏ”
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ tham gia chơi cùng cô
-Trẻ đi nhẹ nhàng cùng cô.
GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
VĐCB:Đi trong đường hẹp mang vật trên tay
BTPTC: Con thỏ
TCVĐ: Nu na nu nống
Đối tượng: 24-36 tháng
Số lượng: 12 trẻ
Thời gian: 13-15 phút
I: MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1.Kiến thức :
Trẻ nhớ tên vận động,thuộc các động tác của bài tập phát triển chung
2.Kĩ năng:
Trẻ biết cách đi trong đường hẹp mà không chạm vào vạch,không làm rơi vật trên tay..
3.Thái độ :
Biết tuân theo hiệu lệnh của cô ,tích cực hoạt động cùng cô
II. Chuẩn bị
Vạch xuất phát,vạch đường hẹp,sắc sô,bát thìa màu xanh,màu đỏ,rổ đựng màu xanh đỏ,bàn màu xanh đỏ, đàn
III.CÁCH TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRE
Hoạt động 1: Ổn đinh tổ chức
- Các bé ơi lại đây với cô nào .
- Chúng mình rất ngoan vậy cô thưởng cho chúng mình cùng đến thăm nhà bạn Thỏ nhé .
Cô mời chúng mình cùng làm đoàn tàu đến nhà bạn thỏ nào.
Hoạt động 2: Hưỡng dẫn.
*Khởi động
(Cho trẻ nối đuôi nhau làm đoàn tàu.Cho trẻ vừa đi vừa hát : Đoàn tàu nhỏ xíu. Cho trẻ đi thường,đi nhanh dần,chạy, chạy chậm dần, đứng lại thành vòng tròn tập bài tập phát triển chung)
Đã tới nhà bạn Thỏ rồi vậy cô mời chúng mình cùnglàm vòng tay tình bạn và tập tặng bạn thỏ BTPTC nhé.
Cho trẻ đứng thành vòng tròn tập bài tập phát triển chung
*Trọng động:
-Bài tập phát triển chung “Con Thỏ”
Cô và trẻ cùng tập
+Con thỏ con thỏ-Tai dài tai dài
(Hai tay đưa để chụm trên đầu và làm động tác vẫy vẫy như tai thỏ)
+Đuôi thỏ đuôi thỏ-Rất xinh rất xinh
(Hai tay để sau lưng đồng thời chụm lại và lắc người về hai bên)
+Con thỏ con thỏ-Ăn cỏ ăn cỏ
(Cô và trẻ cúi người xuống vờ làm động tác ăn cỏ ăn cỏ)
+Chân thỏ chân thỏ-Nhẩy nhanh nhẩy nhanh
(Hai tay trẻ chụm để trước ngực đồng thời chân nhúm chụm và nhẩy bật lên 2-3 lần)
- Lớp mình tập rất là giỏi cô khen cả lớp mình.
-VĐCB: Đi theo đường hẹp mang vật trên tay.
Vừa rồi cô thấy bạn Thỏ nói với cô là bạn đã chuẩn bị rất nhiều đồ ăn cho chúng mình đấy, nhưng vì bạn ấy đang bận rất nhiều việc nên chưa bày được bát thìa ra bàn, vậy chúng mình cùng giúp bạn bày bát thìa ra bàn nhé.
Muốn bày được bát thìa ra bàn vậy cô mời chúng mình cùng chú ý xem cô làm mẫu nhé.
+Cô làm mẫu lần 1 không phân tích.
+Cô làm mẫu lần 2 phân tích.
Trước tiên cô sẽ đi từ hàng tới vạch xuất phát,cô cúi người xuống và cầm bát .Khi cô cầm bát cô cầm bằng 2 tay.và khi nghe có hiệu lệnh:”Đi”. Thì cô sẽ đi. Khi đi chúng mình nhớ phải đi thật khéo sao cho không dẫm vào hoa ở 2 bên đường, tay cầm vật làm sao để không bị rơi xuống đất và khi đi thì mắt nhìn thẳng về phía trước. Khi tới nơi thì chúng mình đặt bát vào bàn mà bạn Thỏ đã chuẩn bị sẵn cho chúng mình.
Chúng mình đã rõ cách đi chưa?
+Bây giờ cô mời 1 bạn đi cho lớp mình cùng xem nào.
Chúng mình thấy bạn đi thật khéo đúng không.Vậy giờ chúng mình cùng đi thật khéo như bạn nhé.
(Cho trẻ lần lượt đi. Khi đi cô chú ý quan sát và sửa cho trẻ )
- Cô thấy lớp mình đã mang được rất nhiều bát rồi đấy, vậy giờ chúng mình cùng nhau thi đua mang thìa giúp bạn Thỏ nhé .Thời gian cho phần thi này là 1 bản nhạc
-Thời gian đã hết, và cô thấy các con đã hoàn thành nhiệm vụ thật là tốt. cô tuyên dương lớp nào.
Trời tối trời tối
Trời sáng trời sáng.
Bạn thỏ tặng chúng mình gì đây?
Cô có ý này nhé. Chúng mình có muốn chơi trò chơi với những chiếc vòng này không?
Vậy để chơi được trò chơi này các bé hãy xem cô phổ biến cách chơi nhé
-TCVĐ: Nu na nu nống
Trò chơi có nhan đề : Nu na nu nống .
Cô sẽ đọc bài: Nu na nu nống
Nu na nu nống
Thấy động mưa rào
Rủ nhau chạy vào
Chạy mau kẻo ướt
Khi nào cô nói đến câu : Chạy mau kẻo ướt thì chúng mình sẽ chạy thật nhanh vào nhà kẻo ướt.Các bé đã rõ luật chơi chưa?
Cho trẻ chơi 2 lần.
*Hồi tĩnh.
-Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng thư giãn.
=> Kết thúc chuyển chủ đề.
-Trẻ lại gần bên cô.
-Trẻ trả lời
-Trẻ nối đuôi nhau làm đoàn tàu
-Trẻ lắm tay nhau tạo thành vòng tròn
-Trẻ tập theo cô
- Trẻ tập theo cô
- Trẻ tập theo cô
-Trẻ tập theo cô
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ đứng làm 2 hàng song song cùng với đường hẹp.
-Trẻ chú ý xem cô làm mẫu.
-Một trẻ lên làm mẫu.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ trả lời
- Trẻ chơi
-Trẻ đi lại nhẹ nhàng.

File đính kèm:

  • docxcac_bien_phap_to_chuc_tro_choi_dan_gian_nham_phat_trien_van_dong_cho_tre_nha_tre_o_truong_mam_non_53.docx
Sáng Kiến Liên Quan