Đề tài Các bài tập thể lực để phát triển giảng dạy môn cầu lông cho học sinh lớp 10

ĐỀ TÀI:

CÁC BÀI TẬP THỂ LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN GIẢNG DẠY MÔN CẦU LÔNG CHO HỌC SINH LỚP 10

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

1. Lý do chọn đề tài:

 Thể dục thể thao là một trong những bộ phận quan trọng của nền văn hóa nói chung và giáo dục thể chất (GDTC) nói riêng đã góp phần hết sức quan trọng trọng việc đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể chất để phục vụ công cuộc “Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần đến sức khoẻ mới thành công”.

 Hiện nay, công tác GDTC trong Nhà trường càng được xác định theo đúng tầm quan trọng của nó. Thông qua các giờ học Thể dục và các hoạt động thể thao giáo dục cho học sinh tinh thần đoàn kết, những đức tính: dũng cảm, quyết đoán, kiên trì; giúp học sinh biết được những kỹ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực, góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật, thói quen tự giác tập luyện TDTT, giữ gìn vệ sinh. Có sự tăng tiến về thể lực, thi đạt tiêu chuẩn RLTT và thể hiện khả năng của bản thân về TDTT, biết vận dụng những điều đã học vào nếp sinh hoạt ở trong và ngoài Nhà trường.

 Trong những năm gần đây phong trào Cầu lông phát triển mạnh mẽ không chỉ ở thành phố mà còn phát triển ở các vùng nông thôn. Đặc biệt phát triển mạnh từ năm ngành GD - ĐT đưa môn Cầu lông thành môn học chính khoá. Điều này làm cho tiết học môn Thể dục thêm sinh động, gây hưng phấn, say mê, không nhàm chán, học sinh tập luyện chuyên cần hơn, tích cực hơn, kết quả học tập và rèn luyện tiến bộ rõ rệt.

Quan sát một số trận đấu trong khuôn khổ quốc gia, HKPĐ cấp Khu vực, cấp Tỉnh, cấp Huyện. Qua tiếp xúc với các HLV, các giáo viên dạy TD thì tất cả đều thừa nhận rằng: “Các VĐV, học sinh, sinh viên của chúng ta thi đấu chưa đạt hiệu quả cao là do thể lực còn yếu, kỹ chiến thuật còn chưa hợp lý, chưa đáp ứng được với những trận đấu kéo dài, căng thẳng.”.

 

docx15 trang | Chia sẻ: haianh98 | Lượt xem: 4658 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Các bài tập thể lực để phát triển giảng dạy môn cầu lông cho học sinh lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g mới tập, mới học nên học sinh tiếp thu động tác một cách thụ động, không hứng thú khi tập luyện.
- Trong phân phối chương trình thường 1 tiết Thể dục ghép từ 02 nội dung trở lên nên thời gian dành cho phần khởi động chuyên môn thường phải lướt qua.
- Trình độ kỹ thuật chuyên môn Cầu lông của GV còn hạn chế, gây ra sự khó khăn cho việc tiếp thu kỹ thuật của học sinh.
- Hiện nay đa số học sinh dành nhiều thời gian cho việc học nên ít lao động, ít tập luyện TDTT dẫn đến tình trạng thiếu vận động, lười vận động.
 	Việc đưa các bài tập bổ trợ phát triển thể lực vào trong giờ học môn Cầu lông từ lớp 10 là một yếu tố cần thiết và rất quan trọng trong việc nâng cao thể lực chuyên môn, từ đó học sinh mới có thể đáp ứng được các yếu tố kỹ chiến thuật khi kiểm tra hoặc thi đấu. Nếu người giáo viên không đưa các bài tập bổ trợ thể lực vào để giảng dạy mà chỉ thực hiện các bài tập đơn thuần trong yêu cầu của PPCT và các bài tập hướng dẫn trong SGK thì:
	- Thứ nhất: HS chỉ biết được kỹ thuật cơ bản, khi kiểm tra hoặc thi đấu thì không thực hiện được kỹ thuật vì thiếu thể lực nên di chuyển chậm, lực cổ tay yếu để đánh đường cầu đúng ý muốn. 
	- Thứ hai: Nội dung học lặp lại nhiều lần, không có bài tập mới thì thể lực chuyên môn của người học yếu dẫn đến người học bị sớm mệt mỏi nhàm chán thiếu hứng thú tập luyện.
	2. Biện pháp thực hiện các bài tập phát triển thể lực vào giờ học Cầu lông để nâng cao thành tích học tập:
 	Để góp phần nâng cao hiệu quả của tiết học và đạt kết quả cao khi kiểm tra nội dung Cầu lông, tôi đã nghiên cứu và vận dụng đưa vào giảng dạy các bài tập phát triển thể lực với thời gian từ 8 – 10 phút/tiết liên tục từ tiết thứ nhất cho đến tiết cuối cùng của chương trình Cầu lông.
a. Phân nhóm đối tượng:
	Đối tượng tôi chọn là 4 lớp 10: 10A1, 10A2, 10A3, 10A4 với 178 em, tỷ lệ nam nữ giữa các lớp tương đương với nhau. Thể lực giữa các lớp lúc chọn vào là ngẫu nhiên gần như bằng nhau. 
	Đối tượng được chia làm 2 nhóm: 
	Nhóm đối chứng: 
- Tập luyện bình thường theo PPCT ban hành. 
- Gồm 2 lớp: 10A1 có 45 học sinh, 10A2 có 45 học sinh. Tổng số: 90 học sinh.
	Nhóm thực nghiệm: 
- Tập luyện theo phương pháp thực nghiệm áp dụng các bài tập bổ trợ phát triển thể lực chuyên môn vào giảng dạy.
- Gồm 2 lớp: 10A3, có 44 học sinh, 10A4 có 44 học sinh. Tổng số: 88 học sinh.
b. Áp dụng các bài tập phát triển thể lực vào giờ học Cầu lông:
	b.1. Nhóm các bài tập phát triển sức mạnh.
	Đặc điểm thi đấu và tập luyện Cầu lông là người chơi luôn phải di chuyển liên tục với tốc độ cao trong phạm vi diện tích sân của mình bằng bước chạy, bật nhảy, cùng với đó là việc kết hợp các động tác đánh cầu hợp lý, nhanh, mạnh để thực hiện được ý đồ chiến thuật, v.vVì vậy, sức mạnh trong cầu lông được thể hiện ở các động tác xuất phát, các động tác bật nhảy, khả năng di chuyển nhanh và các động tác đánh cầu, v.vTừ đó cho ta thấy sức mạnh trong môn Cầu lông là sức mạnh tốc độ. 
	Từ cơ sở lý luận cũng như quan điểm vận động tập luyện và thi đấu Cầu lông. Các bài tập để phát triển sức mạnh tốc độ chuyên môn Cầu lông được tôi đưa vào cho học sinh tập luyện các bài tập sau:
	Bài tập 1: Ném cầu xa
	- Mục đích: Phát triển sức mạnh của cánh tay và phối hợp động tác vươn hông duỗi tay trong khi đánh cầu.
	- Chuẩn bị: Mỗi em một quả cầu lông thành công.
	- Cách tập luyện: Kẻ một vạch xuất phát, hai em sẽ thi đấu với nhau (chọn 2 HS tương đương nhau về thể lực), có lệnh từng HS ném, sau đó đánh dấu điểm cầu rơi, HS nào ném xa hơn thì thắng, thua bị phạt chống đẩy hoặc đứng lên ngồi xuống. Thực hiện 5-7 lần ném. 
	- Yêu cầu: Đứng chân trước chân sau (không được lấy đà, không được nhảy lên) đưa cầu ra sau vươn hông và ném. 
	 - Đội hình tập luyện: 
 	 x x	 x	 x	 x	 x	 
 GV4 x	 x x x x x 
Bài tập 2: Lắc cổ tay
- Mục đích: Phát triển sức mạnh của cổ tay và độ dẻo của cổ tay trong khi thực hiện kỹ thuật đánh cầu.
- Chuẩn bị: Vợt cầu lông mỗi HS một chiếc, chai nước lộc
- Cách tập luyện: 
+ Động tác 1: Cầm vợt thuận tay đưa về trước lắc cổ tay từ phải qua trái và ngược lại liên tục trong thời gian 1phút, thả lỏng 1phút, thực hiện 3 lần.
+ Động tác 2: Cầm vợt thẳng lên đầu xoay mạnh cổ tay hết biên độ theo vòng tròn thời gian 30s rồi đổi chiều, thả lỏng 1phút, thưc hiện 3 lần. 
+ Động tác 3: Cầm vợt thẳng lên đầu hướng mặt vợt về phía trước, gập cổ tay từ sau ra trước, thời gian 30s, thả lỏng 1phút, thưc hiện 3 lần. 
 Tập với chai nước có trọng lượng nặng hơn sử dụng bài tập như trên.
- Yêu cầu: Cầm vợt đúng kỹ thuật.
- Đội hình tập luyện:
 x x x x x x 
 GV4 
 x x x x x x 
Bài tập 3: Bật cóc 5 bước
	- Mục đích: Phát triển sức mạnh tốc độ của cơ chân.
	- Cách tập luyện: Hai tay chống hông ngồi xổm trên gót chân, kiểng gót khi có hiệu lệnh của giáo viên người tập bật liên tục 4 bước về phía trước với độ dài tối đa. Nam tập 5 tổ; nữ tập 3 tổ, thời gian nghỉ giữa các tổ là 30 giây.
	- Yêu cầu: Bật hai chân cùng lúc, gắng sức tối đa. 
- Đội hình tập luyện: 
	x	x	x	x	x	x	
	 x	x	x	x	x	x	
	XP
 GV4	5m
	Đ
b.2. Các bài tập phát triển sức nhanh.
	Trong tập luyện và thi đấu Cầu lông, yếu tố sức nhanh là một tố chất cơ bản. Nó thể hiện ở những đường cầu với tốc độ nhanh biến hoá điểm rơi. Đòi hỏi khi vận động phải có phản ứng nhanh. Cầu lông là một môn thể thao không có chu kỳ nên quá trình phản ứng của nó là phụ thuộc vào sức nhanh động tác. Quan trọng nhất đó là sức nhanh di chuyển để thực hiện kỹ thuật động tác. Vì vậy, các bài tập được đưa vào để phát triển sức nhanh cho học sinh được tôi chọn đó là:
Bài tập 1: Nhảy dây.
	- Mục đích: Phát triển sức nhanh của cổ chân và sự phối hợp vận động của tay và chân. Tạo điều kiện thuận lợi cho các bước di chuyển để thực hiện kỹ thuật đánh cầu.
	- Chuẩn bị: Mỗi HS một dây nhảy đơn dài phù hợp với mình.
	- Cách tập luyện: Khi có hiệu lệnh của giáo viên, lần lượt từng hàng chao dây và nhảy. Mỗi tổ 1 phút, hàng đối diện đếm số lần và báo cho GV ghi lại, Nam thực hiện 3 tổ, nữ thực hiện 2 tổ. 
	- Yêu cầu: Khi nhảy dây đầu gối không được co chỉ dùng sức cổ chân và nhảy liên tục không có bước đệm.
	- Đội hình tập luyện: x	x	x	x	x	x	 
	 	 3GV 
 Hàng tập luyện à x	x	x	x	x	x	
Bài tập 2: Di chuyển ngang nhặt cầu
	- Mục đích: Phát triển sức nhanh di chuyển ngang, giúp xác định vị trí cầu rơi.
	- Chuẩn bị: 
	+ Quả cầu lông: 10 đến 15 quả/em (có thể dùng cả quả cầu hỏng).
	+ Sân cầu lông đơn.
	- Cách tập luyện: Thực hiện 1 đợt 6 HS, chia làm 2 nhóm đứng dọc giữa sân cầu lông đơn. Có hiệu lệnh còi tất cả di chuyển sang phải nhặt từng quả cầu ở đường dọc bên phải sau đó di chuyển sang trái bỏ vào giỏ ngoài đường dọc bên trái. Cự ly di chuyển 5m18. GV bấm giờ ghi lại thành tích từng em. Nam thực hiện 3 tổ, nữ 2 tổ, nghỉ giữa các tổ là 3 phút. Thi đấu xem nhóm nào về đích trước.
	- Yêu cầu: Di chuyển đúng kỹ thuật, bỏ cầu đúng vị trí.
	- Đội hình tập luyện: x x x x x x x x x x x x x x x x 
 · · · · · · Giỏ đựng cầu 
 GV4 Đường di chuyển 
	 x x x x x x Người tập
 *** *** *** *** *** *** Quả cầu 
Bài tập 3: Di chuyển lên- xuống
	- Mục đích: Nhằm phát triển sức nhanh di chuyển tiến và lùi cho người tập.
	- Chuẩn bị: Sân cầu lông, lưới cầu lông.
	- Cách tập luyện: Mỗi nhóm 5 HS đứng thành 1 hàng ngang sau đường biên ngang, đứng chân trái trước, chân phải sau. Nghe lệnh còi của giáo viên lập tức chạy lên chạm tay vào vạch dưới lưới (khi chạm yêu cầu chân phải bước tới trước) và chạy lùi về phía cuối sân. Mỗi người chạy lên-xuống 10 lần thì dừng tập. Cự ly di chuyển: 6m70.
	- Yêu cầu: Tay phải chạm vạch dưới lưới.
 - Đội hình tập luyện:
	 x x x x x x x x x x x x x x x x 
 x x
 x x
 Người tập x x
 x x	 x x
 	 lưới	 
 5GV
 	b.3. Nhóm các bài tập phát triển sức bền:
	Trong môn Cầu lông, sức bền có những đặc trưng riêng. Hoạt động tập luyện và thi đấu Cầu lông đòi hỏi người tập phải thường xuyên di chuyển nhanh, phán đoán nhanh và họ phải thường xuyên bật nhảy đập cầu. Ngoài ra, thời gian hiệp đấu không bị khống chế. Do đó, thời gian cho mỗi trận là không cố định, thường thì kéo dài. Vì vậy, sức bền trong Cầu lông được thể hiện ở sức bền mạnh và sức bền nhanh. Để phát triển 2 loại sức bền này chúng ta cần tập cho học sinh tập những bài tập sau:
Bài tập 1: Tại chỗ chạy nâng cao đầu gối
	- Mục đích: Phát triển sức bền mạnh của cơ chân nhằm tăng khả năng sức bền bật nhảy đập cầu.
	- Cách thực hiện: Tập đồng loạt, nghe hiệu lệnh GV thực hiện chạy tại chỗ, thay đổi tư thế tay: chống hông, tay nắm sau, tay buông, tay ra trước ngang hông.	 thực hiện trong thời gian 1 phút/ 1 tổ. Nam 3 tổ, nữ 2 tổ. Thời gian nghỉ giữa các tổ là 1 phút. 
- Yêu cầu: Thực hiện đúng biên độ động tác.
- Đội hình tập luyện: x x x x x x	
 GV4 
 x x x	 x	 x	 x	 
Bài tập 2: Di chuyển 4 góc sân
	- Mục đích: Phát triển sức bền nhanh. Sức bền di chuyển phối hợp vận động.
	- Cách tập luyện: Học sinh đứng ở góc sân phải khi có lệnh thực hiện chạy tiến đến góc sân trên thì di chuyển ngang đến góc sân trên bên trái sau đó di chuyển lùi đến góc sân trái thì di chuyển ngang đến góc sân phải và ngược lại. Tập mỗi sân 2 HS, mỗi em chạy 1 vòng thuận, 1 vòng nghịch. Tổ chức thực hiện trên 2 sân. Nam 3 tổ, nữ 2 tổ. Thời gian nghỉ giữa các tổ là 3 phút. 
 - Yêu cầu: Di chuyển đúng kỹ thuật, tích cực. 
 - Đội hình tập luyện:	
 x x x x x x x x x x x x x x
 x x x x x x x x x x x x x x 
 x x 
 	 lưới	 
 5GV 
	Bài tập 3: Chạy bền 
- Mục đích: Phát triển sức bền nhanh. Sức bền di chuyển phối hợp.
- Cách tập luyện: Chạy trên SVĐ, khi có lệnh của GV, HS thực hiện chạy khoảng 70% sức trên đoạn đường thẳng, đến đoạn đường cong thì chạy chậm để lấy sức, đến đoạn đường thẳng lại tăng tốc. Cứ như vậy thực hiện liên tục theo số vòng quy định. Nam 3 vòng, nữ 2 vòng. Thực hiện 2 tổ, thời gian nghỉ giữa các tổ là 5 phút. 
- Yêu cầu: Phối hợp nhịp thở và phân phối sức hợp lý.
 b.4. Nhóm các bài tập phát triển khéo léo (năng lực phối hợp vận động)
	Năng lực phối hợp vận động trong Cầu lông đòi hỏi phải kết hợp nhiều năng lực khác nhau. Song, tuỳ theo mục đích hành động với từng trường hợp cụ thể mà một năng lực nào đó sẽ cần được thể hiện trội hơn năng lực khác. Đặc biệt là các năng lực liên kết, định hướng, phân biệt, phản ứng và thích ứng, ngoài ra còn có năng lực nhịp điệu và thăng bằng.
- Năng lực liên kết: Dược thể hiện sự phối hợp các bộ phận của cơ thể như chân, thân mình và tay vào thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. 
- Năng lực định hướng: Được thể hiện ở khả năng xác định hướng đánh cầu chính xác và đỡ cầu chính xác.
- Năng lực phân biệt vận động: Được thể hiện khả năng dùng sức cùng với cảm giác về lưới, về sân bãi chính xác, về cảm giác với vợt, với cầu. Học sinh khi mới tập do khả năng này còn hạn chế nên tỷ lệ đánh cầu chưa qua lưới hoặc ra ngoài sân còn cao.
- Năng lực phản ứng nhanh: Thể hiện khả năng phản ứng nhanh với cầu trong mọi tình huống.
- Năng lực thích ứng: Điều này thể hiện ở những học sinh chơi cầu lông nhiều và có trình độ cao hơn. Các em có thể thay đổi mức độ dùng sức hoặc thay đổi các động tác, đặc biệt là cổ tay để có thể điều chỉnh đường cầu đánh lừa đối phương.
- Năng lực nhịp điệu và thăng bằng: Năng lực này đặc biệt cần thiết cho học sinh chúng ta. Nó thể hiện ở việc tiếp thu hoặc hành động một kỷ thuật Cầu lông theo đặc tính nhịp điệu kỹ thuật hoặc khả năng giữ thăng bằng trong hoặc sau khi thực hiện kỹ thuật.
	Qua các quan điểm trên tôi đã đưa vào những bài tập sau để phát triển các năng lực trên cho các em giúp các em tiếp thu bài học được tốt hơn và phát triển năng lực vận động tốt hơn.
Bài tập 1: Di chuyển nhặt cầu
	- Mục đích: Phối hợp các cách di chuyển, phát triển các năng lực vận động.
	- Cách tập luyện: 
+ Mỗi sân 4 người chia theo đường giữa sân và lưới. 4 người phục vụ cầm mỗi người 10 quả cầu đứng ở 4 góc sân trên lưới. 
+ Thực hiện ném cầu qua lưới vào sân cho người tập di chuyển lên nhặt và ném cầu qua lưới (người phục vụ ném cầu ở các vị trí khác nhau trên sân).
+ Thực hiện 4 người xong đổi 4 người khác luân phiên dòng chảy. Nam 3 tổ, nữ 2 tổ. Thời gian nghỉ giữa các tổ là 5 phút. 
- Yêu cầu: Di chuyển đúng kỹ thuật đơn bước, đa bước.
- Đội hình tập luyện: 
 x x x x x x x x x x x x x
 x x Phục vụ
 x x
 x x 
 x	
 x x người phục vụ
 x x (Người phục vụ)
 5GV x x Phục vụ
Bài tập 2: Di chuyển đánh cầu thấp thuận tay và trái tay qua lưới về 2 góc cuối sân.
	- Mục đích: Phát triển phối hợp vận động kết hợp đánh cầu thấp thuận và trái tay.
	- Cách tập luyện: GV hoặc HS phục vụ tung cầu để lần lượt từng HS vào đánh từ 8-10 quả, luyện tập trên 3 sân, thực hiên 3 tổ.
	- Yêu cầu: Di chuyển nhanh, đánh cầu đúng vào ô.
 - Đội hình tập luyện: 
 x x x x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x x x x 
	4	 x	xxxxx
 	 lưới	 
 	Trên đây là toàn bộ hệ thống các bài tập phát triển thể lực chuyên môn mà tôi đưa vào giảng dạy trong thời gian các em học nội dung Cầu lông.
3. Phương pháp tiến hành kiểm tra đánh giá:
	Để đánh giá năng lực phát triển về thể lực chuyên môn cũng như kỹ thuật mà các em đã được học, tôi đã đưa 3 nội dung đặc trưng để kiểm tra cho cả 2 nhóm.
	3.1. Nội dung kiểm tra:
	1. Di chuyển đánh cầu thấp thuận và tái tay về 2 góc cuối sân.
	2. Đánh cầu qua lại 10 quả.
	3. Phát cầu cao xa.
	3.2. Cách tiến hành kiểm tra và thang điểm:
	1. Di chuyển đánh cầu thấp thuận và trái tay về 2 góc cuối sân: thực hiện 10 quả mỗi bên 5 quả, tính số quả vào ô.
	- Dụng cụ:	 + Sân cầu lông hỗn hợp
	 	 + Quả cầu lông Hải Yến.
	- Cách tiến hành: Người thực hiện kiểm tra đứng chuẩn bị ở vị trí trung tâm, người phục vụ ném cầu bổng về 2 góc gần lưới. Người kiểm tra di chuyển thực hiện kỹ thuật đánh cầu thấp thuận và tái tay về 2 góc cuối sân. Mỗi bên thực hiện 5 quả. Giáo viên đánh giá kỹ thuật di chuyển và kỹ thuật đánh cầu theo 3 mức A, B, C.
	+ Loại A: Di chuyển nhanh, đánh cầu thấp tay đúng, cảm giác với cầu tốt.
	+ Loại B: Còn di chuyển chậm, kỹ thuật còn sai sót.
	+ Loại C: Sai sót nhiều trong di chuyển, di chuyển chậm, kỹ thuật thực hành còn yếu, chưa có cảm giác với cầu.
- Cho điểm căn cứ vào bảng sau: 
 Số quả 
 vào 
Mức ô
kỷ thuật 
9- 10
quả
7 -8
5 – 6
4
3
2
1
0
A
10đ
9
8
7
6
5
4
3
B
9đ
8
7
6
5
4
3
2
C
8đ
7
6
5
4
3
2
1
	2. Đánh cầu qua lại 10 quả:
	Hai học sinh cùng kiểm tra vào sân. Mỗi người đứng một bên sân cầu lông sử dụng các kỹ thuật di chuyển đã học kết hợp đánh cầu thấp thuận tay và trái tay, đánh cầu qua lại cho nhau trong phạm vi sân đơn. Đánh liên tục 10 quả thì dừng kiểm tra.
 Kết quả: tính số lần liên tục nhiều nhất kết hợp với đánh giá về kỹ thuật và di chuyển theo 3 mức A, B, C.
+ Loại A: Thực hiện đúng kỹ thuật di chuyển và kỹ thuật đánh cầu thấp tay, đường cầu ổn định.
+ Loại B: Còn sai sót trong các bước di chuyển hoặc ở kỹ thuật đánh cầu thấp tay.
+ Loại C: Sai sót nhiều cả trong hai kỹ thuật di chuyển và đánh cầu.
- Cho điểm căn cứ vào bảng sau:
 Số quả 
 đánh
 được 
 Kỹ
thuật (điểm)
9- 10
quả
7 -8
5 – 6
4 
3 
2 
1 
0 
A
10đ
9
8
7
6
5
4
3
B
9đ
8
7
6
5
4
3
2
C
8đ
7
6
5
4
3
2
1
 3. Phát cầu cao xa 10 quả :
	Người kiểm tra đứng vào ô phát cầu, phát vào ô chéo bên sân còn lại 10 quả rơi đúng ô cao sân về sau.
	Kết quả: Tính số quả rơi vào ô. Kỹ thuật được đánh giá theo mức độ cao và điểm rơi của quả cầu theo mức độ A, B, C.
	+ Loại A: Cầu bay cao và rơi xa về phía sân, kỹ thuật phát tốt.
	+ Loại B: Cầu bay cao nhưng chưa xa hoặc xa nhưng chưa cao, kỹ thuật phát đúng.
	+ Loại C: Cầu bay điểm rơi gần, không cao, kỹ thuật phát chưa tốt.
	- Cho điểm căn cứ vào bảng sau:
 Số quả 
 vào ô
Kỹ
thuật (điểm)
9- 10
quả
7 -8
5 – 6
4
3
2
1
0
A
10đ
9
8
7
6
5
4
3
B
9đ
8
7
6
5
4
3
2
C
8đ
7
6
5
4
3
2
1
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Kết quả thu được:
	Sau khi tiến hành kiểm tra theo 3 nội dung trên cho 4 lớp thuộc 2 nhóm, tôi quan sát trong khi kiểm tra thấy các em đã di chuyển tốt hơn, các bước di chuyển hợp lý hơn giúp đánh trả cầu qua lại đạt độ chuẩn xác cao hơn. Kết quả thu được như sau:
Nhóm đối chứng
Nhóm thực nghiệm
Lớp
10A1(45)
10A2(45)
Tổng(90)
10A3(44)
10A4(44)
Tổng(88)
Điểm
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9-10
5
11
6
13
11
12
12
27
11
25
23
26
7-8
14
31
15
 33
29
32
24
55
25
57
49
56
5-6
23
51
21
 47
44
 49
 8
18
 8
18
16
18
3-4
3
7
3
 7
 6
7
0
0
0
0
0
0
1-2
0
0
0
0
 0
0
0
0
0
0
0
0
	Quy đổi điểm thành xếp loại: Đạt yêu cầu(Đ) từ 5 điểm trở lên, chưa đạt yêu cầu(CĐ) dưới điểm 5.
 	Như vậy, căn cứ kết quả ở bảng trên: Thành tích của nhóm đối chứng số lượng học sinh xếp loại Đạt 84 em chiếm tỷ lệ 93%, loại Chưa đạt 6 em chiếm tỷ lệ 7%. Thành tích của nhóm thực nghiệm số lượng học sinh xếp loại Đạt 88 em chiếm tỷ lệ 100%, không có học sinh xếp loại chưa đạt.
2. Nhận xét, đánh giá.
	 	Qua kết quả 2 bảng thành tích kiểm tra trên của 2 nhóm đối tượng thực nghiệm và đối chứng, tôi thấy kết quả học tập của 2 nhóm đều có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, nhưng kết quả của nhóm thực nghiệm được nâng lên rõ rệt hơn. Điều đó chứng minh rằng các bài tập phát triển thể lực mà tôi lựa chọn đưa vào giảng dạy đã phát huy hiệu quả. 
	 Kết quả đó đã mang lại một số tác dụng tích cực sau:
 * Thứ nhất: Các bài tập phát triển thể lực có tính mới lạ, giúp các em có tinh thần thoải mái hơn, yêu thích tập luyện hơn mặc dù tập luyện mệt. Kết quả kiểm tra đánh giá về kỹ thuật cũng như tố chất thể lực của nhóm được thực nghiệm tăng lên rõ rệt. 
	* Thứ hai: Từ cơ sở các bài tập thể lực đó ở trường, ở lớp, các em đã tích cực hơn trong việc luyện tập ở nhà và ở các câu lạc bộ Cầu lông ở địa phương. Từ đó các em phát triển tốt hơn về mặt thể chất cũng như trình độ, thể lực và kỹ thuật của môn Cầu lông chuẩn bị cho việc tiếp thu nhanh các môn học khác.
 	 Đặc biệt các em học sinh nữ, nhiều em cũng đã rất thích thú tập luyện và đạt kết quả khá cao.
3. Kết luận và kiến nghị:
Sau khi áp dụng các bài tập bổ trợ trên vào môn học Cầu lông cho các em học sinh, tôi thấy thể lực chuyên môn của các em được nâng lên rõ rệt. Từ đó, các em đã nắm bắt kỹ thuật được tốt hơn. Giờ học của các em sinh động hơn, không bị nhàm chán, gò bó. Khi các em vui chơi thể thao (chơi cầu lông) ở ngoài giờ học, ở nhà, ở các câu lạc bộ ở địa phương cũng tốt hơn. Và nhất là các buổi đấu tập, các em đã nhanh nhẹn hơn, bền bỉ hơn trong từng trận đấu. Vì vậy, tôi mạnh dạn đem một phần sáng kiến nhỏ của mình trong nhiều năm làm công tác giảng dạy ở trường phổ thông để góp phần chung vào công tác dạy học ở trường THCS&THPT Dương Văn An.
 	Mặc dù vậy, trên đây là đánh giá chủ quan của cá nhân tôi, không thể tránh được những sai sót, những bất cập, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến bổ sung của các thầy cô, các đồng nghiệp, các cấp quản lí để SKKN của tôi được hoàn thiện hơn, có thể áp dụng rộng rãi hơn. 
 Ngoài ra, Tổ Thể dục; GDQP&AN chúng tôi rất mong sự quan tâm của Ban giám hiệu, Ban chuyên môn để tiếp tục hỗ trợ về kinh phí, cơ sở vật chất, hoàn thành sớm nhà thi đấu đa năng để chúng tôi làm tốt công việc giảng dạy môn Thể dục.
MỤC LỤC
Stt
Đề mục
Số trang
1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
2
2
 1. Lý do chọn đề tài
2
3
 2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3
4
 3. Phương pháp nghiên cứu
3
5
 4. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu
3
6
 5. Trang thiết bị
3
7
II. NỘI DUNG
3
8
 1. Thực trạng giảng dạy môn Cầu lông hiện nay
3
9
 2. Biện pháp thực hiện các bài tập phát triển thể lực vào giờ học Cầu lông để nâng cao thành tích học tập
4
10
 3. Phương pháp tiến hành kiểm tra đánh giá
11
11
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
13
12
 1. Kết quả thu được
13
13
 2. Nhận xét, đánh giá
13
13
 2. Nhận xét, đánh giá
13
14
 3. Kết luận và kiến nghị
13
15
Mục lục
14
16
Danh mục tài liệu tham khảo
15
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
SÁCH
NHÀ XUẤT BẢN
1
Sách giáo viên lớp 10,11,12
Nhà xuất bản Giáo dục
2
Cầu lông cơ bản và nâng cao
Nhà xuất bản TDTT
3
Cầu lông – Tôi yêu thể thao
NXB Mỹ thuật
4
Hướng dẫn kỹ thuật đánh Cầu lông
NXB Mũi Cà mau
5
Luyện tập Cầu lông từng bước để thành công
NXB Tổng hợp TP HCM
6
Học chơi Cầu lông
NXB Hà nội

File đính kèm:

  • docxSKKN CAC BAI TAP THE LUC DE PHAT TRIEN GIANG DAY MON CAU LONG CHO HOC SINH LOP 10_12611744.docx
Sáng Kiến Liên Quan