Đề tài Áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động chuyên môn

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hiện nay mô hình trường lớp rất đa dạng: trường công lập có tuyển chọn;

trường công lập không tuyển chọn; trường bán công; trường dân lập

Trung tâm GDTX Trảng Bom là cơ sở giáo dục theo đặc thù là nơi tiếp nhận

tất cả các học sinh, đối tượng người học đã tốt nghiệp THCS, phổ cập., không đủ

điều kiện (về trình độ, về học phí, về thời gian.) để vào học tại các trường THPT

cùng cấp trên địa bàn huyện, do đó trình độ, độ tuổi của học sinh, học viên theo

học tại Trung Tâm GDTX Trảng Bom không đồng đều, đa số có học lực yếu. Mặt

khác, phần lớn học sinh theo học tại Trung Tâm GDTX lại sinh sống ở các xã vùng

sâu, vùng khó khăn của Huyện, có em là công nhân, vừa đi học, vừa đi làm, có em

là lao động chính trong gia đình, cha mẹ các em đi làm rẫy rất xa, 1 tuần, thậm chí

có khi một tháng mới về nhà một lần. Ở nhà các em sinh hoạt theo kiểu tự quản

(anh chị lớn quản các em nhỏ), từ đó dẫn đến việc các em lơ là trong việc học và tự

học ở nhà hoặc do phải lo phụ giúp cha mẹ trong công việc vườn rẫy nên các em

không cò thời giờ để học và làm bài ở nhà. Với tình hình như trên, việc ôn kiến

thức cũ, tiếp thu kiến thức mới của học sinh, học viên và việc giảng dạy của giáo

viên gặp nhiều khó khăn.

Với sự phát triển của Công nghệ thông tin (CNTT) đã tạo ra cơ hội mới cho

ngành GD&ĐT trong tất cả các lĩnh vực, từ quản lý giáo dục, bồi dưỡng chuyên

môn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Hỗ trợ đắc lực cho phương pháp dạy học tích

cực của hoạt động nhận thức của HS. Đổi mới công tác quản lý và đổi mới phương

pháp dạy học là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục. Đó là một

trong những mục tiêu quan trọng nhất trong cải cách giáo dục nước ta hiện nay.

Việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý và dạy học có hiệu quả là một công

việc lâu dài, khó khăn đòi hỏi rất nhiều điều kiện về CSVC, tài chính và năng lực

của đội ngũ CBQL và giáo viên. Do đó, để đáp ứng nhu cầu học tập, đạt được trình

độ theo chuẩn kiến thức đã quy định của hệ GDTX và đặc biệt giúp học sinh, học

viên tốt nghiệp THPT đủ điều kiện để tham gia xã hội là một trăn trở đối với

người làm công tác chuyên môn. Chính vì thế, trong công tác quản lý cần có những

biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chuyên môn trong việc

học tập của học sinh

pdf13 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 2433 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động chuyên môn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành tựu đó vào công tác quản lý hoạt động chuyên môn sẽ giúp cho 
công tác này trở nên thuận lợi, chính xác hơn, giảm bớt thời gian để giáo viên tập 
trung đầu tư vào công tác soạn giảng nâng cao hiệu quả của việc dạy học, giúp 
từng bước nâng cao chất lượng học tập của học sinh là mục đích của đề tài này. 
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 
 Để thực hiện được mục tiêu đó, trong hệ thống các giải pháp, Trung tâm 
GDTX Trảng Bom chú trọng một số giải pháp sau: 
a) Công tác xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị 
 5 
- Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp cùng với sự tích cực tham mưu của 
nhà trường, đến nay tình trạng cơ sở vật chất về tin học và công nghệ thông tin của 
nhà trường đã được cải thiện đáng kể. 
Số máy tính phục vụ cho văn phòng, Ban giám đốc, phòng chuyên môn, giáo 
viên, kế toán, thư viện là 04 máy; phục vụ cho dạy học là 50 máy. Trong đó có 50 
máy tính nối mạng Internet. Có 04 phòng học đưọc trang bị màn hình 42 inches để 
phục vụ cho công tác giảng dạy . 
- Nhà trường luôn cố gắng bố trí sắp xếp khoa học để khai thác hiệu quả và sử 
dụng tối đa số trang thiết bị hiện có. 
+ Bố trí thời khóa biểu lệch ca, lệch tiết để các khối lớp của Trung tâm đều 
được học tin học. 
+ Bố trí các phòng làm việc của BGĐ, phòng chờ của giáo viên, đều có kết 
nối Internet để cán bộ, giáo viên và học sinh được truy cập Internet thường xuyên; 
+ Các máy chiếu đều được lắp đặt cố định trên lớp học, tiện cho giáo viên sử 
dụng; 
+ Hoàn thành kết nối Internet tốc độ cao: ADSL, Dcom 3G; 
+ Khuyến khích cán bộ giáo viên trong nhà trường kết nối Internet theo 
chương trình khuyến mại dành riêng cho ngành giáo dục; 
Việc xây dựng, đầu tư cơ sở vật chất trong lĩnh vực CNTT là nền tảng để thực 
hiện đề tài này 
b) Các nội dung hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lý chuyên môn 
 Công tác quản lý 
Tôi đã xây dựng và phát huy tối đa hiệu quả trang thông tin nội bộ của Trung 
tâm(do bộ phận chuyên môn quản lý) được xây dựng miễn phí tại địa chỉ : 
 và hộp thư điện tử của đơn vị qua địa chỉ 
giaoviengdtxtrangbom@gmail.com . Đây thực sự là cầu nối giữa giáo viên với Ban 
giám đốc trung tâm, giữa giáo viên học sinh và giữa giáo viên với với Phụ huynh 
học sinh. Thông qua trang thông tin nội bộ này Tôi đã xây dựng và hòan thiện các 
chức năng giúp giáo viên thực hiện các công việc sau: 
Thực hiện việc báo giảng điện tử trên trang thông tin của Trung tâm vào 
thứ hai đầu tuần, thông qua việc báo giảng này giáo viên có thể đăng nhập vào gửi 
lịch báo giảng cho bộ phận chuyên môn bất cứ nơi nào miễn là có kết nối Internet. 
Thông qua việc báo giảng này bộ phân chuyên môn sẽ theo dõi và kịp thời điều 
chỉnh kế hoạch cho phù hợp với hoạt động của Trung tâm. 
 6 
Thực hiện việc quản lý điểm thông qua phần mềm SSM của Bộ giáo dục 
giúp cho việc làm điểm của giáo viên được chính xác và đúng với thời gian quy 
định. 
Thông báo kết quả học tập, kết quả thi đua của học sinh trên trang thông 
tin nội bộ để phụ huynh và học sinh có thể truy câp và theo dõi được kết quả học 
tập của con em mình 
Mỗi bộ môn đều có một trang riêng do giáo viên bộ môn phụ trách, thông 
qua trang riêng này giáo viên bộ môn có thể đưa những nội dung, những tài liệu, 
những bài tập để học sinh có thể truy cập vào để lấy những tư liệu liên quan tham 
khảo hoặc thực hiện các yêu cầu của giáo viên bộ môn đặt ra. 
 Giáo viên có thể gửi báo cáo định kỳ về cho BGĐ, 
Ngoài ra các thông báo, lịch công tác tuần, kế hoạch, thời khóa biểu, văn 
bản hƣớng dẫn chuyên môn đã được đưa lên trang thông tin, giáo viên có thể 
truy cập vào để nghiên cứu và thực hiện khi có yêu cầu. 
 Các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học 
- Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT nhằm đổi mới phương pháp dạy và học 
theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh, giáo viên tích hợp CNTT 
vào từng môn học. Mỗi giáo viên dạy trung bình ít nhất 1 tiết có ứng dụng CNTT/ 
tháng, hàng tháng giáo viên đăng ký số tiết dạy học có ứng dụng CNTT của mỗi 
giáo viên trong phiên họp chuyên môn định kỳ hàng tháng để bộ phận chuyên môn 
bố trí phòng học nếu tiết dạy đó trùng với giáo viên khác. Chuyên môn nhà trường 
chú trọng dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm và tổ chức sinh hoạt chuyên môn trao 
đổi về cách ứng dụng CNTT một cách chọn lọc, phù hợp với đối tượng, nhằm phát 
huy có hiệu quả tác dụng của phương tiện, tránh lạm dụng quá mức. 
Các hình thức sử dụng hiệu quả được nhiều giáo viên sử dụng là: dạy trình 
chiếu với cách thiết kế các sile về hình thức gần giống với bảng truyền thống (màu 
sắc, cách chia bảng, cách trình bày đầu bài, đề mục,...); sử dụng máy chiếu như là 
phương tiện hỗ trợ cung cấp kênh hình với nhiều hình ảnh sinh động, âm thanh, 
video mà không phải mang vác nhiều tranh ảnh, bảng phụ, máy móc thiết bị khác; 
 CNTT với nhiều phần mềm tiện ích là công cụ hỗ trợ đắc lực cho GV trong công 
tác soạn bài, quản lý điểm, đánh giá xếp loại học sinh được tiện lợi và nhanh 
chóng. 
- Tham gia lập và sử dụng “nguồn học liệu mở” về đề thi, giáo án, tài liệu 
tham khảo trên websile của Bộ, Sở và các trường bạn, tài nguyên dùng chung trên 
trang thông tin nội bộ của Trung tâm ( 
 7 
- Đẩy mạnh việc khai thác tài nguyên trên mạng Internet phục vụ công tác 
quản lý và giảng dạy của CBGV thông qua bồi dưỡng, tập huấn, cung cấp địa chỉ 
hoặc mở liên kết với trang thông tin của Trung tâm . 
- Tăng cường việc khai thác sử dụng hệ thống thư điện tử để tăng tiện ích, 
hiệu quả trong trao đổi cập nhật thông tin. Yêu cầu mỗi cán bộ giáo viên lập và 
đăng ký một địa chỉ mail cố định với nhà trường. 
- Bộ phận chuyên môn đã mở 02 lớp tập huấn sử dụng các phần mềm hỗ trợ 
soạn giảng và kỹ thuật thiết kế bài giảng e-Learning cho cán bộ giáo viên, đồng 
thời thường xuyên giới thiệu các phần mềm hỗ trợ soạn giảng tại trang thông tin 
nội bộ của Trung tâm . 
- Tổ chức dạy tin học cho học sinh, 100% học sinh khối 12 đều có CCA tin 
học. 
Khai thác và lập một thư viện các bài giảng e-Learning trên Internet để học 
sinh nghiên cứu trước bài học khi lớp học vắng giáo viên. (Vì lý do nào đó khi giáo 
viên vắng sẽ cho học sinh xem trước bằng bài giảng e- Learning theo đúng lịch 
báo giảng giáo viên bộ môn đã đăng ký, sau đó giáo viên bộ môn sẽ dạy bù lại tiết 
này) 
c) Biện pháp thực hiện : 
 Công tác bồi dƣỡng giáo viên 
Xác định Con người là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định sự thành 
công trong việc ứng dụng CNTT vào trong quản lý và giảng dạy. Do đó, Trung 
tâm GDTX Trảng Bom đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ tin 
học, đặc biệt là các kỹ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ giáo viên. Để hiểu rõ 
trình độ và kỹ năng Tin học của đội ngũ, ngoài việc tìm hiểu hồ sơ giáo viên, nhà 
trường đã tiến hành khảo sát thực tế. Kết quả cho thấy 100% giáo viên có chứng 
chỉ Tin học từ A trở lên nhưng trong đó kỹ năng sử dụng máy tính của một số giáo 
viên còn hạn chế. Xuất phát từ thực tế đó, Trung tâm GDTX Trảng Bom đã tiến 
hành bồi dưỡng cho giáo viên bằng các giải pháp cụ thể: 
Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên 
Đẩy mạnh tuyên truyền cho giáo viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính 
tất yếu của ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua việc 
triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ, ngành về ứng dụng CNTT trong dạy học; 
thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ khối, hội thảo chuyên đề; thông qua 
dự giờ thăm lớp và qua việc triển khai các cuộc thi có ứng dụng CNTT do ngành tổ 
chức. 
 8 
Phát động sâu rộng thành phong trào và đề ra yêu cầu cụ thể về số tiết ứng 
dụng CNTT đối với mỗi giáo viên để chính họ qua áp dụng thấy được hiệu quả và 
sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, đặc biệt là đối với đổi mới 
phương pháp dạy học. 
 Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT 
Muốn ứng dụng CNTT vào giảng dạy hiệu quả thì ngoài những hiểu biết căn 
bản về nguyên lý hoạt động của máy tính và các phương tiện hỗ trợ, đòi hỏi giáo 
viên cần phải có kỹ năng thành thạo (thực tế cho thấy nhiều người có chứng chỉ 
hoặc bằng cấp cao về Tin học nhưng nếu ít sử dụng thì kỹ năng sẽ mai một, ngược 
lại chỉ với chứng chỉ A –Tin học văn phòng nhưng nếu bạn chịu khó học hỏi, thực 
hành thì việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy sẽ chẳng mấy khó khăn). Nhận thức 
được điều đó, nhà trường rất chú trọng bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho 
giáo viên thông qua nhiều hoạt động, như: 
Tổ chức tập huấn cho toàn bộ giáo viên của Trung Tâm kỹ năng sử dụng và 
khai thác tài nguyên trên Internet để phục vụ cho công việc soạn giảng. (Toàn bộ 
giáo viên trong Trung tâm đều sử dụng hộp thư điện tử để trao đổi và cập nhật 
thông tin liên quan đến chuyên môn). 
Tập huấn sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học như: Geometer's sketchpad, 
Crocodile Chemistry, Cabri, Lecture Maker 
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm tin 
học với giảng viên là giáo viên CNTT và những giáo viên có kỹ năng tốt về Tin 
học của trường, theo hình thức trao đổi giúp đỡ lẫn nhau, tập trung chủ yếu vào 
những kỹ năng mà giáo viên cần sử dụng trong quá trình soạn giảng hàng ngày như 
cách khai thác thông tin trên trang thông tin của đơn vị hoặc trên Internet, các bước 
soạn một bài trình chiếu, các phần mềm thông dụng, cách chuyển đổi các loại 
phông chữ, cách sử dụng một số phương tiện như máy chiếu, máy quay phim, chụp 
ảnh, cách thiết kế bài kiểm tra,... 
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề để trao đổi về kinh nghiệm ứng 
dụng CNTT trong giảng dạy. 
- Định hướng cho giáo viên luôn có ý thức sưu tầm tài liệu hướng dẫn ứng 
dụng CNTT hiệu quả, bộ phận chuyên môn nghiên cứu chọn lọc photo phát cho 
giáo viên hoặc đưa lên trang thông tin của đơn vị, (bằng cách làm này Trung tâm 
đã có nhiều tài liệu hay, dễ thực hành cho giáo viên sử dụng như: tài liệu hướng 
dẫn soạn giáo án powerpoint, hướng dẫn sử dụng máy chiếu, hướng dẫn thiết kế 
bài giảng điện tử e- Learning,...) 
 9 
- Động viên giáo viên tích cực tự học, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng chia sẻ, 
luôn cầu thị tiến bộ, thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp; chuyên môn nhà 
trường phải là bộ phận kết nối, là trung tâm tạo ra một môi trường học hỏi chuyên 
môn tích cực. 
- Tích cực tham gia các cuộc thi ứng dụng CNTT do ngành tổ chức. Bởi vì 
khi tham gia bất cứ cuộc thi nào yêu cầu sản phẩm cũng đòi hỏi người tham gia 
cuộc thi phải có sự đầu tư nhiều hơn về thời gian, công sức, chất xám và cả việc 
phải học hỏi ở những người giỏi hơn. Như vậy, vô hình chung cả việc rèn kỹ năng, 
tự học và học hỏi đồng nghiệp đều được đẩy mạnh. (Trong năm học vừa qua đã cử 
02 giáo viên tham gia hội thi giáo viên giỏi ứng dụng CNTT vào giảng dạy do Sở 
Khoa học công nghệ phối hợp với Sở GDĐT Đồng Nai tổ chức; 01 giáo viên đủ 
điều kiện vào vòng 2) 
Để làm được điều đó, với vai trò phụ trách chuyên môn của Trung tâm Tôi 
phải luôn quan tâm sâu sát, đi đầu gương mẫu, cùng học hỏi- cùng làm với giáo 
viên thì mới hiểu được họ yếu ở điểm nào, gặp khó khăn ở khâu nào, cần giúp đỡ 
gì. Nói đi đôi với làm luôn được coi là biện pháp hữu hiệu nhất để thúc đẩy phong 
trào phát triển. 
d) Kết quả đạt đƣợc 
Việc áp dụng các nội dung của đề tài trên đã được thực hiện tại một số trường 
THPT trong tỉnh (Có sự hỗ trợ về kinh phí của các nhà tài trợ để thực hiện 
website của đơn vị) . Tuy nhiên đối với một đơn vị dạy học theo chương trình 
GDTX với những điều kiện về đội ngũ, đối tượng người học như đã nêu trên thì 
việc áp dụng và thực hiện linh hoạt các nội dung, biện pháp của đề tài đã nêu mà 
không phải đầu tư nhiều về mặt tài chính nhưng hiệu quả đạt được đã được đội ngũ 
giáo viên đồng thuận và phụ huynh học sinh ủng hộ là một thành công đối với 
người làm công tác quản lý chuyên môn. (Trang thông tin nội bộ của đơn vị được 
xây dựng hoàn toàn miển phí trên nền tảng của Google) 
- Hiện nay, 100% giáo viên nhà trường có chứng chỉ Tin học văn phòng từ 
trình độ A trở lên và đều soạn bài bằng máy vi tính; 100% giáo viên biết sử dụng 
kỹ thuật trình chiếu hỗ trợ giảng dạy, sử dụng các phần mềm dạy học bộ môn, các 
tư liệu điện tử,... 
- Tổng số tiết ứng dụng CNTT trong năm học là 52 tiết/ 10 giáo viên; 
- Thành lập được thư viện đề thi với tất cả các môn; 
 10 
Đối với giáo viên: dù là giáo viên cơ hữu, hay hợp đồng thỉnh giảng vẫn tận 
tâm thực hiện các yêu cầu, biện pháp đã đề ra một cách triệt để tạo ra sự đồng 
thuận trong hội đồng sư phạm giúp Trung Tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục. 
e) Phƣơng hƣớng thời gian tới 
Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học và kỹ năng ứng dụng CNTT cho 
toàn thể giáo viên. 
Tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy: sử 
dụng các phần mềm do Bộ GD & ĐT cung cấp (đặc biệt là các phần mềm mã 
nguồn mở), soạn giảng bài giảng điện tử, khai thác và sử dụng có hiệu quả tài 
nguyên trên internet 
Phát huy hiệu quả của công tác thông tin liên lạc qua email, mạng internet. 
Hoàn thiện thư viện đề thi tiến tới việc đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu để có thể 
thực hiện việc làm bài kiểm tra thông qua mạng Internet (bài kiểm tra online) cho 
đối tượng đăng ký theo học theo hình thức tự học. 
Tổ chức hội thảo chuyên đề cấp trường về ứng dụng CNTT trong dạy học. 
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 
Với những biện pháp và nội dung của đề tài khi được triển khai và áp dụng tại 
Trung tâm trong năm học qua đã đạt được những hiệu quả sau: 
Cái được đầu tiên phải kể đến đó chính là giáo viên đã có sự chuyển đổi về 
nhận thức, từ qui định (mang tính áp đặt) lúc ban đầu sang tâm thế thích thú với 
những công việc mà giáo viên phải thực hiện thông qua việc áp dụng CNTT ( Báo 
giảng, truy cập trang thông tin của đơn vị để cập nhật thông tin, gửi bài tập, hướng 
dẫn học sinh làm việc ở nhà ) Từ yêu thích đến chủ động học hỏi cho nên việc 
thực hiện quy chế chuyên môn theo quy định được thực hiệt rất nghiêm túc, kỹ 
năng soạn giảng các tiết có ứng dụng CNTT của giáo viên không ngừng được nâng 
lên, chất lượng bài dạy cũng tốt hơn, hấp dẫn với học sinh hơn. 
Chất lượng chuyên môn của giáo viên được nâng lên : 100% giáo viên được 
xếp loại cuối năm về chuyên môn từ loại khá trở lên.(Năm trước có 01 giáo viên 
xếp loại đạt yêu cầu ) 
- Trường xây dựng trang website riêng tại địa chỉ  
100% cán bộ giáo viên biết khai thác thông tin trên website của đơn vị và của 
ngành. 
Chất lượng về học lực, hạnh kiểm duy trì sĩ số ở các lớp BTVH THPT có tiến 
bộ rõ rệt so với năm học trước. 
 11 
Thu hút sự quan tâm của phụ huynh học sinh trên địa bàn ngày càng cao, rất 
nhiều phụ huynh đã đến liên hệ với Trung tâm từ cuối năm học để đăng ký cho con 
em mình vào học tại Trung Tâm trong năm học mới 2012 - 2013 
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 
Vạn sự khởi đầu nan, ứng dụng CNTT vào công tác quản lý chuyên môn ban 
đầu là một bài toán khó, nhưng qua một thời gian không dài (Trong 01 năm thực 
hiện tại đơn vị), công việc này đã cho thấy hiệu quả tích cực khi CNTT mang lại 
nhiều hiệu quả cho đơn vị. Với sự hỗ trợ của máy tính và một số phần mềm, công 
cụ miễn phí việc quản lý chuyên môn của đơn vị trở nên nhẹ nhàng, chính xác hơn 
và ngày càng hoàn thiện hơn theo yêu cầu chung của ngành. Đối vối giáo viên việc 
dạy học cùng các thiết bị đi kèm, giáo viên có thể tổ chức tiết học một cách sinh 
động, các bài giảng không chỉ mang hơi thở cuộc sống hiện đại gần gũi hơn với 
học sinh mà còn giúp cả người dạy và người học được tiếp xúc với các phương tiện 
hiện đại, làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình. 
Việc xây dựng Website (Trang thông tin nội bộ) của đơn vị là một hình thức 
để quảng bá hoạt động của Trung tâm GDTX Trảng Bom. Nếu các đơn vị khác 
cũng thực hiện được thì hoạt động của một Trung tâm GDTX không chỉ dừng lại ở 
việc giảng dạy các lớp BTVH mà còn đa dạng hơn ở các hoạt động khác theo quy 
chế hoạt động do Bộ GD-ĐT ban hành. 
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1) Hướng dẫn số 1324/SGDĐT_GDTX ngày 22 tháng 8 năm 2011 V/v hướng 
dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2011-2012 đối với GDTX 
2) Hướng dẫn số 4960/BGDĐT-CNTT ngày 27 tháng 7 năm 2011 V/v hướng 
dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2011-2012 
 NGƢỜI THỰC HIỆN 
(Ký tên và ghi rõ họ tên) 
Đặng Hữu Chƣơng 
 12 
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI 
TRUNG TÂM GDTX TRẢNG BOM 
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
Trảng Bom, ngày 24 tháng 5 năm 2012 
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Năm học: 2011 - 2012 
––––––––––––––––– 
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Áp dụng Công nghệ thông tin trong công tác quản lý 
 hoạt động chuyên môn 
Họ và tên tác giả: Đặng Hữu Chƣơng . Chức vụ: Phó giám đốc 
Đơn vị: Trung tâm GDTX Trảng Bom 
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) 
- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................  
- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ........................................................  
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  
1. Tính mới 
- Có giải pháp hoàn toàn mới  
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có  
2. Hiệu quả 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng 
trong toàn ngành có hiệu quả cao  
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại 
đơn vị có hiệu quả  
3. Khả năng áp dụng 
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: 
 Tốt  Khá  Đạt  
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và 
dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt  
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả 
trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt  
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN 
(Ký tên và ghi rõ họ tên) 
THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ 
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) 
BM04-NXĐGSKKN 
 13 
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI 
TRUNG TÂM GDTX TRẢNG BOM 
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
Trảng Bom, ngày 24 tháng 5 năm 2012 
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Năm học:2011 - 2012 
––––––––––––––––– 
Tên sáng kiến kinh nghiệm: 
Áp dụng Công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động chuyên môn 
Họ và tên tác giả: Đặng Hữu Chƣơng . Chức vụ: Phó giám đốc 
Đơn vị: Trung tâm GDTX Trảng Bom 
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) 
- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: ........................  
- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ...................................................  
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  
4. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây) 
- Có giải pháp hoàn toàn mới  
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có  
5. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây) 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp 
dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp 
dụng tại đơn vị có hiệu quả  
6. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) 
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: 
 Tốt  Khá  Đạt  
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực 
hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt  
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt 
hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt  
 Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của 
người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng 
kiến kinh nghiệm. 
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN 
THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ 
BM04-NXĐGSKKN 

File đính kèm:

  • pdfap_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_cong_tac_quan_ly_hoat_dong_chuyen_mon_8679.pdf
Sáng Kiến Liên Quan