Đề nghị xét công nhận sáng kiến “Một số phương pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập làm văn” trong môn Tiếng Việt lớp 2 ở trường Tiểu học Thọ Sơn

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số phương pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập làm văn” trong môn Tiếng Việt lớp 2 ở trường Tiểu học Thọ Sơn.

- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:

- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục.

- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 29/8/2016.

- Mô tả bản chất sáng kiến:

 + Tình trạng của giải pháp đã biết:

Trong quá trình giảng dạy các tiết Tập làm văn tại lớp 2C, trường Tiểu học Thọ Sơn, năm học 2016 – 2017 khi chưa áp dụng sáng kiến tôi nhận thấy thực trạng của việc dạy và học như sau:

-Ở lớp 1, thông qua môn Tiếng Việt học âm, vần, học sinh được luyện nói từng câu ngắn, đã được tập kể lại câu chuyện, tuy nhiên vốn từ của các em còn nghèo, cơ hội để các em rèn luyện còn ít nên kĩ năng diễn đạt còn hạn chế; học sinh còn ngại nói và đa số các em chỉ nói được các câu ngắn, trả lời chưa đủ ý, chie trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, vở bài tập nên dẫn đến sự rập khuôn, thiếu sáng tạo trong câu nói.

-Khi viết câu học sinh cũng chưa quan tâm đến việc sử dụng dấu câu cho hợp lí nên thường đánh dấu tùy tiện, sai quy định. Khả năng nối câu còn hạn chế nên các câu nói, viết còn mang tính rời rạc, lủng củng.

Với những thực trạng trên, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm lớp 2C, năm học 2016 – 2017 và thấy cần thiết phải có biện pháp rèn thêm về kĩ năng diễn đạt, để giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn hơn.

 

doc7 trang | Chia sẻ: hoahong.90 | Lượt xem: 3437 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề nghị xét công nhận sáng kiến “Một số phương pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập làm văn” trong môn Tiếng Việt lớp 2 ở trường Tiểu học Thọ Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: 
Hội đồng Sáng kiến Trường Tiiểu học Thọ Sơn;
Hội đồng Sáng kiến huyện Bù Đăng;
Hội đồng Sáng kiến tỉnh Bình Phước. 
Tôi ghi tên dưới đây:
Số TT
Họ và tên
Ngày, tháng, năm sinh
Nơi công tác
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp 
1
Bùi Thị Loan
19/02/1992
Trường Tiểu học Thọ Sơn, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước
Giáo viên
Trung cấp sư phạm Giáo dục Tiểu học
100%
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số phương pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập làm văn” trong môn Tiếng Việt lớp 2 ở trường Tiểu học Thọ Sơn.
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: 
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục.
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 29/8/2016.
- Mô tả bản chất sáng kiến:
	+ Tình trạng của giải pháp đã biết: 
Trong quá trình giảng dạy các tiết Tập làm văn tại lớp 2C, trường Tiểu học Thọ Sơn, năm học 2016 – 2017 khi chưa áp dụng sáng kiến tôi nhận thấy thực trạng của việc dạy và học như sau: 
-Ở lớp 1, thông qua môn Tiếng Việt học âm, vần, học sinh được luyện nói từng câu ngắn, đã được tập kể lại câu chuyện, tuy nhiên vốn từ của các em còn nghèo, cơ hội để các em rèn luyện còn ít nên kĩ năng diễn đạt còn hạn chế; học sinh còn ngại nói và đa số các em chỉ nói được các câu ngắn, trả lời chưa đủ ý, chie trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, vở bài tập nên dẫn đến sự rập khuôn, thiếu sáng tạo trong câu nói.
-Khi viết câu học sinh cũng chưa quan tâm đến việc sử dụng dấu câu cho hợp lí nên thường đánh dấu tùy tiện, sai quy định. Khả năng nối câu còn hạn chế nên các câu nói, viết còn mang tính rời rạc, lủng củng.
Với những thực trạng trên, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm lớp 2C, năm học 2016 – 2017 và thấy cần thiết phải có biện pháp rèn thêm về kĩ năng diễn đạt, để giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn hơn.
	+ Những nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết:
Đối với giải pháp 1: Trang bị thêm vốn từ cho học sinh.
-Giáo viên tạo hứng thú để học sinh chủ động tìm đọc thêm các loại sách để trau dồi vốn từ và tạo nhóm để trao đổi về nội dung vừa đọc (cải tiến mới).
-Khuyến khích việc tìm từ mới của học sinh và sử dụng các từ này vào tiết tập làm văn. (cải tiến mới)
Cụ thể trong giải pháp tôi đã thực hiện như sau:
-Giáo viên chủ động tìm kiếm những tài liệu, sách báo hay những quyển truyện có nội dung và hình thức phong phú, hấp dẫn để tạo hứng thú đọc cho học sinh và để học sinh tự chọn nhóm khiến học sinh sôi nổi và hào hứng hơn khi trao đổi, từ đó các em trau dồi và bổ sung vốn từ của bản thân.
-Với các tiết mở rộng vốn từ của phân môn Luyện từ và câu, giáo viên khuyến khích việc tìm từ mới của học sinh, đồng thời giáo viên sẽ đưa ra những gợi ý gần gũi, dễ hiểu để học sinh dễ dàng hơn trong việc tìm các từ mới. Sau đó giáo viên khuyến khích học sinh sử dụng các từ ngữ mới học vào các tiết Tập làm văn.
Ví dụ: Khi học bài Mở rộng vốn từ về Bác Hồ: học sinh có thể tìm được các từ ngữ nói về Bác Hồ như là nhân hậu, hiền từ, gần gũi,  và sử dụng vào viết đoạn văn kể ngắn về Bác Hồ.
-Đối với các từ mới, giáo viên sẽ lấy ví dụ liên hệ thực tế và để học sinh tự đặt câu với các từ mới, sau đó giáo viên mới uốn nắn và sửa, như thế sẽ giúp học sinh hiểu rõ nghĩa của các từ và sử dụng từ đúng. Ngoài ra giáo viên có thể sử dụng các trò chơi để củng cố kiến thức từ mới cho học sinh.
Ví dụ: Khi học bài Mở rộng vốn từ về nghề nghiệp: để học sinh có thể hiểu thủy thủ là gì và đặt được câu đúng với từ thủy thủ thì giáo viên có thể cho học sinh quan sát hình ảnh, video về người Thủy thủ và lấy ví dụ thực tế, sau đó giúp học sinh định nghĩa được về Thủy thủ và học sinh sẽ tìm hiểu thêm, đặt các câu khác hay hơn.
Các bước thực hiện giải pháp:
-Bước 1: Khuyến khích học sinh học và tự lĩnh hội.
-Bước 2: Tổ chức cho học sinh trao đổi nhóm sau khi đọc.
-Bước 3: Dựa vào vốn từ đã có, thực hiện tốt các tiết mở rộng vốn từ của phân môn luyện từ và câu.
-Bước 4: Từ vốn từ đã có, liên hệ với các môn học khác để nắm chắc nghĩa của từ.
Đối với giải pháp 2: Rèn kĩ năng nói, viết cho học sinh.
-Khuyến khích học sinh quan sát tranh, ảnh, sách, báo,  và trao đổi với người thân, bạn bè về những việc mình đã quan sát được. (cải tiến mới)
-Động viên học sinh mạnh dạn nói, viết theo ý hiểu của bản thân và giúp học sinh so sánh bài của mình với bạn để học hỏi những cái hay. (cải tiến mới)
-Chú ý tới ngôn ngữ nói của học sinnh trong các tiết học và trong giao tiếp hằng ngày. Khuyến khích học sinh phát huy sự sáng tạo và kĩ năng nói trong các tiết kể chuyện. (cải tiến mới)
-Sử dụng phương pháp trực quan kèm theo giải thích đối với các chủ đề còn xa lạ, mới với học sinh. (cải tiến mới)
-Tổ chức các tiết nói, viết về chủ đề tự chọn của học sinh. (cải tiến mới)
-Sử dụng các mẫu câu có sẵn để học sinh so sánh, đối chiếu với câu của mình. (cải tiến mới)
-Giáo viên cùng học sinh phân tích cách sắp xếp câu, cách nối câu. (cải tiến mới)
Cụ thể trong việc thực hiện giải pháp tôi đã làm như sau:
- Khuyến khích học sinh quan sát tranh, ảnh, sách, báo,  và trao đổi với người thân, bạn bè. Khi học sinh quan sát giáo viên khuyến khích sự sáng tạo của các em, không áp đặt cho các em phải theo khuôn mẫu nhất định để các em có thể phát huy tối đa năng lực sáng tạo của bản thân..
Ví dụ: Khi dạy bài Kể ngắn về Bác Hồ: Giáo viên thường hay gợi ý cho học sinh kể “tóc Bác bạc phơ”, nhưng học sinh cũng có thể tự nói “tóc Bác trắng như mây” hay “mái tóc của Bác bạc trắng như cước”, thì giáo viên cũng không bắt học sinh phải viết như mẫu mà giáo viên đã gợi ý.
-Tạo tâm lí thoải mái và khuyến khích học sinh nói, viết trước lớp theo ý hiểu của bản thân để giáo viên có thể nắm được năng lực của học sinh, từ đó điều chỉnh, bổ sung bài viết cho học sinh và để học sinh có thể so sánh bài làm của mình với bài làm của bạn khác tìm ra ý hay.
Ví dụ: Khi học bài tả ngắn về loài chim. Giáo viên yêu cầu học sinh tả về con chim bồ câu nuôi ở nhà. Có em học sinh nói: “đuôi của con chim bồ câu xòe ra giống như đuôui của một con công” thì giáo viên sẽ cho học sinh phân tích về hình ảnh con công và con chim bồ câu, sau đó nhận xét và có thể gợi ý cho các em liên tưởng có thể là “khi đuôi của con chim bồ câu xòe ra nhìn giống như một cái quạt”. Nhưng khi học sinh sử dụng câu không đúng thì giáo viên vẫn tiếp tục khuyến khích học sinh suy nghĩ câu mới để nói tiếp. sau khi học sinh viết bài xong thì cho học sinh thi đua đọc bài viết và phân tích trước lớp.
-Chú ý đến ngôn ngữ nói của học sinh trong các tiết học và trong giao tiếp hằng ngày. Khuyến khích học sinh phát huy sự sáng tạo và kĩ năng nói trong các tiết kể chuyện.
Ví dụ: Khi học bài kể chuyện Sự tích cây vú sữa, khi yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện thì không bắt học sinh hoàn toàn sử dụng ngôn ngữ trong sách, học sinh có thể sử dụng các câu nói theo tưởng tượng của mình, chẳng hạn như học sinh có thể nói “người mẹ hiền lành, dịu dàng luôn yêu thương con như một bà tiên luôn giang tay che chở, tha thứ cho những con người mắc lỗi lầm”.
-Đối với các chủ đề còn xa lạ với học sinh, giáo viên cần giải thích, hướng dẫn kĩ càng cho học sinh, kết hợp việc sử dụng tranh ảnh, video có liên quan đến nội dung bài học.
Ví dụ: Khi học sinh học bài kể ngắn về người thân, giáo viên yêu cầu học sinh kể về gia đình thì có thể cho học sinh quan sát một số hình ảnh minh họa gia đình hay một số video kể về gia đình rồi phân tích cho học sinh áp dụng vào kể về gia đình mình.
-Tổ chức các tiết nói, viết về chủ đề yêu thích do học sinh tự chọn và tạo không khí gần gũi giống như khi học sinh trao đổi với bạn bè. Đối với những học sinh còn rụt rè, giáo viên nhẹ nhàng động viên, khích lệ từ từ.
-Cho học sinh nhận xét về các câu có sẵn hoặc các câu từ bài viết cua mình để học sinh nắm được cấu tạo câu, để học sinh tự so sánh, đối chiếu câu đúng khi học sinh sử dụng dấu câu, dùng từ chưa hợp lí.
-Giáo viên và học sinh cùng phân tích lại các câu trong bài nói, viết của học sinh, để các em biết cách sắp xếp câu và cách nối câu, sử dụng từ ngữ để nối câu cho hợp lí.
Các bước thực hiện:
-Bước 1; Khuyến khích, động viên học sinh chủ động nói, sau đó giáo viên điều chỉnh, bổ sung
-Bước 2: Rèn luyện kĩ năng nói trong các tiết học hằng ngày, nhất là tiết kể chuyện.
-Bước 3: Tổ chức các tiết luyện nói theo chủ đề tự chọn của học sinh.
-Bước 4: Tập viết câu đúng cấu trúc và sử dụng dấu câu phù hợp.
-Bước 5: Khuyến khích hoc sinh sử dụng các câu văn gợi tả, gợi cảm có sử dụng các từ ngữ trong các vốn từ đã được mở rộng.
-Bước 6: Hướng dẫn và rèn luyện cách sắp xếp câu và nối câu.
+ Khả năng áp dụng của sáng kiến: Khi áp dụng sáng kiến này, vốn từ của học sinh sẽ phong phú, đa dạng hơn, vì thế các em sẽ sôi nổi hơn khi phát biểu trong các tiết học hằng ngày, cũng như mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, học sinh biết sử dụng từ phù hợp với từng hoàn cảnh và việc lặp từ trong các bài nói, viết cũng giảm đáng kể, khả năng viết văn của học sinh cũng vì thế mà được cải thiện nâng cao hơn. Các câu văn được sắp xếp hợp lí, các câu có sự liên kết với nhau làm cho đoạn văn trở nên rõ ràng, mạch lạc và sinh động hơn
- Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không.
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
1. Tổ chuyên môn của nhà trường cần có các buổi sinh hoạt chuyên môn có chất lượng để giáo viên có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn.
2. Nhà trường cần tổ chức những buổi Giao lưu Tiếng Việt cho học sinh nhằm nâng cao khả năng giao tiếp, tích lũy vốn hiểu biết và tính mạnh dạn cho học sinh.
3. Giáo viên cần có trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác, sự kiên trì và thực hiện tốt việc đổi mới các phương pháp dạy học cũng như nghiên cứu nội dung bài học để lựa chọn nội dung, hình thức phù hợp.
 + Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
-Khi áp dụng sáng kiến này, vốn từ của học sinh sẽ phong phú, đa dạng hơn, vì thế các em sẽ sôi nổi hơn khi phát biểu trong các tiết học hằng ngày, cũng như mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, học sinh biết sử dụng từ phù hợp với từng hoàn cảnh và việc lặp từ trong các bài nói, viết cũng giảm đáng kể, khả năng viết văn của học sinh cũng vì thế mà được cải thiện nâng cao hơn. Các câu văn được sắp xếp hợp lí, các câu có sự liên kết với nhau làm cho đoạn văn trở nên rõ ràng, mạch lạc và sinh động hơn
 + Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử:
Sau khi áp dụng thử sáng kiến này vào dạy và học phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 2B, trường Tiểu học Thọ Sơn tôi thấy học sinh đã mạnh dạn hơn khi nói, các câu nói gần gũi dễ hiểu và từ ngữ sử dụng đúng hơn và các câu văn hay hơn, sinh động hơn. Sử dụng từ ngữ đúng hoàn cảnh, phù hợp với vấn đề được đưa ra, câu nói, viết ít bị lặp từ ngữ hơn. Đoạn văn có sự liên kết câu, nối câu hợp lí. Học sinh ngắt câu, đặt dấu câu trong đoạn văn đã phù hợp.
XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI ĐÁNH GIÁ
(Ký, ghi rõ họ tên)
Sau khi được áp dụng sáng kiến này vào quá trình học phân môn Tập làm văn ở lớp 2C, em thấy hầu hết các bạn trong lớp đã mạnh dạn hơn khi nói, trình bày vấn đề, các bài viết của các bạn sử dụng từ ngữ đã hay hơn, từ ngữ dễ hiểu, đoạn văn viết đúng yêu cầu, đúng đề tài.
XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI ĐÁNH GIÁ
(Ký, ghi rõ họ tên)
+ Đánh giá của Trường tiểu học Thọ Sơn:
..
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỌ SƠN
HIỆU TRƯỞNG
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
- Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): 
STT
Họ và tên
Năm sinh
Nơi công tác
Chức
 danh
Trình độ
chuyên 
môn
Nội dung công việc hỗ trợ
1
Thị Thảo Trinh
1976
Trường Tiểu học Thọ Sơn
Giáo viên
Sơ cấp
Tham gia đánh giá việc thực hiện và khảo sát kết quả áp dụng
4
Học sinh lớp 2C
Trường Tiểu học Thọ Sơn
Học sinh
Tham gia áp dụng sáng kiến
	Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Thọ Sơn, ngày tháng năm 2017
 Người nộp đơn
 Bùi Thị Loan
 Điện thoại liên hệ: 0941566812
 Email: Builoank4c@gmail.com

File đính kèm:

  • doclop 2 Sang kien kinh nghiemMot so phuong phap giup hoc sinh lop 2 hoc tot phan mon Tap lam van trong.doc
Sáng Kiến Liên Quan