Dạy học môn Khoa học Lớp 5 hiệu quả

1. Một số kiến thức cơ bản ban đầu về :

- Sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng, sự sinh sản, sự lớn lên của cơ thể người, cách phòng tránh một số bệnh thông thường và một số bệnh truyền nhiễm.

- Sự trao đổi chất, sự sinh sản của thục vật, động vật.

- Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu và nguồn năng lượng thường gặp trong đời sống và sản xuất.

2. Một số kĩ năng ban đầu :

- Ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.

- Quan sát và làm một số thí nghiệm đơn giản, gần gủi với đời sống, sản xuất.

- Nêu thắc mắc và đặt câu hỏi trong quá trình học tập, tìm thông tin để giải đáp, diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ sơ đồ . . .

- Phân tích so sánh để rút ra dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiên tượng đơn giản trong tự nhiên.

 

doc21 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 13133 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Dạy học môn Khoa học Lớp 5 hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tượng học sinh là việc làm cần thiết và thường xuyên của người thầy giáo. Vì vậy, chính giáo viên là nguời quyết định cho việc lựa chọn phương pháp dạy - học thích hợp cho bài học, sao cho sự tương tác giữa thầy và trò trong quá trình lĩnh hội tri thức của trò đạt kết quả cao nhất.
 Kinh nghiệm của các giáo viên giỏi cho thấy: Trong một giờ dạy của một bài, không bao giờ chỉ dùng một phương pháp dạy - học mà giờ dạy đó thành công. Cho nên tôi đã cố gắng nghiên cứu kĩ bài dạy để sử dụng và phối hợp linh hoạt nhiều phương pháp dạy - học như : thí nghiệm, quan sát, hỏi đáp, thực hành,thảo luận, điều tra, truyền đạt . . .(khi cần thiết).
 Sau đây là một minh họa cho sự phối hợp các phương pháp dạy - học
Ví dụ : Khi dạy bài 30 “ Cao su” 
 Hoạt động 2:( giúp học sinh tìm ra tính đàn hồi của cao su)
Các phương pháp được sử dụng:
* Phương pháp dạy - học chính:
- Phương pháp thí nghiệm:
Thí nghiệm 1:
Cho học sinh kéo sợi dây cao su ra rồi buông tay
Ta thấy:
 - Sợi dây cao su trở lại trạng thái ban đầu.
Thí nghiệm 2:
Cho học sinh ấn vào một miếng cao su rồi buông tay ra
Ta thấy:
Miếng cao su giữ nguyên trạng thái ban đầu.
Thí nghiệm 3:
Cho học sinh ném quả bóng xuống sàn nhà
Ta thấy :
 - Quả bóng lại nảy lên.
* Lưu ý : khi sử dụng phương pháp thí nghiệm cần chú ý các yêu cầu sau:
+ Tính vừa sức: Nội dung thí nghiệm phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.
+ Rõ ràng: Thiết bị thí nghiệm phải thể hiện rõ những chi tiết chủ yếu, thể hiện tính trực quan.
+ Thí nghiệm phải đảm bảo thành công.
+ An toàn: Mọi trang thiết bị phải đảm bảo an toàn cho học sinh và giáó viên.
* Các phương pháp hỗ trợ: được sử dụng trong bài học dạy.
- Phương pháp quan sát:
 Học sinh quan sát các thí nghiệm trên đểnhận thấy: khi kéo căng sợi dây cao su, sợi dây dãn ra , khi buông tay sợi dây trở vềtrạng thái ban đầu . Khi ấn mạnh tay xuống miếng cao su thì miếng cao su lún xuống, khi thả tay thì miếng cao su trở lại trạng thái ban đầu. Khi ném quả bóng xuống sàn nhà, ta thấy quả bóng nảy lên.
 Từ những quan sát được trên, học sinh dễ dàng nêu được tính đàn hồi của cao su. 
* Lưu ý : khi sử dụng phương pháp này giáo viên cần lưu ý: 
+ Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trực quan theo nội dung bài học.
+ Độ lớn , màu sắc phản ánh đúng bản chất của sự vật hiện tượng.
+ Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ và đảm bảo cho mọi học sinh quan sát được.
+ Cần dành thời gian hợp lý cho học sinh quan sát.
- Phương pháp hỏi đáp:
 Trong trường hợp này, giáo viên đưa ra những câu hỏi về kết quả quan sát , thí nghiệm để dẫn dắt học sinh phát hiện ra kiến thức.
* Lưu ý : khi sử dụng phương pháp này cần chú ý các yêu cầu sau:
+ Các câu hỏi cần phải chuẩn bị trước thành một hệ thống.
+ Câu hỏi phải rõ ràng chính xác dễ hiểu, tránh những câu hỏi chung chung khó hiểu.
+ Câu hỏi phải phát huy tính tích cực, độc lập, tư duy của học sinh.
+ cần chú ý đến các em nhút nhát, rụt rè ngại phát biểu; tránh hiện tượng chỉ gọi các em giơ tay, những em quen thuộc.
- Phương pháp truyền đạt:
 Giáo viên sử dụng phương pháp truyền đạt khi tổng kết và chính xác hóa những kết luận do học sinh rút ra qua quan sát và thí nghiệm.
* Lưu ý : khi sử dụng phương pháp này giáo viên cấn chú ý:
+ Tránh sự áp đặt mà phải dựa trên cơ sở khoa học, thực tiễn để kết luận vấn đề.
 * Với việc sử dụng phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy - học, tôi đã lôi cuốn, thu hút được học sinh vào bài học. Giúp các em phát hiện ra kiên thức, việc tiếp thu bài trở nên nhẹ nhàng thoải mái, khắc sâu và ghi nhớ tốt các hiện tượng trong tự nhiên và trong khoa học Học trò tôi rất thích tìm tòi ,khám phá và đặt ra những câu hỏi rất thông minh. Các em đã hình thành thói quen, nề nếp chủ động trong học tập với ý thức cao.
Ví dụ : Khi dạy bài 64- trang 132 “ Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người”
* Phương pháp dạy học chính:
 - Phương pháp quan sát: 
 Phương pháp hỗ trợ: Phương pháp điều tra, phương pháp hỏi đáp, phương pháp động não, phương pháp truyền đạt)
* Hình thức tổ chức dạy học: ( Cá nhân, nhóm , lớp )
I. Mục tiêu của bài học:
Sau bài học, học sinh biết:
1. Nêu ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người.
2. Thảo luận, trình bày tác động của con người đồi với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
II. Chuẩn bị ở nhà
* Đối với yêu cầu 1: Cho học sinh sưu tầm tin tức, bài báo, tranh ảnh viết về vai trò của môi trường tự nhiên đối với con người.
* Đối với yêu cầu 2: Tôi áp dụng phương pháp quan sát thực tế:
- Trước tiết học , vào những buổi chiều thứ bảy, tôi hướng dẫn học sinh theo từng nhóm đến một số nơi ở địa phương như : Lò làm bún, Trại chăn nuôi heo, Trạm y tế xã, bãi rác, nhà máy chế biến mủ cao su
+ Và giao mỗi học sinh quan sát hoạt động của gia đình mình – Trên đường bộ.
Học sinh sẽ trực tiếp quan sát và ghi nhận lại theo 3 yêu cầu sau:
a) Những nơi đó thải ra những chất gì cho môi trường tự nhiên ?
b) Hoạt động hàng ngày của gia đình em đã thải ra môi trường những chất gì ?
c) Những chất thải ra môi trường tự nhiên bằng cách nào ? Và nó có thể là nguồn gây ô nhiễm môi trường tự nhiên không ? Gây ô nhiễm môi trường tự nhiên như thế nào ? ( yêu cầu này là cơ sở thảo luận cho bài “Tác động của con người đến môi trường không khí và nước”).
III. Hoạt động trên lớp
* Hoạt động nhóm : Lớp được chia thành 4 nhóm : Mỗi nhóm đều được thảo luận 2. yêu cầu :
- Đối với yêu cầu 1: Học sinh đã sưu tầm được một số tranh ảnh nói về vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người và một số kiến thức mà các em cũng có thể biết qua nghiên cứu bài để thảo luận câu hỏi :
H: Môi trường tự nhiên đã cho con người những gì?
- Đối với yêu cầu 2: Nêu lại những điều đã quan sát được từ thực tế ( các em thu kết quả các nhóm quan sát được bố trí đều vào các nhóm thảo luận) các em sẽ trình bày cho nhóm cùng thảo luận và thư kí tóm tắt ghi vào bảng sau.
 * Môi trường tự nhiên nhận lại từ các hoạt động của con người những gì?
Hoạt động của con người
Thải ra những chất gì ?
Hoạt động cả lớp : Sau khi học sinh đã thảo luận xong. Dại diện nhóm lên trỉnh bày cả lớp bổ sung. Giáo viên giúp học sinh hệ thống lại những nội dung chính.
+ Nội dung 1: Học sinh trình bày các hình ảnh môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến đời sống con người. Môi trường tự nhiên cho con người như: Thực ăn, nước uống, không khí, nơi làm việc, học tập, vui chơi giải trí. Các tài nguyên: Quặng kim loại, than đá, dầu mỏ, năng lượng.
+ Nội dung 2: Do được quan sát thực tế nên học sinh đã nêu được những ý kiến phong phú, đa dạng như:
Hoạt động của con người
Thải ra những chất
Lò làm bún
- Khói lan tỏa ra đầy trong không khí, không có óng khói dẫn lên cao.
- Nước rửa, nước thải chảy bừa bãi ứ động lại khu vực xung quanh, gây mùi hôi khó chịu.
Lò mổ heo
- Nước thải đổ ra một hố không đậy nắp.
- Lông heo đầy ngập không tiêu hủy được gây mùi hôi thối rất khó chịu.
Trạm y tế xã
- Có hồ chứa nước trong, cao.
- Có hố xí vệ sinh sạch sẽ, nước thải có ống dẫn ra hầm sâu và có nắp đậy.
Nơi đổ rác
- Rác và xác súc vật vứt bừa bãi, gây hôi thối, ruồi đậu nhiều.
Sinh hoạt gia đình
Trên đường bộ.
- Phân, rác, nước thải...
- Xe cộ qua lại tỏa ra khói, bụi nhiều.
Sau phần trình bày. Giáo viên giúp học sinh hệ thống lại nội dung chính một cách dễ dàng.
Môi trường tự nhiên nhận lại từ các hoạt động cảu con người:
+ Các chất thải trong sinh hoạt hàng ngày.
+ Các chất thải do hoạt động của máy móc, các ngành công nghiệp ( hóa chất, luyện kim, chế biến thực phẩm)
 Sau khi tìm hiểu hai nội dung chính. Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh hiểu thêm.
 Nguồn tài nguyên không phải là vô tận như một số tài nguyên là rừng và các khoáng sảnnếu khai thác mãi sẽ bị cạn kiệt.
 Được quan sát từ thực tế học sinh đã nắm vững kiến thức bài học, ý thức được môi trường tự nhiên có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người, con người cần phải hạn chế thải ra môi trường các chất độc hại.
4. Dạy môn khoa học cần tổ chức nhiều trò chơi :
Ngoài các hoạt động chính nhằm đạt được các mục tiêu yêu cầu của bài học đề ra, trong các hoạt động cũng có thể tổ chức một số trò chơi hoạt động hoặc trò chơi học tập nhằm gây cho học sinh hứng thú ,chuẩn bị tâm thế bước vào bài học mới. Trong các trò chơi mang tính khởi động giáo viên nên tạo cơ hội cho tất cả các học sinh tham gia trình bày trước lớp.
Ví dụ : Khi dạy bài 12, trang 26 “ Phòng bệnh sốt rét”
- Trước khi vào bài mới tôi tổ chức cho học sinh chơi một trò chơi nhỏ có tên “ Diệt những con vật có hại” 
- Cách chơi: Giáo viên lấn lượt nêu tên các con vật mà học sinh đã biết . Khi nghe những con vật có hại cần tiêu diệt, học sinh sẽ đưa tay lên cao và hô “ diệt!diệt! ”.
- Nếu học sinh nào hô diệt những con vật có ích hoặc nghe tên các con vật có hại mà không hô diệt là thua cuộc phải dứng tại chỗ.
Giáo viên
Học sinh
Con mèo
Con ruồi
Diệt - diệt
Con chó
Con gián
Diệt - diệt
Con chuột
Diệt - diệt
Con bò
Con muỗi
Diệt - diệt
Qua trò chơi nhỏ đó ( thời gian chiếm không nhiều ) , học sinh sẽ biết những con vật nào có hại cần phải tiêu diệt. Từ đó, giáo viên giới thiệu một cách nhẹ nhàng lí thú. Học sinh tiếp thu bài một cách đầy hào hứng và đương nhiên tiết học đạt kết quả cao.
Ví dụ : Khi dạy bài 44- trang 90 : “Söû duïng naêng löôïng gioù vaø naêng löôïng nöôùc chaûy”
- Ở bước củng cố bài, tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ chung sức”
- Cách chơi : chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 4 thành viên tham gia.
- Giáo viên đính lên bảng 4 bức tranh ( che phần chú thích ở dưới) và đính 4 băng giấy với hai nội dung ( mỗi nội dung 2 băng giấy ) gồm : Sử dụng năng lượng gió, sử dụng năng lượng nước chảy.
- Học sinh mỗi đội lần lượt đính nội dung băng giấy phù hợp với tranh. Đội nào xong trước và chính xác thì đội đó thắng cuộc.
- Giáo viên và cả lớp kiểm tra kết quả bằng cách lần lượt gỡ băng giấy che phần chú thích dưới mỗi hình ra , nếu đúng cả lớp vỗ tay.
5. Đầu tư đồ dùng dạy – học:
Không chỉ môn khoa học mà tất cả các môn học khác, đồ dùng dạy học đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiếp thu bài của học sinh.
“ Có nhà giáo dục cho rằng : “ Trẻ em không sợ học mà chỉ sợ những tiết học đơn điệu, nhàm chán. Học sinh tiểu học cảm thấy mệt mỏi và chán học khi chỉ nhìn thấy mãi một hình ảnh của giáo viên. Lúc đó học sinh mong muốn được nhìn thấy một cái gì, khác ngoài giáo viên để tạo ra một cảm giác thoải mái khi có cái mới để thu nhận kiến thức. Thường cái mới đó là đồ dùng dạy – học.
 Bản thân, nhận thức được tầm quan trọng của đồ dùng dạy học trong môn học. Tôi luôn cố gắng sưu tầm và làm dồ dùng dạy học để phục vụ cho tiết dạy. Và đó cũng chính là một yếu tố cần thiết để tạo sự chú ý cho học sinh trong một tiết dạy.
Ví dụ : Khi dạy bài 44- trang 90 : “Söû duïng naêng löôïng gioù vaø naêng löôïng nöôùc chaûy”
 Tôi sử dụng các đồ dùng sau :
- Bảng cài đính trò chơi.
- Tranh ảnh học sinh sưu tầm được.
- Máy phát điện sử dụng sức nước.
Ví dụ : Bài 57 – trang 116 “ Sự sinh sản của ếch”
Tôi cho các em sưu tầm hoặc vẽ tranh : trứng ếch, nòng nọc, ếch trưởng thành. Giáo viên chuẩn bị một con ếch thật và một con nòng nọc thật để học sinh quan sát. Ngoài ra chuẩn bị tranh “ sơ đồ vòng đời của ếch”.
 Qua tranh ảnh, sơ đồ, vật thật trong quá trình giảng dạy.Tôi đã tạo được sự chú ý của học sinh trong giờ học.
6. Giáo án :
KHOA HOÏC:	 
SÖÛ DUÏNG NAÊNG LÖÔÏNG CUÛA GIOÙ 
VAØ CUÛA NÖÔÙC CHAÛY. 
I. Muïc tieâu: 
1. Kieán thöùc:	- Trình baøy veà taùc duïng cuûa naêng löôïng gioù, naêng löôïng nöôùc chaûy trong töï nhieân.
2. Kó naêng: 	- Keå ra nhöõng thaønh töïu trong vieäc khai thaùc ñeå söû duïng naêng löôïng gioù, naêng löôïng nöôùc chaûy.
3. Thaùi ñoä: 	- Giaùo duïc hoïc sinh ham thích tìm hieåu khoa hoïc.
II. Chuaån bò: 
Giaùo vieân: - Chuaån bò theo nhoùm: oáng bia, chaäu nöôùc.
 - Tranh aûnh veà söû duïng naêng löôïng cuûa gioù, nöôùc chaûy.
 - Mô hình tua – bin hoặc bánh xe nước.
 - 	Hoïc sinh : - SGK. 
III. Caùc hoaït ñoäng:
TG
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA GIAÙO VIEÂN
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA HOÏC SINH
1’
4’
1’
30’
10’
10’
10’
1’
1. Khôûi ñoäng: 
2. Baøi cuõ: Söû duïng naêng löôïng cuûa chaát ñoát (tieát 2).
® Giaùo vieân nhaän xeùt.
3. Giôùi thieäu baøi môùi: Söû duïng naêng löôïng cuûa gioù vaø cuûa nöôùc chaûy.
4. Phaùt trieån caùc hoaït ñoäng: 
v	Hoaït ñoäng 1: Thaûo luaän veà naêng löôïn cuûa gioù.
Phöông phaùp: Thaûo luaän, thuyeát trình.
→ Giaùo vieân choát.
Để đẩy thuyền buồm, quạt thóc, làm quay cánh quạt của cối xây gió, quay máy phát điện.
Giáo viên minh họa : Sử dụng năng lượng của gió để tạo ra dòng điện ( Hình 2 SGK )
 v Hoaït ñoäng 2: Thaûo luaän veà naêng löôïc cuûa nöôùc.
Phöông phaùp: Thaûo luaän, ñaøm thoaïi, truyền đạt.
Giáo viên chốt .
Để chở bè gỗ, tre, nứa từ vùng cao về đồng bằng, thả trôi theo dòng nước.
Quay bánh xe nước đưa nước lên cao dùng cho trồng trọt, chăn nuôi, sinh hoạtquay máy phát điện.
Giáo viên minh họa : Sử dụng năng lượng nước chảy làm quay bánh xe nước bằng đồ dùng trực quan.
v Hoaït ñoäng 3: Cuûng coá.
Caét ñaùy moät lon bia laøm tua bin.
4 caùnh quaït caùch ñeàu nhau.
Ñuïc caùi loã giöõa ñaùy lon xaâu vaøo ñoù moät oáng huùt, doäi nöôùc töø treân xuoáng vaøo caùnh tua bin ñeå laøm quay tua bin.
5. Toång keát - daën doø: 
Xem laïi baøi + hoïc ghi nhôù.
Chuaån bò: “Söû duïng naêng löôïng ñieän”.
Nhaän xeùt tieát hoïc.
Haùt 
Hoïc sinh töï ñaët caâu hoûi, hoïc sinh khaùc traû lôøi.
Hoaït ñoäng nhoùm, lôùp.
Caùc nhoùm thaûo luaän.
Vì sao coù gioù? Neâu moät soá ví duï veà taùc duïng cuûa naêng löôïng cuûa gioù trong töï nhieân.
Con ngöôøi söû duïng naêng löôïng gioù trong nhöõng coâng vieäc gì?
Lieân heä thöïc teá ñòa phöông.
Caùc nhoùm trình baøy keát quaû.
 Hoaït ñoäng nhoùm, lôùp.
Caùc nhoùm thaûo luaän.
Neâu moät soá ví duï veà taùc duïng cuûa naêng löôïng cuûa nöôùc chaûy trong töï nhieân.
Con ngöôøi söû duïng naêng löôïng cuûa nöôùc chaûy trong nhöõng coâng vieäc gì?
Lieân heä thöïc teá ñòa phöông.
Caùc nhoùm trình baøy keát quaû.
Saép xeáp, phaân loaïi caùc tranh aûnh söu taàm ñöôïc cho phuø hôïp vôùi töøng muïc cuûa baøi hoïc.
Caùc nhoùm trình baøy saûn phaåm.
7. Thực hiện giảng dạy trên lớp:
a) Chọn cách giới thiệu:
Với tôi, giới thiệu bài là một khâu quan trọng trong một tiết dạy. Mỗi bài dạy cần có một cách giới thiệu sinh động và hấp dẫn nhưng tránh rườm rà để gây sự chú ý cho học sinh gay từ khi mới vào bài.
Ví dụ : Khi dạy bài 12, trang 26 “ Phòng bệnh sốt rét”
Tôi đưa ra một câu đố : Vì mày mà tao phải đánh tao, vì tao mà tao phải đánh cả tao lẫn mày đố các em đó là con gì? À vì sao chúng ta phải đánh muỗi, diệt muỗi, hôm nay các em sẽ hiểu điều đó qua bài “ Phòng bệnh sốt rét”
Ví dụ : Khi dạy bài 57- trang 182 “ Sự sinh sản của ếch”
Tôi bắt bài hát “ Chú ếch con” và cùng hát với học sinh, kết thúc bài hát. Hôm nay, các em cùng thầy tìm hiểu về con ếch qua bài “ Sự sinh sản của ếch”.
 Mỗi bài có một đặc thù riêng, và cách giới thiệu bài cũng là một nghệ thuật trong quá trình giảng dạy. Vì vậy, tôi luôn tìm cách thay đổi phần giới thiệu để tạo ra sự mới lạ, thu hút học sinh đến với bài mới.
b) Cách nêu câu hỏi: 
Đối với tôi học sinh trả lời câu hỏi được hay không ? Dựa vào rất nhiều cách đặt câu hỏi của giáo viên, thái độ của giáo viên. Vì vậy mỗi khi đưa ra câu hỏi phải cần có thái độ khuyến khích, giọng nói ôn tồn, nhẹ nhàng, thể hiện sự gần gũi giữa thầy và trò. Cần chú ý đến việc khuyến khích động viên các học sinh rụt rè chậm chạp. Trong quá trình dạy học tôi luôn khuyến khích học sinh đặt câu hỏi ngược lại cho giáo viên, cho bạn. Có như vậy các em mới thể hiện được sự sâu sắc trong việc lĩnh hội tri thức mới.
Ví dụ : khi học bài 30- trang 64 “ Cao su”. Sau khi làm thí nghiệm, học sinh quan sát thí nghiệm. Tôi đặt câu hỏi giúp học sinh nêu được tính chất đàn hồi của cao su như sau:
 Đố các em cao su có tính chất gì?
c) Sử dụng giáo cụ trực quan để kích thích hứng thú, tạo không khi sôi nổi trong học tập.
 Như trên đã nói tầm quan trọng của đồ dùng dạy học. vì vậy, tôi luôn cố gắng tìm vật thật, vật sống để các em dễ tiếp thu bài hơn.
Ví dụ : Khi dạy bài 57- trang 182 “ Sự sinh sản của ếch”
- Tôi cho học sinh quan sát con ếch thật.
- Sơ đồ vòng đời sinh sản của ếch.
Từ những việc làm nhỏ trên, tôi thấy giờ học sinh động, học sinh tôi rất hứng thú khi học môn khoa học.
d) Giúp học sinh thuộc bài ngay tại lớp:
Việc giảng dạy trên lớp kĩ, đúng trọng tâm bài, học sinh sẽ tiếp thu bài nhanh khắc sâu được nội dung một cách có hệ thống sẽ giúp thuộc bài ngay tại lớp. Để làm được điều đó, tôi phải nghiên cứu kĩ bài dạy, lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức phù hợp cho từng bài, từng hoạt động cụ thể.
e) Đánh giá cho điểm, động viên:
Bên cạnh các em thi đua sưu tầm đồ dùng học tập, quan sát trước ở nhà để lên lớp để tiếp thu bài nhanh, khắc sâu kiến thức của bài học. Tôi phải theo dõi tuyên dương, khen thưởng kịp thời những cá nhân hay tổ làm tốt. Các em sẽ thấy thích thú và hăng hái tham gia chuẩn bị bài tốt hơn cho những bài học sau.
IV. KẾT QUẢ
- Với việc áp dụng các biện pháp nêu trên, chất lượng tiết dạy được nâng lên rõ rệt, giờ học trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Tôi nhận thấy học sinh lớp tôi phụ trách có tiến bộ hơn nhiều so với các năm trước. Các em tỏ ra ham thích học môn khoa học, các em trở nên mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia xây dựng bài. Từng bước hình thành được thói quen, ý thức tự học, học sinh tích cực hơn trong công việc được thầy giáo giao cho phải thực hiện ở nhà, ở lớp.
- Tôi đã hình thành được ở học sinh các kĩ năng quan sát, phán đoán, kĩ năng làm thí nghiệm, thực hành và khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế. 
- Việc thực hiện tốt các biện pháp trên, hoạt động của giáo viên và học sinh trong giờ lên lớp diễn ra một cách nhịp nhàng, đồng bộ.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
* Để dạy tốt môn khoa học, giáo viên cần :
+ Nắm vững nội dung chương, trình sách giáo khoa.
+ Xác định đúng mục tiêu của tiết dạy, nắm vững trọng tâm tiết dạy.
+ Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy – học nhằm phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi phương pháp.
+ Cần có thời gian để đầu tư làm và sưu tầm đồ dùng dạy học
+ Thường xuyên tự học và học tập ở đồng để tích lũy , đúc rút kinh nghiệm, nâng cao tay nghề của mình.

File đính kèm:

  • docSANG_KIEN_KINH_NGHIEM_MON_KHOA_HOC_LOP_5.doc
Sáng Kiến Liên Quan