Chuyên đề Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học

Thực trạng công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Phong Tân.

* Thuận lợi:

- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện, giúp đỡ của nhà trường, tổ chuyên môn, sự ủng hộ của Hội cha mẹ học sinh;

- Đa số em học sinh ngoan, chăm học;

- Học sinh trong đội tuyển yêu thích môn học.

* Khó khăn:

- Cơ sở vật chất của trường còn hạn chế;

- Học sinh học chương trình chính khóa nhiều môn, lại phải tham gia các hoạt động NGLL, cộng thêm chương trình bồi dưỡng HSG nên rất hạn chế về thời gian tự học, các em đầu tư ít thời gian cho việc học bồi dưỡng HSG;

- Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn và công tác kiêm nhiệm việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế;

- Giáo viên dạy bồi dưỡng HSG đều phải tự soạn chương trình dạy, theo kinh nghiệm của bản thân, theo chủ quan, tự nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu;

- Một số ít phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, khi nhà trường chọn vào đội tuyển lại chưa quan tâm cho đi bồi dưỡng.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 715 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ: PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG HSG MÔN SINH HỌC 
Nguyễn Đức Dũng
Giáo viên trường THCS Phong Tân
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 	Bồi dưỡng HSG là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò. Môn Sinh học là môn KHTN đòi hỏi khả năng quan sát, khả năng phát hiện vấn đề từ sự liên hệ thực tế thực nghiệm dựa trên các cơ sở lí thuyết khoa học.
	Dạy học hiện nay đang hướng tới phát triển năng lực người học, do vậy không riêng gì đội tuyển HSG môn Sinh học mà những bộ môn khác việc phát hiện và bồi dưỡng HSG là việc làm rất quan trọng.
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Phong Tân.
* Thuận lợi:     
- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện, giúp đỡ của nhà trường, tổ chuyên môn, sự ủng hộ của Hội cha mẹ học sinh; 
- Đa số em học sinh ngoan, chăm học; 
- Học sinh trong đội tuyển yêu thích môn học.
* Khó khăn:
- Cơ sở vật chất của trường còn hạn chế;
- Học sinh học chương trình chính khóa nhiều môn, lại phải tham gia các hoạt động NGLL, cộng thêm chương trình bồi dưỡng HSG nên rất hạn chế về thời gian tự học, các em đầu tư ít thời gian cho việc học bồi dưỡng HSG;
- Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn và công tác kiêm nhiệm việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế;
- Giáo viên dạy bồi dưỡng HSG đều phải tự soạn chương trình dạy, theo kinh nghiệm của bản thân, theo chủ quan, tự nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu;
- Một số ít phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, khi nhà trường chọn vào đội tuyển lại chưa quan tâm cho đi bồi dưỡng.
 2. Giải pháp trong công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Phong Tân.
Việc phát hiện và bồi dưỡng HSG cần đáp ứng các yêu cầu sau:
* Đối với BGH và tổ chuyên môn:
- Cần phải phân công chuyên môn một cách hợp lý, cử giáo viên có kinh nghiệm dạy bồi dưỡng để phát hiện nhân tố cho đội tuyển HSG ngay từ năm lớp 6;
- Cần tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
- Có những chế độ động viên, khuyến khích khen thưởng đối với giáo viên và học sinh;
- Lên kế hoạch Bồi dưỡng ngay từ đầu năm học;
- Thông qua giáo viên chủ nhiệm, GV bộ môn, kế hoạch nhà trường định hướng,để tránh tình trạng chồng chéo giữa môn này với môn kia.
- Bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cần được tiến hành thường xuyên cả trên lớp
* Đối với giáo viên dạy bồi dưỡng:
- Người thầy phải luôn luôn có ý thức  tự rèn luyện, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn, luôn xứng đáng là “người dẫn đường tin cậy” cho học sinh noi theo. Thường xuyên tìm tòi các tư liệu, có kiến thức nâng cao;
- Trong công tác BDHSG nâng cao chất lượng mũi nhọn  khâu đầu tiên là khâu tuyển chọn học sinh,  khâu này rất quan trọng, lựa chọn những em có khả năng, tư chất, trí tuệ, lòng đam mê vào đội tuyển, làm nguồn cho năm học kế tiếp;
- Sau khi lựa chọn được học sinh, chúng ta lập kế hoạch dạy theo chuyên đề cụ thể tránh tình trạng thích đâu dạy đó;
- Bồi dưỡng học sinh giỏi là một quá trình lâu dài. Cần phải bồi dưỡng hứng thú và tính tích cực, độc lập nghiên cứu của học sinh;
- Cần phát hiện sớm các em học sinh giỏi và bồi dưỡng sớm và tạo nguồn từ lớp đầu cấp học;
- Cách tốt nhất bồi dưỡng hứng thú cho học sinh là hướng dẫn dìu dắt cho các em đạt được những thành công từ thấp lên cao. Nhiều học sinh lúc đầu chưa bộc lộ rõ năng khiếu nhưng sau quá trình được dìu dắt đã trưởng thành rất vững chắc và đạt thành tích cao;
- Nắm vững phương châm : dạy chắc cơ bản rồi mới nâng cao - thông qua những bài luyện cụ thể để dạy phương pháp tư duy - dạy kiểu dạng bài có quy luật
Việc xây dựng chương trình và tài liệu bồi dưỡng HSG
- Giáo viên bồi dưỡng HSG cần biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng khối, lớp, về từng mảng kiến thức và rèn luyện các kỹ năng theo số tiết quy định. Nhất thiết phải bồi dưỡng theo quy trình từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để các em học sinh bắt nhịp dần;
- Xác định rõ trọng tâm kiến thức giảng dạy cho từng khối lớp để tránh trùng lặp. Chương trình bồi dưỡng cần có sự liên thông trong suốt các năm học (từ lớp 6 đến lớp 9);
- Tất cả giáo viên tham gia dạy đội tuyển phải có khả năng sưu tầm, biên soạn và dạy chuyên đề chuyên sâu. Đội ngũ này phải được phân công cụ thể, rõ ràng và phù hợp để phát huy khả năng và thế mạnh của từng người;
- Biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng mảng kiến thức, từng chuyên đề;
VÍ DỤ:
CHỦ ĐỀ: NGUYÊN PHÂN
I. Dạng 1: Tính số tế bào con sau nguyên phân:
1. Nếu số lần nguyên phân của các tế bào bằng nhau:
Gọi: - a là số TB mẹ
 - x là số lần nguyên phân
=> Tổng số tế bào con tạo ra = a. 2x
Vận dụng: Bốn hợp tử của cùng một loài nguyên phân liên tiếp 4 đợt bằng nhau. Tổng số tế bào con được tạo thành là bao nhiêu?
2. Nếu số lần nguyên phân của các tế bào không bằng nhau:
 Giả sử có a tế bào có số lần nguyên phân lần lượt là: x1, x2, x3,.xa (ĐK: nguyên dương)
=> Tổng số TB con = 2 x1+ 2 x2 + 2 x3 + + 2 xa
Vận dụng: Ba tế bào A, B, C có tổng số lần nguyên phân là 10 và tạo ra 36 tế bào con. Biết số lần nguyên phân của tế bào B gấp đôi số lần nguyên phân của tế bào A. Tìm số lần nguyên phân và số tế bào con tạ ra từ mỗi tế bào A, B, C.
II. Dạng 2: Tính số NST môi trường cung cấp và số thoi vô sắc hình thành trong nguyên phân
1. Số NST môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân:
a. Số NST tương đương với số nguyên liệu môi trường cung cấp:
Có a tế bào (mỗi tế bào chứa 2n NST) mguyên phân x lần bằng nhau, tạo ra a.2x tế bào con
- Số NST chứa trong a tế bào mẹ là: a. 2n
- Số NST chứa trong các tế bào con là: a.2x. 2n
Do đó, số lượng NST tương đương với số nguyên liệu môi trường cung cấp là: a.2x. 2n - a. 2n
Vậy tổng số NST môi trường = a. 2n (2x – 1)
b. Số lượng NST mới hoàn toàn do môi trường cung cấp là: a.2n (2x – 1)
Vận dụng: Có 10 hợp tử của cùng một loài nguyên phân một số lần bằng nhau và đã sử dụng của môi trường nội bòa nguyên liệu tương đương với 2480 NST đơn. Trong các tế bòa con được tạo thành, số NST mới hoàn toàn được tạo ra từ nguyên liệu môi trường là 2400.
- Xác định tên loài
- Tính số lần nguyên phân của mỗi hợp tử nói trên
2. Tính số thoi vô sắc được hình thành trong quá trình nguyên phân:
Nếu có a tế bào nguyên phân x lần bằng nhau tạo ra a.2x tế bào con thì số thoi vô sắc được hình thành trong quá trình đó là: a.(2x – 1)
III. Dạng 3: Tính thời gian nguyên phân: 
1. Nếu tốc độ của các lần nguyên phân liên tiếp không đổi:
Một tế bào tiến hành nguyên phân x lần liên tiếp với tốc độ không đổi, thì: 
Thời gian nguyên phân = thời gian 1 lần nguyên phân . x 
2. Nếu tốc độ của các lần nguyên phân liên tiếp không bằng nhau:
- Nếu tốc độ nguyên phân ở các lần giảm dần đều thì thời gian của các lần nguyên phân tăng dần đều.
- Nếu tốc độ nguyên phân ở các lần tăng dần đều thì thời gian của các lần nguyên phân giảm dần đều.
Trong 2 trường hợp trên, thời gian của các lần nguyên phân liên tiếp sẽ hình thành một dãy cấp số cộng và thời gian của cả quá trình nguyên phân là tổng các số hạng trong dãy cấp số cộng đó
Gọi: - x là số lần nguyên phân
	- u1, u2, u3,....ux lần lượt là thời gian của mỗi lần nguyên phân thứ nhất, thứ 2, thứ 3..., 
thứ x. Thì thời gian của quá trình nguyên phân là:
Thời gian N.P= x/2 ( u1 + ux )
Gọi d là hiệu số thời gian giữa lần nguyên phân sau với lần nguyên phân liền trước nó
 + Nếu tốc độ nguyên phân giảm dần đều thì d > 0
 + Nếu tốc độ nguyên phân tăng dần đều thì d < 0
 Ta có thời gian N.P = x/2 [ 2u1 + ( x - 1 ) d 
Vận dụng: Theo dõi quá trình nguyên phân liên tiếp của một hợp tử có tốc độ giảm dần đều, nhận thấy thời gian nguyên phân của lần nguyên phân đầu tiên là 4 phút, thời gian của lần nguyên phân cuối cùng là 6,8 phút. Toàn bộ thời gian của quá trình nguyên phân là 43,2 phút. Xác định số lần nguyên phân và số tế bào con được tạo ra.
- Giáo viên đầu tư đào sâu chuyên môn, sưu tầm và đọc tài liệu, tích lũy kinh nghiệm, nghiên cứu kỹ các dạng đề thi ở các đề thi đã qua.
* Đối với học sinh:
- Học sinh phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của học tập;
- Học sinh phải yêu thích môn học, say mê trong học tập và ham học hỏi;
- Học sinh phải cần cù tích luỹ và chăm chỉ rèn luyện, ngoài đọc sách giáo khoa, học sinh cần đọc thêm sách tham khảo và tài liệu khác;
- Công tác khen thưởng đối với học sinh và giáo viên là hoạt động quan trọng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng BDSG của nhà trường.
III. KẾT LUẬN:
Thực tế trong những năm học qua số lượng học sinh giỏi môn Sinh học ngày càng tăng.Đặc biệt trong năm học qua trường có học sinh giỏi cấp thị xã môn Sinh học , mặc dù kết quả còn khiêm tốn nhưng điều đó cũng thể hiện được việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi trong dạy học bộ môn bước đầu có hiệu quả. Cho thấy người giáo viên dạy môn Sinh học đã cố gắng làm hết vai trò của mình không ngừng nghiên cứu tìm tòi phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và công tác bồi dưỡng HSG bộ môn nói riêng. /.

File đính kèm:

  • docchuyen_de_phat_hien_va_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc.doc
Sáng Kiến Liên Quan