Chuyên đề Nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

I. Một số giải pháp

1. Đối với nhà trường và giáo viên

Tổ chức dạy tập nói tiếng Việt cho học sinh dân tộc, chú ý các biện pháp tăng cường tiếng Việt trong các môn học, tạo môi trường học tập, giao tiếp bằng tiếng Việt cho tất cả các học sinh còn yếu về tiếng Việt. Ở trường, giáo viên có thể sử dụng tiếng dân tộc để hướng dẫn các em thực hiện một số hoạt động học tập, vui chơi, sau đó dần dần chuyển sang sử dụng tiếng Việt. Tăng cường tổ chức các trò chơi, tạo môi trường giáo dục thân thiện, gần gũi giữa thầy và trò. Rèn cho HS ý thức thường trực phấn đấu vươn lên, kiên trì vượt khó để đi học đều và chăm học, mạnh dạn và tự tin tham gia các hoạt động học tập. Tăng cường công tác Đội, các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khoá, giáo dục học sinh hoạt động ngoài giờ lên lớp, tạo không khí vui tươi trong nhà trường, gây hứng thú học tập cho học sinh. Qua đó rèn luyện thói quen sinh hoạt tập thể có nền nếp và mở rộng môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt cho các em.

2. Đối với phụ huynh HS và Ban đại diện cha mẹ HS

Ban đại diện có sự liên lạc thường xuyên với phụ huynh học sinh, tạo điều kiện và cơ hội học tập tốt nhất cho học sinh. Phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc quan tâm kiểm tra và hướng dẫn việc tự học của học sinh. Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở con cái học hành chuyên cần, chăm chỉ; tăng cường sử dụng tiếng Việt ở môi trường giao tiếp của gia đình và cộng đồng. Luôn đảm bảo đầy đủ và cập nhật thông tin 2 chiều từ phía nhà trường và từ phía phụ huynh học sinh về chất lượng và sự chuyển biến về chất lượng học sinh.

 

doc9 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 1118 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD - ĐT HÒA BÌNH
TRƯỜNG TH VĨNH BÌNH C
CHUYÊN ĐỀ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
Trường Tiểu học Vĩnh Bình C là Trường vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều học sinh dân tộc thiểu số. Năm học trước và đặc biệt là năm học 2019-2020 trường có 13 lớp với hơn 338 học sinh. Riêng điểm trung tâm có 8 lớp thì học sinh dân tộc khơme mỗi lớp chiếm khoản 70%, trường tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày ở điểm trung tâm đạt tỉ lệ 100%. Do các em thường nói tiếng mẹ đẻ là chính, nói tiếng Việt rất ít, phát âm chưa chuẩn. Nhiều HS còn e dè, nhút nhát, tư duy chậm; đọc phát âm chưa đúng,  viết còn mắc nhiều lỗi chính tả.
Thực hiện chỉ đạo chuyên môn của Trường, Chuyên môn cụm 4 của ngành Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình. Tôi đã chọn và viết chuyên đề “Nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số” nhằm tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy- học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn.
II. THỰC TRẠNG NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN
1. Thực trạng và nguyên nhân chính
Học sinh dân tộc thường nói tiếng Việt rất ít, phát âm chưa đúng. Học sinh con hộ nghèo chiếm đa số. Các em đến trường gặp nhiều khó khăn, như thiếu đồ dùng học tập, sức khỏe của trẻ không đảm bảo, từ đó ảnh hưởng nhiều tới kết quả học tập. Học sinh chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập; trình độ tư duy, vốn kiến thức cơ bản, khả năng phân tích tổng hợp, so sánh còn hạn chế; khả năng chú ý và tập trung vào bài học không bền. Học sinh chậm biết đọc, biết viết; nhiều em đọc chậm, đọc sai, viết chậm, viết sai; đây là điểm hạn chế lớn nhất.
2. Những thuận lợi, khó khăn chính khi triển khai thực hiện nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
a) Những thuận lợi chính
Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo nhà trường, của chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ các bộ phận đoàn thể trong nhà trường.
100% học sinh ở điểm trung tâm được học 2 buổi/ ngày.
Cha mẹ học sinh ngày càng nâng cao nhận thức và quan tâm hơn đến việc học tập của con em mình.
100% cán bộ, giáo viên có trình độ đào tạo chuẩn trở lên. Đại bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên tâm huyết, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm.
Trường lớp, cơ sở vật chất ngày càng đầy đủ, khang trang và đạt chuẩn đảm bảo 01 phòng học/lớp (ở điểm trung tâm).
b) Những khó khăn chính
Đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Sự quan tâm của cha mẹ học sinh (CMHS) đến việc học của các em còn nhiều hạn chế. Không ít CMHS trông chờ, ỉ lại vào chính sách của nhà nước và khoán trắng cho nhà trường.
Lối sống khép kín trong gia đình khiến môi trường tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) nhiều hạn chế, tạo ra không ít rào cản trong việc học tiếng Việt của các em.
Đặc điểm ngôn ngữ của tiếng Việt và tiếng người dân tộc thiểu số (Khơme) có nhiều khác biệt, nhất là yếu tố dấu thanh trong tiếng Việt tạo ra không ít khó khăn cho các em.
Một bộ phận giáo viên còn hạn chế trong phương pháp dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.
B. NỘI DUNG
I. Một số giải pháp
1. Đối với nhà trường và giáo viên
Tổ chức dạy tập nói tiếng Việt cho học sinh dân tộc, chú ý các biện pháp tăng cường tiếng Việt trong các môn học, tạo môi trường học tập, giao tiếp bằng tiếng Việt cho tất cả các học sinh còn yếu về tiếng Việt. Ở trường, giáo viên có thể sử dụng tiếng dân tộc để hướng dẫn các em thực hiện một số hoạt động học tập, vui chơi, sau đó dần dần chuyển sang sử dụng tiếng Việt. Tăng cường tổ chức các trò chơi, tạo môi trường giáo dục thân thiện, gần gũi giữa thầy và trò. Rèn cho HS ý thức thường trực phấn đấu vươn lên, kiên trì vượt khó để đi học đều và chăm học, mạnh dạn và tự tin tham gia các hoạt động học tập. Tăng cường công tác Đội, các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khoá, giáo dục học sinh hoạt động ngoài giờ lên lớp, tạo không khí vui tươi trong nhà trường, gây hứng thú học tập cho học sinh. Qua đó rèn luyện thói quen sinh hoạt tập thể có nền nếp và mở rộng môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt cho các em.
2. Đối với phụ huynh HS và Ban đại diện cha mẹ HS
Ban đại diện có sự liên lạc thường xuyên với phụ huynh học sinh, tạo điều kiện và cơ hội học tập tốt nhất cho học sinh. Phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc quan tâm kiểm tra và hướng dẫn việc tự học của học sinh. Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở con cái học hành chuyên cần, chăm chỉ; tăng cường sử dụng tiếng Việt ở môi trường giao tiếp của gia đình và cộng đồng. Luôn đảm bảo đầy đủ và cập nhật thông tin 2 chiều từ phía nhà trường và từ phía phụ huynh học sinh về chất lượng và sự chuyển biến về chất lượng học sinh.
II. Giải pháp về chuyên môn
1. Giải pháp cụ thể trong từng phân môn
* Dạy phân môn Tập đọc:
- Kết hợp nhiều hình thức, biện pháp tổ chức dạy đọc thích hợp để huy động được nhiều học sinh đọc. Một trong những hình thưc tối đa dạng hóa đó là chia nhóm, đọc nối tiếp, đọc câu, đọc đoạn
- Chú ý cho học sinh luyện đọc nhiều và sửa chữa lỗi kịp thời cho học sinh những phương ngữ ở địa phương.
- Thực hiện quy trình dạy tập đọc linh hoạt phù hợp với từng thể loại văn bản và với từng giai đoạn học tập của học sinh.
- Thường xuyên đổi mới phương pháp trong giảng dạy, để gây hứng thú trong học tập của học sinh.
- Dùng nhiều tranh ảnh như: Tranh trong sách giáo khoa, tranh minh họa hoặc vật thật để học sinh quan sát và đọc, nói, viết bằng tiếng Việt.
- Tăng thời lượng dạy đối với các lớp có nhiều học sinh dân tộc.
- Giáo viên thường xuyên gọi các em đọc trước lớp, nói hoặc trao đổi nhiều tình huống trong một tiết học.
+ Ví dụ: Đối với học sinh còn hạn chế về tiếng Việt, giáo viên nên cho các em đọc từng câu, từng đoạn nối tiếp và sau đó đọc cả bài 
* Dạy phân môn Kể chuyện:
Được nghe kể chuyện là một nhu cầu tâm lý của học sinh, đồng thời cũng là một yêu cầu của chương trình giảng dạy. Để tạo hứng thú cho học sinh trong giờ kể chuyện và nâng cao hiệu quả giờ dạy, giáo viên cần sử dụng một số giải pháp sau:
- Giáo viên chú ý rèn luyện giọng kể của mình, làm cho học sinh hứng thú khi nghe kể chuyện, coi trọng các thủ pháp mở đầu câu chuyện, thêm tình tiết cho văn bản truyện.
- Sử dụng linh hoạt các biện pháp dạy học thích hợp: Làm mẫu, dẫn dắt, gợi mở bằng câu hỏi hoặc tranh ảnh nhằm khích lệ học sinh mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia vào các hoạt động rèn kỹ năng nói của mình.
- Hướng dẫn học sinh kể bằng lời của mình, không đọc thuộc lòng nguyên nội dung câu chuyện.
- Tổ chức tốt các hình thức luyện tập, gây hứng thú đối với học sinh (phân vai, hoạt cảnh, đóng kịch...); chú ý tạo mọi cơ hội cho học sinh được thực hiện luyện tập kể chuyện trên lớp, trong nhóm, tổ hoặc theo cặp, kể cho bạn nghe và người thân trong gia đình
- Một số yêu cầu khó có thể được điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với trình độ học sinh theo vùng miền.
- Giáo viên cần tế nhị hướng dẫn học sinh kể chuyện.
* Dạy phân môn Chính tả:
- Giáo viên chuẩn bị và hướng dẫn học sinh chuẩn bị tốt các phương tiện viết bài chính tả (vở, bút, bảng lớp, bảng phụ).
- Giáo viên chú ý cách đọc: Đọc to, rõ ràng, điều chỉnh tốc độ đọc cho phù hợp với trình độ học sinh.
- Có thể thay đổi bài tập chính tả cho phù hợp với lỗi của học sinh trong lớp.
- Thường xuyên kiểm tra, nhận xét bài, khen thưởng các em dù là những công việc nhỏ mà các em hoàn thành, chữa lỗi cho học sinh, hướng dẫn học
 sinh cách tự chữa lỗi cho nhau.
* Dạy phân môn Luyện từ và câu: Dạy nghe, nói, đọc, viết diễn đạt thành
 lời, dùng từ đặt câu đủ thành phần bằng tiếng Việt ở tại lớp.
	* Dạy phân môn Tập làm văn: Dạy nghe, nói, đọc, viết và viết được một câu văn, đoạn văn hoặc cả một bài văn kể chuyện, viết thư cho người thân, bạn bè; tả ngoại hình con vật trong bài văn kể chuyện, trao đổi ý kiến với người thân, tả đồ vật, tả cây cối  bằng tiếng Việt.
2. Tích hợp nội dung tăng cường tiếng Việt trong dạy học các môn học và 
hoạt động Giáo dục
	* Dạy môn Khoa học: Giúp cho các em nghe, nói và diễn đạt, tìm tòi của các em, phát huy sự sáng tạo trong học tập của các em đang học và cần phải đạt được. Dẫn dắt các em từ đơn giản đến nâng cao, . để các em hứng thú trong học tập. 
	* Dạy môn Lịch sử - Địa lí: Chủ yếu là nghe, nói, đọc, viết và diễn đạt các câu hỏi trong bài, nhằm giúp các em hiểu và nắm được lượng kiến thức đã học, tạo điều kiện cho các em hiểu rõ về lịch sử, khí hậu của các vùng, miền trong nước Việt Nam và nói được Tiếng Việt thành thạo hơn.
* Dạy môn Hát - nhạc: Dạy nghe, dạy nói (qua hát), tăng vốn từ (qua lời bài hát), dạy đọc, viết lời bài hát, cảm thụ qua giai điệu và lời ca bằng tiếng Việt.
* Dạy môn Mĩ thuật: Tăng vốn từ, tập diễn đạt (nhận xét tranh).
* Dạy môn Thể dục: Tập đếm (điểm danh), tăng vốn từ (qua các trò chơi).
* Dạy môn Toán: nghe hiểu, đọc hiểu (bài toán có lời văn), tập diễn đạt (chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu) qua câu lời giải, tăng vốn từ.
* Dạy môn thủ công: Tận dụng các mô hình, tranh ảnh, dụng cụ dạy học để cung cấp vốn từ. Tăng cường thực hành để cho sự khéo léo của học sinh, hoàn thành sản phẩm một cách có hiệu quả hơn.
* Dạy môn Đạo đức: Rèn luyện khả năng nghe, nói, hiểu, diễn đạt, vốn từ 
(tự giới thiệu, chào hỏi, tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu, đề nghị, thảo luận, báo cáo, nhận xét, biết vận dụng các hành vi đã học vào trong thực tiễn của các em).
3. Vận dụng các phương pháp dạy học tiếng Việt với tư cách dạy học ngôn ngữ thứ hai
Với học sinh dân tộc thiểu số, đa số các em vốn tiếng Việt có rất ít bởi vì trước khi đến trường các em ít được làm quen với tiếng Việt; giao tiếp với cộng đồng chủ yếu bằng tiếng mẹ đẻ. Vì vậy, trẻ đến lớp trước tiên phải học nói, học giao tiếp sau đó mới học đến tập đọc, tập viết. Việc dạy và học tiếng Việt đối với các em có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi với mọi đối tượng.
4. Tạo môi trường học tiếng Việt
Tổ chức các hoạt động đội, giao lưu “Tiếng Việt của chúng em”, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi dân gianqua đó giúp các em nâng cao kỹ năng sử dụng tiếng Việt.
Tạo môi trường học tiếng Việt trong nhà trường: tạo cảnh quan tiếng Việt trong và ngoài lớp học: không gian lớp học (trang trí, trưng bày, ), không gian trường học (khẩu hiệu, bản tin, ). Tạo cơ hội thực hiện các hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt (trong giờ học và các hoạt động tập thể, trò chơi, văn nghệ, ...). Tạo môi trường tiếng Việt ở gia đình: tạo góc học tập (chú ý trang trí). Kiểm tra, hỏi han, trao đổi bằng tiếng Việt. Nghe radio, xem tivi, đọc truyện tranh, sách báo và trao đổi ý kiến với thầy, cô và bạn bè. Tạo môi trường tiếng Việt trong cộng đồng: vận động cộng đồng giao tiếp đơn giản với học sinh bằng tiếng Việt (chào, hỏi, ). Mở chuyên mục kể chuyện dưới cờ dành cho học sinh (giới thiệu sách, nêu gương tốt, hát, kể chuyện, đọc thơ,). Tổ chức lễ hội, văn nghệ, thể dục thể thao, các trò chơi dân gian gần gũi với các em.
C. KẾT LUẬN
Qua nhiều năm làm công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp. Các lớp tôi giảng dạy học sinh dân tộc thiểu số chiểm tỉ lệ khá cao. Với tinh thần trách nhiệm, tôi đã vận dụng các giải pháp nêu trên thực hiện trong giảng dạy. Đầu năm học có nhiều em đọc, viết chậm nhưng đến cuối năm học các em đã đọc, viết và chất lượng giáo dục có tiến bộ rõ rệt; hoàn thành chương trình môn học theo chuẩn kiến thức kỹ năng, lên lớp đạt 100%.
Để đạt được kết quả tốt, tôi thiết nghĩ chúng ta cần vận dụng các giải pháp nêu trên trong giảng dạy.
- Tăng cường sử dụng tiếng Việt trong thời gian ở trường, ở tất cả các hoạt động học tập và vui chơi cho các em.
- Dạy tiếng Việt trong tất cả các môn học: nghe, nói, đọc, viết đều được giáo viên uốn nắn, chỉnh sửa cho các em như dạy môn Tiếng Việt ở những lớp không có học sinh dân tộc thiểu số.
- Thực hiện dạy tiếng Việt, rèn các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong tất cả các
môn học.
- Tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn cho CMHS và cộng đồng tăng thời lượng thường xuyên sử dụng tiếng Việt trong gia đình và cộng đồng.
- Tổ chức các hoạt động đội, giao lưu “Tiếng Việt của chúng em”, văn hóa văn nghệ, TDTT, trò chơi dân gianqua đó giúp các em nâng cao kỹ năng sử dụng tiếng Việt.
- Xây dựng thư viện thân thiện, thư viện xanh, thư viện mi ni lớp học tạo phong trào đọc sách thường xuyên cho các em tích cực say mê đọc sách bằng tiếng Việt.
Việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số là việc làm thiết thực để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng học sinh vùng có nhiều học sinh dân tộc thiểu số nói riêng. Đây là việc làm cần có sự bền bỉ, sự nỗ lực to lớn của ngành giáo dục và đào tạo, sự cống hiến, hi sinh lớn lao của các thầy cô giáo cùng với sự tham gia của toàn xã hội, đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, của các cấp chính quyền địa phương trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách xã hội.
Với chuyên đề này tôi mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và ý kiến chỉ đạo của tổ chuyên môn cụm cấp huyện và các cấp lãnh đạo để việc vận dụng tốt hơn trong công tác giảng dạy lớp. Hàng ngày trên lớp không còn là nỗi lo, trăn trở của các giáo viên khi được phân công dạy lớp có nhiều học sinh dân tộc thiểu số. Đồng thời cũng giúp cho giáo viên có kinh nghiệm trong việc giảng dạy ngày càng đạt hiệu quả hơn./.
 Vĩnh Bình, ngày ..... tháng 10 năm 2019
          Duyệt của Tổ trưởng CM cụm          Người viết
	 Phạm Văn Út
GIÁO ÁN MINH HỌA
Thứ Tư ngày .... tháng 10 năm 2019
 Tiết 1 Môn: TẬP ĐỌC 
Tiết CT: 16	 	Bài: ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH
I. Mục tiêu
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài (giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, hợp ND hồi tưởng).
- Hiểu ND: chị phụ trách quan tâm tới ước mơ của cậu bé Lái, làm cho cậu rất xúc động và vui sướng đến lớp với đôi giày được thưởng (TL được các CH trong SGK). 
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ. 
- Gọi hs đọc thuộc lòng bài: Nếu chúng mình có phép lạ và trả lời câu hỏi.
? Câu thơ nào được lặp lại nhiểu lần? Việc lặp lại đó có ý nghĩa gì?
? Câu Ước “hóa trái bom thành trái ngon” nói lên điều gì?
? Bài thơ muốn nói với em điều gì?
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài
- dùng hình ảnh đôi giày ba ta màu xanh để giới thiệu.
- Để các em biết được đôi giày ba ta có ý nghĩa như thế nào trong đời sống, đặc biệt là đối với thiếu nhi. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó như thế nào nhé!
b) Luyện đọc và tìm hiểu bài. 
* GV gọi 1 HS đọc diễn cảm toàn bài. 
- (HSNVKT) đọc cả bài văn
- YC cả lớp đọc thầm và TLCH.
+ Bài văn được chia làm mấy đoạn? Tìm từng đoạn.
- HS đọc đoạn nối tiếp.
- HD luyện đọc từ khó
* Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1:
- (HSNVKT) Đọc đúng những câu cảm: Chao ôi! Đôi giày mới đẹp làm sao! 
- Giọng trầm trồ thán phục. 
- Cho hs đọc đoạn để tìm hiểu.
 ? Nhân vật tôi là ai? 
? Ngày bé, chị phụ trách Đội từng mơ ước điều gì? 
? (HSNVKT) Những câu văn nào tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta? 
+ Mơ ước của chị ngày ấy có đạt được không? 
- GV hướng dẫn cả lớp tìm giọng đọc, luyện đọc và thi đọc diễn cảm những câu văn sau: Chao ôi! Đoi giày ới đẹp làm sao! Cổ giày ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân gần sát cổ có hai hàng khuy dập, luồn một sợi dây nhỏ vắt ngang. Tôi tưởng tượng nếu mang nó vào/ chắc chắn đi sẽ nhẹ và nhanh hơn, tôi sẽ chạy trên con đường đất mịn trong làng/ trước cài nhìn thèm muốn của các bạn tôi.
 c) Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 2
- GV kết hợp sửa lỗi đọc và tìm hiểu nghĩa từ mới ở cuối bài (ba ta, vận động, cột). 
- Hs đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi.
+ Chị phụ trách Đội được giao việc gì? 
+ (HSNVKT)Chị phát hiện ra Lái thèm muốn cái gì? 
+ Vì sao chị biết điều đó? 
+ (HSTTC) Chị đã làm gì để động viên cậu bé Lái trong ngày đầu đến lớp? 
+ (HSNVKT) Tại sao chị lại chọn cách làm đó? 
+ Tìm những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày? 
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một vài câu trong đoạn. 
- Gọi 2 hs thi đọc cả bài
4. Củng cố, dặn dò:
- Bài đọc muốn nói với em điều gì? 
- Cho hs nhắc lại. 
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà luyện đọc lại bài tập đọc đã học và chuần bị bài thưa chuyện với mẹ tiết sau học. 
- Chuẩn bị.
- Hát vui
- HS đọc thuộc lòng bài thơ “Nếu chúng mình có phép lạ”.
- Nếu chúng mình có phép lạ. Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết.
- Ước thế giới hòa bình, không còn bơm đạn, chiến tranh.
- Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các em nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp.
- Quan sát, nhận xét.
- Học sinh nghe và nhắc lại tựa bài Đôi giày ba ta màu xanh.
- 1 HS đọc bài văn 1 lần. 
- Bài văn được chia làm 2 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến cái nhìn thèm muốn của các bạn tôi...
+ Đoạn 2: Phần còn lại. 
- 2 HS đọc tiếp nối đoạn
- HS phát hiện từ bạn đọc nhầm lẫn để luyện đọc lại.
- 2 HS đọc đoạn 1. 
- 1 HS đọc phần chú thích cuối bài.
+ Ba ta, vận động, cột
- HS đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn 1, trả lời các câu hỏi. 
+ Là một chị phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong.
+ Có một đôi giày ba ta màu xanh nước biển
+ Cổ giày ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân gần sát cổ có hai hàng khuy dập, luồn một sợi dây nhỏ vắt ngang.
+ Không trở thành hiện thực, chị chỉ tưởng tượng mang đôi giày thì bước đi sẽ nhẹ và nhanh hơn.
- HS đọc, hs khác nhận xét
- 2 HS đọc đoạn 2
- Từng cặp HS luyện đọc.
- Một, hai em đọc lại cả đoạn.
- Trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.
+ Vận động Lái, một cậu bé nghèo sống lang thang trên đường phố đi học. 
+ Lái ngẩn ngơ nhìn theo đôi giày ba ta màu xanh của một cậu bé đang dạo chơi. 
+ Vì chị đi theo Lái trên khắp các đường phố.
+ Thưởng cho Lái đôi giày ba ta màu xanh
+ Chị muốn mang lại hạnh phúc cho Lái. 
+ Tay Lái run run, môi mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày, lại nhìn xuống đôi bàn chân. Ra khỏi lớp, Lái cột hai chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng. 
- Thi đọc diễn cảm đoạn văn:“Hôm nhận giày, tay lài run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày, lại nhìn xuống đôi bàn chân mình đang ngọ nguậy dưới đất. Lúc ra khỏi lớp, Lái cột hai chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng.”
- 2 hs thi đọc cả bài.
* Nội dung: chị phụ trách quan tâm tới ước mơ của cậu bé Lái, làm cho cậu rất xúc động và vui sướng đến lớp với đôi giày được thưởng.
- 1 vài HS nhắc lại nội dung
	 Vĩnh Bình, ngày .....tháng 10 năm 2019
Duyện của Tổ trưởng CM Cụm 	Người thực hiện 
	 	 Nguyễn Thanh Vũ

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_day_hoc_tieng_viet.doc
Sáng Kiến Liên Quan