Chuyên đề Nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập viết cho học sinh Lớp 2
Trong quá trình thực hiện dạy-học các tiết Tập viết ở lớp 2, trong thời gian qua vẫn đáp ứng được yêu cầu kĩ năng viết cho học sinh. Giáo viên đã quan tâm, chú trọng tới nề nếp VSCĐ nên kết quả VSCĐ trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến. Tuy nhiên việc dạy học Tập viết ở lớp 2 đảm bảo kĩ thuật viết chữ: đúng mẫu, đúng cỡ chữ, đều nét, đảm bảo về tốc độ và yêu cầu thẩm mĩ còn hạn chế. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do:
*Về phía giáo viên:
- Một số giáo viên khi dạy Tập viết thường rất ngại dạy qua loa đại khái rồi cho học sinh tự viết.
- Do mẫu chữ mới hiện nay có nhiều nét cong, nét lượn, tạo dáng thẩm mĩ nên các nét thường có biến điệu, không "thuần tuý" như chữ cái viết thường nên dẫn đến trong quá trình lên lớp, để mô tả hình dạng, cấu tạo và hướng dẫn kĩ thuật viết chữ giáo viên còn rất lúng túng.
- Chương trình dạy chữ hoa ở lớp 2 lại sắp xếp theo bảng chữ cái chứ không sắp xếp theo nhóm chữ cái có các nét giống nhau để luyện.
- Một số GV chưa có thói quen sử dụng khung toạ độ để mô tả nên khi hướng dẫn HS còn lúng túng, dẫn đến tình trạng nói qua loa đại khái rồi cho HS viết vở.
- Mặt khác giáo viên quen với cách viết tự do không đúng mẫu, đúng cỡ, không đều nét nên khi giảng dạy cho học sinh viết đúng độ cao, kĩ thuật nối chữ, nét liền mạch gặp rất nhiều khó khăn.
*Về phía học sinh:
- Do học sinh lớp 2 các em còn rất hiếu động, thiếu kiên trì hay viết nhanh, viết ẩu khó thực hiện các động tác đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận.
- Tư thế ngồi viết chưa hợp lí, cách đặt vở còn chưa đúng cách; cách cầm bút sai dẫn đến học sinh viết chữ xấu.
- Học sinh chưa nắm rõ về tên gọi các nét của các chữ cái viết hoa.
- Khi viết chữ cái hoa riêng thì đẹp nhưng viết trong từ và câu ứng dụng lại không đẹp do chưa có kĩ năng nối chữ.
Vì vậy để khắc phục tình trạng về chữ viết của học sinh lớp 2 cần phải tìm biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Tập viết.
CHUYÊN ĐỀ II NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY- HỌC PHÂN MÔN TẬP VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 2 ---- Người triển khai lí thuyết: Đ/c Nguyễn Thị Thúy Hoa Ngày triển khai: 12 /12/2019 A- ĐẶT VẤN ĐỀ Tập viết là một trong những phân môn của môn Tiếng Việt có một vị trí quan trọng đặc biệt ở Tiểu học. Nó trang bị cho học sinh bộ chữ cái và những yêu cầu kỹ thuật để sử dụng bộ chữ cái đó trong học tập và giao tiếp. Với ý nghĩa này, Tập viết không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu của việc học Tiếng Việt trong nhà trường - kĩ năng viết chữ. Bên cạnh đó, Tập viết giúp cho việc rèn năng lực viết thành thạo qua thực hành. Ngoài ra, Tập viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và khiếu thẩm mĩ. Nhiệm vụ của phân môn Tập viết cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về chữ viết và kĩ thuật viết chữ. Đó là dạy học sinh những khái niệm cơ bản về đường kẻ, dòng kẻ, toạ độ viết chữ, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh, dấu phụ, kĩ thuật liên kết nét chữ hoặc liên kết các chữ cái. Từ đó hình thành cho các em những biểu tượng về hình dáng, độ cao, sự cân đối, tính thẩm mĩ của chữ viết. Bên cạnh đó, phân môn Tập viết dạy cho học sinh những kĩ năng cơ bản đó là các thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm kĩ năng viết nét, liên kết nét tạo chữ cái và liên kết chữ cái tạo chữ ghi tiếng. Đồng thời giúp các em xác định khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ô ly để hình thành kĩ năng viết đúng mẫu, rõ ràng và cao hơn là viết nhanh, viết đẹp. Qua đó rèn cho học sinh kĩ năng viết văn bản qua viết chính tả ở các thể loại: nghe - viết, nhìn - viết, nhớ - viết. Rèn cho học sinh tư thế ngồi viết, cầm bút, để vở, cách trình bày bài viết cũng là kĩ năng đặc thù của việc dạy Tập viết mà giáo viên cần thường xuyên quan tâm. Đối với lớp 2, nội dung của phân môn Tập viết theo chương trình và sách giáo khoa hiện hành yêu cầu rèn luyện kĩ năng chữ viết cho học sinh, trọng tâm là chữ viết hoa, gọi tắt là chữ hoa. Viết đúng theo quy định về hình dáng, kích cỡ và thao tác viết, biết nối các chữ hoa với chữ thường trong một tiếng; biết trình bày một từ chỉ tên riêng hay một câu bằng chữ hoa và chữ thường đúng và đều nét, đúng chính tả, có khoảng cách hợp lý giữa các chữ ghi tiếng. Để đáp ứng được những nội dung cơ bản của phân môn Tập viết đòi hỏi mỗi giáo viên phải có những kiến thức, kĩ năng cơ bản nhất định. Nhưng trong thực tế khi thực hiện dạy - học Tập viết mẫu chữ theo chương trình hiện hành, giáo viên không khỏi gặp những khó khăn trong phương pháp dạy. Vấn đề đặt ra ở đây là cần phải dạy - học Tập viết như thế nào để đạt hiệu quả. Đây là nhiệm vụ quan trọng, từng giáo viên phải tìm ra hướng đi trong việc cải tiến phương pháp dạy học Tập viết cho học sinh. Chính vì vậy, giáo viên khối 2 - 3 chúng tôi thống nhất xây dựng và làm chuyên đề: “Nâng cao chất lượng dạy - học phân môn Tập viết cho học sinh lớp 2". B- THỰC TRẠNG DẠY HỌC TẬP VIẾT Ở LỚP 2 Trong quá trình thực hiện dạy-học các tiết Tập viết ở lớp 2, trong thời gian qua vẫn đáp ứng được yêu cầu kĩ năng viết cho học sinh. Giáo viên đã quan tâm, chú trọng tới nề nếp VSCĐ nên kết quả VSCĐ trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến. Tuy nhiên việc dạy học Tập viết ở lớp 2 đảm bảo kĩ thuật viết chữ: đúng mẫu, đúng cỡ chữ, đều nét, đảm bảo về tốc độ và yêu cầu thẩm mĩ còn hạn chế. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do: *Về phía giáo viên: - Một số giáo viên khi dạy Tập viết thường rất ngại dạy qua loa đại khái rồi cho học sinh tự viết. - Do mẫu chữ mới hiện nay có nhiều nét cong, nét lượn, tạo dáng thẩm mĩ nên các nét thường có biến điệu, không "thuần tuý" như chữ cái viết thường nên dẫn đến trong quá trình lên lớp, để mô tả hình dạng, cấu tạo và hướng dẫn kĩ thuật viết chữ giáo viên còn rất lúng túng. - Chương trình dạy chữ hoa ở lớp 2 lại sắp xếp theo bảng chữ cái chứ không sắp xếp theo nhóm chữ cái có các nét giống nhau để luyện. - Một số GV chưa có thói quen sử dụng khung toạ độ để mô tả nên khi hướng dẫn HS còn lúng túng, dẫn đến tình trạng nói qua loa đại khái rồi cho HS viết vở. - Mặt khác giáo viên quen với cách viết tự do không đúng mẫu, đúng cỡ, không đều nét nên khi giảng dạy cho học sinh viết đúng độ cao, kĩ thuật nối chữ, nét liền mạch gặp rất nhiều khó khăn. *Về phía học sinh: - Do học sinh lớp 2 các em còn rất hiếu động, thiếu kiên trì hay viết nhanh, viết ẩu khó thực hiện các động tác đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận. - Tư thế ngồi viết chưa hợp lí, cách đặt vở còn chưa đúng cách; cách cầm bút sai dẫn đến học sinh viết chữ xấu. - Học sinh chưa nắm rõ về tên gọi các nét của các chữ cái viết hoa. - Khi viết chữ cái hoa riêng thì đẹp nhưng viết trong từ và câu ứng dụng lại không đẹp do chưa có kĩ năng nối chữ. Vì vậy để khắc phục tình trạng về chữ viết của học sinh lớp 2 cần phải tìm biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Tập viết. C- ĐỊNH HƯỚNG CHUYÊN ĐỀ Rèn kĩ năng viết chữ đúng mẫu, đúng cỡ, đều nét và đảm bảo về tốc độ, yêu cầu thẩm mĩ cho học sinh. D- BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 2- 3. 1- Giáo viên giúp học sinh có những hiểu biết nhất định về mẫu chữ hoa hiện hành nhằm tạo điều kiện cho các em rèn kĩ năng viết chữ, cụ thể: a- Giúp học sinh nhận diện được các hình chữ cái viết hoa theo mẫu chữ quy định qua cách gọi tên các nét ở từng dạng, kiểu khác nhau. Cung cấp một số thuật ngữ cần thiết để GV dễ dàng sử dụng khi mô tả cấu tạo các nét và hướng dẫn HS viết từng nét. + Nét thẳng: Thẳng đứng " " (biến điệu: lượn đứng 1 hay 2 đầu: ), thẳng ngang " _ " (biến điệu: lượn ngang hai đầu - làn sóng "~"); thẳng xiên " / " (biến điệu: lượn xiên - một đầu hay cả hai đầu " , " ). + Nét cong: Cong kín (biến điệu: lượn 1 đầu vào trong: ), cong hở (biến điệu: cong phải: , cong trái: , cong trên: , cong dưới: ). + Nét móc: Móc xuôi (móc xuôi trái: , móc xuôi phải: ), móc ngược (móc ngược trái: , móc ngược phải: ); móc hai đầu (móc hai đầu trái - phải: , móc hai đầu trái: , móc hai đầu phải: ). + Nét khuyết: khuyết xuôi : , khuyết ngược: b- Nắm được kích cỡ của từng chữ cái viết hoa thể hiện trong khung chữ, trong mối quan hệ với chữ cái viết thường. Ví dụ: Trong cùng một cỡ chữ, các chữ cái viết hoa A, B, C,... có độ cao bằng các chữ cái viết thường b, g, h, k, l, y - 2,5 đơn vị, riêng hai chữ cái viết hoa G, Y được viết với chiều cao 4 đơn vị. c- Tạo thói quen sử dụng khung toạ độ để hướng dẫn học sinh viết. Nắm được thao tác viết từng nét chữ để tạo nên chữ cái viết hoa (đưa bút theo đúng quy trình). 2- Phân loại chữ cái viết hoa có các nét giống nhau và rèn luyện dứt điểm. - Nhóm chữ hoa có cấu tạo là sự kết hợp của nét móc ngược, nét móc phải và nét lượn ngang: A, Ă, Â - Nhóm chữ hoa có cấu tạo từ sự kết hợp nét móc ngược trái với nét lượn xiên và nét móc xuôi phải (hoặc nét móc ngược phải): M, N - Nhóm chữ hoa có cấu tạo từ sự kết hợp của nét cong dưới, cong trái nối liền nhau tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ: C, E, Ê, G - Nhóm chữ hoa có cấu tạo từ sự kết hợp của nét cong trái và nét lượn ngang: I, H, K - Nhóm chữ hoa có cấu tạo từ sự kết hợp của nét lượn dọc hai đầu và nét cong phải nối liền nhau tạo thành vòng xoắn nhỏ ở chân chữ: D, Đ - Nhóm chữ hoa có cấu tạo từ sự kết hợp của nét cong dưới, lượn dọc và lượn ngang (hay móc ngược trái): L, S - Nhóm chữ hoa có cấu tạo từ nét cong kín: O, Ô, Ơ, Q - Nhóm chữ hoa có cấu tạo từ sự kết hợp của nét móc ngược trái, nét cong trên và nét cong phải (hoặc nét móc ngược phải): B, P, R - Nhóm chữ hoa có cấu tạo từ sự kết hợp của nét móc hai đầu trái - phải và nét móc ngược phải (hoặc nét khuyết ngược): Y, U, Ư - Nhóm chữ hoa có cấu tạo từ sự kết hợp của nét móc hai đầu trái và móc hai đầu phải: M, N, X (kiểu 2) - Nhóm chữ hoa có cấu tạo từ sự kết hợp của nét cong trên và nét móc ngược phải: T 3- Chú ý dạy học sinh kĩ thuật nối chữ, viết liền mạch để đạt yêu cầu chữ viết đúng mẫu, đều nét, đồng thời nhanh về tốc độ và đảm bảo về thẩm mĩ. - Để viết một chữ ghi tiếng cho nhanh, hướng dẫn học sinh cách rê bút (nhấc nhẹ đầu bút nhưng vẫn chạm mặt giấy). Lia bút (chuyển dịch đầu bút sang điểm đặt bút khác, không chạm vào mặt giấy) để có thể viết liền mạch tạo sự kết nối hài hoà giữa các chữ cái ghi tiếng. - Khi dạy viết ứng dụng các chữ ghi tiếng có chữ hoa đứng đầu thì giáo viên lưu ý học sinh chỉ có một số chữ hoa có điểm dừng bút hướng tới chữ cái viết thường kế tiếp mới có thể thực hiện được các yêu cầu nối chữ, đó là: Các chữ cái viết hoa có nét cuối cùng là nét móc ngược phải như: A, Ă, Â, G, K, L,...và các chữ hoa có nét cuối cùng là nét khuyết ngược: G, Y. - Việc dạy nối chữ chủ yếu được thể hiện ở các chữ cái viết thường khi chúng đứng gần nhau. Có thể phân ra các loại trường hợp sau để rèn và luyện cho học sinh: *Trường hợp 1: Nét móc cuối cùng của chữ cái trước nối với nét móc (hoặc nét hất) đầu tiên của chữ cái sau: a - m = am, i - m = im. Khi thực hiện nối hai nét móc giữa hai chữ cái cần lưu ý về khoảng cách giữa hai chữ cái sao hợp lý để chữ viết đều nét và có tính thẩm mĩ. *Trường hợp 2: Nét cong cuối cùng của chữ cái trước nối với nét móc (hoặc nét hất) đầu tiên của chữ cái sau: o - n = on, c - ư = cư. Trường hợp nối chữ này cần hướng dẫn học sinh điều chỉnh khoảng cách giữa hai chữ cái sao cho không gần quá hay xa quá. *Trường hợp 3: Nét móc (hoặc nét khuyết) của chữ cái trước nối với nét cong của chữ cái sau: a - o = ao , g - a = ga Trường hợp nối chữ tương đối khó, đòi hỏi dạy kĩ thuật lia, vừa và ước lượng khoảng cách sao cho vừa phải hợp lý. *Trường hợp 4: Nét cong của chữ cái trước nối với nét cong của chữ cái sau: o - a = oa ; o - e = oe ; o - c = oc. GV hướng dẫn kĩ thuật rê bút, lia bút, chuyển hướng bút để tạo nét nối, vừa yêu cầu việc ước lượng khoảng cách hợp lý. 4- Giáo viên phải nắm chắc quy trình dạy học trong giờ Tập viết. Các hoạt động dạy - học trong giờ Tập viết lớp 3 được tổ chức theo quy trình như sách giáo viên hướng dẫn nhưng trong quá trình dạy học trên lớp giáo viên cần vận dụng quy trình đó một cách linh hoạt không nhất thiết bài nào cũng phải thực hiện theo các bước trong quy trình. Chẳng hạn có bài ở phần hướng dẫn viết chữ hoa nếu chữ hoa đó có những phần nét chữ giống chữ hoa đã học thì có thể hướng dẫn nhanh gọn hơn, dựa vào so sánh điểm giống và khác nhau giữa hai (chữ hoa) rồi cho học sinh tự luyện tập viết bảng con. Như vậy sẽ phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. 5- Chuẩn bị thiết bị dạy học và sử dụng có hiệu quả trong giờ Tập viết. - Bộ chữ viết hoa dùng để hướng dẫn học sinh nắm vững hình dạng, cấu tạo nét và quy trình viết từng chữ cái. - Bộ chữ viết mẫu tên riêng (từ ứng dụng) để hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét, tập viết ứng dụng các chữ hoa và chữ thường theo nội dung. - Bảng con là công cụ thực hành tiện lợi và hiệu quả đối với học sinh. - Bảng lớp, bảng phụ treo bìa chữ hoặc viết mẫu chữ, hướng dẫn học sinh quan sát, củng cố lại biểu tượng về mẫu viết hoa (viết thường). Khi sử dụng bảng lớp cần đảm bảo nội dung chính xác có tác dụng giảng dạy và giáo dục, viết chữ và trình bày bảng phải đẹp. - Sưu tầm tranh ảnh, vật thật có tác dụng minh hoạ, giúp cho học sinh hiểu rõ hơn về từ ứng dụng, tên riêng về câu ứng dụng. 6- Giáo viên thường xuyên tổ chức đổi mới phương pháp và hình thức luyện tập trong giờ học. - Giáo viên cần tập trung đổi mới phương pháp và hình thức dạy học ở hai hoạt động có tính chất định hình biểu tượng về chữ viết, đó là: hoạt động hướng dẫn học sinh viết chữ hoa và hoạt động hướng dẫn học sinh viết ứng dụng. - Khi hướng dẫn học sinh viết chữ cái hoa, giáo viên không nên giảng giải, thuyết trình mà cần gợi ý học sinh quan sát chữ mẫu trên bảng hoặc vở Tập viết để nhận biết, so sánh. - Khi hướng dẫn học sinh viết ứng dụng, giáo viên nên gợi ý để học sinh tự nêu cách hiểu (giải nghĩa) tên riêng, cụm từ, câu ứng dụng trước khi giáo viên chốt lại ý đúng; hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu để nhận xét về cách viết, ghi nhớ những điểm cần thiết. 7- Giáo viên cần quan tâm tới việc kiểm tra bài, đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Khi KT bài, giáo viên cần lưu ý gạch chân những chữ học sinh viết sai, không đúng mẫu, giáo viên có thể viết mẫu chữ đó ra lề vở cho học sinh đối chiếu, so sánh, tự rút ra chỗ chưa được để khắc phục. Giáo viên cần ghi lời nhận xét ngắn gọn để thể hiện sự biểu dương hay góp ý, yêu cầu về chữ viết. - Giáo viên cần đổi mới cách đánh giá kết quả bài tập viết của học sinh dưới nhiều hình thức, có thể cho học sinh tự kiểm tra nhau, tự nhận xét và đánh giá bài của nhau rồi giáo viên đánh giá bài của học sinh bằng cách chấm điểm, thang điểm là 10, không cho điểm không. 8- Giáo viên chú ý sửa tư thế tập viết cho học sinh. Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng không được tì ngực vào cạnh bàn, đầu hơn cúi cách mặt vở 25 - 30 cm; cầm bút và điều khiển bút bằng 3 ngón tay của bàn tay phải. Bàn ghế đảm bảo kích thước, phòng học đủ sáng. 9- Bồi dưỡng cho học sinh lòng say mê và tinh thần quyết tâm luyện chữ. Giáo viên phải cố gắng luyện chữ của mình, thường xuyên kể cho học sinh nghe về gương rèn chữ viết của người xưa, học sinh viết đẹp năm trước và học sinh viết đẹp của lớp mình. Đề ra các cuộc thi viết đẹp để động viên học sinh say mê luyện viết. E- QUY TRÌNH SOẠN- DẠY 1- Kiểm tra bài cũ: 2-3’ 2- Bài mới: a- Giới thiệu bài: (1’) GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. b- Hướng dẫn HS luyện viết bảng con: 12- 14’ *Hướng dẫn viết chữ hoa (7-8') - Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ viết hoa. - Giới thiệu khung chữ và cấu tạo nét trên bìa chữ mẫu, chỉ dẫn cách viết, GV viết mẫu - Luyện viết bảng con *Luyện viết từ ứng dụng hoặc tên riêng: (3-4 phút) - Giải nghĩa từ ứng dụng - Hướng dẫn cách viết và viết mẫu - HS tập viết bảng con *Luyện viết câu ứng dụng: (4-5 phút) - Giới thiệu câu ứng dụng và giải nghĩa - Hướng dẫn HS viết chữ hoa - HS viết bảng con tiếng có chữ hoa c- Hướng dẫn HS viết vở: (13-15 phút) - GV (HS) nêu yêu cầu bài viết - Hướng dẫn HS viết bài vào VTV d- Nhận xét, chữa lỗi: (3-4 phút) - Chấm từ 5 đến 7 bài tại lớp, nhận xét e- Củng cố - dặn dò: 1 (phút) G- CÁCH GHI BẢNG Tên môn học:............. Bài số: ..............Tên bài học:............. - Gắn, viết chữ mẫu của GV - Hướng dẫn HS viết khi cần và HS lên bảng viết.
File đính kèm:
- chuyen_de_nang_cao_chat_luong_day_hoc_phan_mon_tap_viet_cho.docx