Chuyên đề Dạy trừ có nhớ trong phạm vi 100 cho học sinh Lớp 2

Cơ sở lí luận

 Kiến thức về các phép tính là tuyến kiến thức trong mạch số học của chương trình môn Toán Tiểu học - mạch cốt lõi của môn Toán. Các bài dạy về phép tính chiếm phần lớn nội dung sách giáo khoa Toán 2. Vì vậy nó được coi là trọng tâm của môn Toán lớp 2. Các bài dạy về phép tính ở lớp 2 được chia thành nhiều nhóm như : Các bài dạy về cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100, các bài dạy về phép nhân ( chia) với 2, 3, 4, 5; các bài dạy về thành phần của mỗi phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép tính, các bài dạy về cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 1000, Trong số các nhóm đó, nhóm các bài dạy về phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 có vai trò rất quan trọng. Nó là nền tảng, là cơ sở quan trọng để HS tiếp tục học phép trừ có nhớ ở các lớp 3, 4, 5 ; là kiến thức để các em sử dụng làm nhóm bài tính giá trị của biểu thức số

 Tiếp nối phần cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100 mà các em đã học ở lớp 1, sang lớp 2 các em được tiếp tục rèn luyện kĩ năng tính toán cộng trừ, nhân, chia. Trong đó qua phần lớn số tiết toán trong học kì 1 giúp các em hình thành và có được kiến thức, kĩ năng ban đầu về cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. , .

 Học xong phần trừ có nhớ trong phạm vi 100, HS phải có kĩ năng trừ nhẩm 1 cách thành thạo nhưng không máy móc .

 

docx5 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Dạy trừ có nhớ trong phạm vi 100 cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ 1. 
DẠY TRỪ CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 100 
CHO HỌC SINH LỚP 2
I.Lí do chọn chuyên đề
 1. Cơ sở lí luận
 Kiến thức về các phép tính là tuyến kiến thức trong mạch số học của chương trình môn Toán Tiểu học - mạch cốt lõi của môn Toán. Các bài dạy về phép tính chiếm phần lớn nội dung sách giáo khoa Toán 2. Vì vậy nó được coi là trọng tâm của môn Toán lớp 2. Các bài dạy về phép tính ở lớp 2 được chia thành nhiều nhóm như : Các bài dạy về cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100, các bài dạy về phép nhân ( chia) với 2, 3, 4, 5; các bài dạy về thành phần của mỗi phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép tính, các bài dạy về cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 1000, Trong số các nhóm đó, nhóm các bài dạy về phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 có vai trò rất quan trọng. Nó là nền tảng, là cơ sở quan trọng để HS tiếp tục học phép trừ có nhớ ở các lớp 3, 4, 5 ; là kiến thức để các em sử dụng làm nhóm bài tính giá trị của biểu thức số
 Tiếp nối phần cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100 mà các em đã học ở lớp 1, sang lớp 2 các em được tiếp tục rèn luyện kĩ năng tính toán cộng trừ, nhân, chia. Trong đó qua phần lớn số tiết toán trong học kì 1 giúp các em hình thành và có được kiến thức, kĩ năng ban đầu về cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. ,. 
 Học xong phần trừ có nhớ trong phạm vi 100, HS phải có kĩ năng trừ nhẩm 1 cách thành thạo nhưng không máy móc .
 2. Cơ sở thực tiễn
 - Hs rất lúng túng khi được giáo viên tổ chức hoạt động để tự chiếm lĩnh kiến thức phần trừ có nhớ. Từ lập bảng trừ đến vận dụng bảng trừ để trừ ở các bài liên quan tiếp sau. 
- Các em thuộc bảng trừ một cách máy móc, chưa biết tư duy phân tích một cách hợp lí.
- Nhiều HS không thuộc các bảng trừ mà còn phải đếm ngón tay. Với các phép trừ ngoài bảng, đếm ngón tay khó hơn nên không thực hiện được
- Nhiều Hs thấy chữ số cùng hàng của SBT bé hơn ST thì lấy ST trừ đi SBT
- HS sau khi trừ xong hàng đơn vị thì trừ tiếp sang hàng chục mà không nhớ, 1 số em lại nhớ bằng cách cộng thêm vào SBT rồi trừ
- Một số giáo viên sử dụng đồ dùng một cách thiếu linh hoạt . 
 Chính vì vậy việc vận dụng kiến thức đã học để làm bàn đạp chiếm lĩnh kiến thức mới tương đối vất vả..
 Xuất phát từ tình hình thực tế đó, để giúp HS tự tin, chủ động , linh hoạt, sáng tạo nắm kiến thức trừ có nhớ trong phạm vi 100 , tổ 2-3 đã tiến hành hội thảo và thống nhất xây dựng chuyên đề: “ Dạy trừ có nhớ trong phạm vi 100 cho HS lớp 2” với mong muốn HS có vốn kiến thức vững chắc, nhớ không thể quên.
II. Mục đích của chuyên đề: 
 Tìm ra biện pháp giúp HS tự biết tư duy, phân tích để biết cách trừ có nhớ trong phạm vi 100 . Có như vậy các em mới ghi nhớ vững chắc.
III. Các biện pháp
1.Dạy dạng bài thành lập bảng trừ trong phạm vi 20
 a. Phần tìm hiểu bài:
* Gv dùng que tính đồng thời nêu vấn đề yêu cầu HS nêu phép tính tương ứng để tìm kết quả.
VD khi dạy bài “ 11 trừ đi một số: 11- 5” . Gv hd HS lấy bó 1 chục que tính và 1 que tính rời. Hỏi HS có tất cả bao nhiêu que tính?(11)
GV nêu : Có 11 que tính( Gv giơ 1 bó 1 chục và 1 que tính và viết lên bảng số 11) , lấy đi 5 que tính ( viết số 5 bên phải số 11 ) rồi hỏi HS: Còn lại bao nhiêu que tính làm thế nào? . HS nêu 11- 5
*Yêu cầu HS thao tác trên que tính của mình để tìm kết quả phép tính vừa nêu và trình bày cách thao tác trước lớp, ghi nhớ phép tính cùng kết quả.
VD HS thao tác trên que tính tìm kết quả của phép tính 11- 5 = ?
+ Cách 1: ta thấy 11-1 = 10 nên tách 5 = 1 + 4 để có 11-1 bằng 10 rồi lấy 10 trừ 4 bằng 6. vậy 11 – 5 = 6.
+ Cách 2: Ta thấy 11= 10 +1; lấy 10 – 5 = 5 rồi 5 + 1( còn lại ) = 6. Vậy 11 – 5 = 6.
+ Cách 3: Gộp tất cả 11 que tính , lấy đi 5 que tính sau đó đếm số que tính còn lại từ 1 đến hết ta còn 6 que tính. Vậy 11 – 5 = 6
 Hs làm theo cách nào cũng được . Tuy nhiên GV cần định hướng cho HS nên phân tích, tư duy theo cách 1, cách 2 để áp dụng ở những bài học sau.
 *Yêu cầu HS nêu tên gọi thành phần và kết quả phép tính ( vừa tìm được) và cách đặt tính theo cột dọc.
VD: HS nêu cách đặt phép tính 11- 5 = 6 theo cột như sau: Viết SBT (11) ở trên, số trừ(5) ở dưới sao cho đơn vị thẳng đơn vị , chục thẳng chục, dấu phép tính ở giữ bên trái 2 số, kẻ vạch ngang thay cho dấu bằng.
 Tương tự cách làm như trên, GV định hướng cho HS tiếp tục hình thành các phép tính trong bảng trừ. Sauk hi thành lập xong bảng trừ, GV yêu cầu Hs nhận xét khái quát sự giống nhau, khác nhau trong các phép tính trừ trong bảng. Mối quan hệ của cùng một thành phần trong các phép tính để giúp Hs học thuộc bảng trừ 1 cách dễ dàng hơn khi Gv che hết thành phần của phép trừ.
VD: Sau khi lập xong bảng 11 trừ đi một số, GV hỏi: 
+ Trong các phéptrừ, có thành phần nào giống nhau? khác nhau?
+ Nhận xét gì về số trừ ở các phép trừ liên tiếp nhau trong bảng trừ?
+ Nhận xét gì về hiệu ở các phép trừ liên tiếp nhau trong bảng trừ?
* KL: Số trừ tăng lên thì hiệu giảm đi
 b. Phần thực hành
 Ở phần bài tập thực hành của dạng bài hình thành bảng trừ trong phạm vi 20 hầu hết các bài toán đều ko khó, không phức tạp nhưng thường chứa đựng nhiều nội dung có thể khai thác, phát triển ở các mức độ khác nhau tùy đối tượng học sinh, nhất là ở bài tập 1. Ở bài tập này ta có thể tổng hợp, hệ thống kiến thức cũ đã học và kiến thức mới vừa học thành mạch kiến thức, khiến cho HS bước đầu có những nhận xét mang tính khái quát trong học toán.
VD 1: Khi dạy bài 11 trừ đi một số: 11-5. Ở bài 1:
Tính : 9+2 = 
 2 + 9 =.
 11 – 9 =
 11 – 2 = .
 Sau khi HS làm bài xong, GV yêu cầu HS nhận xét về điểm giống nhau, khác nhau của phép cộng 9+2=11 và 2 + 9=11?
 Hs sẽ nêu được : Đều có số hạng 2 và 9, tồng đều bằng 11, khác nhau ở vị trí các số hạng
 Như thế khi biết 9+2 thì tìm được ngay kết quả của 2+9. Lặp đi lặp lại nhiều lần với các bài tập tương tự ở tiết học này và cả ở các tiết học khác, HS nhận ra được : Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tồng không thay đổi.
 Gv cho Hs nhận xét các phép cộng và phép trừ trong một cột tính có gì giống nhau? Mối quan hệ như thế nào?
( Chúng đều có các số là 9,2,11) Khi biết 9+2=11 thì lấy tổng (11) trừ đi một số hạng (9 hoặc 2 ) thì được số hạng kia
 Từ đó để thấy : Lấy tổng trừ đi một số hạng thì tìm được số hạng kia. Có một phép cộng sẽ viết được 2 phép trừ tương ứng.
VD 2: Từ bài toán: 12-2-7=
 12 -9=
 Sauk hi HS làm, chữa bài xong, GV yc HS nhận xét hiệu của 2 dãy tính để thấy chúng bằng nhau và đều = 3. Từ đó rút ra 12-2-7 = 12-9
+ Nhận xét về SBT?
+ Hiệu = nhau, SBT = nhau, nhận xét gì về số trừ? ( Trừ 2 rồi trừ 7 chính là trừ đi 9)
Qua một loạt bài tập như vậy dần hình thành cho HS cách trừ nhẩm các phép tính.
2. Dạy dạng bài vận dụng bảng trừ trong phạm vi 20 
 ( 31 – 5; 51 – 15; 32 – 8; 52 – 28; 33 – 5 ; 53 – 15; .) 
Một số điểm nhấn trong phần tìm hiểu bài:
 Thông thường với mỗi bài học thuộc phần trừ có nhớ trong phạm vi 100, GV hướng dẫn HS tìm kết quả phép tính bằng hai cách: 
+ Cách 1: Thao tác trên que tính
+ Cách 2: Đặt tính theo cột dọc
 Phần lớn thời gian tìm hiểu bài giáo viên tập trung vào cho HS làm theo cách 1. Thực ra cách 1 chỉ là cơ sở thực tiễn để dẫn dắt HS nắm kiến thức ở cách 2. Ta không nên lạm dụng đồ dùng mà muốn HS có một hệ thống kiến thức. Từ những điểm tương đồng trong dạng bài toán đã học, học sinh biết thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã học, giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức mới dưới sự định hướng của giáo viên.
VD: Sau khi học xong bảng 13 trừ đi một số : 13-5, dựa trên kiến thức đã học, giúp HS tìm mối liên hệ với kiến thức mới bài 33-5 bằng các câu hỏi:
+ Hãy nêu tên gọi thành phần trong phép trừ 33 -5
+ SBT là số có mấy chữ số?
+ Chữ số chỉ đơn vị là mấy?
+ ST là số có mấy chữ số?
Đã học phép tính trừ nào mà có số bị trừ là số có hai chữ số và chữ số chỉ đơn vị là 3?
( 13-5; 13-6; 13-7;.)
 Thực hiện các phép tính dạng 33-5 vận dụng bảng trừ nào đã học? ( bảng 13 trừ đi một số)
Khi HS đã biết đặt tính và tìm kết quả ở bài đang học dựa trên cơ sở kiến thức của bài đã học , Gv cần chú ý cho HS trình bày tính miệng của mình. HS trong lớp nghe và nhận xét được tính miệng của bạn đúng hay sai.
Dạy phần luyện tập với HS không nắm chắc bảng trừ:
 Với những HS không thuộc , không nắm chắc bảng trừ, GV hướng dẫn các em cách phân tích để trừ có nhớ trong phạm vi 100 như sau: 
+ Cách 1: Phân tích trừ nhẩm trong đầu. Lấy 10 của SBT , trừ đi số chữ chỉ đơn vị ở số trừ, còn bao nhiêu cộng với chữ số chỉ đơn vị của SBT, được chữ số chỉ đơn vị của hiệu, nhớ 1 sang chục của số trừ và trừ bình thường.
VD: 34
 17
 17
. HS nhẩm (trong đầu) : 4 không trừ được 7, lấy 10 trừ 7 bằng 3, 3 cộng 4 bằng 7, viết 7 nhớ 1.
. 1 thêm 1 bằng 2, 3 trừ 2 bằng 1, viết 1.
 Yêu cầu HS trình bày trừ miệng , HS vẫn nêu trừ như phần tìm hiểu bài
 Như vậy phần : lấy 14 trừ 7, HS không nắm được bảng 14 trừ đi một số sẽ phải phân tích trong đầu như thao tác trên que tính khi xây dựng bảng trừ là “ 14 gồm 10 và 4, 10 trừ 7 bằng 3, 3 cộng 4( còn lại) bằng 7”.
+ Cách 2: Phân tích trừ nhẩm trong đầu “ tách chữ số chỉ đơn vị của số trừ thành 1 tổng sao cho số hạng thứ nhất bằng chữ số chỉ đơn vị của số bị trừ, rồi lấy 10 trừ đi số hạng thứ hai ( còn lại) ta được chữ số chỉ đơn vị của hiệu. Nhớ 1 sang chục của số trừ và trừ bình thường.
VD: 72
 34
 38
. HS nhẩm như sau: 2 không trừ được 4, lấy 12 trừ 4 thì 12 trừ 2 bằng 10, 10 trừ 2 bằng 8, viết 8 nhớ 1.
3 thêm 1 bằng 4, 7 trừ 4 bằng 3, viết 3
 Yêu cầu HS trình bày trừ miệng , HS vẫn nêu trừ như phần tìm hiểu bài.
 Như vậy với HS không thuộc bảng trừ : 12 trừ đi một số, phần trừ “ 12 trừ 4” HS phải phân tích nhẩm như thao tác trên que tính ( theo cách 1) là: 4 bằng 2 cộng 2, lấy 12 trừ 2 bằng 10, 10 trừ 2( còn lại) bằng 8.
3. Một số biện pháp khác:
- Khi thành lập bảng trừ, ở mỗi công thức yêu cầu HS nêu các thao tác trên que tính để tìm kết quả ( định hướng theo cách 1, cách 2)
- Trong 1 giờ học, nhiều HS được trình bày trừ miệng
- HS đặt tính và tính trên bảng cá nhân để GV bao quát dược cả lớp, phát hiện sai sót giúp HS sửa chữa, bù đắp phần yếu 1 cách kịp thời.
-Giao cho cán bộ lớp thường xuyên kiểm tra lại các bảng trừ dã học của các bạn trong lớp vào 15 phút truy bài đầu giờ. Xây dựng đôi bạn cùng tiến.
-Cuối mỗi tuần học dành 30 phút để các em làm bài kiểm tra tự luận. Trong mỗi đề kiểm tra, có các phép tính cộng, trừ có nhớ. Qua bài kiểm tra đó, Gv xác định được những em nắm chưa chắc kiến thức ở phần nào để có kế hoạch củng cố kiến thức cho các em một cách phù hợp.
IV. Kết luận:
 * “ Trừ có nhớ trong phạm vi 100” là một trong những mảng kiến thức lớn của môn Toán lớp 2. Để dạy phần này có hiệu quả cao, thì mỗi người giáo viên phải thực sự là người thiết kế hoạt động dạy học một cách sáng tạo, biết dẫn dắt Hs tự chiếm lĩnh kiến thức một cách chắc chắn, phù hợp với từng đối tượng, không nên quá lạm dụng đồ dùng . Dựa trên mối quan hệ kiến thức cũ và kiến thức mới, đưa ra hệ thống câu hỏi phù hợp với nội dung bài học để hướng dẫn, gợi mở, kích thích HS tư duy, giúp HS phát triển ngôn ngữ nói, dẫn dắt Hs khái quát hóa nội dung kiến thức.
 * Để việc dạy học Toán có kết quả cao, người giáo viên cần :
+ Thực sự yêu nghề
+ Nghiên cứu kĩ bài trước khi lên lớp để thiết kế bài 1 cách phù hợp, chuẩn bị 1 số phương án giải quyết các tình huống phát sinh
+ Nắm sát đối tượng HS, có biện pháp dạy học phù hợp
+ Gv thường xuyên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp
+ Phối hợp cùng PHHS và bạn bè của các em trong lớp để giúp đỡ các em tiếp thu chậm.
 Trên đây là 1 số biện pháp của GV trong tổ trong việc dạy “ Trừ có nhớ trong phạm vi 100 cho HS lớp 2”. Có thể chuyên đề còn nhiếu thiếu sót, mong nhận được sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp và Ban giám hiệu nhà trường để chuyên đề được đầy đủ hơn.
 Quang Khải, ngày 14 tháng 10 năm 2019
 Người viết
 Phạm Thị Thu
BAN GIÁM HIỆU DUYỆT
.

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_day_tru_co_nho_trong_pham_vi_100_cho_hoc_sinh_lop.docx
Sáng Kiến Liên Quan