Chuyên đề Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong giờ Tự nhiên và Xã hội Lớp 1 theo chương trình GDPT 2018
THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
2.1. Đối với giáo viên
Giáo viên được tập huấn về nội dung, chương trình SGK Tự nhiên xã hội lớp 1, cách xây dựng, thiết kế bài học theo hướng mới, các phương pháp dạy học theo từng chủ đề, cách đánh giá học sinh.
Tuy nhiên, TNXH là môn học ít giờ nên một bộ phận GV chưa nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của môn học. Vì thế trong giảng dạy chưa tìm tòi, cải tiến để nâng cao chất lượng. Giáo viên ngại đổi mới phương pháp, ngại tìm hiểu, ít quan tâm đến việc hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức đã biết và đã hiểu vào thực hành, liên hệ và ứng dụng vào các tình huống của đời sống.
Đôi khi, giáo viên chỉ quan tâm đến việc cung cấp cho học sinh càng nhiều nội dung càng tốt, học sinh biết càng nhiều càng tốt. Hệ quả là học sinh có thể biết nhiều nhưng làm thì không được bao nhiêu; có kiến thức nhưng áp dụng thực tế thì rất lúng túng, vụng về.
- Một số tiết giáo viên còn dạy chay, áp đặt kiến thức cho học sinh nên các em chóng quên, tiết học không thu hút, không kích thích hoạt động học tập của học sinh dẫn đến hiệu quả thấp.
- Đồ dùng dạy học của bộ môn còn hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu dạy và học.
- Một số đơn vị trường học chưa được trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học hiện đại nên việc UDCNTT trong giảng dạy còn nhiều hạn chế. Do điều kiện nhà trường và địa phương mà các hoạt động ngoại khóa: tham quan, dã ngoại còn rất hạn chế.
2.2. Đối với học sinh
Học sinh lớp 1 hay tò mò, thích khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh với các câu hỏi: Tại sao? Như thế nào? Vì sao?.
Bên cạnh những học sinh ưa hiểu biết, khám phá, có óc tưởng tượng phong phú, có vốn hiểu biết ban đầu về tự nhiên, xã hội và con người xung quanh còn có học sinh ngại quan sát nên không biết những gì diễn ra xung quanh mình. Những cây cối, con vật rất gần gũi, thân thuộc nhưng nhiều em chưa biết do kĩ năng sống còn hạn chế.
Một số học sinh ngại phát biểu hoặc nhút nhát, rụt rè, chưa tự giác tham gia vào các hoạt động, chưa phát huy được khả năng hợp tác, sáng tạo.
Các em còn nhỏ nên khả năng phân tích, tổng hợp, vận dụng kiến thức còn chưa tốt, ghi nhớ còn máy móc. Nhiều học sinh chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập.
Giữa học lí thuyết và việc vận dụng vào thực tế còn mờ nhạt. Một phần do các em đi học 10 buổi/tuần thời gian ở nhà tiếp xúc, trải nghiệm thực tế còn quá ít. Một mặt, do đại đa số phụ huynh thương con còn nhỏ không cho các em lao động để được trải nghiệm khám phá tự nhiên, được phát triển.
ia sẻ cho nhau rất nhiều điều thú vị. Các bạn rất giỏi cô khen cả lớp. * Gv: Các con ạ. Trường học là nơi các con được học tập và vui chơi. Đến trường, các con có thêm nhiều niềm vui và học thêm nhiều điều hay. Hoạt động 2: Hoạt động ghép tranh - Các con có muốn cùng tham gia chơi Trò chơi không ? Gv: Bây giờ, cô sẽ tổ chức cho lớp mình chơi 1 trò chơi. Đó là Trò chơi: Ghép tranh. Luật chơi như sau: Trên tay cô có rất nhiều bức ảnh, cô sẽ chia cho 3 nhóm những bức ảnh này cùng với 1 khung tranh giống như khung tranh trên màn hình ( Gv chiếu màn hình). + Tổ 1: Các con hãy tìm và ghép cho cô những bức ảnh về các khu vực trong nhà trường. + Tổ 2: Tìm và ghép những bức ảnh về 1 số hoạt động trong nhà trường. ( Bấm video) + Tổ 3: Các con hãy ghép những bức ảnh về 1 số thành viên trong nhà trường. ( Bấm vi deo) - Sau khi ghép ảnh xong các con hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm thông tin mà con biết về hoạt động của nhóm mình vừa làm. Các con đã hiểu yêu cầu của cô chưa? - Gv phát ảnh và khung. - Thời gian cho các nhóm là 4-5 phút. - Gv bao quat và hướng dẫn. Gv: Ở phần TC cô thấy các bạn làm việc rất sôi nổi và tích cực. Nhóm nào cũng đã hoàn thành tốt phần ghép tranh. Cô khen tất cả các con. - Tiếp theo cô mời đại diện các nhóm lên trưng bày sản phẩm của nhóm và chia sẻ thông tin về hoạt động của nhóm mình. - Gv khen ngợi và tuyên dương các nhóm. Gv nhận xét: Cô thấy 3 tổ đã hoàn thành rất tốt phần ghép tranh và bạn đại diện cũng chia sẻ được rất nhiều thông tin về trường học của em. Cô thấy các bạn rất giỏi. Cô khen cả lớp. Gv yêu cầu hs theo dõi lên màn hình và theo dõi xem một đoạn video về trường của chúng mình nhé. ( Mở video) Gv: Vừa rồi chúng ta học rất vui. Cô trò chúng ta cùng giải lao một chút nhé. - Gv khen hs và yêu cầu hs về vị trí. Hoạt động 3: Trải nghiệm và xử lý tình huống. Gv: Bây giờ các con có muốn trải nghiệm tình huống không? Cô mời các con cùng xử lý các tình huống cô đưa ra nhe? Các con theo dõi tình huống đầu tiên của cô nhé. Cô mời một bạn lên giúp cô. + Tình huống 1: Chúng mình cùng giúp cô ở tình huống thứ hai này nhé. Ba bạn học sinh đang chơi. HS 1 nói: Mình buồn quá. HS 2: Hay mình tìm truyện để đọc đi. HS 3: Nhưng chúng ta phải đi đâu để tìm truyện bây giờ? ? Các con có biết chúng mình muốn đọc sách, truyện phải đến khu vực nào của trường không? Gv: rất giỏi. Cả lớp khen bạn. Gv: Muốn đọc sách, truyện các con hãy đến thư viện của nhà trường nhé.(Bấm hình ảnh) + Tình huống 2: Con đang chơi ở khu vui chơi. Chẳng may con bị ngã. Một bạn đi ra đỡ bạn lên hỏi: Bạn có sao không? ? Lớp mình giúp bạn đi đâu bây giờ? * Gv khen ngợi Hs và nói: Khi bị đau bụng hay có vấn đề gì về sk. Chúng ta hãy đến phòng y tế nhé. ( Gv đưa hình ảnh phòng y tế). + Tình huống 3: ( Đưa hình ảnh ao sen) Ở tình huống này cô muốn cả lớp cùng tham gia. Các con sẽ dùng thẻ để giúp cô xử lý tình huống này. Nếu đúng các con giơ mặt xanh, sai các con giơ mặt màu đỏ. Các con đã rõ chưa? Trong trường mình có ao sen rất đẹp. Bạn nào cũng thích. Cô thấy rất nhiều bạn rủ nhau ra khu vực ao sen để hái sen. Hành động đó đúng hay sai. Các con hay dùng thẻ để bày tỏ ý kiến của mình? ? Vì sao con lại giơ mặt đỏ? Gv: Bạn nói đúng rồi đấy các con ạ. Khu vực ao sen rất đẹp nhưng chúng mình không nên lại gần để chơi hoặc hái sen. Vì như thế sẽ rất nguy hiểm có thể bị ngã xuống nước đấy các con à! + Tình huống 4 : Đúng- Sai: Gv đưa tình huống: Ở sân trường hai bạn vừa ăn vừa nói chuyện. Ăn xong một bạn vứt luôn vỏ hộp đựng xôi xuống sân trường, con một bạn uống xong hộp sữa cũng vứt luôn xuống gọc sân. Một bạn đi từ phía xa nhìn thấy và nói : “Các bạn cần vứt rác vào thùng rác chứ” ? Con thấy hành động đó của bạn đúng hay sai. Chúng mình hãy dùng thẻ để bày tỏ suy nghĩ của mình nhé Gv nhận xét: Cô thấy có rất nhiều bạn giơ mặt đỏ. Như vậy hành động của bạn đó là Sai. Phải không các con? - Gv khen ngợi và tuyên dương học sinh. ? Các con thấy trường chúng ta có đẹp không? ? Để trường chúng ta luôn sạch - đẹp các con phải làm gì? Gv: Đúng rồi đấy các con ạ. Để trường chúng ta luôn sach, đẹp các con hãy giữ gìn trường lớp sạch sẽ, vứt rác đúng nơi quy định nhé. 3. Củng cố dặn dò: - Gv nhận xét tiết học và tuyên dương hs - Hs lắng nghe. - Hs đứng dậy vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp của bài hát. - 2 hs nêu Hs nhắc lại tên bài. Hs theo dõi lắng nghe. Hs thảo luận. 4 nhóm đại diện lên chia sẻ trước lớp. Hs vỗ tay. Hs theo dõi lắng nghe. Có ạ. Hs theo dõi. Các tổ theo dõi và lắng nghe nhiệm vụ của tổ mình. Hs trả lời. - Các nhóm nhận đồ dùng và làm việc theo nội dung Gv đã hướng dẫn. - Đại diện các nhóm lên trưng bày sản phẩm của nhóm mình. + Tổ 1: Trưng bày và giới thiệu về các khu vực trong nhà trường. + Tổ 2: Hs trưng bày và giới thiệu về các hoạt động trong trường học. + Tổ 3: Hs trưng bày và giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình. - Hs lắng nghe. - Hs theo dõi - Hs giải lao và khởi động qua bài nhạc: Chicken dane. Hs trả lời. Hs lên Hs diễn tình huống. Hs giơ tay trả lời. Hs lắng nghe và quan sát. Hs diễn tình huống. - Hs trả lời: Thư viện trường. Hs theo dõi và lắng nghe luật chơi. - Hs giơ thẻ. -Hs lắng nghe. - Hs diễn tình huống. - Hs giơ thẻ. -Hs lắng nghe. - Hs trả lời. - Hs lắng nghe và hát vang bài hát “ Em yêu trường em” ------------------------------------------------------------------------- Môn: Tự nhiên và xã hội (Sách: Cùng học để phát triển năng lực) Bài 8: Lớp học của chúng mình (tiết 1) MỤC TIÊU Năng lực đặc thù -Kể được tên các đồ dùng học tập của bản thân và các đồ dùng, thiết bị dạy học có trong lớp học. -Trình bày được một số việc để giữ gìn và sử dụng cẩn thận đồ dùng học tập cá nhân và các thiết bị dạy học chung của cả lớp. Năng lực chung -Tự chủ và tự học: học sinh tự tin trình bày trước lớp, tự tìm ra kiến thức mới. -Giải quyết vấn đề và sáng tạo: học sinh tự giải quyết những thắc mắc, tìm ra lời giải đáp cho vấn đề đã nêu của bản thân. Phẩm chất -Trách nhiệm: bảo vệ và giữ gìn các đồ dùng trong lớp. CHUẨN BỊ GV: video bài hát “Em yêu trường em”, Lớp chúng mình đoàn kết HS: Ảnh cá nhân. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động tổ chức của GV Hoạt động học của HS A - Kiểm tra bài cũ 3-5p - Tiết trước các em đã học bài Thành viên trong trường học. Bây giờ chúng ta cùng chia sẻ những điều em biết về trường học nhé. Cô mời bạn lên giúp cô phần này. - HS: Kể tên các thành viên trong trường học? Mời bạn A. - HS: Bạn giỏi lắm. Cho mình biết các thầy cô giáo làm nhiệm vụ gì? Mời B - HS: Người trông coi và bảo vệ trường là ai? Mời bạn C. - HS nhận xét: Các bạn rất giỏi. (Vỗ tay) - GV nhận xét: HS làm rất tốt. Các bạn rất nhớ bài, rất giỏi. Khen cả lớp. - GV: mời cả lớp đứng dậy hát bài hát này nhé. - Khen hát và múa đẹp. - Dẫn: Các em vừa cùng hát bài Lớp chúng ta đoàn kết. Lớp học của các bạn ấy thật là vui và đkết. Còn lớp mình thì như thế nào? Cô và các em sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay: Lớp học của chúng mình. B. Bài mới - Dẫn: Bài học có 3 nội dung chính” 1 là Nói về lớp học của chúng mình. 2 là, Kể tên và nhiệm vụ của các thành viên trong lớp. 3 là kể tên những đồ dùng, thiết bị có trong lớp học . Chúng ta cùng vào hoạt động thứ nhất: Nói về lớp học của chúng mình. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động 1: Nói về lớp học của chúng mình 3-5’ Hoạt động cả lớp: Mục tiêu: Giới thiệu về lớp học của mình Cách tiến hành: - GV: Chúng mình học lớp nào? - GV: Nào. Bây giờ các em hãy nói những điều về lớp học của mình nhé. Cô mời - GV khái quát, nhận xét chung các câu trả lời của HS và kết nối vào HĐ khám phá. Cô thấy các bạn rất tự tin, nói được rất nhiều điều về lớp học. Cô khen các em. Lớp mình có những ai, nhiệm vụ của các bạn là gì, chúng ta cùng chuyển sang Hoạt động 2: Kể tên và nhiệm vụ của các thành viên trong lớp. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ Hoạt động 2: Kể tên và nhiệm vụ của các thành viên trong lớp học. (8-10’) Mục tiêu: Kể được tên và nhiệm vụ của các thành viên trong lớp học. Cách tiến hành” * Hoạt động nhóm 6. - GV: Ở hoạt động này, các em sẽ làm việc theo nhóm 4. 2 bàn quay mặt vào nhau tạo thành 1 nhóm. Các em hãy thảo luận trả lời câu hỏi: kể tên và nhiệm vụ của các thành viên trong lớp. Các em đã rõ chưa? 1 bạn nhắc lại câu hỏi. - Thời gian làm việc bắt đầu. - Hết thời gian: Gv y/c dừng thảo luận, ổn định chỗ ngồi. Nhận xét chung các nhóm làm việc: sôi nổi - Báo cáo kết quả: Nhóm nào xung phong? + Nhóm 1: - Khen + Nhóm 2: Hỏi về nhiệm vụ của bạn lớp trưởng. + Nhóm 3: Hỏi nhiệm vụ của tổ trưởng + Nhóm 4: Hỏi nhiệm vụ của thành viên - Nhận xét, khen * Hoạt động cả lớp: GV: Các em hãy quan sát lên bảng, theo dõi video sau, nhớ để ý thật kĩ xem mọi người trong video làm gì nhé. -> Bật video - Hỏi: Đoạn video quay cảnh ở đâu? Khi cô giáo bước vào lớp, các bạn làm gì? Ai là người hô cho các bạn chào cô? Ngoài hô chào thì bạn lớp trưởng làm những việc gì? -> Khen. Thế lớp trưởng lớp mình là ai? - GV chiếu sơ đồ lớp: Các em ạ, đây là toàn bộ các thành viên trong lớp mình. 1 bạn lên chỉ và nói lại cho cô nghe tên và nhiệm vụ của các bạn trong lớp. - GV khen, cô nhắc lại tên của một số bạn làm nhiệm vụ quản lí, giúp đỡ lớp học: Trong lớp học có ban cán sự lớp gồm lớp trưởng, lớp phó và các tổ trưởng. Ban cán sự lớp giúp thầy cô quản lí và theo dõi việc học tập và rèn luyện của cả lớp. Các thành viên trong lớp có nhiệm vụ thực hiện tốt nội quy lớp học. Vậy các bạn trong cùng 1 lớp chúng ta phải đối xử với nhau như thế nào? - Em đã giúp đỡ bạn như thế nào? - Giỏi quá. Vậy là Lớp mình đã đoàn kết, thương yêu nhau rồi đấy. - Các em ạ. Để lớp học là tập thể thống nhất, đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện thì mỗi bạn trong lớp phải là những trò ngoan. Các em luôn luôn đoàn kết, hỗ trợ và giúp đỡ nhau nhé. * Giải lao: Cô thấy các em rất hăng hái học tập, Cô khen. C ác em c ó muốn chơi trò chơi với cô k? - Dẫn: Ở hoạt động trước, các em đã kể tên và nhiệm vụ của từng thành viên trong lớp học của mình. Để giúp các em học tập tốt thì chúng ta cần có những đồ dùng, thiết bị học tập. Vậy những đồ dùng đó là gì, chúng đc sử dụng để làm gì, cô trò mình cùng vào hoạt động 3 nhé. Hoạt động 3: Quan sát và kể tên những đồ dùng, thiết bị có trong lớp học. (10-12’) Mục tiêu: - Kể được tên các đồ dùng học tập của bản thân và các đồ dùng, thiết bị dạy học có trong lớp học. Cách tiến hành a) Liên hệ về lớp học của HS. - Hoạt động cặp đôi: 2 bạn cạnh nhau tạo thành 1 nhóm. Các em hãy nói cho nhau nghe những đồ dùng học tập của mình, chúng được dùng để làm gì. - Gv nhận xét, chốt: những đồ dùng các em vừa kể như bút, thước, sách vở, cặp là những đồ dùng riêng. - Hoạt động cả lớp: Ngoài đồ dùng riêng thì trong lớp còn có những đồ dùng chung. Các em hãy quan sát lớp học và kể tên những đồ dùng thiết bị đó. - HS kể xong, nhận xét. - GV nhận xét, khen những bạn có câu trả lời đúng, nêu lại tên các đồ dùng trong lớp học và ích lợi của chúng để HS tổng hợp kiến thức. Mỗi bạn HS đều có đồ dùng học tập riêng, lớp học có những đồ dùng chung như: bảng to giúp các em quan sát bài học, bàn, ghế giúp các em ngồi học bài, các bảng biểu để trang trí lớp... b) Quan sát và khai thác nội dung hình 2. - Hoạt động cả lớp: Mở SGK trang , quan sát H2. - GV: Lớp học của các bạn trong hình có những đồ dùng nào? - Có những đồ dùng nào mà lớp học của chúng mình không có? - GV chỉ định từ 2 đến 3 HS lên bảng chỉ vào hình và trả lời câu hỏi - GV chiếu một số hình ảnh những phòng học còn khó khăn -> giáo dục HS biết trân trọng những điều mình đang có, tự hào về ngôi trường mình đang học. - GV nêu nhận xét về các câu trả lời của HS và nhấn mạnh: Việc trang bị các thiết bị, đồ dùng học tập phụ thuộc vào điều kiện của từng trường, từng lớp. Lớp học có thể được trang trí khác nhau nhưng đều đảm bảo đầy đủ các đồ dùng cần thiết để phục vụ học tập. Các em phải giữ gìn và sử dụng cẩn thận các thiết bị đó nhé. C. Củng cố - dặn dò 2-3’ - Trò chơi Nhanh tay, nhanh mắt - Dẫn: Vừa rồi các em đã học tập tích cực, cô thưởng 1 trò chơi. - GV giới thiệu tên trò chơi, luật chơi. - Tổ chức HS chơi - Tổng kết, phân thắng thua, khen HS chơi. - Gv: Đọc lại tên những đồ dùng, thiết bị trên bảng. - Những đồ dùng, thiết bị này dùng để làm gì? - Muốn đồ dùng được bền đẹp thì em phải làm gì? Có rất nhiều đồ dùng trong lớp học của chúng ta. Các em phải chú ý sắp xếp chúng gọn gàng để khi cần chúng ta có thể lấy được ngay, không mất thời gian tìm kiếm, khi sử dụng đồ dùng phải cẩn thận để chúng có thể dùng được lâu hơn,... các em nhé! - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau: chuẩn bị đồ để trang trí lớp học. - A : cô hiệu trưởng, thày hiệu phó, các thầy cô giáo, cô y tế, cô thư viện, ông bảo vệ, - B: dạy dỗ và rèn luyện HS - C: ông bảo vệ. - HS hát - HS nghe. - HS nhắc lại tên bài học: Lớp học của chúng mình - HS trả lời: Em học lớp 1D - HS lên nói trước lớp. - HS nghe hướng dẫn - HS thảo luận, GV quan sát, hỗ trợ, kiểm tra. - Đại diện lên bảng trình bày: - HS trả lời nhanh câu hỏi: Bạn là lớp trưởng quản lớp, hô chào thầy cô, hô xếp hàng - HS: em chăm ngoan, học giỏi - Cảnh ở lớp học - Các bạn chào cô - Lớp trưởng - hô chào thầy cô, xếp hàng, - Bạn Hân. -HS lớp trưởng giới thiệu về bản thân và lớp mình. - HS liên hệ: đoàn kết, giúp đỡ nhau, quý mến nhau -HS trả lời: em cho bạn mượn bút, phấn, dạy bạn học - HS hát = giải lao giữa tiết: chơi trò chơi Dùng tay, dấu tay - HS kể theo nhóm. - Gọi 1-2 nhóm lên hỏi đáp nhau - HS quan sát lớp học và xung quanh chỗ ngồi trả lời câu hỏi của GV. - HS lắng nghe - HS quan sát hình 2 và trả lời câu hỏi HS lắng nghe. - HS chơi - HS đọc - HS trả lời: để giúp em học tập. -------------------------------------------------------------------- GIÁO ÁN Môn: Tự nhiên và Xã hội Bài 9: AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG (Tiết 3) THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM: ĐI BỘ QUA ĐƯỜNG I. Mục tiêu: - Học sinh được thực hành đi bộ qua đường theo sơ đồ: đoạn đường không có đèn tín hiệu giao thông, đoạn đường có đèn tín hiệu giao thông. - Học sinh biết và đi được an toàn qua đường ở đoạn đường không có đèn tín hiệu giao thông, đoạn đường có đèn tín hiệu giao thông. II. Đồ dùng dạy học: - Sa hình con đường từ nhà đến trường óc đoạn qua đường không có tín hiệu đèn giao thông, có ngã tư đường phố có tín hiệu đèn giao thông. - Đồ dùng tượng trưng các phương tiện giao thông ô tô, xe máy, mũ bảo hiểm. - Loa âm thanh đủ nghe ngoài trời. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động dạy-học Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - Cả lớp vận động theo bài hát: "Em đi qua ngã tư đường phố". GV: + Qua bài hát, các con cho cô biết khi đi qua đoạn đường có đèn tín hiệu giao thông chúng mình đi như thế nào? GV: => Đúng rồi đấy, khi đi ở đoạn đường có đèn tín hiệu giao thông các con cần phải đi theo tín hiệu đèn. Thế còn ở đoạn đường không có đèn tín hiệu giao thông thì chúng mình đi như thế nào? GV: - Cô nhất trí với con. Chúng mình cần quan sát thật kĩ trước khi giơ tay báo hiệu xin sang đường nhé. Cô khen lớp mình đã biết cách qua đường ở nơi đoạn đường có đèn tín hiệu giao thông và đoạn đường không có đèn tín hiệu giao thông rồi đấy. => Hôm nay chúng mình sẽ vận dụng những điều đã biết để thực hành đi an toàn từ nhà đến trường và từ tường về nhà nhé! 2. Hoạt động 1: Giới thiệu sa hình - GV giới thiệu về sa hình GV yêu cầu HS lên xác định: + Đâu là đoạn đường không có đèn tín hiệu giao thông? + Đâu là đoạn đường có đèn tín hiệu giao thông? GV: -> Cả lớp có nhất trí không? - Cô mời bạn khác lên chỉ: + Đoạn đường có vỉa hè + Đoạn đường không có vỉa hè. -> Chúng mình thấy bạn chỉ đã đúng chưa? Cô khen cả lớp mình. 3. Hoạt động 2: Trải nghiệm đi trên 2 đoạn đường - Chúng mình có thích trải nghiệm trên con đường này không? a. Nơi không có đèn tín hiệu GT + Cô mời một số bạn lên thực hiện việc qua đường an toàn ở nơi không có đèn tín hiệu GT. Cô mời 2 bạn lên đóng vai phương tiện giao thông. - GV khen HS thực hiện đúng. Nhắc lại cách qua đường an toàn ở nơi không có đèn tín hiệu giao thông. Yêu cầu HS đi chưa an toàn thực hiện lại. b. Nơi có đèn tín hiệu GT - Tiến hành tương tự 4. Hoạt động 3: Trải nghiệm thực hành đi từ nhà đến trường, từ trường về nhà GV tổ chức cho học sinh trải nghiệm trên con đường từ nhà đến trường trên sa hình. - Cô mời một bạn lên thực hành đi từ nhà đến trường, từ trường về nhà một cách an toàn. - Bạn đi như vậy đã an toàn chưa? - GV phân tích cách đi của HS - Ngoài cách này còn bạn có thể đi đến trường theo cách khác mà vẫn đảm bảo an toàn? - Bạn đi như vậy đã an toàn chưa? - GV phân tích cách đi của HS - Lớp mình có muốn trải nghiệm không? - Cô mời 6 bạn lên trải nghiệm đi từ nhà đến trường và từ trường về nhà 1 cách an toàn. - Tổ chức nhận xét, yêu cầu HS đi lại nếu chưa đúng. - HS hát + vận động phụ họa - HS trả lời theo cảm nhận. - HS trả lời theo hiểu biết. - HS nhận xét bạn và bày tỏ ý kiến cá nhân - HS lắng nghe. -HS quan sát và lắng nghe - HS lên chỉ trên sa hình (2HS). - HS khác nhận xét - 2 nhóm HS thực hành qua đường theo yêu cầu của gv - HS còn lại quan sát để nhận xét. - HS đi chưa an toàn được đề nghị thực hiện lại HS chuẩn bị tâm thế trước khi thực hành - 1HS thực hiện đi từ nhà đến trường và từ trường về nhà. - HS còn lại quan sát để nhận xét. - 1HS thực hiện đi từ nhà đến trường và từ trường về nhà theo cách khác. - HS còn lại quan sát để nhận xét. - Từ tốp 06 HS thực hiện đi từ nhà đến trường và từ trường về nhà. - HS còn lại quan sát để nhận xét. 5. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Chúng mình vừa trải nghiệm có vui không? - Các con đã biết đi từ nhà đến trường và từ trường về nhà một các an toàn rồi đấy. Tuy nhiên do chúng mình còn nhỏ tuổi nên khi qua đường các con cần đi cùng người lớn. Nếu không có người lớn đi cùng, chúng mình phải thật chú ý quan sát, thực hiện đúng những quy định về trật tự ATGT để đảm bảo an toàn cho mình và nhười khác. Lưu ý: tránh qua đường một mình ở trục đường lớn nơi không có đèn tín hiệu giao thông. - Các con có đồng ý không? - Nhận xét tiết học; dặn dò về nhà. 5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM - Giáo viên là nhân tố quyết định kết quả và hiệu quả đào tạo, việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên là rất quan trọng. Vì thế việc tổ chức cho giáo viên giao lưu trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác giảng dạy là hết sức cần thiết. - Đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng tiết học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy. - Tăng cường sử dụng thiết bị ĐDDH sẵn có và tự làm sẽ khắc phục được việc dạy chay, học chay sẽ làm tăng hiệu quả tiết dạy và giáo dục. - Cần quan tâm ứng dụng CNTT trong dạy học, tạo môi trường học tập sinh động, giúp học sinh tiếp cận với khoa học hiện đại nhằm phát triển tư duy cho học sinh. - Cần có sự phối hợp tốt giữa giáo dục nhà trường và giáo dục gia đình. - Sự kiểm tra đôn đốc kịp thời của BGH, sự chia sẻ, động viên , giúp đỡ của các đoàn thể và đội ngũ giáo viên trong trường cũng góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. 5. KẾT LUẬN Để phát triển con người toàn diện góp phần hình thành năng lực, phẩm chất, tư duy cho học sinh thì việc dạy tốt tất cả các môn học là một yêu cầu không thể thiếu. Người giáo viên không những dạy tốt các môn Toán, Tiếng Việt hình thành tri thức cho học sinh mà còn phải dạy tốt tất cả các môn học khác nhau để phát triển một con người toàn diện. Việc dạy tốt môn TNXH là một yêu cầu được quan tâm song song với những môn khác. Cùng với việc đổi mới các phương pháp dạy học trong nhà trường tiểu học mà môn TNXH được thay đổi theo hướng tích cực. Giáo viên nhiệt tình, có trình độ chuyên môn, trình độ khoa học công nghệ nâng cao sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức giờ học nhẹ nhàng mà hiệu quả, giúp học sinh học tập tốt hơn. Dạy học môn TNXH theo hướng phát triển năng lực học tập của học sinh góp phần tạo ra không khí học tập vui tươi, hồn nhiên, sinh động, làm thay đổi không khí học tập, giúp học sinh học tốt các môn học tiếp theo. -------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- chuyen_de_day_hoc_phat_trien_pham_chat_nang_luc_hoc_sinh_tro.docx