Chuyên đề Dạy đạo đức theo hướng thực hành trải nghiệm góp phần hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh Lớp 2+3

. Thực trạng:

2.1. Đối với giáo viên:

- Đạo đức là môn ít giờ nên nhiều giáo viên chưa tập trung đầu tư thời gian nghiên cứu tìm hiểu và giảng dạy, chưa coi trọng môn học.

- Qua thực tiễn giảng dạy nhiều giáo viên còn cảm thấy lúng túng trong việc sử dụng các phương pháp dạy học, cách khai thác nội dung bài học chưa triệt để.

- Nhiều giáo viên tâm lý ngại đổi mới về phương pháp. Sự đầu tư thời gian, trí tuệ vào nghiên cứu để dạy đạo đức chưa nhiều.

- Ở tiết đạo đức có sử dụng nhiều hoạt động nên một số giáo viên chưa nhiệt tình và thường ngại tổ chức các hoạt động như sắm vai, trò chơi, thảo luận, . vì sợ mất thời gian. Do vậy dẫn đến học sinh phải đóng vai trò thụ động, hoặc áp đặt khi lĩnh hội kiến thức, chưa tạo hứng thú học tập cho học sinh dẫn đến hiệu quả của tiết đạo đức chưa cao.

- Đồ dùng dạy học (Tranh ảnh) còn thiếu, giáo viên chưa tích cực làm và sử dụng đồ dùng, ít dạy bằng giáo án điện tử và ít khai thác tìm hiểu thêm thông tin, hình ảnh trên Internet,.

2.2. Đối với học sinh:

- Tâm lý học sinh tiểu học thích "bắt chước" nên hành vi đạo đức các em có thể thu nhận qua việc giao tiếp, qua tranh ảnh, sách báo, truyện, đài, phim kịch, . nhưng các em chưa biết phân biệt để lựa chọn hành vi đạo đức nào chuẩn mực, phù hợp với mình và hành vi đạo đức nào trái với chuẩn mực đạo đức mà mình cần tránh xa, loại bỏ.

- Trong giờ học đạo đức các em còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, chưa biết bày tỏ quan điểm khi tham gia vào các hoạt động của tiết học. Đây chính là hạn chế của các em vùng nông thôn vì vốn sống, vốn từ , sự hiểu biết của học sinh không nhiều. Khả năng phân tích, xử lý các tình huống còn hạn chế. Vì vậy việc giáo dục hành vi đạo đức trong các giờ học đạo đức gặp nhiều trở ngại.

- Vở bài tập đạo đức có rất nhiều tranh ảnh nhưng tất cả đều là tranh vẽ, màu sắc còn đơn điệu, chủ yếu sử dụng màu xanh, màu đen nên học sinh khó nhận biết, hình thành kiến thức.

- Nhiều học sinh còn có những hành vi, lời nói còn chưa đúng chuẩn mực đạo đức như: nói tục, chửi bậy, đánh bạnt, xếp hàng ra vào lớp không nghiêm túc, thực hiện không đúng khi tham gia giao thông,.

- Kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào vận dụng thực tế cuộc sống trong giao tiếp, xử lý tình huống chưa tốt.

 Xuất phát từ những lí do trên, tổ 2- 3 chúng tôi đã chọn chuyên đề nghiên cứu của mình là: “Dạy Đạo đức theo hướng thực hành trải nghiệm góp phần hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh lớp 2-3”.

 

docx13 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 883 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Dạy đạo đức theo hướng thực hành trải nghiệm góp phần hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh Lớp 2+3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mỗi tổ sẽ cử các bạn tập sắm vai theo hành vi truyện kể, tuần sau cô sẽ mời đại diện các tổ bốc thăm xem tổ nào được lên diễn.
Như vậy các em rất tích cực và sôi nổi tập luyện để được diễn. Có nhóm tập lúc đầu giờ, giờ ra chơi. Như vậy giáo viên đã đưa các em đến với một hoạt động vui chơi giải trí bổ ích mà lại rèn luyện được cho các em sự tự tin, bạo dạn trước đám đông.
	Qua việc tham gia trò chơi, giáo viên giáo dục cho các em ý thức lịch sự khi đến chơi nhà người khác và mang lại niềm vui, sự hứng khởi cho các em trong học tập.
2. Phương pháp đàm thoại: Là phương pháp tổ chức trò chuyện giữa giáo viên và học sinh hay giữa HS và HS về các vấn đề đạo đức dựa trên một hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS đi đến chuẩn mực hành vi đạo đức.
Phương pháp này thường sử dụng ở tiết 1 sau khi nghe kể chuyện, quan sát tranh, đóng vai.
* Các bước tiến hành: 
- Thường sử dụng nối tiếp sau kể chuyện, quan sát tranh, đóng vai (giáo viên chỉ nêu câu hỏi, không nói nhiều, không trả lời thay cho học sinh câu hỏi khó nên có các câu hỏi nhỏ để gợi ý)
- Giáo viên (tốt nhất là học sinh tổng kết ngắn gọn, kết luận của đàm thoại.
+ Lưu ý: Giáo viên có hệ thống câu hỏi hợp lý
Câu hỏi ngắn gọn (câu hỏi chính, phụ) nên là câu hỏi mở.
Câu hỏi cần khai thác được khía cạnh đặc điểm, rõ ràng, chính xác, phát huy tính tích cực của học sinh.
Ví dụ: Sau khi học sinh thể hiện xong tiểu phẩm: Đến chơi nhà bạn. Giáo viên nêu các câu hỏi để học sinh hiểu được các hành vi đạo đức như:
- Mẹ bạn Toàn đã nhắc nhở Dũng điều gì?
- Sau khi được nhắc nhở, bạn Dũng có thái độ, cử chỉ như thế nào?
- Qua tiểu phẩm trên em rút ra điều gì?
3. Phương pháp thảo luận nhóm: Là phương pháp tổ chức cho học sinh trao đổi với nhau trong nhóm. Phương pháp này thường sử dụng để thảo luận nội dụng câu chuyện, cách xử lý tình huống, phân tích tranh, bày tỏ thái độ, giải pháp tình huống,.... 
*Các bước tiến hành:
+ Tổ chức các nhóm;
+ Giao nhiệm vụ cho từng nhóm (có thể cụ thể tới từng HS);
+ Hướng dẫn cách làm việc của nhóm (có thể thông qua việc bồi dưỡng các nhóm trưởng).
Làm việc theo nhóm
+ Từng các nhân làm việc theo sự phân công của nhóm.(Có thể các thành viên trong nhóm làm việc chung).
+ Tập hợp các kết quả làm việc.
Làm việc chung cả lớp.
+ Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả.
+ Các nhóm khác bổ sung góp ý 
+ GV kết luận.
Ví dụ: Bài Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế - Lớp 3 – Trang 33
Bài tập 3: Giáo viên tổ chức cho các em thảo luận nhóm để ghi tên một vài bài hát về tình đoàn kết, hữu nghị giữa thiếu nhi các nước, các dân tộc như: Thiếu nhi thế giới liên hoan; Tình nghĩa Việt – Lào; Người bạn Cu-Ba trên đường Hồ Chí Minh
- Học sinh các nhóm trình bày trước lớp.
- HS hát biểu diễn một trong các bài hát đã nêu. Quá đó giáo dục các em tình đoàn kết, yêu thương hữu nghị giữa thiếu nhi các dân tộc và các nước.
	4. Phương pháp động não: Là phương pháp học sinh suy nghĩ nêu những ý kiến, những giả định về một vấn đề nào đó.
* Cách tiến hành: 
 - Giáo viên nêu vấn đề – Học sinh phát biểu ý kiến.
- Giáo viên liệt kê các ý kiến.
- Phân loại ý kiến.
- Thảo luận sâu từng ý kiến.
- Tổng kết ý kiến.
Ví dụ: Bài 4 Chăm làm việc nhà (Lớp 2)
 Khởi động: GV hoặc 1 học sinh đọc diễn cảm bài thơ Khi mẹ vắng nhà của nhà thơ Trần Đăng Khoa - 1 HS khác đọc lại bài thơ.
 GV nêu câu hỏi hs suy nghĩ trả lời:
 - Bạn nhỏ đã làm gì khi mẹ vắng nhà?
 - Việc làm của bạn nhỏ thể hiện tình cảm như thế nào với mẹ? 
 - Em đoán xem mẹ bạn nhỏ nghĩ gì khi thấy những việc bạn đã làm?
 Qua hđ này giáo dục học sinh đức tính chăm chỉ, biết làm các việc vừa sức để chia sẻ công việc thể hiện tình yêu thương đối với ông bà, cha mẹ và mọi người.
5. Phương pháp đóng vai: Là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. 
*Cách tiến hành:
- Giáo viên giao nhiệm vụ, quy định thời gian.
- Các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm đóng vai ® nhận xét ® giáo viên tiểu kết.
Chú ý: khi thực hiện phương pháp này GV cần:
- Lựa chọn tình huống đóng vai phù hợp với chủ đề giáo dục đạo đức, phù hợp với lứa tuổi, trình độ HS, hoàn cảnh lớp.
- Tình huống nên để mở, không cho trước kịch bản, lời thoại.
- Dành thời gian phù hợp cho các nhóm đóng vai.
Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản.
Ví dụ:
 Bài “tôn trọng thư từ, tài sản của nười khác” – Lớp 3 
 Bài tập 5:
- GV chia lớp thành 2 nhóm và giao cho mỗi nhóm chuẩn bị đóng vai tình huống.
 Tình huống 1: Bạn em có quyển truyện tranh mới để trong cặp. Giờ ra chơi em muốn mượn xem nhưng chẳng thấy bạn đâu...
 Tình huống 2: Giờ ra chơi, Thịnh chạy làm rơi mũ. Thấy vậy, mấy bạn liền lấy mũ làm “bóng” đá. Nếu có mặt ở đó em sẽ làm gì?
HS thảo luận - hs đóng vai.
Qua hđ này giáo dục học sinh ý thức: Cần phải tôn trọng tài sản của người khác. Chỉ được mượn và sử dụng tài sản của người khác khi được sự đồng ý của họ.
6. Phương pháp trò chơi:
* Cách tiến hành:
Giới tiệu tên trò chơi, HD cách chơi, thời gian chơi, phổ biến cách chơi , luật chơi;
Cho HS chơi thử (nếu cần);
Chơi thật;
Nhận xét kết quả của trò chơi, nhận xét thái độ của người tham dự và rút kinh nghiêmm.
Kết thúc: GV hỏi xem HS đã học được những gì qua trò chơi hoặc GV tổng kết lại những gì cần học được qua trò chơi này.
 Để tổ chức được trò chơi học tập GV cần chuẩn bị những dụng cụ phục vụ cho trò chơi.Tìm hiểu cách chơi, luật chơi, lựa chọn trò chơi. 
Ví dụ: Bài “Bảo vệ loài vật có ích” trò chơi được tổ chức ở Hoạt động 2- tiết 2
- GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm khoảng 10 em
- GV nêu tên Trò chơi: Hát về các con vật
- GV phổ biến luật chơi: Nhóm 1 hát một đoạn về một con vật nào đó, nhóm 2 hát một đoạn khác nói về con vật khác, nhóm 3 tiếp tục hát một đoạn về con vật khác, Trò chơi cứ tiếp tục như vậy đến khi nhóm nào không tìm ra bài hát khác để hát tiếp thì bị loại. Nhóm nào còn lại đến sau cùng thì nhóm đó thắng cuộc.
- HS chơi trò chơi.
- GV tổng kết trò chơi.
	Như vậy qua trò chơi này mang lại cho các em niềm vui thích và giúp các em nhận thấy: Cuộc sống của chúng ta không thể thiếu được các loài vật các loài vật không chỉ có ích cụ thể mà còn mang lại cho chúng ta niềm vui giúp chúng ta hiểu biết thêm nhiều điều kỳ diệu. Vì vậy cần phải yêu quý và bảo vệ các loài vật.
Biện pháp 3: Dạy đạo đức kết hợp với các môn học khác thông qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
Dạy đạo đức cho học sinh không chỉ bó hẹp ở một môn học Đạo đức mà có thể nói rằng dạy đạo đức ở mọi lúc, mọi nơi và tất cả các môn học.
Dựa vào các tiết học kĩ năng sống, các tiết học Tiếng Việt, hoạt động ngoài giờ lên lớp, chào cờ, các hoạt động ngoại khóa để xây dựng, hình thành cho HS các kiến thức môn học, các chuẩn mực, hành vi đạo đức tốt. 
	Ví dụ1: Thông qua các buổi chào cờ giáo dục cho các em các tấm gương tốt ở trường, ở lớp, đồng thời phê bình, nhắc nhở những em chưa thật sự cố gắng. Từ đó kích thích tinh thần phấn đấu vươn lên trong học tập, lao động, rèn luyện đạo đức cho các em. Hoặc phát động các phong trào, việc làm thiết thực như: mua tăm tre ủng hộ người tàn tật, phong trào đền ơn đáp nghĩa, lập kế hoạch nhỏ, các cuộc thi như: "Hội khoẻ Phù Đổng chào mừng ngày 22/12, Hội diễn văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Giáo dục cho học sinh tinh thần: "Uống nước nhớ nguồn", "Tôn sư trọng đạo"; tinh thần tương thân, tương ái, ý thức tiết kiệm,..
Ví dụ2: Trong môn Tiếng việt học sinh được học các bài tập đọc với chủ điểm của từng tuần, từng tháng, học sinh biết những tấm gương tốt, khi học đạo đức các em có thể liên hệ đến. Cụ thể trong phân môn Tập đọc học sinh đã học bài Điện thoại và học Tập làm văn gọi điện, giáo viên cho học sinh thực hành gọi điện như vậy học sinh bước đầu biết cách gọi và nhận điện thoại. Qua đó giáo dục các em các kĩ năng nghe, gọi điện thoại và cẩn phải giữ phép lịch sự khi nói chuyện điện thoại.
Ở môn tự nhiên và xã hội, học sinh được nhận biết các loài vật sống dưới nước, trên cạn, và nêu được ích lợi của chúng. Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà thực hành cho gà, cho cá ăn, cho mèo ăn,.... Qua đó giáo dục các em tình yêu các loài vật và có ý thức chăm sóc, bảo vệ loài vật. 
Biện pháp 4: Tăng cường thực hành, rèn luyện phẩm chất, kỹ năng trong thực tiễn.
	Lứa tuổi học sinh lớp 2-3 là lứa tuổi đang hình thành nhân cách. Nếu chúng ta định hướng kịp thời và đúng lúc cho các em thì nhân cách ấy ngày càng hoàn thiện, các em sẽ trở thành một người có phẩm chất đạo đức tốt. Tuy nhiên, nếu thiếu sự quan tâm, uốn nắn kịp thời của người lớn, thầy cô thì hành vi đạo đức của các em sẽ bị mai một, các em sẽ dần dần tạo những thói quen xấu, bắt chước những hành vi đạo đức xấu như nói chuyện với bạn là “mày – tao” trong lúc chơi đùa, không biết giúp đỡ người khác, Việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh không chỉ dành riêng cho các buổi học, các giờ lên lớp mà phải luôn được quan tâm mọi lúc, mọi nơi. Giáo viên cần thường xuyên nhắc nhở và kiểm tra việc rèn luyện vận dụng kiến thức đã học của học sinh vào cuộc sống hàng ngày. Cụ thể: 
* Ở trường: 
- Giáo viên tăng cường cho học sinh thực hành trải nghiệm sau mỗi bài học như: Lao động dọn vệ sinh lớp học, nhặt cỏ và tưới cây, quét sân trường, sắp xếp đồ đạc, sách vở gọn gàng, chỉnh trang trang phục ngay ngắn, xếp hàng ra vào lớp, tư thế ngồi học,...
- Giáo viên theo dõi học sinh hoặc nhắc nhở các bạn theo dõi nhắc nhở nhau phải thường xuyên thực hiện tốt các hành vi đạo đức như: gọi bạn xưng tôi, không nói tục chửi bậy, không đánh bạn, không chơi các trò chơi nguy hiểm, thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy định của nhà trường,... khi các em có những biểu hiện bất thường về việc vi phạm hành vi đạo đức, giáo viên phải kịp thời điều chỉnh cho các em em một cách thật tế nhị, mềm dẻo, linh hoạt, tránh những lời nói xúc phạm như quát, mắng, phạt học sinh. Đồng thời giáo viên kịp thời tuyên dương những học sinh có những biểu hiện hành vi đạo đức tốt, nhằm gây lan toả, nhân rộng hành vi đạo đức tốt trong lớp, trong trường.
Ví dụ: Trong giờ chơi của học sinh, giáo viên có thể ngồi ở một nơi nào đó để quan sát học sinh vui chơi, nếu các em có những biểu hiện vi phạm về hành vi đạo đức như nói chuyện với bạn bằng “mày – tao” thì giáo viên kịp thời đến điều chỉnh cho các em.
- Phân công học sinh có hành vi đạo đức tốt kèm sát một học sinh có hành vi ứng xử không tốt trong giờ ra chơi hoặc trên đường đi học về để kịp thời báo cáo cho giáo viên những biểu hiện sai lệch của bạn như không lễ phép với người lớn, không chào hỏi người lớn tuổi, vô lễ với người trên, đi hàng đôi hàng ba,...
* Ở nhà: 
	Trong các tiết học giáo viên nên dành thời gian để các em liên hệ thực tế bản thân, hướng dẫn các em các kĩ năng học tập vui chơi ở nhà như kĩ năng giao tiếp: biết nói lời yêu cầu, đề nghị, biết cảm ơn, xin lỗi, lịch sự khi đến nhà người khác, kĩ năng tự chăm sóc và bảo vệ mình, kĩ năng phòng tránh bệnh tật,....
	Giáo vên cần thường xuyên liên lạc với phụ huynh để tuyên truyền phụ huynh cùng phối kết hợp giáo dục phẩm chất, đạo đức cho các em. Đồng thời cũng nắm bắt được các biểu hiện học sinh có hành vi đạo đức chưa tốt để giáo dục kịp thời và biểu dương những học sinh đã biết rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt.
D. KẾT LUẬN
	Trên đây là toàn bộ lí thuyết chuyên đề “Dạy Đạo đức theo hướng thực hành trải nghiệm góp phần hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh lớp 2-3”.
. Chuyên đề rất phù hợp với yêu cầu trọng tâm của năm học và tình hình thực tế hiện nay. Chuyên đề có thể áp dụng rộng rãi với các khối lớp. Chắc chắn chuyên đề sẽ giúp cho các đồng chí giáo viên yên tâm hơn khi dạy học và linh hoạt hơn trong việc lựa chọn nội dung và hình thức theo hướng tăng cường thực hành trải nghiệm nhằm góp phần hình thành và phát triển phẩm chất của mỗi học sinh. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các đồng chí trong ban chuyên môn nhà trường góp ý, bổ sung để chuyên đề hoàn thiện hơn.
	Xin chân thành cảm ơn!
	Minh Đức, ngày 18 tháng 1 năm 2020
 	 Người viết
 Đặng Thị Huệ
 Ý kiến của Ban giám hiệu
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
BƯỚC II: TRIỂN KHAI LÍ THUYẾT CHUYÊN ĐỀ
 1- Đặng Thị Huệ triển khai lí thuyết chuyên đề ngày 12 - 02 - 2020
 2- Cả tổ thống nhất cử đ/c Nguyễn Thị Thăm dạy thực nghiệm chuyên đề
BƯỚC III: DẠY THỰC NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ
Người dạy: Nguyễn Thị Thăm
Ngày dạy: 08 - 5 - 2020
Bài dạy: Tôn trọng đám tang
Người dự: Ban giám hiệu cùng toàn thể GV tổ 2-3 
 Nhận xét, rút kinh nghiệm sau tiết dạy chuyên đề
1- GV trong tổ nhận xét, chia sẻ sau tiết dạy:
* Ý kiến đ/c Thăm (GV trực tiếp giảng dạy)
- Dựa trên những ý kiến xây dựng của tổ chuyên môn tôi đã xây dựng kế hoạch bài giảng chi tiết bài dạy phù hợp với nội dung và đối tượng học sinh của lớp.
- Hướng dẫn và tổ chức các hoạt động theo hướng đổi mới, học sinh hứng thú học tập.
* Đ/c Hợp: 
- GV linh hoạt sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học. HS tích cực chia sẻ trong nhóm và trước lớp. HS nắm được nội dung bài học; biết đánh giá, xử lí tình huống phù hợp.
- GV còn tập trung nhiều ở một số học sinh.
*Đ/c Hường:
- Chuẩn bị đồ dùng chu đáo, sử dụng đúng mục đích. GV giao nhiệm vụ cho học sinh rõ ràng. Học sinh tích cực thảo luận và chia sẻ trước lớp. Nhiều em nhanh nhẹn, mạnh dạn, tư tin: Hậu, My, linh,...
- Cần khen ngợi động viên học sinh kịp thời hơn.
*Đ/c Hương:
- GV tổ chức cho học sinh được tham gia thực hành nhiều, vận dụng liên hệ thực tế phù hợp.
- Cần rèn kĩ năng trình bày, kĩ năng trả lời câu hỏi cho học sinh.
* Đ/c Đoàn Thủy:
- GV chú trọng lồng ghép giáo kĩ năng sống, hình thành và phát triển phẩm chất cho các em,
lời nói, tác phong chuẩn mực.
- Nhiều HS sôi nổi trong học tập, nắm được nội dung bài học
2. Kết luận:
 	Tiết dạy thành công, đảm bảo nội dung theo chuẩn KT- KN, lồng ghép giáo dục kĩ năng sống, hình thành và phát triển phẩm chất cho các em. GV đã biết khơi gợi động viên để phát huy khả năng của học sinh. HS hứng thú học tập, nắm được nội dung bài học; biết đánh giá, xử lí tình huống phù hợp theo nội dung bài học
3. Rút kinh nghiệm
- GV cần chú ý bao quát lớp tốt hơn, quan tâm tới mọi học sinh trong lớp nhất là với những học sinh còn rụt rè, nhút nhát, tạo điều kiện cho các em được trình bày ý kiến cá nhân.
- Cần khen ngợi, động viên khuyến khích HS kịp thời giúp HS mạnh dạn, tự tin hơn nữa; chú ý rèn kĩ năng trình bày, kĩ năng trả lời câu hỏi cho học sinh
- Linh hoạt vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học theo hướng tăng cường các hoạt động trải nghiệm góp phần giáo dục phẩm chất cho các em.	
 Ý kiến của Ban giám hiệu
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
BƯỚC IV: DẠY ÁP DỤNG CHUYÊN ĐỀ
	Được sự nhất trí của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn 2-3 tiến hành dạy áp dụng chuyên đề từ ngày 14/5/ 2020
1) Người dạy : Phạm Thị La dạy lớp 2C
 Bài dạy: Đạo đức: Tôn trong thư từ tài sản của người khác(tiết 1)
 Ngày dạy: 15 - 5 – 2020
a- Ưu điểm
- Nội dung dạy học phù hợp chương trình và học sinh của lớp. Tiết dạy thể hiện đặc trưng môn hoc.
- GV chuẩn bị bài, đồ dung chu đáo; bao quát lớp tốt, kịp thời hỗ trợ học sinh, quan tâm đến các đối tượng học sinh.
- HS được tham gia thực hành trải nghiệm nhiều, xử lí tình huống phù hợp với nội dung bài học.
b- Tồn tại:
- Một số HS chưa mạnh dạn tự tin, tác phong chưa nhanh nhẹn
- Việc đánh giá kết quả học tập còn hạn chế 
 Đạt: 17,5 điểm
 Xếp loại: Khá
2) Người dạy : Nguyễn Thị Hương dạy lớp 2H
 Bài dạy: Đạo đức: Giúp đỡ người khuyết tật
 Ngày dạy: 19 - 5 – 2020
a- Ưu điểm
- Tiết dạy đảm bảo mục tiêu, chuẩn KT- KN bài học, có hệ thống.
- GV chuẩn bị bài, đồ dung chu đáo; vận dụng phương pháp và hình thức dạy học phù hợp, chú trọng giáo dục đạo đức cho các em
- Nhiều HS được tham gia thực hành trải nghiệm, nêu được nhiều việc làm tốt giúp đỡ người khuyết tật
b- Tồn tại:
- Một số HS chưa mạnh dạn tự tin, tác phong chưa nhanh nhẹn. GV cần khích lệ hơn
 Đạt: 18 điểm
 Xếp loại: Giỏi
3) Người dạy : Đoàn Thị Thu Thủy dạy lớp 3E
 Bài dạy: Đạo đức: Tôn trong thư từ tài sản của người khác(tiết 2)
 Ngày dạy: 19 - 5 – 2020
a- Ưu điểm
- Tiết dạy đảm bảo mục tiêu, nội dung trọng tâm bài học, có hệ thống.
- GV chuẩn bị bài, đồ dung chu đáo, sử dụng đồ dùng có hiệu quả; vận dụng phương pháp và hình thức dạy học phù hợp, chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho các em
- GV bao quát lớp tốt, kịp thời hỗ trợ học sinh, quan tâm đến các đối tượng học sinh.
- HS hăng hái học tập, thảo luận nhóm tích cực, biết đóng vai, xử lí tình huống phù hợp với nội dung bài học.
b- Tồn tại:
- Phân bố thời gian giữa các hoạt động chưa hợp lí. HS cần ghi nhớ nội dung bài 
 Tiết dạy đạt: 18 điểm
 Xếp loại: Giỏi
4) Người dạy : Đặng Thị Huệ dạy lớp 2C
 Bài dạy: Đạo đức: Bảo vệ loài vật có ích (tiết 1)
 Ngày dạy: 25 - 5 – 2020
a- Ưu điểm
- Tiết dạy đảm bảo dung lượng kiến thức bài học, có hệ thống.
- GV chuẩn bị bài, đồ dung chu đáo, sử dụng đồ dùng đạt hiệu quả. Vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học; chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho các em
- GV bao quát lớp tốt, kịp thời hỗ trợ học sinh, quan tâm đến các đối tượng học sinh.
- HS hăng hái học tập, thảo luận nhóm tích cực, mạnh dạn chia sẻ, bày tỏ ý kiến trước lớp.
b- Tồn tại:
- Nên cho HS nhắc lại những kết luận – chốt kiến thức của GV để HS ghi nhớ
 Tiết dạy đạt: 18,5 điểm
 Xếp loại: Giỏi
5) Người dạy : Hoàng Minh Thắng dạy lớp 2G
 Bài dạy: Đạo đức: Bảo vệ loài vật có ích (tiết 2)
 Ngày dạy: 26 - 5 – 2020
a- Ưu điểm
- Tiết dạy đảm bảo kiến thức cơ bản theo chuẩn KT- KN, có hệ thống.
- GV chuẩn bị bài, đồ dung chu đáo; vận dụng phương pháp và hình thức dạy học phù hợp, chú trọng giáo dục đạo đức, kí năng sống cho các em
- Nhiều HS được tham gia thực hành trải nghiệm, xử lí tình huống, nêu được nhiều việc làm tốt để bảo vệ loài vật có ích.
b- Tồn tại:
- Còn một số HS chưa mạnh dạn tự tin, chưa tập trung(Tiến, Hiếu Khánh). GV chưa chú ý đến
 Đạt: 18 điểm
 Xếp loại: Giỏi
6) Người dạy : Nguyễn Thị Hường dạy lớp 3A
 Bài dạy: Đạo đức:Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước
 Ngày dạy: 01 - 6 – 2020
a- Ưu điểm
- Tiết dạy đảm bảo kiến thức cơ bản theo chuẩn KT- KN, có hệ thống.
- GV vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp HS, chú trọng giáo dục đạo đức, kí năng sống cho các em
- Chuẩn bị đồ dùng và sử dụng đạt hiệu quả
- HS có nhiều cơ hội tham gia các hoạt động thực hành, chủ động tích cực trong giờ học: thảo luận nhóm, tương tác chia se lẫn nhau, hiểu nội dung bài. 
b- Tồn tại:
- Còn một số HS chưa mạnh dạn tự tin. GV cần khích lệ, động viên kịp thời
 Đạt: 18,0 điểm
 Xếp loại: Giỏi

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_day_dao_duc_theo_huong_thuc_hanh_trai_nghiem_gop_p.docx
Sáng Kiến Liên Quan