Chuyên đề công tác chủ nhiệm mổi giáo viên chủ nhiệm là tấm gương đạo đức và sáng tạo

I. Lý Do Chọn Đề Tài.

 Đối với sự nghiệp trồng người, hình ảnh người thầy mẫu mực luôn là tấm gương sáng cho các em học sinh. Bởi lẽ nghề dạy học không đơn thuần chỉ dạy cho học sinh tri thức, chữ nghĩa mà còn phải giáo dục học sinh thành một con nguời phát triển cao về trí tuệ, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức và luôn sáng tạo trong mọi hoàn cảnh.Và sinh thời Chủ Tịch HỒ CHÍ MINH đã nói “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai cùng với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn công học tập của các cháu” Không chỉ thế mà Bác còn nói “ Người có tài mà không có đức là người vô dụng, Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”

 Do vậy, xuất phát từ vai trò trách nhiệm và sự gắn kết với học sinh mà đòi hỏi mỗi giáo viên chủ nhiệm phải giàu lòng nhân ái, vị tha, kiên trì, nhiệt tình, biết tôn trọng nhân cách của học sinh và được học sinh tin yêu. Giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lí của hiệu trưởng, là người vạch ra kế hoạch, tổ chức cho lớp thực hiện các kế hoạch , đồng thời theo dõi và đánh giá việc thực hiện của học sinh. Không chỉ có thế giáo viên chủ nhiệm còn là chiếc cầu nối đa chiều(phối hợp với giáo viên bộ môn, các tổ chức đoàn thể và cha mẹ học sinh )

 Công tác chủ nhiệm lớp là rất quan trọng trong giáo dục hiện nay, giúp cho Ban giám hiệu tối ưu hóa quá trình quản lí một lớp học.

• Một tập thể lớp học là tế bào hữu cơ của tập thể nhà trường, sự trưởng thành của một tập thể lớp gắn liền với sự phát triển của nhà trường.

 

doc29 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 1511 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề công tác chủ nhiệm mổi giáo viên chủ nhiệm là tấm gương đạo đức và sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tận nhà phụ huynh để chia sẽ, nhưng chưa kịp trình bày xong vấn đề thì phụ huynh nóng tính đã tát em NHH tới tấp vì đã làm xấu hổ gia đình. 
Vào địa vị của giáo viên chủ nhiệm bạn xử lí thế nào?
Giải pháp 1: Bạn im lặng không nói gì vì đó là chuyện của gia đình giáo dục con cái, đồng thời đó cũng là mục đích để gia đình cho em một bài học khi em phạm lỗi. 
Giải pháp 2: Bạn đứng lên bỏ về vì bạn cảm thấy gia đình thiếu sự tôn trong giáo viên chủ nhiệm.
Giải pháp 3: Bạn can thiệp không cho xảy ra bạo lực gia đình, Đồng thời bạn dùng lí lẽ và tâm lí sư phạm mà bạn đã được học để giải thích và cho phụ huynh hiểu cách giáo dục như vậy không hiệu quả và yêu cầu gia đình phối hợp với nhà trường để giáo dục em trở nên tốt hơn.
Cách giải quyết tình huống.
Tôi chọn giải pháp 3: Việc phải đến tận nhà học sinh cá biệt là một điều bất đắc dĩ, bởi giáo viên chủ nhiệm phải đương đầu phản ứng từ phía gia đình. Nhưng thiết lập mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục học sinh là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Tại sao ta không mời phụ huynh lên trường để họp về vẫn đề đó? Vì việc đến nhà học sinh có nhiều ý nghĩa quan trọng ( xem gia cảnh và tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, tạo sự thân thiện và đồng thời thể hiện cái tâm của nhà giáo ). Vì muốn thay đổi hành vi người khác thì trước hết phải thay đổi hành vi bản thân mình.
Đứng trước tình huống khó xử này bản thân giáo viên chủ nhiệm phải bình tĩnh, khéo léo, kiềm chế sự tự ái để nhanh chóng tìm ra hướng giải quyết. Trước hết tôi đứng dậy ngăn không cho bạo lực gia đình xảy ra tiếp tục và phân tích để phụ huynh nhận ra rằng trong việc giáo dục học sinh bạo lực không đem lại kết quả tốt mà đôi khi nó còn có tác dụng ngược lại. Sau khi phụ huynh đã lấy lại bình tĩnh, tôi lại bắt đầu câu chuyện một cách nhẹ nhàng, cởi mở và chân tình như là lời tâm sự, chia sẻ, không nên có ngôn ngữ kể tội và tố cáo. Tôi bắt đầu giải thích cho phụ huynh học sinh hiểu nhà trường luôn coi trọng vai trò của gia đình trong việc phối hợp để giáo dục học sinh, nhất là khi chúng trở thành học sinh cá biệt, gia đình không nên dùng bạo lực để giáo dục vì vô tình đã xúc phạm đến danh dự và lòng tự trong của em. Ở độ tuổi học sinh THPT các em đã có ý thức về cái tôi cá nhân, cần được người lớn tôn trọng và tin yêu. Chính vì vậy sự nhẹ nhàng, ân cần nhưng tuyệt đối nghiêm khắc mới có tác dụng giáo dục khi chúng có lỗi. Bạo lực hay xúc phạm đến lòng tự trọng chỉ khiến chúng dễ nảy sinh tâm lý chống đối và trở nên ương ngạnh hơn mà thôi.
Với sự quan tâm của giáo viên chủ nhiệm và tình thương yêu của gia đình đã thúc đẩy em tiến bộ hơn trong kỉ luật nề nếp cũng như học tập sau cuộc gặp phụ huynh.
Tình huống 3 : Giúp học sinh có phương pháp học tập thích hợp
Trong tiết văn học, em VQĐ là học sinh giỏi lớp 12S9 niên khóa 2011 - 2012 thường xuyên mang bộ môn Toán – Lý – Hóa ( em có chí hướng thi đại học khối A) giải lén và nhiều lần bị giáo viên bộ môn Văn bắt gặp nhắc nhở nhiều, sau đó cứ còn tiếp tục vi phạm, nên giáo viên bộ môn Văn phê vào số đầu bài, đồng thời báo cáo với giáo viên chủ nhiệm để giải quyết.
Vào địa vị của giáo viên chủ nhiệm bạn xử lí thế nào?
Giải pháp 1: Nhắc nhở, viết kiểm điểm rồi cho qua chuyện vì đồng cảm với em VQĐ vì môn văn không có trong chương trình thi khối A, còn thi tốt nghiệp, tin chắc em sẽ đậu.
Giải pháp 2: Bắt viết kiểm điểm, đồng thời xin lỗi giáo viên bộ môn Văn trước lớp, giáo viên chủ nhiệm kiến nghị với giáo viên bộ môn văn sẽ đuổi xuống phòng quản sinh không cho học tiết văn hôm đó, sau đó mời phụ huynh lên họp, nếu còn tiếp tục vi phạm.
Giải pháp 3: Trong cuộc đời giảng dạy trong nghiệp giáo dục, còn hạnh phúc nào hơn mỗi khi giảng bài luôn được sự chú ý, xây dựng bài và hoạt động theo nhóm tích cực. điều đó thể hiện sự kính trọng của học sinh với giáo viện chúng ta. Vì thế đối với tình huống này, giáo viên chủ nhiệm phải làm việc tư tưởng, để em nhận ra được cái sai của mình, phải biết tôn sư trọng đạo. Tạo ra tình huống “ gậy ông đập lưng ông”, giúp em thay đổi phương pháp học.
Cách giải quyết tình huống.
Tôi chọn giải pháp 3: Em VQĐ là một học sinh giỏi, là người hiểu biết lí lẽ, chỉ vì quyết tâm vào đại học năm đầu ngay sau khi đậu tốt nghiệp, nên em có phương pháp học lệch môn Có nghĩa chỉ đầu từ nhiều thời gian cho các môn có thi khối A, điều đó vô tình em đã xúc phạm đến lòng tự trọng của giáo viên bộ môn Văn. Thứ 2 đầu tuần sau tiết chào cờ là tiết sinh hoạt, tôi lên lớp sinh hoạt như thường lệ, tôi vào lớp lấy sổ điểm bộ môn vật lý ra ( tôi là giáo viên giảng dạy môn vật Lý) gọi em VQĐ lên cho thây kiểm tra miệng bài củ, lúc này cả lớp nhốn nháo lên, rồi tôi ra hiệu trật tự lớp, em VQĐ đứng lên thưa với tôi rằng “ thưa thây! bây giơ là tiết sinh hoạt, không phải tiết Lý, ngày mai thầy có hai tiết, hôm nay em không mang vở và không chuẩn bị bài” tôi từ từ ân cần nói “vậy hôm nay thầy thích kiểm tra bài cũ, riêng đối với em được không ” em VQĐ thưa “ thưa thầy! Xin thầy tôn trong em, vì đây là tiết sinh hoạt lớp, thầy không có quyền đó ” lúc đó tôi tạo ra tình huống “gây ông đập lưng ông” quá thành công. Tôi lại nói tiếp “vậy tại sao em lại có quyền khi học môn văn lại mang Toán – Lý – Hóa ra làm bài tập, điều đó em có tôn trọng giáo viên bộ môn văn không?” Lúc này em VQĐ đã hiểu ra ý của tôi và cúi mặt xuống đất, rồi nói nhí nhí trong miệng “ thưa thầy em xin lỗi, em đã hiểu rồi ạ” tôi lại nói tiếp “em ngồi xuống, về nhà suy nghĩ, viết kiểm điểm, chiều nay 1h45 lên phòng quản sinh nộp kiểm điểm và gặp thầy”.Chiều hôm đó bằng những lời tâm sự nhẹ nhàng nhưng thẳng thắn và có trách nhiệm để chia sẻ phương pháp học cùng với giáo huấn đạo đức tôn sư trong đạo, tôi nói “ Thầy biết em lo lắng cho việc học của em là quyết tâm phải đậu đại học năm đầu, nhưng em ơi ! em đang học lệch môn và sai phương pháp, đồng thời em vô tình đã xúc phạm đến giáo viên bộ môn, thầy biết là em không cố ý, thầy tin điều đó nơi con người em là một học sinh giỏi ” lúc đó tôi vừa nói tôi vừa nhìn thẳng vào mặt em, hình như tôi thấy đôi mắt em bắt đầu đỏ lên như muốn khóc, và hối lỗi. tôi tiếp tục chia sẽ “ tận dụng thời gian trên lớp, học môn này lại mang môn khác ra học là một phương phát thiếu khoa học, như vậy em không tiếp thu được bài trên lớp, về nhà em lại mất công học lại còn mất nhiều thời gian hơn, thay vì em tập trung học trên lớp để khái quát kiến thức và lĩnh hội kiến thức một cách nhanh nhất, về nhà em chỉ xem qua là nhớ, thời gian còn lại em học các môn khác, em nên đưa mình vào kỷ luật của mình là giờ nào thì việc đó nó sẽ giúp em thành công nhiều sau này. Tôi tin em làm được, bây giờ em nộp lại kiểm điểm rồi ra về ”.Em chào Tôi về, 5 phút sau tôi được em nhắn một tin vào máy điện thoại của tôi “Con cám ơn thầy Thầy đã cho phép con phạm lỗi và dạy con biết học hỏi từ những lỗi lầm đó.” 
IV. CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ:
Câu chuyện thứ nhất: Vì sao tôi thích làm giáo viên chủ nhiệm.
 Tôi biết rõ các học trò tôi. Hàng hàng lớp lớp những cô cậu 12s 9 òa ra như đàn ong vỡ tổ tràn ngập các sảnh ngôi trường THPT Kiệm Tân. Ngày nào cũng như ngày nấy, chuyện trò râm ran, bước chân xao xác trên nền gạch của ngôi trường. Từ vị trí của mình (cửa phòng giáo viên) tôi ngắm nhìn lũ trò nhỏ như một vị tướng đang duyệt quân và mỉn cười vì sự thật tôi có thể nhớ tên từng em một.
 Tôi biết các điều thầm kín của các em, tôi biết các mẩu chuyện đời của các em. Công Khanh luôn khép nép và nhút nhát, sở sĩ tôi biết em như vậy bởi ở nhà em luôn cố không để ai để ý đến em vì em sợ đôi bàn tay thô bạo của người cha dượng luôn sẵn sàng cho em những cái tát nảy lửa, Tuấn Anh có thể chơi đá banh như một cầu thủ điêu luyện khiến tất cả các bé học trò nữ đều ngất ngây mỗi khi em và mái tóc đen bồng bềnh của em phớt qua như làn gió và em quả nhát gái nên không dám mạnh dạn ngỏ lời mời cô bạn gái mình yêu thích đi chơi. Tụi nhóc coi Ngọc Cường như một chú hề của lớp, nhưng tôi biết em luôn mơ ước trở thành một nhà khoa học vật lý ( và vì thế tôi giới thiệu em tham gia đội vật lý tài năng của trường). Tôi biết rõ các học trò mình vì tôi là thầy dạy vật lý đồng thời là giáo viên chủ nhiệm của chúng. Các em đã tin tưởng tôi nên hồn nhiên trải lòng mình lên các trang viết trong mỗi buổi sinh hoạt theo chủ đề hàng tuần, và nhờ thế tôi đã được vinh dự có mối dây thầm kín của riêng tôi với từng em một.
 Tôi dạy các học trò tôi về kỹ năng sống, và tôi cố để cho các em tìm được sự giải nén và thổ lộ mình qua việc viết văn. Chúng tôi đã học được cách tin vào nhau trong giờ sinh hoạt lớp để thổ lộ hết ruột gan của mình ra, và chúng tôi cũng học được rằng cần có lòng dũng cảm mới dám chia sẻ chân thật với nhau những điều mà ta thường dấu kín. Hàng ngày, trong lớp học, tôi thấy lòng dũng cảm đó, và luôn sững sờ trước những lời thốt ra từ đáy lòng các học trò tôi.
 Một trong các thí dụ về điều đó xảy ra trong một buổi sinh hoạt lớp với chủ đề “ Cảm nhận bản thân và yêu thương cuộc sống” tổ chức vào cuối học kỳ trong đó học sinh dũng cảm chia sẻ từ nội tâm hướng ra bên ngoài. Lớp chúng tôi trước đó có một câu học sinh mới chuyển đến tên Thanh Tùng. Thanh tùng có vóc dáng nhỏ nhắn, có nét mặt bụ sữa và đôi má lúm đồng tiền với cái răng khểnh duyên duyên. 
 Thật đó, lần đầu tiên Thanh Tùng đến lớp, Hồi bắt đầu kì II, một bạn học sinh trong lớp bảo “ Này! Nhóc đến nhầm lớp rồi. Xuống lớp 10 của nhóc đi”. 
 Đáp lại, Ai bảo: “Tôi là Hoàng Thanh Tùng, được chuyển đến lớp 12s9”
 Tuy có cứng giọng như vậy, nhưng Thanh Tùng chỉ mới đến và còn chưa quen lắm với lớp nên tôi không ngờ em dũng cảm tham gia trình bày trong buổi tọa đàm này. Tôi lại có dịp thót tim của một giáo viên chủ nhiệm, chỉ sợ trong khi em đang chia sẻ vẫn đề của mình thì có em khác quậy rưng chế diễu em. Cả lớp im lặng và Thanh Tùng bắt đầu chia sẻ.
 Em mở đầu với giọng lớn và rõ: “ Nếu như tôi có một điều ước, thì tôi sẽ ước gì tôi gặp được cha” và em đã thành công trong việc tạo sự chú ý nơi đám học trò tinh nghịch của lớp 12s9 khiến tất cả ngồi im lắng nghe. Em kể ra em chưa hề biết mặt cha mình, ông đã bỏ nhà đi từ lúc Thanh Tùng còn là một em bé. Em chia sẻ chi tiết rất riêng tư về việc em phải phấn đấu như thế nào khi trở thành người đàn ông duy nhất trong nhà khi còn độ tuổi quá nhỏ như vậy: phải cắt cỏ ngoài vườn, sửa chữa đường ống nước bị hỏng. Em thổ lộ cho chúng tôi nghe những tư tưởng liên tục chạy rần rật trong đầu em về cha mình sẽ là người như thế này thế nọ về những lí do có thể khiến ông bỏ nhà đi. 
 Mắt tôi điểm qua các gương mặt tìm những vẻ mặt nào đang muốn quậy trêu chọc Thanh Tùng nơi đám học trò lớp 12s9 mà tôi biết luôn sẵn sàng nhào lên quậy kẻ tỏ ra yếu mềm. Nhưng không, không có ai tỏ vẻ muốn chế nhạo Thanh Tùng. Không có đôi mắt nào trợn lên hay dáng điệu tỏ vẻ chán nghe hay giả vờ té xỉu. Tất cả các em học trò đều lắng nghe, thật sự lắng nghe. Mắt các em nhìn chăm chú vào cậu bạn Thanh Tùng, và thấm từng lời của bạn như một miếng xốp hút nước. Tim tôi ngập tràn cảm xúc.
 Thanh Tùng tiếp tục chia sẻ, những cơn ác mộc xảy ra mỗi đêm, vì chưa bao giờ được biết mặt con người quan trọng đến nhường ấy trong cuộc đời em, tất cả chỉ là ảo ảnh. Tôi có thể nghe được giọng em dần dần như run lên vì xúc động trong khi em đang chia sẻ những điều ước ao cháy bỏng và thành thật tận đáy lòng em. Tôi thấy một giọt nước mắt bắt đầu lăn tròn trên một bầu má bụ sữa của em. Tôi nhìn sang đám khán khả bé nhỏ. Mặt xuân Mai ướt đấm nước mắt, cũng như một số em khác đang ngồi lặng nghe những lời tâm tình của Thanh Tùng.
 Tôi thầm nghĩ: Các em đang để cho bạn Thanh Tùng chia sẻ một điều mà có lẽ bạn chưa hề chia sẻ trước đây, các em không phê bình bạn hoặc chế nhạo bạn. Tôi thấy cổ họng mình như nghẹn lại.
 Thanh Tùng đã gần xong, em cố chia sẻ nốt câu cuối: “ Nếu như tôi có một điều ước, thì tôi ước được gặp cha tôi, như vậy tôi sẽ” Nói tới đây em nghẹn hẳn lại, nước mắt em bắt đầu tuôn ra, và nước mắt chúng tôi cũng vậy. “như vậy tôi không phải mỗi đêm nằm trên giường ngủ phải nhắm chặt mắt cố hình dung xem khuôn mặt cha mình như thế nào”.
 Tôi chưa kịp có lời bình luận nào thì cả lớp đã đứng dậy vỗ tay. Thanh Tùng mỉm cười rộng toác đến mang tai khi các bạn nhào đến ôm em. Lòng tôi như vỡ òa vì hạnh phúc.
 Vật đó, tôi đứng lớp chủ nhiệm là vì thế đó. Tôi đứng trên mục giảng vì như vậy, tôi được phép học những bài học giấu sau khuôn mặt các học trò tôi. Tôi đứng lớp vì tôi có cơ hội ngắm nhìn các em nhỏ lớn lên, cười đùa, học tập và yêu thương. Tôi thích làm giáo viên chủ nhiệm vì những học trò như 12s9. 
Câu chuyện thứ 2: Cho con đi vào xã hội.
Thằng Phúc đẹp trai, lanh lẹ, thông minh, nói như sáo. Dễ thương qua chừng! Nó sẽ chạy ra nhanh với má nó, đang đợi nó trước cổng trường như thường lệ. Nó kia rồi!... Nhưng hôm nay nó không niềm nở như mọi hôm. Má nó cầm tay nó. Nó vùng vằng:
Ngày nào má cũng rước con hoài!
Má phải rước con, đưa con về tới nhà. Lỡ còn bị xe cán hay bị bạn bè xấu dụ thì sao?
Thằng Hiếu có ai rước nó đâu. Mà có xe nào cán nó đâu, hay có ai dụ nó đâu.
Má rước con, con không mừng thì chớ, lại còn vùng vằng với má?
Má rước con, con mắc cở với bạn bè quá à! Má đừng rước con nữa. Con đi xe đạp với các bạn được rồi.
 Má em bị hụt hẫng, cảm thấy đang mất dần một đứa con yêu dấu. Thương nó, nó không cần. Dường như có một nỗi bất hạnh đang chờ đợi má nó. Má nó hốt hoảngNhưng có gì đâu mà phải hốt hoảng. Đó là những lời tâm sự của má nó đến với tôi là giáo viên chủ nhiệm của Phúc. Tôi chia sẻ với chị như sau:
Người là một con vật có xã hội tính. Ong là một trong các loài động vật có xã hôi tính rõ nét nhất.Trong một tổ có ong chúa, ong lính và ong thợ. Ong chúa chỉ biết đẻ, ong lính chỉ biết đi chiến đấu, ong thợ chỉ biết xây dựng và đi kiếm lương thực.Chúng nó không thể sống đơn độc mà tồn tại. Chúng nó phải sống cho nhau, nhờ nhau và với nhau.
Rôi đây Phúc của chị sẽ vào đời để sống nhờ như thế. Để cảm nghiệm được những quyền lợi và bổn phận ấy. Phúc phải học tập, phải rèn luyện. Theo tâm lý của tuổi đang phát dục, Phúc muốn giã từ cái nôi gia đình, để đi vào xã hội. Phúc thích chơi với bạn hơn là thích chơi với gia đình. Phúc thích nói chuyện với thầy cô hơn là với cha mẹ. Phúc thích gia nhâp đoàn thể và sinh họat đoàn đội hơn là ru rú trong nhà với mẹ. Bây giờ Phúc bắt đầu cảm nghiệm được điều này là:
 “ Đi cho biết đó biết đây
 Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”.
 Theo qui luật xã hội đang khéo léo đưa Phúc ra xa gia đình em một chút mà thôi, để Phúc học làm người, Phúc không chỉ là con của chị, nó còn là con của xã hội loài người nữa. Vấn đề chỉ là thế.
 Nhưng không giản dị chỉ có thế. Xã hội của chúng ta hôm nay đang bị ô nhiễm nặng nề. Phố xá, chợ búa, quán xá, rạp chiếu bóngđều có thể bị nghi ngờ là thiếu lành mạnh. Bọn tệ nạn xã hội có thể hấp háy ở ngay trước cổng trường. Phúc có thể bị đe dọa ở bất cứ nơi nào.Vậy thì chúng ta phải làm gì và làm thế nào? Để giúp Phúc.
Tôi sẽ kể cho chị một vài ví dụ:
Có một bà mẹ có một thằng con trai cỡ tuổi của Phúc con chị. Bà khoe với tôi:
Cháu ngoan lắm. Suốt ngày ở nhà với mẹ. Chẳng bao giờ chửi thề là gì, chẳng biết đánh lộn bao giờ
Coi chừng kẻo ngoan và ngu chỉ cách nhau có một gang tay.
Tôi mong rằng Phúc của chị không ở trường hợp này.
Hai vợ chồng nọ chỉ sanh được một đứa con gái. Bé là học sinh xuất sắc của trường. Bé tham gia sinh hoạt văn nghệ và xã hội của trường. Bé đi công tác thường xuyên. Đi đâu cũng được yêu thương và nuông chiều, đi nhiều đến mức độ mẹ chẳng biết con minh đi đâu. Trăm sự tin tưởng và phó thác cho thầy cô.
 Thế rồi một buổi sáng kia Bé đi thật sớm và không bao giời trở về. Điện thoại réo suốt một tuần, rồi hai tuần. Cuối cùng thì công an thị xã đưa ra giả thuyết: Có thể bé bị bắt cóc và bán qua Thái Lan.
 Gia đình tin tưởng và phó thác cho nhà trường, nhưng không phối hợp chặt chẽ. Thế là có một khoảng trốngmà con mắt của cha mẹ lẫn nhà trưởng đều không dòm tới. Khoảng trống không kiểm soát ấy là nguyên nhân của tai họa lớn.
Rất nhiều thanh thiếu niên đi vào xã hội qua ngả vi tính. Ngồi trước máy tính em gặp đủ thứ bạn, nói đủ thứ chuyện.Sống với sống cho và sống nhờ kiểu này có vẻ ảo hơn thực. Nhưng chắc chắn một điều là vi tính cung cấp cho các em vô số kiến thức, nhưng cũng rất chắc chắn là vi tính đã giết chết nhiều linh hồn của tuổi trẻ.
Lại có một phụ huynh tâm sự với tôi rằng:
 “ Từ ngày ba nó mua máy vi tinh, nó không còn quậy phá, không còn đi chơi. Tôi mừng thầm thưa thầy, Cứ rảnh một phút nó ngồi vào bàn vi tính tìm tài liệu học, say mê quên ngủ, quên ănHôm qua ba nó lên lầu xem nó làm gì mà không xuống ăn cơm, Trời ơi! Nó đang coi chương trình sex. Ba nó giận quá đập luôn máy vi tính tan tành. Bảy triệu rưỡi bay cái vù ” 
Vừa rồi có chương ca nhạc của nhóm sinh viên Gia Kiệm phát học bổng cho học sinh nghèo hiếu học, và tôi có xin một học bổng cho học trò tôi.
 Tôi có vào thăm nhà một học sinh để lấy vài tấm hình thẻ đề làm hồ sơ xin học bổng, đồng thời xem gia cảnh của em (tôi có hẹn trước với gia đình).
Chào thầy đến thăm, mời thầy vào nhà.
Má nó ơi! Thằng Hưng đâu rồi. 
Nó đang chơi bên Bác Hai.
Má nó kêu con về cho thầy chủ nhiệm gặp
Lúc nó đi nó hẹn là 10h nó về, chỉ còn 5 phút nữa là 10h.
Đúng 10h thằng Hưng về thật. Thì ra thằng Hưng đi đâu (đi chơi, đi học.) bao lâu, khi nào về đều có trong kế hoạch của má nó. Giờ học, giờ chơi, giờ ở nhà, giờ ra ngoài nhất nhất đều được cân nhắc kỹ lưỡng và được thi hành nghiêm chỉnh.
 Tôi cảm phục má của Hưng. Và tôi cũng thấy trước được Tương lai của học trò Hưng. Tôi mong rằng Phúc con chị cũng được giáo dục như thế.
KẾT THÚC VẪN ĐỀ
 KẾT THÚC.
 Có nhà giáo nào lại không muốn hết lòng cống hiến cho nghiệp giáo, không muốn mình có kỹ năng sư phạm cao để giúp học trò mình không chỉ có ý chí đương đầu với khó khăn thử thách của việc học mà còn cảm thấy thích học cùng với những kí năng sông. Đó mới chính là khả năng thu hút và giá trị của nghiệp làm giáo. Các nhà giáo luôn khơi gợi cảm xúc nơi học trò và chính học trò là nguồn tạo hứng khởi cho thầy cô thích thú gắn bó với nghề. Với chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm “ Mỗi Giáo Viên Chủ Nhiệm Là Một Tấm Gương Đạo Đức Và Sáng Tạo ” đã giúp cho:
công tác chủ nhiệm của mỗi thầy cô, thành công trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh đồng thời tạo ra những con người sáng tạo cho xã hội.
Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tích cực, góp phần phát triển con người một cách toàn diện.
Huấn luyện, bôi dưỡng những kí năng giao tiếp - ứng xử chuẩn mực hướng đến việc xây dựng văn hóa học đường theo hướng tích cực.
Kịp thời giúp cho học sinh sớm thay đổi hành vi và lối sống.
 Trong suốt quá trình sáu năm giảng dạy đồng thời sáu năm làm công tác chủ nhiệm tôi luôn ao ước viết được một chuyên đề về công tác chủ nhiệm và đây lần đầu tiên tôi trải lòng viết một sáng kiến về công tác chủ nhiệm, thật sự rất khó cho một giáo viên có tuổi đời còn trẻ, tuổi nghề còn non, nhưng qua việc thực hiện chuyên đề đã giúp tôi trưởng thành hơn trong nghiệp làm giáo dục. Tôi rất mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp ý kiến của Hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm cùng các đồng nghiệp làm công tác chủ nhiệm. 
KIẾN NGHỊ
Để chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường đạt kết quả cao thì BGH phải luôn chú ý nâng cao chất lượng đội ngũ, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. Muốn xây dựng được đội ngũ giáo viên chủ nhiệm vững mạnh thi BGH nên:
Lựa chọn giáo viên:
Có năng lực chuyên môn tốt, có uy tín với phụ huynh, được học sinh tin yêu và kính trọng.
 Có khả năng tổ chức các hoạt động tập thể.
Có khả năng giáo dục, thuyết phục học sinh, nhiệt tình và thương yêu học sinh.
Phân công chủ nhiệm hợp lý, giáo viên có năng lực, có kinh nghiệm chủ nhiệm lớp điểm hình.Có thể thực hiện phân công chủ nhiệm liên thông.
Vai trò giáo viên chủ nhiệm lớp rất quan trọng trong môi trường giáo dục chính vì vậy cần có chuyên ngành đào tạo chuyên nghiệp ở bậc đại học, cao đẳng.
Tài Liệu Tham Khảo:
 Một số chuyên đề về công tác chủ nhiệm trong các trường THPT.
Đại cương tâm lý học trường đại học sư phạm.
Tâm lý sư phạm ở tuổi thanh thiếu niên.
Điều lệ trường trung học – Bộ GD và ĐT
Một số tài liệu công tác chủ nhiệm trên mạng 

File đính kèm:

  • docchuyen_de_cong_tac_chu_nhiem_moi_giao_vien_chu_nhiem_la_tam_guong_dao_duc_va_sang_tao_8701.doc
Sáng Kiến Liên Quan