Chuyên đề Biện pháp nâng cao chất lượng dạy "Bài toán giải bằng hai phép tính" cho học sinh Lớp 3
Thực trạng:
a. Về phía học sinh:
Khi bắt đầu làm quen với bài toán giải bằng hai phép tính các em khó xác định hướng giải, không biết bước đầu tiên phải tìm gì? Hầu như câu lời giải đầu tiên chính là câu trả lời cho câu hỏi của bài yêu cầu tìm nhưng phép tính giải lại là của bước tính đầu tiên. Các em chỉ làm 1 phép tính giải mà chưa hiểu làm như vậy đã đúng chưa, như thế đã thực hiện đúng yêu cầu của bài toán chưa.
b. Về phía giáo viên:
Thực tế một số giáo viên khi dạy dạng toán giải bằng hai phép tính thường ít quan tâm đến việc giúp học sinh lập kế hoạch bài giải, xác định đúng hướng giải, từng bước giải. Một số giáo viên chưa khắc sâu cho HS từng dạng toán đơn, thực tế bài toán hợp chính là kết hợp của các bài toán đơn mà thôi nhưng có sự liên quan đến nhau trong tình huống cụ thể. Phân tích bài toán cũng chưa sâu sắc, chưa rõ ràng. Do vậy chưa phát triển tư duy của học sinh đúng hướng. Sau đây tổ 1-2-3 cùng trao đổi thảo luận các biện pháp dạy bài: “ Bài toán bằng hai phép tính” cho học sinh lớp 3, rồi đi đến thống nhất các biện pháp dạy học hiệu quả nhất.
CHUYÊN ĐỀ 2: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy "Bài toán giải bằng hai phép tính" cho học sinh lớp 3. I. Lí do chọn chuyên đề: Với lứa tuổi học sinh lớp 3, giải toán bằng hai phép tính rất khó khăn vì các em mới được tiếp cận, càng khó khăn hơn đối với học sinh học chậm. Đây là một vấn đề rất nan giải, đòi hỏi mỗi giáo viên phải luôn trăn trở và quan tâm. Chính vì những lí do nêu trên mà tổ tôi đã chọn chuyên đề nhỏ: “ Biện pháp nâng cao chất lượng dạy "Bài toán giải bằng hai phép tính" cho học sinh lớp 3” Cụ thể dạy bài: “ Bài toán giải bằng hai phép tính”. Đây là bài đầu tiên giúp học sinh làm quen với giải bài toán bằng hai phép tính. II. Mục đích của chuyên đề: Góp phần giúp HS lớp 3 nắm được các biện pháp giải toán hợp và vận dụng làm bài tốt. Giúp giáo viên có được kiến thức, biện pháp dạy giải toán bằng hai phép tính cho HS một cách chắc chắn. III. Nội dung chuyên đề: 1. Thực trạng: a. Về phía học sinh: Khi bắt đầu làm quen với bài toán giải bằng hai phép tính các em khó xác định hướng giải, không biết bước đầu tiên phải tìm gì? Hầu như câu lời giải đầu tiên chính là câu trả lời cho câu hỏi của bài yêu cầu tìm nhưng phép tính giải lại là của bước tính đầu tiên. Các em chỉ làm 1 phép tính giải mà chưa hiểu làm như vậy đã đúng chưa, như thế đã thực hiện đúng yêu cầu của bài toán chưa. b. Về phía giáo viên: Thực tế một số giáo viên khi dạy dạng toán giải bằng hai phép tính thường ít quan tâm đến việc giúp học sinh lập kế hoạch bài giải, xác định đúng hướng giải, từng bước giải. Một số giáo viên chưa khắc sâu cho HS từng dạng toán đơn, thực tế bài toán hợp chính là kết hợp của các bài toán đơn mà thôi nhưng có sự liên quan đến nhau trong tình huống cụ thể. Phân tích bài toán cũng chưa sâu sắc, chưa rõ ràng. Do vậy chưa phát triển tư duy của học sinh đúng hướng. Sau đây tổ 1-2-3 cùng trao đổi thảo luận các biện pháp dạy bài: “ Bài toán bằng hai phép tính” cho học sinh lớp 3, rồi đi đến thống nhất các biện pháp dạy học hiệu quả nhất. 2. Biện pháp nâng cao chất lượng dạy "Bài toán giải bằng hai phép tính" 2.1. Giúp học sinh nắm được trình tự của việc giải một bài toán bằng hai phép tính. Bước 1 : Đọc kĩ đề, tìm hiểu đề và xác định dạng toán. Đây là bước quan trọng, không thể thiếu trong dạy học giải toán. Giáo viên cần phải cho học sinh đọc thầm 2, 3 lần và giáo viên đến từng nhóm hướng dẫn học sinh học chậm phân tích đề, nêu được đề bài yêu cầu gì? Tìm ra đâu là dữ kiện đã biết, đâu là dữ kiện chưa biết và bài toán thuộc dạng nào? VD 1: Bài toán 2: SGK toán 3 trang 50. Bể thứ nhất có 4 con cá, bể thứ hai có nhiều hơn bể thứ nhất 3 con cá. Hỏi cả hai bể có bao nhiêu con cá? - HS phải hiểu được: + Bài toán cho biết: Bể thứ nhất có 4 con cá. Bể thứ hai nhiều hơn bề thứ nhất 3 con cá. (dạng toán về nhiều hơn để tìm số con cá bể thứ hai) + Bài toán yêu cầu tìm: Số con cá của cả hai bể.(dạng toán tìm tất cả hay là tìm tổng của hai số) Ví dụ 2 : Phần Luyện tập Bài 1/ tr50 SGK Toán 3. Anh có 15 tấm bưu ảnh, em có ít hơn anh 7 tấm bưu ảnh. Hỏi cả hai anh em có bao nhiêu tấm bưu ảnh? - HS phải hiểu: + Bài toán cho biết: Số bưu ảnh của anh là 15 tấm. Số bưu ảnh của em ít hơn anh là 7 tấm ( dạng toán về ít hơn để tìm số bưu ảnh của em) + Bài toán yêu cầu tìm: Số bưu ảnh của cả hai anh em thuộc dạng toán tìm tất cả. -> Tóm lại: Ở bước này giáo viên cần phải giúp học sinh khắc phục những khó khăn về ngôn ngữ. Biết diễn đạt bằng ngôn ngữ (dùng lời nói để trình bày vấn đề), kí hiệu toán học (ngôn ngữ toán học) sau đó xác định 3 yếu tố cơ bản của bài toán : - Những cái đã cho, đã biết trong bài toán. - Mối quan hệ giữa cái đã biết và cái phải tìm, các điều kiện không tường minh (điều kiện ẩn). - Những cái chưa biết trong đề bài (cái cần phải tìm), cần nắm vững các mối quan hệ đại lượng trong thực tiễn, phải biết trừu tượng hoá các nội dung cụ thể từ đó rút ra bản chất của toán học. Rồi tóm tắt bài toán. Bước 2 : Tóm tắt bài toán Việc này sẽ giúp học sinh bớt được một số câu, chữ, làm cho bài toán gọn lại, nhờ đó mối quan hệ giữa các số đã cho và các số phải tìm hiện ra rõ hơn. Mỗi em cần cố gắng tóm tắt được các đề toán và biết cách nhìn vào tóm tắt ấy mà nhắc lại được đề toán. Có nhiều cách tóm tắt một đề toán, càng biết nhiều cách sẽ càng giải toán giỏi. Do muốn giáo viên không nên làm qua loa bước này, cụ thể giáo viên cần: - Tập cho học sinh bước đầu có thói quen tóm tắt đề, xác định mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm bằng nhiều hình thức. - Có nhiều cách tóm tắt đề : bằng hình vẽ, bằng ngôn ngữ ngắn gọn, bằng sơ đồ ... - Thông thường các dạng toán nhiều hơn, ít hơn, gấp l số lên nhiều lần, giảm 1 số đi nhiều lần... thì tóm tắt bài toán theo sơ đồ đoạn thẳng rất dễ giải và dễ kiểm tra kết quả. Bước 3 : Phân tích bài toán để tìm ra cách giải. Từ tóm tắt của bài toán, một lần nữa học sinh nắm chắc mối quan hệ giữa dữ liệu đã cho và dữ liệu cần tìm. Từ đó học sinh có thể suy luận tìm cách giải. Đây là bước suy luận để tìm cách giải bài toán. Thông thường, người ta hay dùng cách lập “ sơ đồ khối ”. Giáo viên đến các nhóm hướng dẫn các đối tượng cần lưu ý để giúp đỡ học sinh biết: + Xuất phát từ yêu cầu của đề ( tức là dữ liệu cần tìm ) rồi suy luận ngược lên cho đến những điều đã biết. Với ví dụ Bài 1/ tr50 ở trên ta hướng dẫn học sinh suy luận như sau: Nhìn vào sơ đồ ta có thể suy luận được ngay: - Bài toán hỏi gì ? (Hỏi số tấm bưu ảnh của cả hai anh em) Tay viết vào nháp : Hai anh em - Muốn tìm số bưu ảnh của hai anh em ta làm thế nào ? (Lấy số bưu ảnh của anh cộng số bưu ảnh của em). Viết tiếp : Hai anh em Anh + em - Số bưu ảnh của anh biết chưa? (Biết rồi) - Số bưu ảnh của em biết chưa ? (Chưa biết) - Muốn tính số bưu ảnh của em ta làm thế nào ? (Lấy số bưu ảnh của anh trừ 7) Viết tiếp : Hai anh em Anh + em Anh - 7 Với ví dụ trên tự học sinh có thể suy luận để xác định các hướng giải: - Muốn tìm số bưu ảnh của hai anh em ta lấy số bưu ảnh của anh cộng với số bưu ảnh của em. - Số bưu ảnh của em chưa biết nên tìm số bưu ảnh của em trước. Vậy các bước giải là: Bước 1: Tìm Số bưu ảnh của em (Lấy số bưu ảnh của anh - 7) Bước 2: Tìm số bưu ảnh của hai anh em (lấy số bưu ảnh của anh cộng với số bưu ảnh của em vừa tìm được). Bước 4 : Trình bày bài giải Từ quá trình suy luận trên, HS tự trình bày bài giải. Ta dựa vào sơ đồ phân tích trên để viết bài giải. Cần đi ngược từ dưới lên: - Nhìn vào “ anh - 7 ” , ta tính : 15 - 7 = 8 (tấm bưu ảnh) - Nhìn vào bên trên dấu “ bằng ”, thấy chữ “em” ; ta viết câu lời giải: Số tấm bưu ảnh của em là : - Nhìn vào “ anh + em ”, ta tính : 15 + 8 = 23 (tấm bưu ảnh). - Nhìn vào bên trái dấu “ bằng ” , thấy chữ “ Hai anh em ”, ta viết câu lời giải : Số tấm bưu ảnh của hai anh em là : Vậy ta có bài giải : Số tấm bưu ảnh của em là : 15 - 7 = 8 (tấm bưu ảnh) Số tấm bưu ảnh của hai anh em là : 15 + 8 = 23 (tấm bưu ảnh). Đáp số : 23 tấm bưu ảnh Chú ý : HS chỉ phải làm vào vở (hoặc bài kiểm tra) bước 4 . Còn các bước 1, 2, 3 thì nghĩ trong đầu hoặc làm vào vở nháp. Bước này giáo viên cần chú ý để học sinh độc lập làm bài khi học sinh đã hiểu dạng toán, các bước làm và tự khắc sâu kiến thức. Giáo viên nhắc nhở HS về lời giải phải ngắn ngọn, rõ ràng và sát với yêu cầu của đề, chữ viết, con số, dấu phép tính rõ ràng và đừng quên đáp số theo yêu cầu của đề. Trình bày bài giải cho đẹp (lời giải cách lề đỏ 1ô, phép tính cách lề đỏ 2ô và đáp số ghi dưới dấu bằng của phép tính thứ hai). Bước 5 : Kiểm tra bài Đây là bước không kém phần quan trọng nhưng nhiều em chưa có thói quen kiểm tra lại, hễ làm bài xong là nộp ngay. GV yêu cầu HS đọc thầm từng lời giải và phép tính kèm theo có phù hợp không, kiểm tra tính toán có đúng không. Từ đó giúp các em có thói quen tự kiểm tra, đánh giá và sửa chữa. *Tóm lại: Để khắc phục những vướng mắc cho học sinh khi giải toán có lời văn dạng toán giải bằng hai phép tính, giáo viên rèn cho học sinh có thói quen thực hiện theo 5 bước trên. Bên cạnh đó giáo viên cũng cần phải xử lý linh hoạt các hình thức dạy học: - Giáo viên luôn suy nghĩ, tìm tòi để thay đổi các hình thức dạy học trong tài liệu hướng dẫn theo các dạng đề cho phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình. - Nếu gặp những bài toán mà học sinh không hiểu thì nên đưa ra bài toán đồng dạng với số liệu nhỏ để HS dễ nhận ra và làm được. Còn những bài chính khóa thì yêu cầu em nào chưa hoàn thành thì tiết luyện tăng làm lại vào vở. - Bên cạnh đó, GV phải lập kế hoạch cụ thể cho từng bài dạy. Tuỳ theo nội dung mà quy định thời gian cụ thể cho từng bài tập.Tuỳ theo từng đối tượng học sinh mà giao việc, tránh để học sinh khá - giỏi chỉ dừng lại ở mức đạt kiến thức cơ bản tối thiểu.(Ví dụ trong tiết Toán các em này thường làm xong bài trước bạn trung bình –chậm nên hay ngồi chơi, vậy giáo viên cần phát hiện nhờ các em đó đến kiểm tra bài giúp cô hoặc hướng dẫn bạn làm bài). Hoặc đưa ra bài ngược với BT đã cho để HS suy nghĩ tìm cách giải đúng. Ý kiến BGH
File đính kèm:
- chuyen_de_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_bai_toan_giai_ba.docx