Chuyên đề Âm nhạc Lớp 6 - Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ văn cao và bài hát "Làng tôi"

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

Kiến thức

- HS biết bài TĐN số 3 - Thật là hay do nhạc sĩ Hoàng Lân sáng tác.

- HS biết cách đánh nhịp 2/4.

- Thông qua bài hát Làng tôi, HS biết vài nét về nhạc sĩ Văn Cao.

 * Tích hợp An ninh quốc phòng: Hình ảnh làng quê Việt Nam qua các cuộc kháng chiến

Kĩ năng

HS đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 3. HS đánh thành thạo nhịp 2/4.

Thái độ

HS có thái độ trân trọng những nhạc sĩ có công đóng góp cho sự nghiệp nước nhà.

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành của HS

- Phẩm chất: Tự tin thể hiện bài hát. Có khả năng trình diễn ở mức độ đơn giản.

- Năng lực tự học: Xem trước nốt nhạc TĐN số 3.

- Năng lực hợp tác: Nhóm.

 

doc9 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Âm nhạc Lớp 6 - Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ văn cao và bài hát "Làng tôi"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC (BÍCH BÁO CÁO THÁNG 10)
Tuần 07 Tiết 07
 - TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 3- CÁCH ĐÁNH NHỊP 2/4
- ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: NHẠC SĨ VĂN CAO
 VÀ BÀI HÁT “LÀNG TÔI”
TÍCH HỢP AN NINH QUỐC PHÒNG:
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
Kiến thức
- HS biết bài TĐN số 3 - Thật là hay do nhạc sĩ Hoàng Lân sáng tác.
- HS biết cách đánh nhịp 2/4.
- Thông qua bài hát Làng tôi, HS biết vài nét về nhạc sĩ Văn Cao.
 * Tích hợp An ninh quốc phòng: Hình ảnh làng quê Việt Nam qua các cuộc kháng chiến
Kĩ năng
HS đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 3. HS đánh thành thạo nhịp 2/4.
Thái độ
HS có thái độ trân trọng những nhạc sĩ có công đóng góp cho sự nghiệp nước nhà.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành của HS
- Phẩm chất: Tự tin thể hiện bài hát. Có khả năng trình diễn ở mức độ đơn giản.
- Năng lực tự học: Xem trước nốt nhạc TĐN số 3.
- Năng lực hợp tác: Nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên
 	- Đàn, giáo án, SGK. Đọc nhạc, đánh đàn, hát thuần thục bài TĐN số 3. Tập đánh nhịp 2/4. Tranh ảnh nhạc sĩ Văn Cao, máy nghe và băng, đĩa nhạc (nếu có).
2. Học sinh 
SGK âm nhạc 6, vở ghi. Đọc, xem bài TĐN số 3 và nhạc sĩ Văn Cao.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp (1p): Kiểm tra sĩ số, vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ (3p): GV gọi HS lên bảng đọc, hát lời TĐN số 2.
3. Bài mới 
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
HĐ 1. Hoạt động khởi động (2 phút)
*Mục đích của hoạt động: Tạo tâm thế cho học sinh học tốt phần nội dung: TĐN số 3, cách đánh nhịp 2/4, ANTT: NS Văn Cao và bài Làng tôi.
* Cách thức tổ chức hoạt động: GV GT: Bài TĐN số 3 - Thật là hay sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Lân là một ca khúc quen thuộc với trẻ em, đây là bài TĐN mà chúng ta sẽ học. HS nghe, ghi nhớ.
HĐ 2. Hoạt động hình thành kiến thức 
 Kiến thức 1 Tập đọc nhạc: TĐN số 3 (15 phút)
* Mục đích của hoạt động: HS biết bài TĐN số 3.
* Cách thức tổ chức hoạt động: GV hỏi: Bài TĐN số 3 viết ở nhịp gì?Có mấy nhịp?Cao độ sử dụng những nốt nào? Trường độ sử dụng những hình nốt nào? HS trả lời: Bài viết ở nhịp 2/4. Có 16 nhịp.
Cao độ: Đô - Rê - Mi - Son - La - (Đô) Trường độ: móc đơn, nốt đen, nốt trắng.
- GV hỏi: Có thể chia bài TĐN ra làm mấy câu? Mỗi câu có mấy nhịp? HS trả lời: Có thể chia làm 4 câu nhỏ, mỗi câu có 4 nhịp.
+ HS đọc tên nốt nhạc từng câu.
Cao độ từ thấp lên cao là: Đồ, Rê, Mi, Son, La, Đô.
+ HS đọc cao độ.
- GV gõ tiết tấu làm mẫu và hướng dẫn HS tập gõ tiết tấu. HS tập gõ và xung phong gõ lại.
- GV đàn giai điệu cả bài.
Đọc câu 1: GV đàn câu1 : 2 lần, lần 1 các em lắng nghe, lần 2 các em đọc nhẫm theo. Sau đó GV bắt nhịp đếm (1-2) đàn để HS đọc câu 1. 
+ HS nghe, đọc nhẫm và đọc cùng với đàn.
- GV hướng dẫn đọc câu 2,3,4 tương tự.
+ HS đọc theo hướng dẫn.
- GV đàn giai điệu cả bài, yêu cầu HS đọc nhạc hòa theo, vừa đọc vừa gõ phách. GV lắng nghe để sửa sai cho HS. HS đọc cả bài, gõ phách. 
- GV đàn giai điệu, yêu cầu nửa lớp đọc nhạc đồng thời nửa kia ghép lời, thực hiện kết hợp gõ phách.
+ HS đọc nhạc, hát lời theo nhóm.
- GV yêu cầu từng tổ đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách, các tổ còn lại nghe và nhận xét.
+ HS thực hiện. 
- GV chỉ định 1 HS đọc nhạc, đồng thời 1 HS hát lời. Những HS còn lại nghe và nhận xét.
+ 2 HS đọc nhạc, hát lời và nhận xét.
- GV yêu cầu cả lớp hát lời và gõ phách.
+ HS thực hiện.
- GV đàn giai điệu, cả lớp cùng đọc nhạc rồi hát lời kết hợp gõ phách mạnh, nhẹ.
+ HS gõ phách mạnh, phách nhẹ khi đọc nhạc và hát lời.
* Sản phẩm hoạt động của HS
- HS đọc đúng giai điệu, ghép lời ca TĐN số 3.
- Biết đọc tên các nốt nhạc trong bài TĐN số 3.
* Kết luận của GV
- Kiến thức: Hiểu được nội dung bài học, hướng dẫn và sữa sai cho HS gõ đệm kết hợp vào bài.
- Kĩ năng: vận dụng tốt các nội dung đã học.
- Thái độ: Nghiêm túc. 
Giới thiệu bài TĐN số 3, Cách đánh nhịp 2/4. Âm nhạc thường thức : Nhạc sĩ Văn Cao và bài Làng tôi.
- Nhận xét bài TĐN số 3
+ Bài viết ở nhịp 2/4. Có 16 nhịp.
+ Cao độ: Đô - Rê - Mi - Son - La - (Đô)
+ Trường độ: móc đơn, nốt đen, nốt trắng.
+ Bài TĐN được chia làm 4 câu nhỏ, mỗi câu có 4 nhịp.
- Luyện tập cao độ
Đồ-Rê-Mi-Son-La-Đô
- Luyện tập tiết tấu
2/4 
- Tập đọc từng câu. 
- Tập đọc cả bài
- Ghép lời ca.
Kiến thức 2 Cách đánh nhịp 2/4 (5 phút)
* Mục đích hoạt động: HS biết cách đánh nhịp 2/4. HS đánh thành thạo nhịp 2/4.
* Cách thức tổ chức hoạt động: GV vẽ sơ đồ, hướng dẩn HS tập đánh nhịp 2/4 (tư thế đứng, động tác mềm mại, tự nhiên).
+ HS quan sát.
- GV tập đánh nhịp 2/4, GV đếm phách 1-2, 1-2,Và tập đánh nhịp theo bài TĐN số 3.
+ HS theo dõi.
+ HS đọc nhạc, kết hợp tập đánh nhịp 2/4.
* Sản phẩm hoạt động của HS
- HS đánh được sơ đồ nhịp 2/4.
- Biết kết hợp đánh nhịp 2/4.
* Kết luận của GV
- Kiến thức: Hiểu được nội dung bài học, hướng dẫn và sữa sai cho HS khi đánh nhịp.
- Kĩ năng: vận dụng tốt các nội dung đã học.
- Thái độ: Nghiêm túc. 
Sơ đồ nhịp 2/4
1
2
Kiến thức 3 ANTT: Nhạc sĩ Văn Cao và bài hát Làng tôi (10 phút)
* Mục đích hoạt động: Thông qua bài hát Làng tôi, HS biết vài nét về nhạc sĩ Văn Cao. 
- HS có thái độ trân trọng những nhạc sĩ có công đóng góp cho sự nghiệp nước nhà.
- GV giới thiệu ảnh nhạc sĩ Văn Cao, chỉ định HS đọc, giới thiệu về nhạc sĩ Văn Cao.
+ HS quan sát và đọc bài.
+ HS tìm hiểu và nêu: ns Văn Cao sinh 1923 tại Hải Phòng, là một trong số những NS đầu tiên của nền âm nhạc Việt nam hiện đại. Năm 1944, ông đã sáng tác bài Tiến quân ca, nay là Quốc ca Việt Nam.
- GV yêu cầu, hãy kể tên một số sáng tác của NS Văn Cao?
+ HS nêu: Ngoài bài Quốc ca, Văn Cao còn sáng tác nhiều bài hát nổi tiếng như: Suối mơ, Thiên thai, Đàn chim Việt, Trường ca Sông Lô,
- GV hát để giới thiệu một vài ca khúc trên.
+ HS nghe.
- GV chỉ định HS đọc bài. HS đọc bài.
- GV: Hãy nêu xuất xứ của bài hát Làng tôi?
+ HS nêu: Bài Làng tôi ra đời năm 1947, là một trong số những bài hát nổi tiếng được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. 
- GV: Hãy nêu nội dung của bài hát Làng tôi?
+ HS nêu: Bài hát tả cảnh làng quê Việt Nam đang sống trong thanh bình thì bị giặc Pháp xâm lược, căm thù giặc, nhân dân ta đã dũng cảm chiến đấu bảo vệ quê hương.
- GV trình bày bài hát Làng tôi. HS nghe.
- GV: Hãy phát biểu cảm nhận khi nghe bài hát.
+ HS nêu cảm nhận.
* Sản phẩm hoạt động của HS
- HS có thêm hiếu biết và Nhạc sĩ Văn Cao.
- Nêu được nhận xét về bài hát “Làng tôi”.
* Kết luận của GV
- Kiến thức: Hiểu được nội dung bài học và cho HS nghe 1 vài bài hát nằm trong số các bài hát được giới thiệu trong phần ÂNTT.
- Kĩ năng: vận dụng tốt các nội dung đã học và HS đoán tên bài hát.
- Thái độ: Nghiêm túc. 
HĐ3. Hoạt động luyện tập(5 phút):
* Mục đích hoạt động: Giúp HS đọc tốt bài TĐN số 3 đánh nhịp 2/4 qua bài TĐN một cách hiệu quả.
* Cách thức tổ chức hoạt động: GV đàn, yêu cầu HS đọc, hát lời, gõ phách bài TĐN số 3. Kết hợp đánh nhịp 2/4. HS thực hiện.
* Sản phẩm hoạt động của HS
HS gõ đệm áp dụng vào bài TĐN.
* Kết luận của GV
- Kiến thức: Hiểu được nội dung bài học.
- Kĩ năng: vận dụng tốt các nội dung đã học.
- Thái độ: Nghiêm túc. 
HĐ4: Hoạt động vận dụng, mở rộng ( 3 phút ) 
* Mục đích của hoạt động
- Học sinh hát đúng lời, đúng nhịp và gõ đệm chính xác bài TĐN số 3.
* Sản phẩm hoạt động của HS
HS gõ đúng nhịp, gõ đệm áp dụng vào bài TĐN.
* Kết luận của GV
- Kiến thức: Hiểu được nội dung bài học.
- Kĩ năng: vận dụng tốt các nội dung đã học.
- Thái độ: Nghiêm túc. 
1. Nhạc sĩ Văn Cao (1923- 1995)
Nhạc sĩ Văn Cao sinh 1923 tại Hải Phòng, là một trong số những NS đầu tiên của nền âm nhạc Việt nam hiện đại. Năm 1944, ông đã sáng tác bài Tiến quân ca, nay là Quốc ca Việt Nam.
Ngoài bài Quốc ca, Văn Cao còn sáng tác nhiều bài hát nổi tiếng như: Suối mơ, Thiên thai, Đàn chim Việt, Trường ca Sông Lô, Ca ngợi Hồ Chủ Tịch, Ngày mùa, Tiến về Hà Nội, Mùa xuân đầu tiên
2. Bài hát Làng tôi
 Bài Làng tôi ra đời năm 1947, là một trong số những bài hát nổi tiếng được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài hát tả cảnh làng quê Việt Nam đang sống trong thanh bình thì bị giặc Pháp xâm lược, căm thù giặc, nhân dân ta đã dũng cảm chiến đấu bảo vệ quê hương.
III. TÍCH HỢP AN NINH QUỐC PHÒNG:
* Hình ảnh làng quê Việt Nam qua các cuộc kháng chiến
 * Phần dành cho HS Khá Giỏi
 - HS biết cách đánh nhịp 2/4.
 - Viết được ví dụ khuông nhạc 2/4 và áp dụng đánh nhịp.
 * Cách thức tổ chức hoạt động
 	- HS: thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- GV: Chỉnh sữa sai sót cho HS.
* Sản phẩm của HS
Thực hiện hát đúng lời bài và kết hợp gõ đệm.
* Kết luận của GV
- Kiến thức: Hiểu được nội dung bài học.
- Kĩ năng: vận dụng tốt các nội dung đã học và thực hiện của HS.
- Thái độ: Nghiêm túc. 
4. Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
* Mục đích hoạt động
- HS đọc được bài TĐN số 3, biết cách đánh nhịp 2/4.
 - Thông qua bài hát Làng tôi, HS biết vài nét về nhạc sĩ Văn Cao và hình ảnh làng quê Việt Nam qua các cuộc kháng chiến.
- Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị tiết 08.
* Cách thức tổ chức hoạt động
GV gọi HS đọc, hát TĐN số 3, đánh nhịp 2/4 áp dụng vào 1 câu trong bài TĐN số 3. HS thực hiện theo yêu cầu.
* Sản phẩm của HS
HS ghi nhớ GV HD trả lời được 1 vài nét ngắn gọn về Nhạc sĩ Văn Cao.
* Kết luận của GV
- Kiến thức: Hiểu được nội dung bài học.
- Kĩ năng: vận dụng tốt các nội dung đã học.
- Thái độ: Nghiêm túc. 
IV. Kiểm tra đánh giá bài học
	 GV: Kể được tên một số bài hát của nhạc sĩ Văn Cao sáng tác và hát được bài hát “Làng tôi”. HS: trả lời.
GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học: HS thực hiện đảm bảo.
V. Rút kinh nghiệm
 - Còn 1, 2 học sinh đọc chưa đúng cao độ TĐN số 3.
	- Còn 1 vài học sinh chưa đánh được nhịp 2/4.

File đính kèm:

  • docchuyen_de_day_hoc_am_nhac_thuong_thuc_nhac_si_van_cao_va_bai.doc
Sáng Kiến Liên Quan