Chia sẻ kinh nghiệm Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

Trước hết chúng ta cần nhìn lại thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi:

Trong công tác bồi dưỡng HSG của một số trường thường gặp những hạn chế về

kết quả. Điều đó xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu như sau:

+ Nội dung bồi dưỡng thiếu định hướng và thiếu tính liên thông trong hệ thống

chương trình;

+ Tất cả giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn, tự nghiên cứu và tự sưu tầm

tài liệu;

+ Học sinh, một số không yên tâm khi tham gia lớp bồi dưỡng HSG vì phải mất

nhiều thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập chung ở trên lớp;

+ GV dạy BD vẫn phải hoàn tất công tác giảng dạy như các GV khác, đôi khi

còn kiêm nhiệm nhiều công tác khác như: chủ nhiệm, tổ trưởng bộ môn, công đoàn

đó là một thực tế do BGH lúc nào cũng muốn giao công tác cho những GV tốt, có uy

tín. Chính vì lý do đó, việc đầu tư cho công tác BD HSG cũng có phần bị hạn chế;

+ Một số khó khăn khác đôi khi gặp phải là có giáo viên giỏi nhưng không gắn

bó với công tác bồi dưỡng HSG vì nhiều lý do khác nhau;

+ Việc giáo viên dạy bồi dưỡng phải dựa trên đối tượng HS phải “đạt yêu cầu”

mới được chọn để bồi dưỡng. Cho nên việc chọn lựa cần đúng đối tượng. Đó là công

việc phát hiện rồi chọn lọc và phân loại.

pdf3 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Chia sẻ kinh nghiệm Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1 
CHIA SẺ KINH NGHIỆM 
CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI 
Họ và tên: BÙI VĂN NGOÃN, sinh năm: 1988; 
Đơn vị: Trường THCS Phú Thuận B. 
Qua thực tế công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của bản thân trong thời gian vừa 
qua cũng như trong năm học 2017 – 2018, tôi xin chia sẻ “công tác bồi dưỡng HSG” 
của bản thân như sau: 
 Như chúng ta đã biết, để có học sinh giỏi đạt kết quả cao trong các kỳ thi do 
nhiều yếu tố: Tố chất học sinh, sự quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội, ý thức 
học tập của học sinh, việc bồi dưỡng và không ngoại trừ yếu tố may mắn. Tuy nhiên 
chúng ta không chỉ chờ đợi và cầu mong ở sự may mắn bởi vì yếu tố may mắn chỉ là 
một phần rất nhỏ. Phương châm có câu: "Trở thành nhân tài một phần do tài năng còn 
99 phần là ở sự tôi luyện". Theo quan điểm của tôi, điều quan trọng hơn cả là chúng ta 
phải trang bị cho các em vững vàng kiến thức trước khi đi thi. Do vậy việc bồi dưỡng 
vẫn là yếu tố quan trọng hơn cả. Nhưng chúng ta cần bồi dưỡng học sinh giỏi những 
nội dung gì, bồi dưỡng như thế nào cho đạt hiệu quả? Điều đó quả là một vấn đề còn 
nan giải. 
Trước hết chúng ta cần nhìn lại thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi: 
Trong công tác bồi dưỡng HSG của một số trường thường gặp những hạn chế về 
kết quả. Điều đó xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu như sau: 
+ Nội dung bồi dưỡng thiếu định hướng và thiếu tính liên thông trong hệ thống 
chương trình; 
+ Tất cả giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn, tự nghiên cứu và tự sưu tầm 
tài liệu; 
+ Học sinh, một số không yên tâm khi tham gia lớp bồi dưỡng HSG vì phải mất 
nhiều thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập chung ở trên lớp; 
+ GV dạy BD vẫn phải hoàn tất công tác giảng dạy như các GV khác, đôi khi 
còn kiêm nhiệm nhiều công tác khác như: chủ nhiệm, tổ trưởng bộ môn, công đoàn 
 2 
đó là một thực tế do BGH lúc nào cũng muốn giao công tác cho những GV tốt, có uy 
tín. Chính vì lý do đó, việc đầu tư cho công tác BD HSG cũng có phần bị hạn chế; 
+ Một số khó khăn khác đôi khi gặp phải là có giáo viên giỏi nhưng không gắn 
bó với công tác bồi dưỡng HSG vì nhiều lý do khác nhau; 
+ Việc giáo viên dạy bồi dưỡng phải dựa trên đối tượng HS phải “đạt yêu cầu” 
mới được chọn để bồi dưỡng. Cho nên việc chọn lựa cần đúng đối tượng. Đó là công 
việc phát hiện rồi chọn lọc và phân loại. 
*Phát hiện và chọn HSG 
- Việc phát hiện và chọn HSG được dựa trên các cơ sở sau: 
+ Căn cứ vào các thành tích đã đạt ở các năm học trước; 
+ Căn cứ vào đề nghị của giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp; 
+ Căn cứ vào kết quả kỳ thi HSG trong toàn trường (được tổ chức đúng qui định 
và nghiêm túc); và một khi được chọn, học sinh sẽ được bồi dưỡng liên tục. 
- Về đội ngũ GV, có thể nói đây là một đội ngũ có yếu tố quyết định quan trọng về kết 
quả bồi dưỡng HSG. Do đó, lãnh đạo nhà trường bằng mọi cách phải thuyết phục cho 
được GVG của trường tham gia công tác bồi dưỡng HSG. Đội ngũ giáo viên dạy bồi 
dưỡng cần được bố trí như sau: 
+ Một giáo viên chính dạy bồi dưỡng theo suốt các năm để nắm toàn bộ chương 
trình toàn cấp. Như thế giáo viên sẽ đầu tư lâu dài, chủ động trong kế hoạch bồi 
dưỡng, nắm được mặt mạnh, mặt yếu của học sinh, nhờ đó tích lũy được nhiều kinh 
nghiệm. Giáo viên này sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp với trường. 
+ Một GV phụ trách chuyên môn ra đề theo từng khối để giúp học sinh chuyên 
sâu và nâng cao trình độ. (Không nên bố trí nhiều giáo viên dạy một bộ môn trong 
cùng một khối vì sẽ có ít thời gian để gắn bó theo sát và nắm vững trình độ học sinh). 
- Để hỗ trợ cho công tác BD HSG có hiệu quả, các bộ phận hỗ trợ như: chi bộ, ban 
giám hiệu, công đoàn, giáo viên chủ nhiệm cũng cần quan tâm đặc biệt và có những 
biện pháp hỗ trợ đúng mức như: tạo điều kiện cho GV và HS tham gia bồi dưỡng. 
 Ví dụ: giảm bớt tiết, bớt công tác kiêm nhiệm, bồi dưỡng thỏa đáng cho giáo viên, 
có chế độ ưu tiên khuyến khích đối với học sinh đạt giải; tuyên dương khen thưởng kịp 
 3 
thời đối với các HS đạt thành tích; quan tâm theo dõi và đáp ứng các nhu cầu chính 
đáng của giáo viên và học sinh về phòng học; tài liệu bồi dưỡng.Phải xem đây là 
một nhiệm vụ chiến lược cần đầu tư lâu dài. 
*Thời gian bồi dưỡng 
 Để chương trình bồi dưỡng HSG có hiệu quả, vấn đề thời gian bồi dưỡng cũng 
góp phần không nhỏ. Kế hoạch bồi dưỡng phải rải đều trong năm, không nên dạy dồn 
ở tháng cuối khi thi. Nên tổ chức bình quân bồi dưỡng 9 tháng/năm với số tiết như sau: 
(3 tiết/tuần x 4 tuần x 8 tháng = 96 tiết; 6 tiết/tuần x 4 tuần x 1 tháng cuối = 24 
tiết. Như vậy tổng số tiết là 120 tiết). 
 Tóm lại: Muốn đạt được kết quả tốt trong công tác BD HSG thì người GV phải 
thường xuyên học hỏi, tự trau dồi nâng cao trình độ, phải liên tục cập nhật nâng cao 
kiến thức để theo kịp những đổi mới về phương pháp giảng dạy cũng như các yêu cầu 
của các kỳ thi học sinh giỏi mỗi năm. 
Trên đây là nội dung giải trình của bản thân, rất mong sự đóng góp ý kiến nhiệt 
tình của các đồng chí, chân thành cảm ơn. 
Người báo cáo: Bùi Văn Ngoãn 

File đính kèm:

  • pdfchia_se_kinh_nghiem_cong_tac_boi_duong_hoc_sinh_gioi.pdf
Sáng Kiến Liên Quan