Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 3 – 4 thông qua phân môn Tập đọc

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Văn học là nghệ thuật của ngôn ngữ, sự nhận thức về thế giới cuộc sống con người , xã hội. Tác phẩm văn học dùng phương tiện ngôn từ để sáng tạo nên những hình tượng về cuộc sống con người, xứ sở và đem lại cho người đọc những rung cảm thực sự trong sáng.Tiếng Việt nói chung và phân môn tập đọc nói riêng luôn có nhiệm vụ quan trọng, bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh là điều kiện cần thiết cho các em hiểu và cảm nhận được nội dung của bài học một cách sâu sắc.

 Giáo dục tiểu học là bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân, cơ sở ban đầu hết sức quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người. . Hiện nay, đất nước ta đang b¬ước vào thời kì mới, thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đòi hỏi có đội ngũ tri thức , có kinh nghiệm, mà chất l¬ượng giáo dục là vấn đề số một trong nội dung công tác của ngành giáo dục.

 Bồi d¬ưỡng cảm thụ văn học cho học sinh nhằm h¬ướng tới việc khám phá nghệ thuật của tác phẩm. Đó là việc hư¬ớng dẫn học sinh từng b¬ước nhận diện, làm quen, hiểu biết và sáng tạo đ¬ược các sản phẩm thẩm mĩ. Với tác phẩm văn học, bồi dư¬ỡng cảm thụ chính là nhằm giúp các em nhận biết nhanh nhạy và chính xác các tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm. Giúp học sinh xác định đúng nội dung chính của tác phẩm, hình thành một số kĩ năng sơ giản trong phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Từ đó sẽ hình thành và phát triển tình cảm, tâm hồn, nhân cách cho các em. Giúp các em cảm nhận đ¬ược cái hay, cái đẹp trong văn học và trong cuộc sống, môn Tiếng Việt sẽ dần dần xây dựng đ¬ược những tâm hồn, nhân cách theo mục tiêu giáo dục đề ra trong chiến l¬ược phát triển con ngư¬ời.

 

doc33 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 5115 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 3 – 4 thông qua phân môn Tập đọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 và nhỏ bé đến đâu đi chăng nữa, nó bao giờ cũng đem lại cho sự trình bày của học sinh đặc điểm tươi mát và sự độc đáo không lặp lại. Trong khi đọc, người đọc sẽ nhất định đưa vào điều gì đó của mình. Và điều của riêng người đọc thể hiện ở chỗ người đọc hiểu tác phẩm như thế nào, nhấn mạnh vào chỗ nào và tư tưởng nào trong tác phẩm làm người đọc xuất hiện hơn cả. Khi đọc diễn cảm, xuất hiện sự giao tiếp thực sự giữa người nghe và người đọc, sự giao tiếp đó sẽ nâng cao khả năng tự sáng tạo của người đọc cũng như nâng cao hứng thú và sự chú ý của người nghe. Vấn đề còn lại là giáo viên phải làm thế nào để bồi dưỡng, rèn luyện cho học sinh năng lực đọc diễn cảm và khơi dậy ở các em cái khát vọng trình bày, cái động cơ thể hiện việc truyền cảm như một hành vi văn hoá đầy tinh thần sáng tạo.
c. Đọc diễn cảm kích thích liên tưởng, tưởng tượng của học sinh,, giúp học sinh nhập thân vào nội dung bài đọc
	Như chúng tôi đã đề cập ở phần trên, tác phẩm văn học là sự thống nhất máu thịt, xuyên thấm giữa khách quan và chủ quan, vật chất và tinh thần, hình thức và nội dung. ở dạng tồn tại xã hội, sản phẩm tinh thần của nhà văn, nhà thơ hiện diện trước mắt người đọc dưới hình thức một văn bản ngôn từ. Một bức tranh về đất nước và con người Việt Nam: 
Một bức chân dung về hình ảnh người mẹ: Lời ru có gió mùa thu/ Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về/ Những ngôi sao thứcngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con/ Đêm nay con ngủ giấc tròn/ Mẹ là ngọn gió của con suốt đời (Mẹ- TV2) Tất cả chỉ hiện ra trong nội quan của người đọc. Nói cách khác người đọc chỉ trông thấy nó bằng con mắt thứ ba”.
	Như vậy, đọc diễn cảm đã góp phần đánh thức những năng lực cảm thụ chủ quan của người nghe đồng thời thúc đẩy tính sáng tạo của người đọc trong hoạt động đọc.
d. Đọc diễn cảm làm sâu sắc thêm cảm thụ của người đọc, người nghe gia tăng hiệu quả tiếp nhận
	Trong tâm lí học cảm thụ, ở nơi hội lưu của các dòng cảm xúc giữa người sáng tác và người tiếp nhận, sự hoà đồng thẩm mĩ giữa nhà văn và công chúng độc giả có một cộng hưởng mạnh mẽ. Tần số cảm thụ, cường lực tiếp nhận nghệ thuật đạt được với cấp số nhân. Không thể tuyệt đối hoá vai trò của đọc diễn cảm trong việc quyết định chất lượng cảm thụ nghệ thuật, rằng chỉ có đọc diễn cảm mới làm cho nhận thức thẩm mĩ trở nên sâu sắc hơn, nhưng cũng không nên phủ nhận hiệu lực gia tăng cường độ cảm xúc, tạo nên những chấn động mạnh mẽ trong tâm cảm người tiếp thụ văn học của biện pháp này ở những chặng sau của quá trình tiếp nhận văn chương.
	Tóm lại, không cần nhiều kinh nghiệm để hiểu rằng: những dấu ấn tình cảm luôn là một hằng số ít đổi thay bất luận lí trí có thể thay đổi. Những hành động được khởi phát từ động cơ tình cảm bao giờ cũng tự nguyện, tự giác, chủ động, nhiệt thành và đạt hiệu quả cao hơn khi nó xuất phát từ sự chấp nhận hoặc gượng ép về lí trí. Đó chính là giá trị vững bền của biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm mà một lĩnh vực cần nhiều đến cảm xúc thẩm mĩ, đến không khí giao cảm, giao hoà giữa những con người như bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học không thể không tiếp thu và vận dụng một cách sáng tạo, hiệu quả.
2.3.5. Biện pháp 5: Xây dựng hệ thống bài tập nhằm nâng cao cảm thụ văn học cho học sinh lớp 3,4
2.3.5.1. Dạng 1: Bài tập rèn kĩ năng đọc- hiểu cho học sinh.
a. Kiểu 1: Nhóm bài tập giúp học sinh đọc – hiểu và cảm thụ nghĩa của từ trong câu
	Chúng ta đã biết, một từ thường có nhiều nghĩa, trong mỗi ngữ cảnh khác nhau, từ mang những nét nghĩa khác nhau. Ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật thường mang tính sáng tạo, giàu hình ảnh. Một từ có thể có một nghĩa quen thuộc với học sinh, nhưng trong một văn cảnh nào đó thì nó lại mang một nghĩa khác hẳn mà có thể học sinh chưa biết tới. Trong các trường hợp đó, những từ như thế chúng tôi coi là nghĩa bóng của từ. 
b. Kiểu 2: Bài tập giúp học sinh xác định nghĩa của câu văn.
	Dữ kiện để xây dựng nhóm bài tập này là các câu thông thường hoặc là các câu hội thoại trong bài đọc mang nhiều nghĩa, lệnh của bài tập là xác định đúng nghĩa của câu trong hoàn cảnh giao tiếp hoặc nghĩa của câu mà tác giả đưa ra như một kết luận mà không có luận cứ giúp học sinh hiểu kĩ, hiểu sâu nội dung bài đọc.
c. Kiểu 3: Nhóm bài tập giúp học sinh xác định ý chính của đoạn văn
Câu hỏi tìm hiểu bài trong SGK của phân môn Tập đọc lớp 3, lớp 4 rất hạn chế kiểu câu hỏi: Tìm ý chính của mỗi đoạn văn, khổ thơ trong văn bản. Chủ yếu câu hỏi tìm hiểu bài dạng tổng hợp, yêu cầu cao đối với học sinh, trong khi đó không có phần gợi ý hướng dẫn. Vì vậy, các tiết học diễn ra nặng nề, gây khó khăn cho học sinh, không phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Việc sử dụng hệ thống câu hỏi có nhiều lựa chọn trong giờ tập đọc để giúp học sinh nhanh chóng tìm ra ý chính của đoạn văn là việc làm cần thiết giảm nhẹ áp lực công việc mà lại phát huy được tính chủ động của các em học sinh, đưa các em vào trong các hoạt động học tập cụ thể, hấp dẫn thu hút các em, tạo điều kiện thuận lợi để các em hứng thú cảm thụ được cái hay, cái dẹp trong bài đọc. 
	Bài tập minh hoạ: Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý mà em cho là câu trả lời đúng (hoặc đúng nhất) trong các bài tập sau:
Bài tập 1: Đọc khổ thơ 6 và 7, em thấy tác giả nói về:
Sự lo lắng của bạn nhỏ khi mẹ bị ốm.
Tình thương yêu và lòng biết ơn sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ.
Cậu bé rất vui, khi mẹ đã khoẻ.
 (Mẹ ốm TV4 T1 tr 9)d. 
 Kiểu 4: Nhóm bài tập giúp học sinh xác định đại ý của bài
	Văn bản giao tiếp nói chung và văn bản nghệ thuật nói riêng, bao giờ cũng có đích tác động. Đích tác động của văn bản nghệ thuật thường được thể hiện bằng một nội dung hàm ẩn, có thể là cảm xúc, là tâm trạng của tác giả, có thể là một nghĩa liên cá nhân, mong muốn của tác giả đặt người đọc vào những thái độ , tình cảm, khát vọng của mình. Bên cạnh đó, mỗi văn bản nghệ thuật còn đem lại cho người đọc nhận thức, tình cảm, thái độ, khoái cảm thẩm mĩ, lòng ham thích cái đẹp, cái thiện.Tìm ra đại ý của bài là chúng ta đã xác định và làm rõ được đích tác động của người viết. Để xác định được đại ý của bài, học sinh phải được trang bị những hiểu biết về tác giả, mục đích viết văn bản của tác giả, hoàn cảnh xã hội mà tác giả sáng tác văn bản. Người đọc còn phải phát hiện xem sự kiện, nhân vật nào thể hiện lí tưởng của tác giả, trở thành công cụ để biểu đạt tư tưởng của tác giả. Yêu cầu tình cảm mà tác giả muốn thông qua tác phẩm gửi đến người đọc là gì.
	Từ nghĩa của từ, câu, ý của đoạn văn trong văn bản, học sinh tổng hợp, chắt lọc (có thể phải suy luận) để tìm ra đại ý của bài hay việc phát biểu cảm nghĩ, nhận xét, rút ra bài học từ các tình tiết, sự kiện trong bài. Câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa về vấn đề này thường là: “Theo em, ý nghĩa của bài thơ này là gì? (Chuyện cổ tích về loài người-TV4-T2-tr 10); “Theo em, cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì? (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ-TV4 - T2 - tr 48. Các câu hỏi này có điểm chung là: Để trả lời được, học sinh phải đọc kĩ, đọc đi đọc lại nhiều lần bài đọc, phát huy hết khả năng sử dụng vốn từ của mình để trả lời câu hỏi.	
g. Kiểu 6: Nhóm bài tập giúp học sinh hiểu về các biện pháp tu từ, cách dùng từ đặt câu, phát hiện những chi tiết hình ảnh có giá trị trong bài tập đọc.
a. Bài tập hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm dòng thơ, khổ thơ
Bài tập 1: Em hãy cho biết cách ngắt nhịp các dòng thơ sau ( dùng / để kí hiệu), gạch chân các từ cần nhấn giọng rồi đọc diễn cảm.
 “Mọi hôm mẹ thích vui chơi
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay”
 ( Mẹ ốm : TV4 - tập 1, Tr 19 )
b. Loại 2: Luyện cho học sinh sử dụng các biện pháp tu từ vào việc diễn đạt viết câu văn cho sinh động: 
Bài tập 1: Hãy sử dụng biện pháp nhân hoá để diễn đạt lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm: 
a) Chim sơn ca đang hót ríu rít trên cành.
bNhững tia năng ấm áp chiếu xuống nhưng bãi cỏ xanh mơn mởn. 
c. Loại 3: Luyện bài tập về bộc lộ cảm thụ văn chương qua đoạn văn, đoạn thơ
Bài tập 3: Kết thúc bài Tre Việt Nam ( TV lớp 4 tập 1), nhà thơ Nguyễn Duy viết:
 Mai sau,	
 Mai sau, 
 Mai sau,
 Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.
	Em hãy cho biết những câu thơ trên nhằm khẳng định điều gì? Cách diễn đạt của nhà thơ có những gì độc đáo, góp phần khẳng định điều đó.
CHƯƠNG 3:
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM.
3.1. Mục đích thực nghiệm
- Thực nghiệm nhằm kiểm nghiệm, đánh giá tính khả thi và giá trị thực tiễn của các biện pháp bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 3,4 thông qua phân môn Tập đọc. 
- Thông qua thực nghiệm nhằm bổ sung, điều chỉnh các vấn đề lí luận để hệ thống các biện pháp đưa ra áp dụng hiệu quả hơn. Phân tích điểm tương đồng và khác biệt giữa các kết quả trên để đánh giá khả năng áp dụng những biện pháp này vào thực tiễn dạy học hiện nay và những năm tiếp theo.
3.2. Đối tượng thực nghiệm
- Mẹ ốm ( TV4 – tập 1 )
 Giáo án Tập đọc: MẸ ỐM 
 Trần Đăng Khoa
I.MỤC TIÊU
+ Đọc thành tiếng:
-Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn của phương ngữ.
 -Phía bắc (PB) : lá trầu, nóng ran , cho trứng
 -Phía nam ( PN) : giữa cơi trầu, trời đổ mưa,kể diễn kịch, khổ đủ điều
-Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
-Đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng thể hiện tình cảm yêu thương sâu sắc của người con đối với mẹ
+ Đọc – Hiểu
-Hiếu các từ ngữ khó trong bài : khô giữa cơi trầu, Truyện Kiều, y sĩ, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của người bạn nhỏ với người mẹ. 
+ Học thuộc lòng bài thơ
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Tranh minh họa bài tập đọc trang 9, SGK( phóng to nếu có điều kiện)
-Bảng phụ viết sẵn khổ 4 – 5
-Tập thơ Góc sân và khoảng trời – Trần Đăng Khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ.( 3 phút)
-Gọi 3 học sinh lên bảng, yêu cầu học sinh chọn đọc một đoạn trong bài Dế mèn bênh vực kẻ yếu, sau đó yêu cầ học sinh trả lời câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.
Học sinh 1: Em hãy nêu ý nghĩa của bài đọc?
Học sinh 2: Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
Học sinh 3: Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
-Nhận xét và cho điểm học sinh
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài( 1 phút )
-Treo tranh minh họa bài tập đọc và hỏi học sinh: Bức tranh vẽ cảnh gì?
-Bức tranh vẽ ngừơi mẹ bị ốm và qua đó cho ta thấy tình cảm sâu sắc của mọi người với nhau . Bài thơ Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa giúp các em hiểu them được tình cảm sâu nặng giữa con và mẹ , giữa những người hang xóm , láng giềng với nhau.
-Giáo viên ghi tên bài lên bảng.
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: ( 20 phút )
* Luyện đọc:
-Yêu cầu học sinh mở SGK trang 9, sau đó gọi học sinh tiếp nối nhau đọc bài trước lớp. Giáo viên kêt hợp sữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho học sinh.
-Gọi 2 học sinh khác đọc lại các câu sau , lưu ý cách ngắt nhịp :
Lá trầu / khô giữa cơi trầu
Tryện Kiều / gấp lại trên đầu bấy nay.
Cánh màn / khép lòng cả ngày
Ruộng vườn / vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.
Nắng trong trái chín / ngọt ngào bay hương.
-Yêu cầu học sinh tìm hiểu nghĩa của các từ mới được giới thiệu ở phần chú giải.
-GV đọc mẫu lần 1 : chú ý toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
Khổ1,2: giọng trầm buồn.
Khổ 3 : giọng lo lắng.
Khổ 4,5 : giọng vui.
Khổ 6,7 : giọng thiết tha.
-Nhấn giọng ở các từ ngữ : khô , gấp lại , lặn trong đời mẹ , , ngọt ngào, lần giường, ngâm thơ, kể chuyện , diễn kịch, múa ca, cả ba,
* Tìm hiểu bài: 
-Bài thơ cho chúng ta biết chuyện gì ?
-Bạn nhỏ trong bài chính là nhà thơ Trần Đăng Khoa khi còn nhỏ. Lúc mẹ ốm, chú Khoa đã làm gì để thể hiện tình cảm của mình đối với mẹ ? chúng ta cùng tìm hiểu.
-Yêu cầu học sinh đọc thầm 2 khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi : “ Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì ?”
 Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay.
 Cánh màn khép mỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.
-Em hãy hình dung khi mẹ không bị ốm thì lá trầu , Truyện Kiều , ruộng vườn sẽ như thế nào ? 
-Giảng bài : Những câu thơ : “ Lá trầu sớm trưa” gợi lên hình ảnh không bình thường của lá trầu, Truyện Kiều , ruộng vườn, cánh màn khi mẹ ốm. Lá trầu xanh khi mọi khi giờ mẹ ốm không ăn được . Lúc khỏe mẹ hay đọc Truyện Kiều nhưng nay những trang sách đã gấp lại , rồi việc đồng áng cũng chẳng có người chăm nom. Cánh màn khép lỏng cả ngày làm cho mọi vật thêm buồn hơn khi mẹ ốm.
+ Hỏi học sinh về ý nghĩa của cụm từ : lặn trong đời mẹ .
“ Lặn trong đời mẹ” có nghĩa là những vất vả ruộng đồng qua ngày tháng đã để lại trong mẹ và bây giờ đã làm mẹ ốm.
-Yêu cầu học sinh đọc thầm khổ 3 và trả lời câu hỏi : “ Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào?”
-Những việc làm đó cho em biết điều gì ? 
-Tình cảm của hàng xóm đối với mẹ thất sâu nặng . Vậy còn tình cảm của các bạn nhỏ đối với mẹ thì sao ? Các em hãy đọc thầm các đoạn còn lại và trả lời câu hỏi:
+ “ Những câu thơ nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ ? Vì sao em cảm nhận được điều đó ?” 
+ Sau mỗi ý kiến phát biểu của học sinh , GV có thể nhận xét ý kiến của các em cho đầy đủ hơn.
-Vậy bài thơ muốn nói với các em điều gì ?
-GV: Bài thơ thể hiện tình cảm sâu nặng : tình xóm làng , tình máu mủ , . Vậy thương người trước hết là phải biết yêu thương những người ruột thịt trong gia đình. 
c) Học thuộc lòng bài thơ.(7 phút ) 
-Gọi 6 học sinh tiếp nối nhau đọc bài thơ ( mỗi em đọc 3 khổ thơ , em thứ 3 đọc 3 khổ thơ cuối ) , yêu cầu học sinh cả lớp theo dõi để phát hiện ra giọng đọc như vậy lại là hay ?
+ Gọi học sinh phát biểu
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
+ Yêu cầu học sinh đọc từng khổ thơ và tìm ra cách ngắt giọng , nhấn giọng hợp lý.
+ Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm theo cặp.
+ Yêu cầu học sinh đọc , nhận xét , uốn nắn , giúp học sinh đọc hay hơn.
-Tổ chức cho học sinh thi học thuộc bài thơ.
-Nhận xét cho điểm học sinh.
3. Củng cố , dặn dò.( 5 phút )
-Bài thơ viết theo thể thơ nào ?
+ Trong bài thơ , em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao ?
-Nhận xét tiết học , tuyên dương những học sinh học tốt , động viên những học sinh còn yếu cố gắng hơn.
- Dặn dò học sinh về nhà học thuộc long bài thơ và soạn bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
-GDTT : luôn biết thể hiện tình cảm yêu thương của mình đối với người thân trong gia đình và mọi người sống xung quanh.
-3 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu, cả lớp theo dõi để nhận xét bài đọc ,câu trả lời của các bạn.
-Bức tranh vẽ cảnh người mẹ bị ốm, mọi người đến thăm hỏi, em bé bưng bát nước cho mẹ.
- Học sinh nhắc lại 
- Học sinh nối tiếp đọc bài, mỗi học sinh đọc 1 khổ thơ.
-2 học sinh đọc thành tiếng trước lớp , học sinh cả lớp theo dõi bài trong SGK.
-1 học sinh đọc thành tiếng trước lớp.
-Theo dõi giáo viên đọc mẫu
-Cho chúng ta biết chuyện mẹ bạn nhỏ bị ốm, mọi người rất quan tâm, lo lắng cho mẹ, nhất là bạn nhỏ.
-Lắng nghe.
-Đọc thầm và trả lời câu hỏi: Những câu thơ trên muốn nói rằng mẹ Khoa bị ốm : lá trầu nằm khô giữa cơi trầu vì mẹ ốm không ăn được, Truyện Kiều gấp lại vì mẹ không đọc, ruộng vườn vắng bóng mẹ , mẹ nằm trên giường vì rất mệt. 
-Khi mẹ không bị ốm thì lá trầu xanh mẹ ăn hằng ngày, Truyện Kiều sẽ được mẹ lật mở từng trang để đọc , ruộng vườn sớm trưa sẽ có bóng mẹ làm lụng .
- Học sinh trả lời theo hiểu biết của mình.
- Học sinh nhắc lại .
-Đọc và suy nghĩ.
Những câu thơ : Mẹ ơi ! Cô bác xóm làng đến thăm ; Người cho trứng , người cho cam , Và anh y sĩ đã mang thuốc vào.
Tiếp nối nhau trả lời, mỗi học sinh chỉ nói 1 ý.
-Tình làng nghĩa xóm thật đậm đà , sâu nặng, đầy nhân ái.
- Học sinh Tiếp nối nhau trả lời, mỗi học sinh chỉ nói 1 ý.
+ Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.
+ Bạn nhỏ thương mẹ đã làm lụng vất vả từ những ngày xưa . Những vất vả nơi ruộng đồng vẫn còn hằn in trên khuôn mặt dáng người mẹ .
+ Cả đời đi gió đi sương
 Hôm nay mẹ lại gần giường tập đi.
Bạn nhỏ xót thương khi nhìn thấy mẹ yếu phải lần giường để đi cho vững.
+ Vì con mẹ khổ đủ điều Quanh đôi măt mẹ đã nhiều nếp nhăn.
Bạn nhỏ thương xót mẹ đã vất vả nuôi mình. Điều đó hằn sâu trên khuôn mặt mẹ bằng những nếp nhăn .
+ Mẹ vui , con có quản gì
Ngâm thơ kể chuyện, rồi thì múa ca.
Bạn nhỏ không quản ngại , bạn làm tất cả mọi điều để mẹ vui.
+ Con mong mẹ khỏe dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say.
Bạn nhỏ mong mẹ chóng khỏe.
+ Mẹ là đất nước , tháng ngày của con
Bạn nhỏ thấy mẹ là người có ý nghĩa to lớn đối với mình.
-Bài thơ thể hiện tình cảm của người con đối với người mẹ , tình cảm của làng xóm đối với một người bị ốm, nhưng đậm đà , sâu nặng hơn vẫn là tình cảm của người con đối với mẹ. 
-Lắng nghe.
-6 học sinh tiếp nối đọc bài . học sinh cả lớp lắng nghe tìm giọng đọc.
+ Khổ 1 , 2 : giọng trầm buồn vì mẹ ốm.
+ Khổ 3 : giọng lo lắng vì mẹ sốt cao.
+ Khổ 4 , 5 : giọng vui khi mẹ khỏe , diễn trò cho mẹ xem.
 + Khổ 6 , 7 : giọng thiết tha vì thể hiện lòng biết ơn của bạn nhỏ đối với mẹ . 
+ Ví dụ về khổ thơ : 
 Sáng nay trời đổ mưa rào
Nắng trong trái chín / ngọt ngào bay hương.
Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.
Mẹ vui con có quản gì
Ngâm thơ , kể chuyện rồi thì múa ca.
Rồi con diễn kịch giữa nhà
Một mình con sắm cả ba vai chèo.
-Thi theo 2 hình thức.
+ Học sinh thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ theo bàn.
+ Thi đọc từng bài cá nhân .
-Bài thơ viết theo thể thơ lục bát.
+ Em thích khổ 3 vì khổ thơ thể hiện tình cảm hàng xóm , láng giềng với nhau.
+ Em thích khổ 5 vì khổ thơ thể hiện tình cảm của chú Khoa đối với mẹ bằng những việc làm mẹ vui.
PHẦN KẾT LUẬN
 Sau một thời gian tìm hiểu nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 3, 4 thông qua phân môn Tập Đọc thì Tiểu luận đã hoàn thành việc nghiên cứu những vấn đề sau :
	- Xác định được cơ sở lí luận của vấn đề cảm thụ văn học và con đường bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học. Trong đó đã làm rõ các vấn đề về cảm thụ văn học, đặc điểm của hoạt động cảm thụ văn học nói chung và cảm thụ văn học lứa tuổi tiểu học nói riêng, khái niệm về cảm thụ văn học, mục tiêu của việc bồi dưỡng cảm thụ văn học lứa tuổi tiểu học thông qua phân môn Tập đọc; đồng thời cũng xác định rõ tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của việc bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 3,4.
	- Để khắc phục khó khăn của giáo viên và học sinh khi dạy học bồi dưỡng cảm thụ văn học, trong phạm vi tiểu luận này tôi đưa ra hệ thống các biện pháp và bài tập cụ thể, giúp học sinh cảm thụ nội dung, nghệ thuật của từng bài tập đọc, Hệ thống các biện pháp và bài tập là:
- Giáo viên giúp học sinh nắm các kiến thức cơ bản của Tiếng Việt, hiểu được các khái niệm đơn giản có liên quan đến cảm thụ văn học 
ở tiểu học.
- Tăng cường rèn đọc cho học sinh, giúp học sinh tìm hiểu sâu sắc nội dung các bài Tập đọc. - Luyện tập và củng cố vững chắc các thao tác trong cảm thụ văn học cho học sinh.
- Khuyến khích học sinh rung cảm nghệ thuật trong các hoạt động dạy học Tập đọc.
- Xây dựng hệ thống các dạng bài tập: luyện đọc hiểu, luyện đọc diễn cảm, luyện tập các bài tập cảm thụ cho học sinh, bài tập nhận biết các biện pháp tu từ trong môn Tiếng Việt . 
Tiểu luận này là bước đầu tập dượt nghiên cứu khoa học mặc dù tôi đã cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo, các bạn đồng nghiệp để tiểu luận được hoàn thiện hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
SGK TV lớp 3 (tập 1-2)
SGK TV lớp 4 (tập 1-2)
 3. Lê A, Thành Thị Yên Mỹ, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1994), Phương pháp dạy học tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
 4. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2004), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
 5. Hoàng Hoà Bình (1997), Dạy văn cho học sinh tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
 6. Hồ Ngọc Đại (1983), Tâm lí học dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
 7. Nguyễn Thị Hạnh (1999), Dạy đọc hiểu ở Tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
 8. Trần Bá Hoành (2000), Phương pháp dạy học tích cực, NXB Giáo dục, Hà Nội.
 9. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (2001), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

File đính kèm:

  • docboi_duong_cam_thu_van_hoc_cho_h_s_lop_3_4_qua_mon_tap_doc_9622.doc
Sáng Kiến Liên Quan