Bộ 10 đề thi Học sinh giỏi môn Tiếng Việt Lớp 4

1- Tạo 2 từ láy chỉ màu sắc từ mỗi tiếng sau:

xanh, đỏ, trắng, vàng , đen. ( 2,5 đ)

2-viết lại thành một câu hỏi, 1 câu cầu khiến, 1 câu cảm từ mỗi câu kể sau: ( 3đ)

a- Mặt trời mọc.

b- Bé Mai hát quan họ.

3- Xác định các bộ phận trạng ngữ,chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau: ( 2,5 đ)

a- Nhờ có bạn bè giúp đỡ, bạn Hoà đã có nhiều tiến bộ trong học tập và tu dưỡng bản thân.

b-Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi luộc bánh chưng, trò chuyện đến sáng.

 

doc10 trang | Chia sẻ: trantien2 | Ngày: 25/12/2022 | Lượt xem: 6616 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 10 đề thi Học sinh giỏi môn Tiếng Việt Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ 10 ĐỀ THI HSG MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4
ĐỀ 1
 (Thời gian 60 phút)
I- Từ ngữ:
1- Tìm một số từ thường dùng khi nói về trẻ em mới tập đi , tập nói.
2- Viết một đoạn văn ( khoảng 8-10 dòng ) về chủ đề:"Tình bạn " có dùng từ ghép , từ láy.
II- Ngữ pháp
1- Điền các từ : sự, cuộc, niềm, lòng, cơn vào các từ: vui, khó khăn, kính yêu, liên hoan,giận để tạo thành những danh tư trừu tượng.
2-Đặt ba câu trong đó :
- Một câu có tính từ làm vị ngữ.
- Một câu có danh từ trừu tượng làm chủ ngữ.
- Một câu cóhai trạng ngữ chỉ thời gian.
3-Tìm các bộ phận chính ( Chủ ngữ, vị ngữ ) và bộ phận phụ ( trạng ngữ ) trong hai câu sau:
a- Tình bạn của chúng em từ ngày ấy lại càng thắm thiết . 
b- Xa xa, đoàn thuyền trên dòng sông đang từ từ trôi.
III- Cảm thụ :
"... Lời ru có gió mùa thu 
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
Những ngôi sao thức ngoài kia 
chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời"
( Trích " Mẹ"- Trần Quốc Minh").
THeo em, hình ảnh nào góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của khổ thơ trên , vì sao?
IV- Tập làm văn
Viết một bài văn ( khoảng 25 dòng) tả ngôi trường thân quen của em.
ĐỀ 2
 (Thời gian 60 phút)
I Từ ngữ
1- Giải thích nghĩa của hai câu tục ngữ sau: 
- Cái nết đánh chết cái đẹp.
-Thương người như thể thương thân.
2- Hãy mở rộng từ "thơm" để tìm các sắc độ khác nhau.
II- Ngữ pháp
1- Có thể xếp các câu sau đây theo trật tự như thế nào cho thành một đoạn văn.
Trăng rất trong.
Mặt nước loé sáng .
Trăng mọc trên biển đẹp quá sức tưởng tượng.
Bầu trời cũng sáng lên.
Trăng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần, càng nhẹ dần...
Cả một vùng nước sóng sánh , vàng chói lọi.
2-Đặt ba câu:
a- Câu có chủ ngữ do danh từ tạo thành
b- Câu có vị ngữ do động từ tạo thành
c- Câu có vị ngữ do tính từ tạo thành
III- Cảm thụ văn học
.....
Nước chúng ta ,
Nước của những người chưa bao giờ khuất, 
Đêm Đêm rì rầm trong tiếng đất,
Những buổi ngày xưa vọng nói về.."
( Nguyễn Đình Thi- " Đất nước ", Tiếng Việt 4 tập 1)
Em hiểu hai dòng thơ cuối của đoạn thơ trên như thế nào?
IV- Tập làm văn
Viết một bài văn ngắn( khoảng 20 dòng) tả một đồ vật từng gắn bó thân thiết với em. 
ĐỀ 3
Tiếng Việt lớp 4
I- Từ ngữ
1- Tìm 5 từ tượng hình, 5 từ tượg thanh.
2- Giải nghĩa từ :" cổ tích"
3- Tìm thêm 5 từ ghép có gốc " cổ" và giải nghĩa.
4- Viết một đoạn văn ( khoảng 5 dòng) về chủ đề "quê hương"
II- Ngữ pháp
1- Gạch dưới bộ phận chủ ngữ , vị ngữ trong đoạn văn sau:
" Mùa xuân , cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh.Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn lũ lũ bay đi, bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít..."
2- Thêm các bộ phận chính còn thiếu để tạo thành câu văn trọn vẹn cho các dòng sau:
	- Trên trời xanh...
	- Mặt trời...
	- Từng đàn chim én...
	- ....hót thánh thót.
	- ....đẹp tuyệt vời.
3- Hãy đặt câu có chủ ngữ là danh từ, động từ, tính từ ( một loại một câu).
III- Tập làm văn: 8 điểm
	Hãy kể lại một câu chuyện thật ngắn và thật hay mà em đã được nghe hoặc đọc .
IV- Cảm thụ văn học: 2 điểm
	- Chép lại khổ 2 bài thơ " Trên hồ Ba Bể" ( Văn 4 ).
	- Những từ ngữ, hình ảnh nào góp phần làm cho đoạn thơ thêm hay? Cảnh hồ thêm đẹp.
	- Viết một đoạn văn ngắn năm dòng nói lên cảm xúc của em trước cảnh đẹp của hồ Ba Bể. 
ĐỀ 4
 (Thời gian 60 phút)
1, Tìm 5 từ cùng nghĩa với từ mẹ ( chỉ người mẹ ở nhiều vùng, miền trên đất nước ta).
2, Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các thành ngữ sau:
	- Chân....đá....
	- Chân....tay....
	- ......Chân....tay
	- Chân....mắt....
	- Tim....chân....
3, Chỉ ra từ dùng sai trong từng câu sau và sửa lại cho đúng. Nêu rõ lý do vì sao em cho rằng từ đó dùng sai.
	a, Tính tình anh ấy rất hiền lành, nhưng khi ra trận đánh giặc thì táo tợn vô cùng.
	b, Học sinh sẽ hiểu sai vấn đề cô giáo truyền tụng lại. 
4, Cho các từ sau: Trường học, ngủ, già, phấn khởi, tre, em bé, dưa hấu, cô giáo, ngọt, sôi nổi. 
a, Xếp các từ theo 3 nhóm: danh từ, động từ, tính từ.
b, Ghép một danh từ với một động từ hoặc tính từ để tạo thành các cụm từ hợp nghĩa.
5, Xác định bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn sau: 
	Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh.
6, Trong bài " Đất nước", nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết:
	Mùa thu nay khác rồi,
	Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi, 
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.
	Em hãy cho biết: các động từ và tính từ in ngả ở hai câu thơ cuối có tác dụng gợi tả sinh động như thế nào?
7, Sau những cơn mưa đầu xuân, cây cối quanh em có nhiều thay đổi. Hãy viết bài văn ngắn ( 15 - 20 dòng) tả lại một cây ( thường trồng để ăn quả hoặc lấy bóng mát) đang vào mùa thay đổi ấy.
ĐỀ 5
 (Thời gian 60 phút)
1, Phân biệt nghĩa của các từ sau: Thầy giáo, cô giáo, giáo viên, nhà giáo.
2, Tìm 4 từ ngữ cùng nghĩa hoăch gần nghĩa với từ " quê hương".
3, Đặt câu với mỗi thành ngữ sau: - Học đâu hiểu đấy
	 - Máu chảy ruột mềm.
4, Xác định động từ, danh từ, tính từ có trong đoạn thơ sau:
	Nắng vàng tươi rải nhẹ
	Bưởi tròn mọng trĩu cành
	Hồng chín như đèn đỏ
	Thắp trong lùm cây xanh.
5, Chỉ rõ bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu sau:
	a, Trâu là loài vật ăn cỏ.
	b, Con trâu nhà em đang ăn cỏ.
	c, Em mang cỏ cho trâu ăn.
	d, Người nông dân coi trâu như người bạn.
6, Trong bài " Về thăm bà", nhà văn Thạch Lam có viết:
	" Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ".
	Em cảm nhận được ý nghĩa gì đẹp đẽ qua đoạn văn trên ? 
7, Ngày Tết, mỗi nhà thường có một lọ hoa trang trí cho căn phòng thêm đẹp. Hãy viết bài văn ngắn ( khoảng 15 - 20 dòng) tả lọ hoa Tết của gia đình em.
ĐỀ 6
 (Thời gian 60 phút)
Câu 1: 	Việt Nam đất nước ta ơi !
	Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn ? 
	( Trích Việt Nam thân yêu...Tiếng Việt 4 )
	a, Tìm bốn từ ghép gần nghĩa với từ đất nước.
	b, Giải nghĩa từ: Biển lúa
	 Đặt một câu với từ đó
Câu 2:	Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của hai câu tục ngữ sau:
	 - Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.
	 - Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
Câu 3: 	Tìm trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
	- Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù.
	- Lúc tảng sáng, lúc chập tối, ở quãng đường này, dân làng qua lại rất nhộn nhịp.
Câu 4: Biến đổi câu sau đây thành câu cảm, câu hỏi, cầu khiến:
	Mùa xuân đến.
Câu 5: Trong bài " Mẹ vắng nhà ngày bão" ( Tiếng Việt 4 ) - Có khổ kết thúc:
	Thế rồi cơn bão qua
	Bầu trời xanh trở lại.
	Mẹ về như nắng mới
	Sáng ấm cả gian nhà.
	Câu thơ " Mẹ về như nắng mới, sáng ấm cả gian nhà" nói lên những tình cảm gì của bố và hai con sau nhiều ngày mong đợi ?
Câu 6:
	Mượn lời trâu trong chuyện " Trí khôn của ta đây" ( đã đọc ở lớp 2 ), em hãy kể lại truyện đó. 
ĐỀ 7
 (Thời gian 60 phút)
1, Tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa và trái nghĩa với mỗi từ sau: Lạnh, um tùm, chăm chỉ.
2, Giải thích các thành ngữ sau:
	Một nắng hai sương
	Chân lấm tay bùn.
	Kể thêm một số thành ngữ nói về tính cần cù và sự vất vả của người nông dân trong công việc đồng áng.
3, Ghép thêm trạng ngữ ( Chỉ thời gian, địa điểm hoặc chỉ nguyên nhân, mục đích ) cho từng vế câu sau để tạo thành câu có trạng ngữ.
	- Trời đầy sương.
	 - Chúng em hăng hái phát biểu.
	- Chúng em thi đua học tốt
	- Hồng đi cắt lá chuối khô che kín chuồng gà.
4, Phân tích ngữ pháp ( Bộ phận chính, bộ phận phụ ) của các câu sau:
	a, Chúng tôi đi bên những thác trắng xoá tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối đỏ như ngọn lửa.
	b, Trong những năm đi đánh giặc, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườn lại cháy lên trong lòng anh. 
5, 	" Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra " 
	a, Hãy tìm một câu ca dao có nội dung tương tự mà em đã được học.
	b, Hãy cho biết tác dụng ( cái hay ) của biện pháp so sánh ở câu trên .
6, Hãy viết khoảng 25 dòng về ngôi trường thân yêu của em. 
ĐỀ 8
 (Thời gian 60 phút)
1- Hãy tạo thành 10 từ ghép bằng cách ghép các tiếng sau:
yêu, thương, quý, mến, kính.
2- Tìm 3 câu ca dao , tục ngữ có từ thầy(có nghĩa : người làm nghề day học là nam giới).
3- Viết 3 câu có 3 trạng ngữ bổ xung ý chỉ tình huống khác nhau ( thời gian, nơi chốn, nguyên nhân) từ câu sau:
	Lá rụng rất nhiều.
4- Xác định các danh từ, động từ, tính từ trong hai câu thơ sau:
" Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày."
5- 	" Quê hương là cánh diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng 
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông."
( Quê hương - Đỗ Trung Quân)
Đọc đoạn thơ trên , em thấy được những ý nghĩ và tình cảm của nhà thơ đối với quê hương như thế nào?
6- Kể lại một câu chuyện nói về sự giúp đỡ của em đối với người khác ( hoặc sự giúp đỡ của người khác đối với em) và bộc lộ cảm nghĩ của mình.
ĐỀ 9
Tiếng Việt lớp 4
(Thời gian 60 phút)
1- Tạo 2 từ láy chỉ màu sắc từ mỗi tiếng sau:
xanh, đỏ, trắng, vàng , đen.	( 2,5 đ)
2-viết lại thành một câu hỏi, 1 câu cầu khiến, 1 câu cảm từ mỗi câu kể sau:	( 3đ)
a- Mặt trời mọc.
b- Bé Mai hát quan họ.
3- Xác định các bộ phận trạng ngữ,chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau:	( 2,5 đ)
a- Nhờ có bạn bè giúp đỡ, bạn Hoà đã có nhiều tiến bộ trong học tập và tu dưỡng bản thân.
b-Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi luộc bánh chưng, trò chuyện đến sáng.
4- Trong bài Vàm Cỏ Đông (Tiếng Việt 3, tập 1 ), nhà thơ Hoài Vũ có viết:
" Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh rượng lúa, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày."
Đọc đoạn thơ trên , em cảm nhận được vẻ đẹp đáng quý của dòng sông quê hương như thế nào?	( 2 đ)
5- Viết bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) tả một cây có bóng mát ở sân trường (hoặc nơi em ở) mà em cảm thấy gần gũi và gắn bó.	( 10đ)
ĐỀ 10
Tiếng Việt lớp 4
(Thời gian 60 phút)
Câu 1: ( 3 đ)	Việt Nam đất nước ta ơi !
	Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn ? 
	( Trích Việt Nam thân yêu...Tiếng Việt 4 )
	a, Tìm bốn từ ghép gần nghĩa với từ đất nước.
	b, Giải nghĩa từ: Biển lúa
	 Đặt một câu với từ đó
Câu 2: ( 2 đ)	Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của hai câu tục ngữ sau:
	 - Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.
	 - Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
Câu 3: ( 3 đ)	Tìm trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
	- Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù.
	- Lúc tảng sáng, lúc chập tối, ở quãng đường này, dân làng qua lại rất nhộn nhịp.
Câu 4- Trong bài Vàm Cỏ Đông (Tiếng Việt 3, tập 1 ), nhà thơ Hoài Vũ có viết:
" Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh rượng lúa, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày."
Đọc đoạn thơ trên , em cảm nhận được vẻ đẹp đáng quý của dòng sông quê hương như thế nào? 	( 2 đ)
Câu 5- Viết bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) tả một cây có bóng mát ở sân trường (hoặc nơi em ở) mà em cảm thấy gần gũi và gắn bó.	( 10đ)

File đính kèm:

  • docbo_10_de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_tieng_viet_lop_4.doc
Sáng Kiến Liên Quan